Wednesday 31 July 2019

LỊCH SỬ ĐANG TÁI DIỄN TRƯỚC MẮT CHÚNG TA (Quốc Trần)





Hồi còn nhỏ tôi được học một bài ca dao:

”Con cò đậu ở bờ tre
Thằng Tây nó bắn cò què một chân
Mai cò ra chợ Đồng Xuân
Chú khách mới hỏi sao chân cò què
Cò rằng tôi đứng bờ tre
Thằng Tây nó bắn tôi què một chân.”

Bài ca dao này cứ ám ảnh tôi mãi, không phải vì nó có nội dung hay nghệ thuật đặc sắc gì mà vì thông điệp không rõ ràng của nó đối với người đọc. Tôi nhớ sách giáo khoa (không nhớ rõ lớp nào và năm nào) có giải thích: qua nhân vật con cò tố cáo tội ác của giặc Pháp!

Tuy nhiên, ”con cò” ở đây không hề có thái độ thù hằn gì “thằng Tây” cả, thậm chí, cũng không thực sự đau buồn hay giận dữ! Đổi lại, thái độ của ”cò” hoàn toàn dửng dưng: ”cò rằng tôi đứng bờ tre/ thằng Tây nó bắn tôi què một chân”! Hết!

Thái độ dửng dưng này là một dấu hỏi lớn trong tâm trí tôi suốt thời đi học. Sau này được tiếp cận một khối lượng lớn thông tin và qua suy xét của bản thân tôi dần dần nghiệm ra ý tứ sâu xa mà tác giả vô danh muốn gửi tới người đọc.

Bài ca dao trên gắn với một giai đoạn đau buồn trong lịch sử dân tộc. Đó là khi thực dân Pháp xâm lược nước ta vào cuối thế kỷ XIX. Xem lại lịch sử giai đoạn này, ngoài quyết tâm đánh Pháp của Trương Công Định và các văn thân, sỹ phu với những tấm gương hy sinh anh dũng (thực ra cả triều đình Nhà Nguyễn cũng quyết tâm đánh Pháp) còn có các sự kiện khác mà người Việt Nam có lương tri nào khi xem lại cũng cảm thấy xấu hổ.

Chỉ có 120 binh lính Pháp do một đại úy chỉ huy cộng với vài chục lính mộ người Việt và người một số nước Châu Á khác đi theo hỗ trợ (10 người Âu, 30 người châu Á, 150 lính mộ Vân Nam) cùng với 8 khẩu pháo mà hạ thành Hà Nội do một vị đại tướng của Việt Nam chỉ huy với 7 ngàn quân, chỉ trong nháy mắt! (Chưa đến 1 tiếng đồng hồ trong ngày 20/11/1873.)

Đại úy Garnier yêu cầu nộp thành, ta không theo. Y ra lệnh công thành. Nên nhớ, quân ta đông gấp vài chục lần quân Pháp, lại là một dân tộc văn minh chứ không còn ở giai đoạn bán khai như người da đen ở châu Phi hay còn dùng công cụ đồ đá như người Azteca ở Mexico. Nếu xáp chiến thì chỉ cần dùng quả đấm cũng có thể đè bẹp quân Pháp. Nên nhớ vũ khí thời đó của quân Pháp cũng khá thô sơ. Tiếc thay, chỉ vài loạt đạn của quân Pháp quân ta vứt súng chạy như vịt còn trơ lại vị tổng đốc bị thương. Con trai cụ là Nguyễn Lân cũng bị bắn chết.

Các sự kiện tiếp theo còn bi thảm hơn. Ngày 05/12/1873, chỉ có 7 lính Pháp và 2 lính mộ đi ca nô đến thành Ninh Bình bắt quan tuần phủ và hạ thành. Lúc đó trong thành có 1700 quân trấn giữ.

Chỉ có 50 lính Pháp và một số lính mộ tấn công thành Nam Định có hàng ngàn quân. Việc quân Pháp dùng ngay các thanh chướng ngại làm thang leo lên mặt thành cũng đủ thấy sức kháng cự của quân ta không đáng kể.

Thành Hải Dương còn thất thủ một cách khôi hài hơn. Chỉ có hơn hai chục lính Pháp tấn công thành, táo tợn đến mức đu người lên cánh cửa để nhòm vào trong thành. Sau vài loạt đạn, lãnh binh Vi Văn Đông vội vàng bỏ trốn, quan binh thấy thế cũng trốn sạch. Quân Pháp phá cổng vào thành, thành mất.

***
Tại sao một dân tộc đã từng đánh thắng hàng vạn quân Tống, Nguyên, Minh, Thanh lại bạc nhược như vậy. Cũng vẫn dân tộc ấy thôi 80 năm sau, bằng vũ khí cũng kém hơn đã đánh bại chính đế quốc Pháp trang bị tối tân hơn nhiều?

Nhiều người cho rằng ta thua Pháp vì súng đạn ta không bằng Pháp. Điều đó không sai nhưng thực ra không hoàn toàn đúng. Súng đạn của quân Nhà Nguyễn cũng được nhập từ phương Tây và chỉ thua súng đạn của Pháp một thế hệ. Thậm chí bằng lò rèn thủ công mà ông Cao Thắng ở núi rừng Vụ Quang còn chế tạo được gần giống súng của Pháp.

Ta thua Pháp về tổ chức chiến tranh nhưng điều này có thể học hỏi và thay đổi được vì cuộc chiến tranh Pháp-Việt kéo dài 30 năm (1859 – 1888).

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại của người Việt Nam chính là sự thờ ơ của đa số người dân trước thời cuộc, trước vận mệnh của đất nước.

Trở lại bài ca dao, người dân ở đây được hình tượng hoá ở hình ảnh con cò. Cò ta đứng ở bờ tre để xem quan quân triều đình đánh nhau với Tây. Cò dửng dưng như người ngoài cuộc đứng xem một việc không liên quan đến mình. Không may ”thằng Tây” nó bắn phải ”cò”, thế thôi!

Người dân dửng dưng trước thời cuộc, trước nguy cơ mất nước, vì xã hội Việt Nam đã chia rẽ sâu sắc. Nguyễn Hàn Ninh có bài thơ vịnh đèn kéo quân rất hay nói lên thực trạng của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là:

” Một lũ ăn mày, một lũ quan
Quanh đi quẩn lại chỉ một đoàn”

Thân phận người lính cũng vậy:

”Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan
đẽo tre đẵn gỗ trên ngàn…”

Các quan chỉ coi lính như lũ người hầu, làm việc không công: ”nước sông công lính.” Ngay các quan cũng chẳng quan tâm gì đến việc luyện tập, võ bị. Lực lượng vũ trang bị coi thường: Các quan chỉ coi lính như lũ người hầu, làm việc không công: ”nước sông công lính.”

Ngay các quan cũng chẳng quan tâm gì đến việc luyện tập, võ bị. Lực lượng vũ trang bị coi thường:
”Văn thì thất phẩm đã sang
võ thì tứ phẩm còn mang gươm hầu”.

Tựu trung, quan lại là lũ người chỉ nghĩ đến mình, ra tay vơ vét, chiếm đoạt. Người dân đã nhìn rõ thực trạng này về hàng ngũ công chức bất tài, vô hạnh này:

”Khi bình làm hại dân ta
Túi tham vơ vét chẳng tha thứ gì
Đến khi hoạn nạn lâm nguy
Mặt trông lơ láo, chân đi tập tềnh!”

Rồi:

”Đồn rằng quan tướng có danh
Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai”

Ông Ích Khiêm phải kêu lên:

” Áo chúa cơm vua hưởng bấy lâu/ Đến khi đánh giặc phải nhờ Tầu…”

Trong tình hình quan chức như vậy, người dân vừa khinh vừa ghét. ”Cò” không nói ra nhưng có khi còn hả hê trưóc cảnh quan quân bị Tây bắn, chạy như vịt: “Cho chúng mày chết!” Một dân tộc đã chia rẽ như vậy thì mất nước là tất yếu!

***
Khác hẳn 600 năm trước khi giặc mạnh phương Bắc lăm le cướp nước, chính quyền đã mở hội nghị Diên Hồng để tạo sự đồng thuận toàn dân; mở hội nghị Bình Than để thống nhất ý chí của quý tộc.

Điều đó cho thấy, đối diện với nguy cơ mất nước càng cần đối thoại để thống nhất ý chí. Muốn có đối thoại cần có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội. Điều này Nhà Nguyễn đã không làm được. Những vị vua dốt nát, yếu đuối và đội ngũ quan lại tham nhũng, bất tài, mua quan bán tước của nhà Nguyễn không thể nào trở thành hạt nhân đoàn kết dân tộc được nữa. Họ không làm được điều các quý tộc nhà Trần đã làm. Quý tộc Nhà Trần là những anh hùng, hào kiệt, con cháu của những người bình dân chài lưới mới chiếm được chính quyền từ tay Nhà Lý rệu rã bằng võ công và trí tuệ.

Giữa những trang hào kiệt:

”Một gánh càn khôn quẩy xuống ngàn
Hỏi rằng chi đó bảo rằng than!”

Và lũ công chức tham nhũng, bạc nhược là khoảng cách rất xa về chất người.

Chúng ta vẫn có thể thua Pháp vì trình độ phát triển của họ lúc bấy giờ hơn hẳn ta nhưng thua như kiểu vua quan nhà Nguyễn là một nỗi nhục lớn lao mà không nên quên. Bởi vì nếu quên, nếu cố tình không sòng phẳng với lịch sử có thể dân tộc Việt Nam lại lặp lại sai lầm tương tự trong tương lai./.
HN








TREO CỜ ĐỂ GIẶC . . . BỎ CHẠY? (Trung Nguyễn)




Trung Nguyễn
01/08/2019

Cuối cùng thì người dân cũng rõ cách mà đảng Cộng sản Việt Nam bảo vệ Tổ quốc trước Trung Cộng xâm lược, đó là … phát cờ đỏ cho ngư dân để ngư dân “yên tâm ra khơi bám biển”.

Chắc hẳn những chiến lược gia hải quân của Trung Cộng không khỏi nhíu mày và phá lên cười khi tin tức tình báo gửi về, cho biết, giải pháp của Cộng sản Việt Nam là treo cờ đỏ lên thuyền ngư dân. Trong khi các tàu dân quân biển, tàu vũ trang của Trung Cộng thì sử dụng súng đạn thật, tàu bọc thép để tông chìm hoặc cướp bóc, uy hiếp ngư dân Việt Nam, khiến ngư dân Việt Nam dù dũng cảm đến đâu cuối cùng cũng phải thúc thủ vì không có tiền mua tàu mới, không có vũ khí để tự vệ.

Không chỉ tàu của ngư dân mà ngay cả tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam cũng bị Trung Cộng liên tục khiêu khích, đâm vỡ tàu.

Cờ đỏ là bùa chú khiến giặc bỏ chạy?

Lực lượng an ninh, dân quân tự vệ, thanh niên xung phong… tóm lại là là các lực lượng “đầu gấu” của đảng Cộng sản khi đánh đập hay đối đáp với những người Việt Nam yêu nước đi biểu tình chống Trung Cộng xâm lược thì luôn nói câu: “Để đảng và nhà nước lo”, nghĩa là chuyện bảo vệ chủ quyền Tổ quốc là chuyện của riêng đảng Cộng sản, không phải là chuyện của dân.

Thế nhưng khi thấy giải pháp mà vị Thủ tướng Cộng sản Nguyễn Xuân Phúc đưa ra để chống giặc thì chắc toàn dân không ai không phẫn nộ. Làm sao những ngư dân Việt Nam có thể dùng cờ để chống các loại tàu lớn hiện đại của giặc? Đó đâu phải là bùa chú khiến giặc sợ! Chẳng lẽ khi tàu giặc thấy lá cờ đỏ là quay đầu chạy?

TT Nguyễn Xuân Phúc tặng cờ cho ngư dân trong chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”. Ảnh: báo NLĐ

Hãy nhớ lại những người chiến sỹ công binh hải quân bảo vệ Gạc Ma năm 1988. Có chiến sỹ đã quấn cờ đỏ lên thân mình để khẳng định chủ quyền nhưng Gạc Ma vẫn mất, và bộ đội vẫn hi sinh. Lính tráng còn như vậy, thì nói gì tới dân thường.

Cộng sản hèn nhưng dân vẫn kiên cường

Thái độ hèn hạ của nhà cầm quyền ngồi trên bờ phát cờ đỏ cho ngư dân để ngư dân bám biển đã vậy, nhưng những ngư dân Việt Nam vẫn thể hiện thái độ hiên ngang đầy khí phách để bảo vệ chủ quyền, dù họ nhận về thiệt hại vật chất rất lớn. Hãy nghe luật sư Hà Hải kể lại trên BBC về khí phách của một thuyền trưởng Việt Nam khi bị nước ngoài bắt giữ trái phép:

“Có một thuyền trưởng bị bắt giam nói với chúng tôi là chủ tàu và ông ta đã từ chối đề nghị nhận tội, bỏ tiền chuộc tàu vì theo bạn này: Biết trị giá tàu gần 20 tỷ đồng nhưng nếu làm theo cách này thì chúng ta thừa nhận ngư trường truyền thống là vùng biển của họ và việc trả tiền chuộc sẽ tạo tiền lệ xấu. Do đó họ chấp nhận ngồi tù, chấp nhận nhìn tài sản của gia đình mình là con tàu bị đánh chìm”.

Giữa lúc tương lai đất nước mờ mịt vì sự giả trá, ươn hèn và ngu dốt của nhà cầm quyền cộng sản thì khí tiết của một ngư dân Việt Nam khiến bản thân tôi vô cùng xúc động. Tinh thần dân tộc mà như vậy thì đất nước này vẫn còn hi vọng rất lớn.

Không chỉ vị thuyền trưởng đó mà cả những người Việt Nam khác đang đấu tranh vì công bằng xã hội như anh Hà Văn Nam cũng tạo cảm hứng cho hàng ngàn người Việt Nam khác. Nếu vị thuyền trưởng khẳng định chủ quyền quốc gia, chống ngoại xâm thì anh Nam lại chống tham nhũng, chống BOT bẩn là giặc nội xâm. Cả hai loại giặc nội xâm và ngoại xâm này đều đe dọa đến sự sinh tồn của dân tộc Việt Nam.

Không có quan chức tham nhũng thì đất nước đã có tiền mua vũ khí

Đọc về những đại dự án thua lỗđội vốntham nhũng, biệt phủ sống xa hoa của quan chức cộng sản, có người Việt Nam nào mà không đau xót khi những đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt đó của người dân đáng ra đã phải được sử dụng hiệu quả hơn, để lực lượng hải quân, không quân, kiểm ngư Việt Nam có thêm tiền để mua các loại vũ khí tiên tiến nhằm bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Khi người dân biểu tình để thể hiện ý chí kiên quyết chống xâm lược thì nhà cầm quyền cộng sản đã cho bầy chó săn (gọi văn vẻ là “công cụ bạo lực cách mạng”) đi đàn áp dân. Cũng bởi vậy nên lần này, sau nhiều ngày im lặng mà Trung Cộng vẫn lấn tới tại bãi Tư Chính, đảng Cộng sản cuối cùng đã phải lên tiếng chính thức ở Bộ Ngoại giao và báo chí chính thống để toàn dân biết mặt thật của Trung Cộng, thậm chí có báo còn giật tít: “Huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc”.

Đúng là phẩm giá dân tộc bị sỉ nhục nặng nề khi tàu giặc ngang nhiên vào khu vực đặc quyền kinh tế khảo sát tài nguyên và ngăn cản Việt Nam được khai thác tài nguyên trên biển của mình. Nhưng thật ra thì dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc từ ngàn xưa tới giờ luôn tham tàn như vậy, thế mà cha ông ta đâu có để mất một tấc đất tấc biển nào vào tay giặc.

Nhà cầm quyền cộng sản đã hoàn toàn mất tính chính danh cầm quyền

Do đó, căm giận Trung Cộng một, thì càng trách đảng Cộng sản Việt Nam mười. Chính những hành động đàn áp và lời nói phỉ báng người dân Việt Nam biểu tình chống Trung Cộng đã khiến không người dân Việt Nam nào còn tin vào nhà cầm quyền cộng sản nữa. Nói cách khác, nhà cầm quyền cộng sản đã hoàn toàn mất tính chính danh cầm quyền trong mắt người dân. Trong mắt dân bây giờ nhà cầm quyền chỉ là tay sai cho Trung Cộng. Chính vì lẽ đó, khi báo chí chính thống đòi “huy động toàn dân” vào việc bảo vệ chủ quyền, không còn cuộc biểu tình nào nổ ra để thể hiện ý chí của toàn dân Việt nữa.

Khi báo chí chính thống đòi “huy động toàn dân” thì chắc là các anh chị em an ninh, dư luận viên cứng lưỡi vì luận điểm “để đảng và nhà nước lo” tỏ ra rất lạc lõng. Bây giờ giặc Trung Cộng tới nhà thì đảng viên cộng sản phải ra trận trước, chứ không được quyền “huy động” hay “tổng động viên” người dân đi chiến đấu. Hơn nữa, đảng và nhà nước nhận lo hết mọi chuyện quốc gia thì không được thu thuế của dân nữa. Dân không cần phải lo lắng, chu cấp cho đảng Cộng sản ngồi đó cai trị dân nữa.

Các chiến lược gia của Trung Cộng khi nhìn vào tình cảnh này của Việt Nam hẳn sẽ rất khoái trá, vì như vậy mộng ước xâm lược của họ sẽ thành công. Chia rẽ giữa người dân và chính quyền, chia rẽ giữa các phe phái trong chính quyền với nhau, luôn là điều kiện tốt để ngoại bang tổ chức tấn công xâm lược.

Bản thân tôi vẫn có thể cầm súng ra trận nhưng chắc chắn tôi sẽ không cầm súng dưới sự chỉ huy của các tướng lãnh cộng sản. Không gì bảo đảm rằng, số phận tôi khi cầm súng sẽ khác với số phận các chiến sĩ công binh hải quân Việt Nam tại Gạc Ma năm 1988 khi đối mặt với họng súng của quân thù mà bản thân bị ra lệnh không được nổ súng. Các chiến sĩ sống sót trở về kể lại sự thật này, thì không được xuất bản sách.

Đảng cộng sản cô đơn đến cùng cực

Tại sao lại dẫn đến tình trạng chia rẽ quốc gia trầm trọng này? Cũng bởi không có thể chế dân chủ, lãnh đạo không do dân bầu ra, người dân không được hưởng các quyền tự do ngay chính trên đất nước mình; còn nhà cầm quyền thì chỉ lo tham nhũng, vẽ dự án, vơ vét qua cướp đất, dựng trạm thu phí BOT,… khiến ngân khố quốc gia cạn kiệt, không còn tiền để mua vũ khí, khí tài hiện đại.

Bên cạnh đó, việc không có chiến lược rõ ràng để tận dụng sức mạnh quốc tế, tận dụng các quốc gia có lợi ích chung về quyền tự do hàng hải ở biển Đông như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc,… đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam càng cô đơn trên trường quốc tế và cô đơn với chính người dân Việt Nam.

Chỉ có con đường dân chủ hóa và liên minh với Hoa Kỳ như Nhật Bản, Hàn Quốc

Để giải quyết triệt để nan đề Việt Nam, không có cách nào khác là phải dân chủ hóa đất nước để dân được bầu các lãnh đạo tài giỏi, tâm huyết qua các cuộc bầu cử đa đảng tự do và công bằng. Một chính phủ dân cử sẽ được dân ủng hộ và tự tin đương đầu với các thách thức từ Trung Cộng. Một thể chế dân chủ sẽ tạo được niềm tin nơi cộng đồng quốc tế vì ai cũng biết chế độ cộng sản nói láo không biết ngượng miệng như thế nào, dẫn chứng là Tập Cận Bình đã hứa với cựu Tổng thống Mỹ Obama là sẽ không quân sự hóa biển Đông nhưng Tập vẫn làm.

Nếu giới cai trị cộng sản không hiểu được điều này, rồi sẽ đến lúc họ bị toàn dân lật đổ như mọi chế độ bạc nhược khác từng tồn tại trên đất nước này.

_____

Hình ảnh tác giả chụp ở trung tâm lưu trữ quốc gia 4 ở Đà Lạt, tại phòng trưng bày bằng chứng chủ quyền VN ở Hoàng Sa và Trường Sa:










CHIẾC GẬY BIỂN ĐÔNG - CỦ CÀ RỐT TRUNG CỘNG (Nguyên Đại)




Nguyên Đại
31/07/2019

Nếu tuần sau, đột nhiên Trung Cộng (TC) tuyên bố chủ quyền toàn diện trong phạm vi “đường lưởi bò”, thiết định vùng cấm bay, buộc tất cả các tàu qua lại trong khu vực này đều phải có sự cho phép của TC, cắt đứt hải lộ bận rộn nhất thế giới và thế hợp tung Nhật Bản – Đài Loan – Nam Hàn – Phi Luật Tân – Úc Đại Lợi thì việc gì sẽ xảy ra? Câu trả lời chỉ có hai chữ: Chiến Tranh.

Đó là một sự tưởng tưởng, vâng đúng vậy. Điều đó sẽ không xảy ra, bởi TC không, hay chưa phải là đối thủ của Mỹ và Đồng Minh trên biển, và họ hiểu rất rõ điều đó. Chiến tranh xảy ra, TC chắc chắn sẽ là kẻ thất bại. Tại sao lại vướng vào một cuộc chiến mà cơ hội chiến thắng không có?

Cho nên dù tuyên bố vung vít chủ quyền “không thể tranh cãi” về đường chín đoạn, TC vẫn không dám đụng vào các chiến hạm tuần tra của Mỹ, có khi cách các đảo mà TC đang chiếm giữ chỉ 12 hải lý. Các chiến lược gia của Mỹ cũng hiểu rõ điều đó, cho nên, chừng nào mà tình trạng thông thương trên hải lộ đó không bị cản trở, chừng đó, cũng chỉ là các cuộc tuần tra.

Nhưng, nếu Việt Nam hoàn toàn bị TC khống chế, và các tàu của TC được sử dụng toàn bộ vùng biển trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của VN và các khu vực quanh các quần đảo Hoàng và Trường sa. Thêm vào đó, Phi Luật Tân chấm dứt các tranh chấp trên vùng biển phía Tây của Phi, hợp tác toàn diện với TC, cùng nhau khai thác biển để “có lợi cho đôi bên”. TC coi như đã “bao vây” biển Đông. Tranh chấp biển Đông coi như đã giải quyết, và các chốt quan trọng trên đường lưởi bò coi như đã được cắm. Điều này không hề là một sự tưởng tượng, vì dường như TC đã gần hoàn tất kế hoạch này.

Trong thời điểm hiện tại, các va chạm tranh chấp trên biển Đông có thể xem như một “hư chiêu”, một chiếc gậy. Cú đánh mạnh, trực tiếp, hiệu quả, từ “tay mặt” của TC là cú đánh vào chính diện Việt Nam, vào đảng CSVN, vào hàng ngũ lãnh đạo ĐCSVN hiện nay. Mục tiêu từ nhiều năm trước cho đến thời điểm hiện nay của TC là Việt Nam. Không phải là biển Đông.

Năm 1988, TC chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Cộng (VC) “né” “chiếc gậy” đó, buộc các binh sĩ trên đảo Gạc-Ma trở thành bia thịt, để đổi lấy “củ cà rốt” cứu sống chế độ, vì Liên Bang Sô Viết và Đông Âu đã có dấu hiệu nứt gãy trầm trọng không thể vãn hồi, VC coi như hoàn toàn mất chỗ dựa.

Năm 1989, VC rút quân ở Cambodia về sau khi bị sa lầy ở đó hơn 10 năm, chấm dứt các xung đột ở biên giới phía Bắc với TC, qua những nhượng bộ đáng kể trên đất liền và vịnh Bắc Bộ. Hợp tác với TC để thoát khỏi sự sụp đổ về kinh tế theo sau các chính sách kinh tế Mác-Lê sai lầm. Tất cả để chuẩn bị cho việc Linh – Mười – Đồng ký các hiệp ước hợp tác với TC ở mật nghị Thành Đô vào tháng 9/1990. “Con thỏ” VC né “chiếc gậy” ở Trường Sa, buộc phải tiến thêm một bước “vào rọ” để ngoạm lấy “củ cà rốt” cứu mạng của TC đặt ở Thành Đô, hai năm sau đó.

Trường hợp chiếc gậy biển Đông, và củ cà rốt TC cũng đã từng xảy ra tương tự trước đó 15 năm. Năm 1973, khi Mỹ rút quân và ngừng viện trợ cho VNCH ở miền Nam. Năm 1974, TC tăng tốc, viện trợ toàn lực cho VC để tiến chiếm miền Nam. “Củ cà rốt” TC đã đưa ra, đồng thời với chiếc gậy từ tay bên kia quất xuống Hoàng Sa, cùng một thời gian, khóa một cánh cửa phía Đông, tạo một nút chặn phía bên này rọ để tăng sức khống chế lên “con thỏ” VC.

Tháng 5/2014, TC đưa giàn khoan 981 vào gần quần đảo Hoàng Sa trong khu vực thềm lục địa 200 hải lý của VN. Ba tháng sau, Nguyễn Phú Trọng cử đặc phái viên Lê Hồng Anh sang TC. Tháng 11/2015, Tập Cận Bình đến VN. Hai tháng sau, đại hội ĐCS VN lần thứ 12 tổ chức, và Trọng hất Dũng bật ngửa trên chiếc ghế TBT tưởng chừng như dán tên Dũng, chỉ việc đến và chễm chệ ngồi khảy móng tay chơi.

Ngày 12/1/17, đúng một năm sau, Trọng đến gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh để “định hướng lâu dài cho quan hệ Việt-Trung”, và một loạt các văn bản thỏa hiệp được ký kết sau đó. “Chiếc gậy” của TC được quất xuống biển Đông với chiêu “Giàn khoan 981”, theo sau “củ cà rốt” được quăng ra cho Nguyễn Phú Trọng. Với “củ cà rốt” đó Trọng đột nhiên trở thành “người khổng lồ” đủ sức hất tung đế chế mafia của Dũng, buộc ông TT (thủ tướng) phải về làm người TT (tử tế); nhưng chưa hết, hiện nay cũng đang tê-tê, vì chiếc lò của Trọng đang đốt một cách kịch liệt.

Năm nay, 2019, chiếc gậy TC lại quất xuống biển Đông với chiêu “Bãi Tư Chính”, Trọng mượn cớ bệnh không yết kiến thiên triều. “Ta” đã già rồi, có ăn “cà rốt” cũng không “lột da sống đời” được; nợ nần từ “củ cà rốt” mấy năm trước vẫn chưa trả xong, lạng quạng “bệ hạ” “thí trà” (ban cho một ly trà) thì chiếc lò của ta chưa nướng được tê-tê đã bị tắt, thì ta chết cũng không nhắm mắt.

Đón cơ hội này, bà Ngân đem một phái đoàn hùng hậu sang TC để ăn “cà rốt”. Nhưng dường như bất cứ thứ/ bộ trưởng nào được cử đi TC cũng được coi như là một đặc ân. Nếu Tập Cận Bình mời “cà rốt” coi như an toàn, “đao thương bất nhập”, có lỡ bị quăng vào lò chưa chắc đã bị hề hấn gì, có khi lại trở thành người khổng lồ, như đã từng xảy ra với “người đốt lò vĩ đại”.

“Chiếc gậy và củ cà rốt” trong hầu hết các trường hợp được sử dụng gần như đồng thời, cho nên mới xảy ra việc trong lúc dân Việt bàng hoàng vì TC vừa xâm nhập bãi Tư Chính, TC vừa long trọng tiếp đón phái đoàn của bà Ngân. Báo đảng hô hào bảo vệ tổ quốc, trong khi phó tổng tham mưu trưởng quân đội VC, trung tướng Ngô Minh Tiến, hôm qua 30/7/19, phát biểu:

Lịch sử phát triển quan hệ hai nước tuy đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng vượt lên trên tất cả chúng ta đã và đang nỗ lực không biết mệt mỏi cùng nhau xử lý các khác biệt, duy trì môi trường ổn định và phát triển ở mỗi nước; vun đắp cho tình hữu nghị bền lâu… đó không chỉ là tâm nguyện của nhân dân và quân đội Việt Nam và Trung Quốc mà còn là tâm nguyện, khát vọng của thế giới văn minh ngày nay”.

Không hiểu làm thế nào mà ông này có thể biết được tới “tâm nguyện” của từng người dân, người lính, không những của VN mà cả của TC, trừ phi ông đã được ăn “củ cà rốt” của TC, nên như một “con thỏ” từng bước tiến vào rọ.

Đảng CSVN đang tiến vào rọ, đừng theo đảng đi vào rọ.





BÁO CHÍ & TIỀN BẠC (Khải Đơn)




31/07/2019

Năm 2017, tôi đi cùng một đám bạn nhà báo tới gặp Bloomberg News, dành một buổi trò chuyện để họ giải thích về cách họ làm tin tức.

Người hướng dẫn hôm đó làm ở phòng tin. Bà giải thích về cơ chế sản xuất tin tức của họ, và cách mà cách nhà đầu tư trả tiền để nhận tin tức từ Bloomberg News, sẽ ảnh hưởng ra sao đến công việc đầu tư của họ.

Hôm đó là ngày ông Elon Musk vừa đăng một tweet đình đám. Bà nói: “Chúng tôi chú ý tới Elon Musk vì mỗi phát biểu của ông ta có xu hướng gây ra biến động giá cổ phiếu liên quan.” – Nhân chuyện đó, bạn trong nhóm tôi là phóng viên từ Hàn Quốc, hỏi bà: “Vậy nếu ông Michael Bloomberg bị dính một scandal, thì Bloomberg News có đăng tin không?” – Câu hỏi của bạn thực ra tập trung vào một chi tiết đi xa hơn hoạt động phòng tin, đó là: Tờ báo này có thực sự độc lập với người chủ của nó không?

Bà nhìn cô bạn ấy và nói: “Không, ông Michael Bloomberg không có quyền ngăn cản bộ phận nội dung đăng tin gì. Các nhà đầu tư, người chủ không can thiệp vào nội dung tờ báo. Nếu ông Michael Bloomberg có scandal chúng tôi vẫn sẽ đăng tin. Nếu không đăng, thì làm sao các nhà đầu tư còn tin tưởng mà mua tài khoản tin tức?”

Nhóm chúng tôi sẽ gặp nhiều câu trả lời tương tự khi đi vòng vòng nước Mỹ và gặp các phòng tin lớn nhỏ. Có một cái đài radio bé tí địa phương ở Oregon. Nó phục vụ âm nhạc cho cộng đồng người da màu, nói tiếng Tây Ban Nha, và cộng đồng da đen. Tiền họ có để hoạt động là thông qua các buổi gây quỹ cuối năm.

Là radio thì càng khó khăn trong một thị trấn nhỏ. Nhưng cái đài đó đã hoạt động hơn 50 năm rồi. Có những người giàu có yêu thích đài hàng năm chi rất đậm để giúp đài hoạt động. Nhưng những biên tập ở đài nói: “Khi họ tài trợ, không có điều khoản nào nói chúng tôi sẽ phụ thuộc vào họ. Đây là đài radio của cộng đồng. Chúng tôi không bị chi phối chỉ vì họ đã tặng chúng tôi vài ngàn đô.”

Hồi tờ South China Morning Post của Hong Kong mới bị Alibaba (của Trung Quốc) mua lại, khi ấy báo giới rộ lên rằng tờ báo này sẽ trở thành cái loa của Trung Quốc ở Hong Kong. Tôi mất vài năm theo dõi để nhận ra mọi chuyện không cẩu thả như thế. South China Morning Post vẫn miệt mài tường thuật biểu tình Hong Kong với đủ mặt trực diện, gián tiếp. Nó vẫn tung hàng loạt bài nói về lợi – hại của thương chiến Mỹ – Trung mà không “ưu ái” sân nhà quá trớn. Một bạn tôi là phóng viên làm ở South China Morning Post chỉ than phiền rằng áp lực làm tin tức cực kỳ khủng khiếp vì họ muốn đẩy mạnh báo mạng. Ngoài ra bộ phận biên tập chẳng thay đổi gì so với trước khi Alibaba mua.

Tách phòng tin khỏi bộ phận tiền bạc. Đó là hướng chung mà những hãng tin, đài radio, tờ báo này chọn lựa. Phòng quảng cáo tự đi bán quảng cáo. Phòng tin sản xuất tin. Không ai đụng vạ ai. Và phòng quảng cáo không có quyền bảo phòng tin gỡ bài hay viết khác đi chỉ vì “chủ đầu tư chúng ta không vui lòng”.

** Nhưng ở Việt Nam thì không vậy.

Nhiều phóng viên ở báo lớn sau khi có bài đăng giới thiệu doanh nhân thành đạt, sẽ được phòng phát hành “gợi ý” nói em nên mời anh ấy mua 100 tờ báo tặng bạn bè. Phóng viên được hưởng vài phần trăm từ 100 tờ báo đó. Phòng phát hành bán được 100 tờ báo. Nhiều doanh nhân hám danh sẵn sàng bỏ tiền mua 1.000 tờ, hoặc chủ doanh nghiệp có công ty mình được vinh danh, tiếc gì không mua vài ngàn tờ tặng đối tác. Đó là lúc sự độc lập của bài báo với đối tượng mình viết, sự độc lập của nhà báo với nhân vật không còn nữa. Nó bị xóa nhòa trong phần trăm quảng cáo. Đó là kiểu kinh doanh thô sơ nhất.

Bạn tôi làm phóng viên ở vài tờ báo lớn. Ở các mảng như doanh nhân, doanh nghiệp, thường sẽ luôn có nhân viên phòng quảng cáo của báo gọi điện thoại hỏi: “Em ơi, em viết bài về anh A đó rồi, em cho chị số điện thoại ảnh chị mời ảnh mua trang số tới báo mình.” – Phóng viên bị đẩy vào thế kẹt khi tờ báo muốn hợp tác với nhân vật mà họ đang tìm hiểu.

Chuyên nghiệp hơn, nhiều báo lớn sẽ thiết lập hẳn một series bài ca ngợi doanh nghiệp. Đổi lại, doanh nghiệp trả tiền chạy loạt bài, tiền đặt banner, tiền chạy ad trên các kênh khác của báo. Phần banner, ad chẳng có gì để bàn, vì nó là hoạt động quảng cáo thông thường. Nhưng đa số các “series bài ca ngợi doanh nghiệp” này được báo tinh tế đặt thẳng vào trang nội dung, với những cái tên xinh đẹp “Doanh nghiệp thời mở cửa”, “doanh nghiệp triển vọng”, “Khởi nghiệp”. Người thực hiện các trang này có thể được báo phân công – và họ làm phóng viên của tờ báo. Trang nội dung đã bị thỏa hiệp và can thiệp bởi số tiền chi vào tay phòng quảng cáo.

Cấp độ cao hơn của tiền bạc chi phối nội dung là khi phòng truyền thông của tờ báo cùng doanh nghiệp đó chạy một loạt bài PR không thể hiện thương hiệu. Đó có thể là tuyến bài nói về cà phê bẩn kinh tởm đầy hóa chất giết người tiêu dùng. Là tuyến bài về thịt heo tiêm đầy chất tăng trọng. Là tuyến bài nói về rau trồng bằng nước có nhiễm kim loại nặng.

Hiện thực này có thật không? – Có thể có. Nhưng hiện thực này được trình bày trước một chiến dịch tung cà phê nguyên chất, thịt heo hữu cơ, rau sạch an toàn… là một hiện thực bị thỏa hiệp với động cơ đẩy người tiêu dùng vào nỗi sợ phải tiêu tiền. Loại nội dung này có thể nằm ở bất cứ trang nào của tờ báo: điều tra, phóng sự, thời sự, xã hội, kinh doanh, môi trường, nông nghiệp. Nội dung đã bị tờ báo “bán toàn thây” cho doanh nghiệp – vì mục đích của riêng họ.

Thân mật hơn, tờ báo bán quảng cáo cho một tập đoàn nguyên năm hoặc vài năm. Mỗi khi tập đoàn có scandal, nhân viên truyền thông sẽ gọi phòng quảng cáo, hoặc gọi thẳng sếp lớn nội dung, bảo mấy anh gỡ dùm em bài. Các sếp và phòng quảng cáo có to như trời thì cũng ngại đối tác khổng lồ mất vui, nhất là tiền quảng cáo nhiều quá, nên thôi cũng du di gỡ hẳn cho đẹp. Đó là khi người đọc tự hỏi về những scandal của Vingroup, của Vietnam Airlines, Tân Hiệp Phát… sao cứ lặng lẽ biến mất dần khỏi trang tin hàng ngày như tan thành sương khói.

Ngoài các cấp độ chính thức ở trên, còn một nhóm khác: đó là những phóng viên có kết nối riêng để chạy bài doanh nghiệp cần, có đường dây riêng để chạy loạt bài đánh công ty này, chữa lỗi cho công ty khác. Những phóng viên này không hoạt động một mình – vì cơ bản để nội dung lên trang được còn có biên tập, trưởng ban, thư ký tòa soạn… làm sao để bài chạy thẳng lên trang thì phải lót đường đầy đủ mới đi được.

Đó là khi ta biết về những sếp xếp sóng cho bản tin đi hay không đi, duyệt cho tin lên hay cắt bỏ, cho tuyến bài tới hay ngừng lại. Tiền này không đi vào phòng quảng cáo, mà đi về tay nhóm người chi phối nội dung chủ động. Mới đây, ở vụ Asanzo nhiều người thấy tin nhắn của ông Vân Trường nhắn cho ông Tam Asanzo. Tin nhắn riêng. Xử lý nội dung ra sao. Làm sao để xử lý. Cách làm đó nằm trong hạng mục này.

Đó là hệ quả của một hệ thống quản lý tòa soạn mà tiền bạc liếm vào tất cả nội dung trang báo. Tiền bạc là sống còn của tờ báo. Nó bóp méo nhân phẩm và giá trị mà người đọc dành cho tờ báo. Nhưng tờ báo có lẽ quên mất một điều: Thứ khiến cho doanh nghiệp bỏ tiền đi mua quảng cáo là vì tờ báo có một “bể” người đọc đủ lớn để họ quảng bá thương hiệu. Không có đám người đọc lau nhau đó, chào quảng cáo ai mà mua.

Giống như bà nhân viên phòng tin ở Bloomberg News nói, là “làm sao các nhà đầu tư còn tin tưởng mà mua tài khoản tin tức?”

Chuyện này cũng như quả trứng với con gà vậy. Không tiền thì không sống được. Có tiền thì bán nội dung cho doanh nghiệp. Bán nội dung cho doanh nghiệp thì người đọc bỏ đi. Người đọc không thèm đọc nữa thì ế báo. Ế báo thì không ai thèm mua quảng cáo nữa. Sự sinh diệt của tòa soạn có như vậy thôi.

Mà chuyện tách rời quảng cáo, tiền bạc khỏi phòng nội dung, nghe phức tạp như câu hỏi “làm sao tách tim khỏi não”, nhưng thực ra dễ trả lời vô cùng: Đó là khi tòa soạn biết liêm sỉ đừng bảo phóng viên đi chào bán mấy trăm tờ báo cho doanh nhân thành đạt, đừng lén lút xóa cái tin scandal khỏi trang thời sự, đừng lập hẳn một phòng truyền thông (xài nhân sự là phóng viên) và kiêm vào đó cả ca ngợi lẫn đánh đấm trên trang nội dung, đừng để bản tin hàng ngày xuất hiện vì sự quyết định của một nhóm người quyền lực cưỡi trên đầu tất cả.
Thì khi đó bản tin độc lập chắc là sống nổi. Như cái đài radio bé xíu tôi ghé thăm kia, sống 50 năm chẳng cần chính phủ cấp dưỡng nuôi ăn vẫn có đủ đội phóng viên chạy tin làm bài hàng ngày cho người đọc.

À mà kể đến đây thì nghe như chuyện hoang đường rồi, nên thôi vậy.

Khải Đơn







HỘI THẢO ĐÈN CÙ (Nguyễn Đình Cống)




Nguyễn Đình Cống
31/07/2019

Đảng CSVN lập kỷ lục thế giới về viết nghị quyết (NQ). Mọi việc, dù lớn, dù nhỏ, dù thuộc bất kỳ lĩnh vực nào đều viết được thành NQ . Mà NQ nào cũng dài. Xét riêng từng chữ, từng câu của mỗi NQ thì khá hay, khá đúng, nhưng xem toàn bộ thì chỉ là một đống ngôn từ trống rỗng.

Đảng đã tạo ra thói quen về NQ. Cấp trên lo soạn thảo, thông qua, ban hành NQ. Cấp dưới trông chờ, học tập, thảo luận. Nhưng rồi phần lớn chỉ dừng lại ở đó.

Ngoài kỷ lục về NQ thì chắc rằng ĐCSVN còn là tổ chức chính trị lập kỷ lục về các cuộc hội thảo (HT) lý luận giữa các đảng . Xin kể qua một số HT gần đây (từ năm 2015):

+ Tháng 6/2015 – lần 11 của 2 Đảng VN và TQ, tại Thượng Hải, Đinh Thế Huynh TĐ.

+ Tháng 7/2015 – lần 3, Đảng CSVN và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, tại Hà Nội, ông Đinh Thế Huynh TĐ.

+ Tháng 12/2016 – lần 12, VN và TQ tại Hà Nội, ông Phạm Minh Chính TĐ.

+ Tháng 5/2017 – lần 13, VN – TQ tại Trịnh Châu – TQ, ông Võ Văn Thưởng TĐ.

+ Tháng 8/2017 – lần 5, VN và Lào tại Phú Quốc, ông Võ Văn Thưởng TĐ.

+ Tháng 7/2018 – lần 14, VN và TQ – tại TP HCM, ông Võ Văn Thưởng TĐ.

*Tháng 7/2018 – lần 6, VN và Lào tại Vietiane.

+ Tháng 11/2018 – lần 4 giữa ĐCSVN và ĐCS Cu Ba, tại Cu Ba. Ông Nguyễn Xuân Thắng TĐ

+ Thảng 7/2019 – lần 15 giữa VN và TQ tại Quý Dương, Trung Quốc, Ông Võ Văn Thưởng TĐ.

+ Tháng 7/2019 – lần 7 giữa VN – Lào tại Quảng Bình.

Nếu chỉ căn cứ vào tổng kết các cuộc HT thì bây giờ ĐCSVN phải chiếm vị trí hàng đầu về lý luận, về triết học trên thế giới. Nhưng tôi cho rằng đó chỉ là những HT đèn cù. Ở các HT đó, người ta tự ca tụng và ca tụng nhau là sáng suốt, đổi mới, nhưng thật ra chỉ nhắc lại những điều cũ rích, nhàm chán, những việc được xem là đổi mới thật ra chỉ là sửa sai hoặc làm theo.

HT lần thứ 15 giữa VN và TQ có tiêu đề: Một số vấn đề có tính quy luật trong quá trình hiện đại hóa Xã hội chủ nghĩa. Tại buổi khai mạc, ông Võ Văn Thưởng đã đọc bài phát biểu đề dẫn: Những vấn đề có tính quy luật trong quá trình hiện đại hóa Xã hội chủ nghĩa.

Ông Võ Văn Thưởng dẫn phái đoàn qua Trung Quốc dự Hội thảo lý luận lần thứ 15 với ĐCSTQ trong tháng 7.2019. Ảnh: Lương Tuấn/ PV TTXVN ở Trung Quốc

Ở VN hiện nay chỉ mới có tên nước Cộng hòa XHCN, nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Còn theo ông Nguyễn Phú Trọng thì đến cuối thế kỷ này không biết đã có CNXH hay chưa. Phải có nó đã rồi mới có quá trình hiện đại nó và mới phát sinh vấn đề có tính quy luật về nó. Đang mò mẫm để xây dựng nó, càng cố công dựng lên chỗ này thì sụp chỗ kia và có dự báo sự sụp đổ toàn diện là khó tránh khỏi. Thế mà người ta tìm ra được “Vấn đề có tính quy luật…” thì phải chăng là tiên tri đại tài. Tiên tri hay đại bịp. Không khéo đó chỉ là sản phẩm của những đầu óc rối loạn vì hoang tưởng.

Tôi cố tìm mà chưa tìm được nội dung toàn bài phát biểu của ông Thưởng. Phải chăng cần giữ bí mật. Căn cứ vào quan điểm và những phát biểu gần đây của ông Thưởng, tôi đoán ông không bỏ lỡ cơ hội để trình bày về: Kiên trì Chủ nghĩa Mác Lê, tăng cường đấu tranh tư tưởng với các thế lực thù địch, xiết chặt mạng truyền thông xã hội, đổi mới toàn diện nhưng thực hành có trọng điểm, củng cố và làm trong sạch Đảng bằng các NQ, đặc biệt là NQ về nêu gương, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế tư nhân, kịp thời nắm bắt thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, là xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân v.v…

Trong thời gian HT, xảy ra sự kiện tàu TQ xâm lấn Bãi Tư Chính. Về việc này ông Thưởng không thể giữ im lặng mà có lên tiếng, đề nghị hai bên cần thực hiện tốt những nhận thức chung đã đạt được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thỏa thuận; giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình. Đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển theo luật pháp quốc tế.

Ông Thưởng cũng chỉ nói được đến thế thôi.

HT lần 7 Lào -Việt có chủ đề “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong tình hình mới”. Đại diện Lào, ông Phithoune phát biểu đề dẫn, nhấn mạnh việc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Tại buổi khai mạc, ông Võ Văn Thưởng, trưởng đoàn của phía Việt Nam phát biểu, cho rằng HT có ý nghĩa hết sức quan trọng khi 2 Đảng đang tổng kết lý luận và thực tiễn, chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc của mỗi Đảng.

Qua phát ngôn về sự cấp thiết và quan trọng của việc làm trong sạch, vững mạnh đảng và hệ thống chính trị đã để lộ ra, đã phải tự công nhận là các tổ chức đó đang chứa đựng sự rối loạn, rệu rã.

Đúng là phải làm trong sạch, vững mạnh tổ chức. Việc này không phải đến bây giờ mới nói đến mà đã có từ nhiều năm trước. Thế mà càng làm càng rối rắm thêm. Vì sao vậy? Vì chọn sai nguyên lý và phương pháp, vì vẫn bám chặt vào một thứ sai lầm, chứa nhiều độc hại là Chủ nghĩa Mác Lê.

Hội thảo mà vẫn bám vào Mác Lê thì chỉ là HT đèn cù. Nếu qua HT mà có tìm ra được cái gì thì chẳng qua thay sai lầm này bằng sai lầm khác, mới hơn mà thôi. Mỗi HT đèn cù đều tiêu tốn khá nhiều tiền thuế của dân. Nên bỏ các HT như vậy, hãy tìm và thực hiện những cách làm có hiệu quả hơn.




NỖI BUỒN LỊCH SỬ Ư? XIN GÓP MỘT VÍ DỤ LÀM NÊN NỖI BUỒN ĐÓ (Tương Lai)




29/07/2019

Báo chí nhà nước dồn dập đưa tin về “nỗi buồn lịch sử trước kết quả tệ hại của điểm thi môn sử. Xin chia sẻ với các nhà báo về nỗi buồn ấy khi họ được phép lên tiếng – trong giới hạn cho phép – về nguyên nhân của kết quả tệ hại kia đã làm nên nỗi buồn ấy bằng một câu chuyện “bốc thơm” nho nhỏ tại một trường Đại học lơn lớn nọ.

Theo dõi mục đưa tin kèm theo những trích đoạn phát biểu một số nhân vật được chọn để phát biểu trên VTV1 thì thấy có cái ông nọ, với một chức danh khoa học rất hoành tráng đã chớm đụng vào cái nguyên nhân cốt lõi của cái kết quả tệ hại trên. Thật đáng tiếc là nhà khoa học ấy chỉ chớm đụng rồi tịt ngóm khi công chúng đang chờ một tiếng nói có trách nhiệm mà họ muốn nghe ở ông ta. Không hiểu có phải “nhà đài” sợ nồi cơm bị đe doạ mà cắt phụt đi, hay nhà khoa học kia sợ vạ miệng – khi ông ta là người, hình như đang đứng đầu giới có thẩm quyền về bộ môn khoa học lịch sử đang được giảng dạy trong nhà trường – nên cười duyên rồi ngừng lại ở cái cục ung thư “giáo điều ý thức hệ”đã di căn khắp nơi và là cội nguồn tạo ra nỗi buồn lịch sử – nơi bị xuyên tạc, nói dối, biến giả thành thật – nhiều nhất.


Ông “giáo sư tiến sĩ khoa học” này trong khá nhiều trường hợp đã tỏ ra đứng đắn và đôi lúc khá can đảm để cho thấy ông ta là một người tử tế, mạnh dạn đưa ra được một vài nhận định, bình luận sắc sảo, kể cả trong những bình luận ngẫu hứng với “Những bài ca đi cùng năm tháng” được dàn dựng khá công phu trên Tivi, khiến tôi mừng thầm trong bụng “may vẫn còn được vài người”. Ấy thế rồi nỗi mừng ấy bị hụt hẫng khi diện mục sở thị ông hớn hở tụng ca một nhân vật cỡ bự hạ cố đến thăm trường cũ, để ông GS.TSKH kia tươi cười đưa ngài đến trước cái tủ kính “bày hàng” có bản “luận án tốt nghiệp đại học” thời hàn vi của ngài với những lời có cánh, bốc thơm “sự kiện lịch sử” ngài tổng chủ chưa quên thuở hàn vi! Một chi tiết vụn vặt trong xô bồ hiện tượng giữa cuộc đời nhưng lại nặng trĩu sự nhầy nhụa của những gì làm nên nỗi buồn kịch sử kia.

Vì lẽ gì? Vì trí lự và nhân cách của nhân vật được bốc thơm với bản luận án tốt nghiệp được trưng bày trong tủ kính của một trường Đại học Quốc gia nọ là một chi tiết sống động góp vào “nỗi buồn lịch sử” ấy. Đề tài của luận án tốt nghiệp kia gắn liền với một nhà thơ cách mạng từng viết: “Và nghìn thế hệ đứng sau đây. Đương nhìn ta đó! Đi đi bạn. Cất nhẹ thân lên giữa phút này” thì đúng vào “giữa phút này” – khi lớp sinh viên đại học theo tiếng gọi của đất nước khoác súng ra chiến trường – thì chàng tuổi trẻ của thuở hàn vi ấy đã nấp sau một chục trứng gà để lẩn trốn việc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mặc cho ai “đương nhìn ta đó”.

Ai nhìn, xin hỏi bạn cùng lớp với ngài! Nếu muốn liền mạch mà trở về cái trí lự từ buổi thiếu thời thuở ngài còn ngồi trên ghế nhà trường Phổ Thông mà thầy Phạm Kế là giáo viên dạy văn lớp “trò lú” này học, từng vui chuyện kể với bạn bè khi biết tin ngài giữ trọng trách trên lĩnh vực tư tưởng và báo chí của Đảng, mọi người đã phá lên cười cho cái sự đời “như cái lá đa, đen như mõm chó, chém cha sự đời” (lúc ấy anh Phạm Kế – bạn tôi – đã chuyển về báo Nhân Dân và sau đó về làm cán bộ chuyên trách của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Chắc là chàng tuổi trẻ nọ vốn không phải thuộc “dòng hào kiệt” nên chàng không “xếp bút nghiên theo việc đao cung” nhưng lại “mong tiến bệ rồng” (1) nên tuy lú nhưng lại láu, bèn dùng nghiệp viết để lách lên để cố sao cho lọt được mắt xanh “nó cũng con nhà nghèo, được cái hiền lành, dễ bảo. Như vậy là từ thuở “hàn vi”, bằng cái nết “láu vặt” ấy chàng tuổi trẻ trở thành “nhân vật lịch sử” sẽ nói ở dưới.

Phải dài dòng nhắc lại cái chuyện vặt không đáng nhắc này, nhưng rồi buộc phải làm cái việc “chẳng đặng đừng” ấy chỉ vì muốn dẫn ra một ví dụ cỏn con trong việc tô son điểm phấn cho một sự kiện về một nhân vật, thì cứ tạm cho là “nhân vật lịch sử” đi, rồi là vĩ nhân hay tội đồ thì lịch sử sẽ phán định. Khổ nỗi sự đánh bóng mạ kền của nhà “khoa học” về lịch sử, lại là người đang ở một ví trí có thẩm quyền trong giới sử học để đưa ra những kiến giải mang tính khoa học về những sự thật lịch sử, cho dù đây chỉ là một trò vặt có toan tính của kẻ tham quyền cố vị, bằng cái tài “láu vặt” của thuở hàn vi đã biết cách tự PR cho bản thân mình nhằm thực hiện dục vọng “mong tiến bệ rồng” mà vừa âm thầm vừa trắng trợn, bẩn thỉu và tàn bạo để giành giật quyền lực. Bởi vậy mới nói sự tung hô nịnh bợ kia xem ra có sức nặng góp vào “nỗi buồn lịch sử” này!

Thật ra thì cũng chẳng cần nghiêm trọng hoá quá việc vặt này làm gì ngoài cái logic bài viết cần đến. Chuyện bốc thơm để làm dậy mùi hay hạ bệ một cách oan uổng những nhân vật lịch sử thì xưa nay đâu có hiếm. Phải chăng vì thế mà cái chuyện hy hữu về bản lĩnh và khí phách của bốn anh em đều là quan thái sử nước Tề xưa kia đã ngửa cao đầu chịu chém chứ không chịu thò bút sửa câu mà người anh cả của họ đã viết “Thôi Trữ giết vua của mình là Tề Trang Công”.

Sử xanh lưu truyền một khát vọng về tính trung thực của lịch sử. Khát vọng ấy quá khó để thực hiện, vì “tính chính danh” của một triều đại, một chế độ luôn hàm chứa trong nó những nghịch lý. Thì đến bộ sử được xem là Quốc sử của ta cũng có nhiều những nghịch lý khó tránh khỏi ấy chứ nói gì đến chuyện khó tránh của cái ông giáo sư tiến sĩ khoa học đứng đầu chuyên ngành lịch sử nọ.

Một công trình tập đại thành nhiều bộ sử do nhiều nhà sử học của các đời biên soạn, từ Lê Văn Hưu đời Trần, qua Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh đời Lê sơ, đến Phạm Công Trứ, Lê Hy đời Lê Trung hưng, cùng những người cộng sự với họ, được công bố vào năm 1697 dưới triều Lê Thánh Tông. Xin gợi ra một ví dụ nhỏ: Ngô Sĩ Liên, “sử quan” trong “Sử quán” của triều Lê, người giữ một vai trò quan trọng trong quá trình biên soạn đương nhiên phải lấy tư tưởng chính thống của đương triều làm chuẩn cho mọi tuyển chọn, ghi chép và thẩm bình những hiện tượng và sự kiện được ghi vào lịch sử.

Dưới ngòi bút của một nho gia như ông, tư tưởng và những thành tựu rực rỡ của Phật giáo Lý, Trần bị coi nhẹ, thậm chí “hạ bệ” những thành tựu đã đánh dấu một giai đoạn vẻ vang trong lịch sử dân tộc. Ngô Sĩ Liên phê Lý Thái Tổ, người “có mưu lược của bậc đế vương duy có việc ham thích đạo Phật, đạo Lão là đáng trách”. Ông khen Trần Nhân Tông là có tư chất nhân, minh, anh, võ nhưng lại chê rằng “chỉ có việc xuất gia là không hợp đạo trung dung, là cái lỗi của bậc hiền giả”! Cũng dưới cái tính “chính danh” mà nhiều ngòi bút viết sử đã gọi việc phế bỏ một triều đại đã mất hết vai trò vào buổi mạt kỳ tất yếu phải cáo chung, một triều đại mới thay thế để lịch sử được đẩy tới về phía trước, lại thường bị gọi là “soán ngôi”, là “thoán nghịch”.

Và rồi sự vận động của lịch sử tuân theo cái quy luật nghiêm khắc của nó, những quan điểm gọi là “chính thống” nhằm “để tôn chính thống mà nén tiếm nghịch” ấy cũng sẽ bị loại bỏ khi một triều đại sụp đổ. Cho nên, nếu lấy yêu cầu của sự phát triển của lịch sử làm điểm quy chiếu thì không thể tuỳ tiện và vội vã nhìn nhận một triều đại mới là “thoán nghịch và soán ngôi” như cách mà nhiều sử gia phải viết theo quan điểm chính thống. Thì chẳng phải là Ngô Sĩ Liên đã xác định rất rành rọt đó sao: “Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chủ yếu là để ghi chép sự việc. Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời”!

Chính vì có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời ấy mà một cây bút có “oai tín” ở Tạp chí Cộng sản nọ vốn rất được lòng Nguyễn Phú Trọng đã không ngần ngại bốc thơm “cái hàm răng quyền lực” (3) của ngài “Tổng Chủ” đã ngoạm tuốt cả hai chức danh cao nhất của cả đảng và nhà nước. Ngòi bút, mà dân Hà Nội tặng cho một cái danh xưng quá chuẩn, hiềm vì không được “nhã” cho lắm nên chẳng tiện gọi ra đây, đã huyênh hoang nói về chuyện “Tổng” kiêm luôn “Chủ” ấy là vì “lịch sử đã chuẩn bị, đã mở đường đi cho nó, chỉ có điều chúng ta chưa cảm nhận thấy hết và không hình dung nó nhanh như chúng ta… mong đợi thôi”.(2)

Xem ra sự nịnh bợ và sự lố bịch có chung một mẫu số! Ước làm sao mà mỗi chúng ta thực hiện được mong mỏi của Einstein “Hãy có can đảm để đại diện một cách nghiêm túc những niềm tin đạo đức trong một xã hội đầy rẫy những kẻ vô liêm sỉ” để khỏi bị bôi bẩn trí tuệ vì những lời hoa mĩ rỗng tuếch án ngữ trên tờ Tạp chí Cộng sản nọ cũng như bao tờ báo “chính thống” khác mà tôi đã có dịp phân tích trong cuốn “Mênh mông thế sự để gió cuốn đi 2018” ở trang 307. Chính những tờ gọi là “siêu báo” đầy quyền lực này đã góp phần không nhỏ vào việc bóp méo và xuyên tạc lịch sử. Trách gì con em ta không muốn, không thích bộ môn lịch sử, trách gì các cô giáo thầy giáo dạy lịch sử không hào hứng gì với bộ môn gọi là “khoa học lịch sử” này.

Nhặt ra chuyện vặt bốc thơm một kẻ vô liêm sỉ trong một thời đoạn xã hội “đầy rẫy những kẻ vô liêm sỉ” chỉ nhằm nói đến cái nguyên nhân cần được xem là nguồn cội của nỗi buồn lịch sử nói trên. Để, từ chuyện vặt ấy mà soi lại cái thực trạng nhầy nhụa của hiện tượng “lộng dả thành chân” (Từ điển Hán Việt Đào Duy Anh viết rõ là dảchứ không là giả), nói vậy mà không phải vậy thường thể hiện trong ngôn từ của những kẻ đang thao túng bộ máy quyền lực. Họ không dám nhìn vào sự thật, càng không thể nói đúng sự thật. Vì, nếu nói sự thật thì tự chửi vào mặt mình.

Hãy đưa ra chỉ một chuyện: từ thời Nguyễn Văn Linh với tầm mắt thiển cận của một tổng bí thư gắn liền với tính cách hẹp hòi, định kiến và đố kỵ, đã hốt hoảng trước sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tác động trực tiếp đến đảng của ông ta và lay đổ cái ghế quyền lực mà ông ta giành được trong một “tình thế” rắc rối nội bộ, nên đã vội vã vồ lấy 16 chữ “vàng” bịp bợm của Giang Trạch Dân để chui đầu vào cái thòng lọng của “người đồng chí cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” dẫn tới sự kiện Thành Đô nhục nhã. Và từ đấy, những hành động xâm lược dã man và thâm độc của kẻ thù nay buộc phải nâng niu là “đồng chí” đang cùng “lý tưởng tương thông, vận mệnh tương quan” nên cấm tiệt nói rõ cái sự thật ê chệ và nhục nhã ấy.

Thế là cái truyền thống quật cường chống ngoại xâm phải buộc lùi sâu vào dĩ vãng để chỉ còn tôn thờ kẻ thù nay được Nguyễn Văn Linh rồi tiếp theo đó là những Phiêu, Mạnh, Trọng, nhất là càng về cuối mạt triều của chế độ toàn trị phản dân chủ với Mạnh và Trọng hèn hạ cam chịu thân phận chư hầu, thì nói đến yêu nước chống Trung Quốc xâm lược là phạm vào trọng tội. Một cách đổi trắng thay đen ấy đã đủ là một sự phản bội tổ quốc, chà đạp lên sự nghiệp bao đời của cha ông mở nước, dựng nước và giữ nước, giày xéo lên từng thước núi, tấc sông từng hòn đảo, từng vụng biển thấm đẫm bao nhiêu máu những người con ưu tú của đất nước.

Chúng làm sao dám nói lên sự thật ấy. Vì nói sự thật tức là thừa nhận tội ác chúng đã gây nên để quyết bám giữ cái ghế quyền lực của chúng. Chẳng trách mà ai đó đã đưa ra một đòi hỏi phũ phàng phải thường xuyên thay các “chính khách” như phải thay tã lót vậy. Còn Shakespeare thì kêu lên: “đổi đen thành trắng, biến xấu thành tốt, biến kẻ gian thành người ngay, hèn hạ thành cao sang, già cả thành trẻ trung, khiếp nhược thành dũng cảm. Đó là cái gì, hỡi các đấng thần linh bất tử?”. (3)

Không chỉ thế đâu thưa đại văn hào Shakespeare, thời Mạnh “răng chắc” còn dám làm những điều tệ hại như đòi đục bia ghi tên liệt sĩ, đập tượng nữ anh hùng chống Trung Quốc xâm lược đã dựng tại một trường học ở Lạng Sơn. Hắn dửng dưng với sự hy sinh của các các liệt sĩ tại Gạc Ma, khi có yêu cầu được tìm hài cốt liệt sĩ nơi tàu đắm tại đây, hắn đã thản nhiên gạt đi: “Cứ để họ nằm đấy đã, có sao đâu”! Rồi, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, cũng cùng luận điệu, Trọng “tổng chủ” trong cuộc gặp mặt với đại biểu chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu ngày 21.7.2019 vừa rồi, đúng lúc lòng dân đang dậy sóng phẫn nộ về hành động xâm lược ngang ngược của Trung Quốc trên Bãi Tư Chính thuộc lãnh hải Việt Nam, Trọng không mảy may nhắc đến sự kiện nóng bỏng này. Ông ta chỉ phủ dụ các chủ tịch công đoàn tiêu biểu “cần chú trọng giáo dục bản lĩnh chính trị, tăng cường sức đề kháng trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh, trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”! (theo Chinhphu.vn, 19:36, 21/7/2019).

Điều răn dạy của ông cho thấy nỗi ám ảnh đáng sợ nhất trong đầu Trọng là làn sóng phẫn nộ của lòng dân đang dâng trào. Hãy đọc vài dòng trên mạng: “Ông chỉ chăm vào việc củng cố quyền lực cho phe cánh của mình mà bỏ rơi chủ quyền đang lâm nguy, Bãi Tư Chính đang bị xâm phạm ông bỏ đi đâu mấy tháng nay mà không có một lời… sự thể tồi tệ là não trạng đu dây chính trị vẫn bị nén chặt trong cái đầu bí bách và bế tắc” của ông.

Một phân tích rất sắc sảo của blogger Nguyễn Anh Tuấn đã lột trần não trạng và tâm địa của Trọng: “Vừa phải tỏ vẻ thần phục Trung Cộng để mua thời gian, vừa phải tìm mọi cách chứng tỏ với quốc dân rằng sự thần phục đấy chỉ là hình thức, là chiến thuật ngoại giao khôn khéo để cho thấy là họ vẫn xứng đáng nắm quyền. Họ kỳ thực rất sợ kịch bản bị đánh chiếm đảo, hoặc ngay cả là mất dàn khoan, bởi nó sẽ khiến: Một là quét sạch tính chính danh cầm quyền của họ chính trên nền tảng mà họ xây dựng; con dao chủ nghĩa dân tộc bài Tàu mà họ mài dũa lâu nay rất có thể sẽ “cắt” họ bằng cái lưỡi thứ hai của nó, và Hai là không để cho họ lựa chọn nào khác ngoài việc phải sát lại với Mỹ và Tây phương và chịu mọi áp lực cải cách chính trị từ đó – đồng nghĩa với việc quyền lực độc tôn của họ sẽ bị đe dọa. Tình thế lưỡng nan này giải thích cho thái độ bất nhất thể hiện qua cả phát ngôn lẫn hành động của giới lãnh đạo.. sự bất nhất này thể hiện sự lúng túng của những người lãnh đạo mang tư duy nhiệm kỳ, chỉ nhằm mục đích mua thêm thời gian, trì hoãn một cuộc xung đột không sớm thì muộn sẽ đến. Họ chỉ mong cuộc xung đột ấy không đến trong nhiệm kỳ của mình, để trốn tránh trách nhiệm với quốc gia, với lịch sử”.

Trong thế lưỡng nan nhả chẳng ra cho nuốt chẳng vào ấy, khi đối diện với tổ chức Công đoàn, nỗi ám ảnh về quyền tự do lập hội, choáng hết chỗ trong đầu óc vốn đã lú lẫn của Trọng “tổng chủ” tìm cách đối phó, còn đâu chỗ cho nỗi lo toan về những hiểm nguy trên khu vực thuộc chủ quyền lãnh hải và thềm lục địa của đất nước ở Biển Đông. Nỗi ám ảnh về một trong những thành tố thiết yếu của xã hội dân chủ là các thành viên của nó có quyền “bày tỏ quan điểm chính trị, tham gia vào các mục tiêu văn học và nghệ thuật và các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa khác, tham gia vào việc thờ phụng tôn giáo và các niềm tin khác…” mà Lời nói đầu của Nghị quyết 15/21 của Hội đồng Nhân quyền đã ghi rõ.

Cái não trạng của kẻ muốn duy trì một chế độ toàn trị phản dân chủ, buộc mọi suy nghĩ và hành động của mọi công dân phải răm rắp tuân theo cái gậy chỉ huy hắn đang nắm sẽ chẳng thể nào cam chịu thực hiện những điều ghi trong Công ước số 87 – Công ước về quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức, 1948 mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Đặc biệt là Điều 3 và điều 4 quy định rằng: “Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó… Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động không thể bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ”.

Cùng hội cùng thuyền với kẻ “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa”, khi nhân quyền đã trở thành khái niệm đáng sợ nhất đối với nhà cầm quyền Trung Quốc như một nhà báo Hồng Kông vừa viết trên Epoch Times, Trọng cũng đang bị ám ảnh bởi nỗi sợ ấy của quan thầy. Bởi vậy, chuyện Trọng không mảy may lên tiếng về bọn xâm lược đang ngang ngược hoành hành trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam khiến lòng dân đang sục sôi thì chẳng có gì lạ cả. Không chỉ tại cuộc gặp đại diện Công đoàn ngày 24.7, mà trong cuộc chủ trì buổi họp của Tiểu ban Chỉ đạo Chống tham nhũng, Trọng đủ sức để cao đàm khoát luận rất chi là mạch lạc những răn dạy khá hùng hồn đầy tính hăm doạ dành cho những “củi” đã, đang, và sẽ bị tống vào “cái lò bát quái” của ông ta, nhưng vẫn tuyệt đối không hé một lời về kẻ cướp đang xâm lấn chủ quyền đất nước! Ai đó đã viết đúng, nếu không thế thì đã không là Trọng! Đã có lời bình rằng chưa chừng cái não trạng của một kẻ vừa thoát khỏi một cú gục ngã chí mạng mà nguyên nhân vẫn còn mờ mờ ảo ảo đang lây nỗi sợ “phùng cửu tất loạn” (4) của quan thầy họ Tập ám ảnh cũng nên. Từng phải mượn “kim cang quyền ấn” để tự trấn an khi đi bên cạnh quan tài Trần Đại Quang thì lối suy diễn nói trên cũng chẳng phải là vô căn cứ. Trong tình thế nước sôi lửa bỏng khi Trung Quốc ngang ngược tiếp nối hành động gây hấn, tạo ra cuộc khủng hoảng sự kiện Tư Chính trong ba năm liền 2017, 2018 và 2019 hiện nay thì Trọng vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách “đu dây chính trị” mà thực chất là sự luẩn quẩn bế tắc về đường lối, vừa muốn độc chiếm tính chính danh nấp sau cái chiêu bài đại diện cho nhân dân, cho đất nước, vừa muốn duy trì lợi ích của chính mình và phe nhóm. Nổi rõ lên và là nhân tố chi phối sự luẩn quẩn bế tắc đó là cuồng vọng tham quyền cố vị của Trọng đang phơi bày ra quá lộ liễu! Điều này thì xem ra cũng là đúng “quy luật” thôi.


Cứ mở Hoàng Lê Nhất Thống Chí ra mà đọc để rồi nghiệm ra rằng, lịch sử dường như lặp lại. Vào buổi mạt triều chúa Trịnh Sâm “từ mấy năm nay, bệnh của chúa vẫn thường hay phát trở lại. Khi thì một tháng, khi thì nửa tháng, mỗi lần bệnh phát thường nguy kịch, nhưng dần dần cũng lại khỏi” (tr.27). “Bảy viên đại thần ngày đêm túc trực ở trong phủ, chia nhau coi sóc mọi việc” (tr.32). Hết thảy mọi việc trong thiên hạ đều do một tay Quận Huy quyết định, không có ai bàn qua nói lại gì hết. Nguyên sáu người kia, không phải hết thảy đều một lòng với Quận Huy cả. Chẳng qua thấy họ có địa vị và danh vọng, nên Quận Huy mới lôi kéo họ vào cùng cánh với mình để họ khỏi có ý khác mà thôi” (tr.33). Vì vậy mà có câu Sáu ông cố mệnh ngẩn ngơ, Để cho Huy Quận vào rờ chính cung”. Và dân gian thì đặt vè nói về sự đổ nát thê thảm của một vương triều “Đục cùn thì giữ lấy tông, đục long, cán gẫy còn mong nỗi gì” (nhằm chỉ phe đảng theo sự thao túng của thế lực Đặng Thị Huệ xúi giục phế bỏ Trịnh Tông là con trưởng để lập Trịnh Cán là con út làm thế tử) (tr.27 và tr.34) . Trịnh Sâm ngồi trên ngai được 16 năm.

Dẫn chuyện xưa để nối kết với chuyện nay bình về thời cuộc của một ngòi bút sắc sảo vừa dẫn ở trên: “chỉ vì luyến tiếc thứ quyền lực độc tôn cho cá nhân, gia đình và đảng của họ. Nếu tiếp tục những giải pháp tình thế nhằm kéo dài thời gian như lâu nay, mà không có bất kỳ ý hướng cải cách sâu rộng quốc gia nào, họ chỉ có thể chuốc lấy thất bại nhục nhã và ghi tên mình trên những dòng ô danh của lịch sử nước nhà”. Lịch sử rất công minh và sòng phẳng. Vì vậy, cái sọt rác của lịch sử chứa đầy những tội đồ buôn dân bán nước một thời diễu võ giương oai, rồi sớm phải nhận thêm những tội đồ mới đang hèn với giặc, ác với dân với bao mưu ma chước quỷ trong cuộc đấu đá tranh giành quyền lực phải tự cáo chung để lịch sử đi tới.

T. L.

---------------------------

Chú thích:

1. Chinh phụ ngâm: “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt. Xếp bút nghiên theo việc đao cung. Thành liền mong tiến bệ rồng…”

2. Mênh mông thế sự để gió cuốn đi 2018. trang 294 dẫn theo Vietnamnet ngày 4.10.2018

3. Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 73. 2019

4. Mênh mông thế sự để gió cuốn đi 2017. Trang 238

5. Lịch sử đương đại của Trung Quốc ghi nhận rằng cứ 10 năm, vào năm kết thúc bằng số 9, lại xảy ra một sự kiện chính trị, xã hội lớn. Đây dường như đã trở thành qui luật lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà không phải là mê tín, theo nhà phân tích Thái Văn Văn đăng trên Epoch Times.
Ngày 26.7.2019






View My Stats