Tiến Sĩ Ðinh Xuân Quân
Friday,
December 28, 2012 7:51:22 PM
Quyển sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Ðức đã, đang và sẽ tạo nhiều
tranh luận cho người đọc trong và ngoài nước. Hiện nay quyển sách này mới chỉ
có thể mua trên Amazon (phiên bản tin học). Cuốn 1, có tên là Giải Phóng, gồm 2
phần và 11 chương:
Phần
I:
Chương
1: Ba Mươi Tháng Tư - Miền Nam - Ði từ bưng biền - Xuân Lộc - Tướng Big Minh -
Trại Davis - Nguyễn Hữu Hạnh - Sài Gòn trong vòng vây - Xe tăng 390 - Ðầu hàng
- Tuẫn tiết;
Chương
2: Cải tạo Những ngày đầu “Ngụy Quyền” - “Ngụy Quân” - “Ðoàn tụ” - “Phản động”
- Tù và cải tạo - “Thăm Nuôi” - “Học Tập”;
Chương
3: Ðánh tư sản “Chiến dịch X-2” - Ðổi tiền - “Gian thương” - “Cải tạo công
thương nghiệp tư doanh” Hai gia đình tư sản - Kinh tế mới;
Chương
4: Nạn Kiều Ðội quân thứ năm Hiệp định Geneva “Chổi ngắn không quét xa” - Hoàng
Sa - Sợ “con ngựa thành Troy” - “Nạn Kiều” “Phương án II” - “Ban 69” - Vụ Cát
Lái;
Chương
5: Chiến tranh - Biên giới Tây Nam - Pol Pot - Ði dây - Khmer Ðỏ và Campuchia
dân chủ - “Kẻ Thù Lịch Sử” - Thất bại trong tấn công ngăn chặn (Pre-emptive
War) “Nhất Biên Ðảo” - “Áo lính lại khoác vào ngay”;
Chương
6: Vượt biên - “Vượt biên” - Từ “trí thức yêu nước” - Ðến “thường dân” - Trước
khi tới biển - Ðường tới các trại tị nạn –
Chương
7: “Giải Phóng” - Sài Gòn thay đổi - Kinh tế mới Ðốt sách - Cạo râu - “Cách
mạng là đảo lộn” - Lòng người - Những người được sinh ra không đúng cửa - “Cánh
cửa” Thanh niên Xung phong - “Nổi loạn” - “Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở”.
Phần
II: Thời Lê Duẩn
Chương
8: Thống nhất Nước Việt Nam là một - “Bắc hóa” - Chủ nghĩa xã hội - “Con đường
của Bác” - “Mỗi người làm việc bằng hai” - Lê Duẩn và mối tình miền Nam - Chấp
chính và chuyên chính –
Chương
9: Xé Rào - Bế tắc - Mậu dịch quốc doanh - Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng -
Tháo gỡ - Nghị quyết Trung ương 6 - Bù giá vào lương - Cắm cờ xé rào - Khoán
chui - Ông Kiệt xé rào, ông Linh lãnh đạn - “Ai thắng ai”
Chương
10: Ðổi mới - Hội nghị Ðà Lạt - Nhóm giúp việc mới - Người của những khúc quanh
lịch sử - Từ chính sách Kinh Tế Mới - Ðến chọc thủng thành trì bao cấp
Giá-Lương-Tiền - Nã pháo vào bộ tổng - Khép lại trang sử Lê Duẩn - Vai trò của
Mikhail Gorbachev Tuyên ngôn đổi mới - Bàn tay Lê Ðức Thọ - Phút 89 –
Chương
11: Campuchia - “Pot ở đầu phum ta cuối phum” “Xuất khẩu cách mạng” - Tư tưởng
nước lớn - Bị cô lập - Phương Bắc - Hội nghị Thành Ðô - Campuchia thời hậu Việt
Nam.
*
Ðã
có nhiều nhận xét về cuốn “Bên Thắng Cuộc” về phần chính trị, về những sai lầm
trong nội dung, và chúng ta đã nghe một số chỉ trích, chê bai. Riêng đối với
người viết này thì ta cần biết lịch sử cận đại Việt Nam qua nhiều phía kể cả về
phần kinh tế. Muốn tranh đấu ta phải hiểu đối thủ và do đó phải tìm hiểu và
phân tích những thành công và thất bại của họ ở chỗ nào?
Người
ta nói lịch sử thường được viết theo những người thắng cuộc nhưng từ 1975 đến
nay đã bao nhiêu tài liệu được giải mật và nay cuộc chiến tại Việt Nam được
đánh giá qua nhiều khía cạnh mới. Người ta nói có sách, mách có chứng nhưng với
điều kiện là sách viết đúng, không tuyên truyền. “Bên Thắng Cuộc” đã mang một
ánh sáng mới cho những trang sử cận đại Việt Nam khi tác giả đã cố gắng có cái
nhìn cân bằng - trung thực mặc dù thiếu phân tích.
Dưới
khía cạnh kinh tế ta có thể xem cuốn sách như một nguồn tài liệu và có ghi lại
nhiều điều hữu ích cho sự nghiên cứu lịch sử hay tài liệu tra cứu. Nó cho thấy
là chính các chính sách kinh tế ngây thơ “của một nền kinh tế tập trung bao
cấp” đã phá kinh tế miền Nam. Và sự yếu kém về kinh tế vẫn tiếp tục đến ngày
nay vì “tư duy” trên nền tảng kinh tế chỉ huy với não trạng rất hẹp hòi của
giới lãnh đạo.
Cuốn
sách được viết bằng giọng rất bình thản, khách quan, khác hẳn ký ức của nhiều
người đã trải qua những tình huống cay đắng của bên thua trận, trong đó có
người đang viết những dòng này. Những chính sách sau ngày 30 tháng 4, 1975 của
những “đỉnh cao trí tuệ của Bộ Chính Trị” đã thực thi tại miền Nam, đã lộ rõ
trong quyển sách này. Nó cho thấy những suy nghĩ thô sơ, hiểu biết quá lạc hậu
về các vấn đề quản trị một đất nước, nhất là về quản lý kinh tế.
Thật
vậy quyển sách có trên 3 chương (chương 3, 9 và 10) nói về kinh tế mà ta có thể
gọi là “quy trình phá hoại kinh tế miền Nam” qua việc áp đặt một cách máy móc
guồng máy “tập trung bao cấp” vào kinh tế. Chương 3 kể lại quy trình phá hoại
kinh tế VN bởi tập thể Bộ Chính Trị qua việc cải tạo kinh tế. “Theo nhận thức
của những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là nhiệm
vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Chưa đầy ba năm sau khi chủ
nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, các nhà doanh nghiệp, với tên gọi mới là
“tư sản”, đã phải trải qua hai lần bị “đánh”.
Các
“Chiến dịch X-2” ngày 10-9-1975, việc “Ðổi tiền” ngày 22 và 23-9-75, khi đồng
tiền cũ của chế độ Sài Gòn đã được thay thế bởi đồng tiền mới được coi là
“chiến dịch” còn gọi là “X-3” trong đó mỗi hộ gia đình được đổi tối đa 100,000
đồng tiền với 500 đồng tiền VNCH ăn một đồng tiền mới Ngân hàng [nói theo kinh
tế thì đây là một cuộc đổi tiền bóc lột]. Ngày 3-9-1975, Ngân hàng tuyên bố
“Công khố phiếu (miền Nam) không còn giá trị”, [Chính quyền giải thích: “Các
loại công khố phiếu dù của các ngân hàng hay của tư nhân là những giấy nợ của
Nguyễn Văn Thiệu vay để thêm ngân sách cho guồng máy chiến tranh, nay Nguyễn
Văn Thiệu và bè lũ đã mang tiền của tháo chạy, Chánh quyền Cách mạng hiện đang
quản lý tài sản của toàn dân.]
Các
chiến dịch “Ðánh tư sản” - “Chiến dịch X-2”, việc đổi tiền (X-3), việc đánh
“Gian thương” hay việc “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh.” Tác giả kể lại
một cách bình thản một số sự kiện đã đưa đến sự phá hoại kinh tế miền Nam qua
việc áp đặt các chính sách “XHCN” được áp dụng một cách ngây thơ - nếu không
nói là mù quáng trong vấn đề cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam.
Chương
9 kể lại quy trình tìm mò các giải pháp kinh tế do những bế tắc của kinh tế tập
trung bao cấp của Việt Nam qua việc “Xé Rào”. Chỉ mấy năm sau 1975, những người
như ông Võ Văn Kiệt nhận ra là các chính sách cơ chế “tập trung quan liêu bao
cấp” cho kinh tế thất bại và họ đã phải tìm cách “xé rào” để giải quyết các bế
tắc của kinh tế VN. “Bên ngoài thì giặc giã, bên trong thì bức bối, đói kém,
không khí càng trở nên ngột ngạt, nhất là từ giữa năm 1978. Lượng người bỏ nước
ra đi càng lúc càng tăng, cỗ xe như đang lao xuống dốc mà không ai nhìn thấy
chân phanh ở đâu...” Các bế tắc kinh tế do mậu dịch quốc doanh - Máy bỏ không,
công nhân cuốc ruộng và cách nào Việt Nam đã cố tháo gỡ các khó khăn kinh tế do
việc áp dụng hệ thống “bao cấp” tại VN. [Ông Kiệt không phải chờ quá lâu để
chứng kiến những gì mà chủ nghĩa xã hội mang lại cho Sài Gòn. Ðại hội Ðảng lần
thứ IV đề ra mục tiêu: “Năm 1980 đạt ít nhất hai mươi mốt triệu tấn lương thực
quy thóc, một triệu tấn thịt hơi các loại”.] Trên thực tế là, tại vựa lúa Ðồng
Bằng Sông Cửu Long, sau khi “cưỡng bức tập thể hóa”, sau khi máy cày, máy kéo
của tư nhân bị đưa vào hợp tác xã, tập đoàn đã trở nên tàn phế, mặc kệ các chỉ
tiêu đại hội, sản lượng lương thực, thực phẩm giảm mạnh. [Nhưng gạo lại để ẩm
mốc ở Long An trong khi dân Sài Gòn vẫn đói.] Quyển sách nói đến “Nghị quyết
Trung ương 6” hay việc nhận ra nguyên nhân đất nước khó khăn là vì “những
khuyết điểm chủ quan” và chủ trương xóa bỏ ngay những chính sách chế độ bất hợp
lý, gây trở ngại cho sản xuất, khuyến khích việc phát triển sản xuất... Chương
này cũng nói về vấn đề xé rào và khoán chui và hai lần đổi tiền năm 1985. Quyển
sách cũng nhắc lời của KS Dương Kính Nhưỡng (cựu bộ trưởng của VNCH) một cách
rất chí lý: Cần phải có luật lệ mới quản lý được một đất nước.
Hậu
quả các chính sách kinh tế “tập trung bao cấp” là “Cuộc sống của những người
dân ở hậu phương cũng trăm bề khó khăn: Cây đinh phải đăng ký / Trái bí cũng
sắp hàng / Khoai lang cần tem phiếu / Thuốc điếu phải mua bông / Lấy chồng phải
cai đẻ / Bán lẻ chạy công an / Lang thang đi cải tạo / Hết gạo ăn bo bo / Học
trò không có tập...” Nhờ tình trạng này cho nên chương 10 nói về Ðổi mới - Hội
nghị Ðà Lạt - Nhóm giúp việc mới - Người của những khúc quanh lịch sử Từ chính sách
Kinh Tế Mới - Ðến chọc thủng thành trì bao cấp Giá-Lương-Tiền - Nã pháo vào bộ
tổng - Khép lại trang sử Lê Duẩn - Vai trò của Mikhail Gorbachev - Tuyên ngôn
đổi mới - Bàn tay Lê Ðức Thọ - Phút 89. Ðây là quy trình tìm cách giải quyết
các khó khăn của kinh tế Việt Nam.
Tác giả này trong bài (1) được viện
ISEAS của Ðại Học Singapore xuất bản đã chứng minh là đến 1972, không ai của
“nhóm đỉnh cao trí tuệ” của BCT tại Việt Nam có một mảnh bằng bằng đại học. Hậu
quả của việc quản lý yếu kém của lãnh đạo có “Mác xít nhưng trình độ quá thấp”
[đỏ hơn chuyên] là những tai hại mang đến cho đất nước Việt Nam.
Một
điểm đáng lưu ý là tác giả Huy Ðức đã dùng chữ Tuẫn Tiết để chỉ cái chết của
các tướng lãnh miền Nam như Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê
Nguyên Vỹ hay Ðại Tá Ðặng Sĩ Vinh, những người đã tự kết liễu đời mình vào thời
điểm miền Nam sụp đổ. Theo tác giả thì nhiều quân nhân VNCH vô danh đã tìm đến
cái chết trong danh dự những ngày sau đó.
Tác
giả cũng đã trích dẫn huyền thoại về Hồ Chí Minh và bà Nguyễn Thị Năm do Hoàng
Tùng dàn dựng. Chương Nạn kiều trong sách làm sáng tỏ việc tổ chức cho người
Hoa vượt biên để gom vàng của nhà nước. Phương án II cũng giúp chúng ta thấy
bao nhiêu thảm cảnh đã xảy ra, trong sách ghi lại: “Người di tản được đóng vàng
để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó
khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám
đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và
tổ chức cho người di tản”.
Quyển
sách cho thấy đảng Cộng Sản là một tổ chức vô cùng tàn bạo mà lại rất yếu kém
về chuyên môn. Người Cộng Sản Việt Nam mang bộ mặt đạo đức giả, mị dân, nhưng
cũng có nhiều người cố gắng tìm giải pháp khi bế tắc.
Quyển
sách này giúp hai phe (thắng và thua, nói tóm là dân Việt Nam) tái khẳng định
sự thật qua những việc gì đã xảy ra từ 1975 đến nay. Vì mù quáng hay ngây thơ
theo một chủ nghĩa mà Việt Nam đã phải trải qua bao vấn nạn - bao khó khăn,
hoàn toàn phá kinh tế miền Nam chỉ vì... “quá ngu xuẩn vì duy ý chí”.
Cái
tên sách “Bên Thắng Cuộc” có lẽ cũng nói lên cái thâm ý của tác giả Huy Ðức, là
không coi sự thắng trận của miền Bắc là một cái gì quá vĩ đại và tuyệt đối. Hai
chữ “thắng cuộc” cho người đọc cái cảm giác đó chỉ là một cái gì ở tầm cỡ nhỏ,
tạm thời, trong khi dòng chảy phong phú và đa dạng của lịch sử
ngày càng cho thấy cái chính nghĩa lại thuộc bên thua cuộc là miền Nam. Nhân
quyền, tự do về tư tưởng, tín ngưỡng, ngôn luận, cư trú và về kinh tế, v.v...
là những đặc điểm vốn đã là nền tảng cho chế độ miền Nam, ngày càng là các đòi hỏi bức
thiết của mọi tầng lớp dân chúng Việt Nam hiện tại, sau gần 40 năm chế độ cộng
sản được áp đặt cho cả nước, nhất là hiện tượng phụ thuộc vào Trung Cộng ngày
càng rõ rệt, và việc “đảng đàn anh” đương nhiên coi Hoàng Sa và Trường Sa là
của họ.
Vào
thời điểm này ai thắng ai thua không còn là điều quan trọng, mà việc tái khẳng
định sự thật lịch sử, để từ đó sửa chữa các sai lầm và đưa đất nước đến độc
lập, thịnh vượng và dân chủ mới là điều đáng quan tâm nhất cho tất cả người dân
Việt Nam. Quyển sách này chính là bước đầu giúp việc đánh giá lại “giấc mơ
XHCN” mà tác giả cho thấy đã mang bao tai họa cho dân Việt Nam. Người viết bài
này cũng đã sống tại Việt Nam giai đoạn sau 1975, từ tù cải tạo đến việc bị
phân biệt đối xử bị coi là loại công dân hạng hai, cho đến khi vượt biển tìm
được tự do; và sau đó còn có dịp về làm việc tại Việt Nam trong chương trình
phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) nhằm giúp cải tổ hành chánh và kinh tế.
Với các kinh nghiệm đã trải qua, người viết đánh giá là ngoài vài sai lầm nhỏ,
quyển sách này đã cố nói lên được nhiều sự thật. Nó cần phải được đọc nhiều lần
một cách cẩn thận, để hiểu được những gửi gắm của tác giả, trong khi chờ đọc
nốt cuốn thứ hai của Huy Ðức.
T.S.
Ðinh Xuân Quân
1.
The Political Economy of the Vietnamese Transformation Process, Contemporary
South East Asia, Volume 22, Number 2, Institute of South East Asia Studies,
August 2000.
--------------------------------------------
ĐỌC SÁCH: “BÊN
THẮNG CUỘC” của HUY ĐỨC
THEO DÒNG SỰ KIỆN :
THIẾU TÁ LÊ QUANG
LIỄN PHẢN ĐỐI PHẦN NỘI DUNG SÁCH "BÊN THẮNG CUỘC" NÓI VỀ ÔNG (Hải
Ngoại Phiếm Đàm) 19-12-2012
KHÔNG CÓ BÊN THẮNG
CUỘC (Han Times) 27-12-2012
tham my vien anh thu sai gon
ReplyDeletethẩm mỹ viện anh thư sài gòn
điêu khắc chân mày anh thư
dieu khac chan may anh thu
thẩm mỹ viện anh thư ở đâu
viện thẩm mỹ anh thư o dau
vien tham my anh thu
viện thẩm mỹ anh thư
tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư