Saturday, 31 August 2019

PHẢN ĐỘNG Ở BỂN & PHẢN ĐỘNG Ở TA (Dương Quốc Chính)




31-8-2019


Em Hoàng Chi Phong và em gái gì xinh xinh là đồng chí của Phong vào tù ra khám mà hiên ngang như đi siêu thị. Nhiều người VN cảm thán đại ý là sao mà các em có thể dũng cảm như vậy?

Jushua Wong và Agnes Chow. Ảnh: internet

Viết ra điều này không phải để hạ thấp vai trò của các em, mình chỉ muốn cho mọi người thấy là làm Cách mạng ở các nước Dân chủ nó đơn giản, nhẹ nhàng hơn ở các nước Cộng sản nhiều lần.

Ngay cả nhà tù ở Hongkong, đó là thiên đường đối với nhiều anh em xã hội VN, những kẻ có thâm niên đi tù. Hồi những năm 8x, 9x, trại tị nạn bên HK đầy người Việt, một số anh em tị nạn buộc phải hồi hương, thế là anh em ra đường quậy phá, đập vài thằng gây thương tích, để được… đi tù. Vì tù ở HK sướng quá, còn hơn về VN thất nghiệp, không phải lo kiếm ăn, còn có lương nếu chịu làm thêm, chẳng qua mất tự do đi lại thôi. Nhà tù ở các nước dân chủ cơ bản đều thế cả. Nhưng dân bên giãy chết cơ bản cũng hèn, không dám đi tù, vì thế nên nhà tù ở một số nước như Hà Lan bị thừa chỗ, họ tính phải nhập khẩu tù nhân từ nước khác sang để nhốt thuê! Đại khái thế, để mọi người hiểu là đi tù ở bển cũng lành.

Còn đi biểu tình cũng vậy, không lo bị xã hội xa lánh, bạn bè ghẻ lạnh, cơ quan đoàn thể, trường học đuổi. Thế nên cảm thấy thích là xuống đường, chủ yếu làm sao tránh bị tai nạn, bị đánh đập, là OK.

Tóm lại, việc đi biểu tình, bãi khóa và bị tù vì đấu tranh dân chủ ở xứ giãy chết nó không gây nên hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội hay đạo đức như ở VN hay TQ.

Còn ở VN thì sao?

Anh em đấu tranh dân chủ, bằng cách nào đi nữa, thì cũng bị xã hội dè bỉu, xa lánh, đề phòng, nặng hơn thì bị đấu tố. Họ sẽ bị cơ quan, đoàn thể gây sức ép hay đuổi việc, đuổi học. Nếu đi thuê nhà thì bị chủ nhà đòi nhà (do An ninh gây sức ép với chủ nhà), nếu đi làm thì bị đối tác không muốn hợp tác. Họ còn bị chính người thân, bạn bè đấu tố, chửi ngu, vì “tự hất đổ nồi cơm”. Những người ủng hộ thì cũng chỉ dám ủng hộ ngầm. Nếu ủng hộ công khai thì cũng bị đối xử như trên. Đó là thế trận an ninh nhân dân ở các nước Cộng sản. Dùng người dân để trị người dân. Việc gì Công an không dám công khai ra tay thì đã có “quần chúng tự phát” xử lý, hoặc công an mặc thường phục làm.

Còn nhà tù ở VN thì khác hẳn bên giãy chết rồi. Nếu không bị công an đánh đập thì sẽ được bạn tù xử lý. Công an không bị một tổ chức độc lập nào giám sát nên việc lạm quyền quá đơn giản, nhất là khi ở trong đồn hoặc trong tù. Hai em HK kia mà vào tay Công an VN thì thân tàn ma dại ngay, làm gì có chuyện được bảo lãnh tại ngoại. Đến bà ô sin gác trẻ gây ngộ sát còn phải vào trại nằm nữa là mấy thằng phản động làm loạn, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như 2 em kia.

Hai em mà ở VN chắc đi tù lâu rồi, nhẹ cũng chục năm.

Trước mình đã viết tút so sánh phản động thời Pháp thuộc, chính là các đồng chí Cộng sản lão thành, và phản động thời nay, để thấy là các đồng chí ấy hoạt động cách mạng thời Pháp còn dễ dàng hơn giờ rất nhiều. Như ông Giáp, học sinh biểu tình, đi tù, còn được chánh mật thám Đông Dương đem về nuôi, cho đi học trường Tây đến tận cử nhân Luật. Giờ thì bố bác Tô Lâm cũng chả dám vợt cháu sinh viên gì tên Khánh (ĐH Thái Nguyên) ra tù, cho đi học tiếp. Bảo sao cách mạng chả thành công!

Tóm lại, bần nông kính trọng các em các cháu phản động bên Hongkong một, thì hãy kính trọng anh em phản động VN từng vào tù, vào đồn 10 lần, vì những khó khăn, rào cản chính trị, xã hội mà họ phải vượt qua. Phản động ở đây không phải là mình nhé, vì mình vẫn còn núp trong gầm giường thôi, chưa sao cả. Viết thế không anh em lại bảo mình thủ dâm.

Thể chế nó tạo ra con người, thể chế tự do nó tạo ra con người tự do và ngược lại. Nền dân chủ nước Anh nó tạo ra bọn trẻ có tư tưởng tự do như em Chu, em Hoàng nói trên, không có gì lạ. Còn chế độ toàn trị nó đẻ ra các em, các cháu bò đỏ, cũng không có gì lạ. Bò đỏ mà tồn tại và phát triển được ở các nước dân chủ thì cũng khó như các em dân chủ nói trên tồn tại được ở VN.

Dù sao thì ủng hộ các em, các cháu ở HK nó cũng an toàn hơn là ủng hộ bọn phản động nội địa.






VỤ ÁN 'MUA BÁN TÊN' & KỶ NIỆM 50 NĂM MẤT 'BÁC' (Trân Văn)




30/08/2019

Hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam đang tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày ông Hồ Chí Minh qua đời (3/9/1969 – 3/9/2019). Ngoài các hội thảo, hội nghị tổ chức cho nhiều cấp, nhiều ngành từ trung ương đến địa phương, đợt kỷ niệm này còn bao gồm vô số bài viết trên hệ thống truyền thông chính thức xoay quanh “50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Cũng vào thời điểm này, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam công bố hàng loạt thông tin liên quan đến việc “mua bán tên” ở Trà Vinh, khiến ngân sách thất thu khoảng 120 tỉ đồng. Đến giờ này, ngoài năm người chuyên kiếm sống bằng việc làm trung gian cho các thương vụ mua bán đất đã có sáu viên chức bị bắt, trong đó có cựu Chủ tịch và Phó Chủ tịch đương nhiệm của thành phố Trà Vinh (1).

Xét về bản chất, vụ “mua bán tên” ở Trà Vinh chẳng khác gì việc tổ chức rầm rộ “50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”…

***
Lợi dụng qui định miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất vườn sang thổ cư (đất có thể xây nhà) cho cá nhân hoặc gia đình “có công với cách mạng”, những người chuyên làm trung gian cho các thương vụ mua bán đất ở thành phố Trà Vinh đã hỏi “mua tên” của các “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, thương binh, thân nhân liệt sĩ ở Trà Vinh với giá từ mươi triệu đến 15 triệu đồng.

Những cá nhân, gia đình “có công với cách mạng đồng ý “bán tên” sẽ giao toàn bộ giấy tờ, hồ sơ về công trạng của mình với cách mạng cho phía “mua tên”. Phía mua tên sẽ dùng mớ giấy tờ, hồ sơ ấy để chứng minh người đứng tên trên thửa đất vườn mà họ mới là người mua thuộc diện được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng thửa đất vườn đó thành thổ cư.

Sau khi thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoàn tất, người “bán tên” sẽ được phía “mua tên” sắp xếp để làm thủ tục “tặng” thửa đất mà họ đứng tên cho chủ thực sự của thửa đất ấy. Từ 2011 đến 2018, riêng tại thành phố Trà Vinh đã có ít nhất 525 vụ “mua bán tên” theo kiểu vừa kể. Ngoài việc phê duyệt – hợp thức hóa những vụ gian lận này, các viên chức lãnh đạo thành phố Trà Vinh cũng tham gia “mua bán tên” để được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất đối với những thửa đất họ mua (2).

Là địa phương vẫn được ca ngợi như một vùng đất “giàu truyền thống cách mạng”, Trà Vinh nói chung và thành phố Trà Vinh nói riêng có rất nhiều cá nhân, gia đình hữu công với cách mạng. Tuy nhiên cả trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra thuộc Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, lẫn các tin, bài tường thuật của hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam về vụ án “mua bán tên”, những người “bán tên”, giúp phía “mua tên” lừa gạt nhà nước, né tránh nghĩa vụ tài chính với công quỹ không bị xem là đồng phạm.

Họ được xác định là “nạn nhân” vì quá nghèo. Nhà nước thiệt hại vì “sơ hở về chính sách”, còn những người “bán tên” được miễn trách nhiệm hình sự vì “khó khăn”! Tại sao các cá nhân, gia đình thuộc diện “có công với cách mạng”, bao gồm cả những “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” lại túng thiếu tới mức ấy? Chẳng lẽ chỉ cần miễn trừ trách nhiệm hình sự là… cách mạng hết… áy náy cả về đạo lý lẫn luật pháp?

***
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền rồi hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đang tìm mọi cách nhắc nhở công chúng, di chúc của “bác” là “báu vật quốc gia”.

Hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm “50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh” chỉ nhằm khẳng định một điều: Đảng cầm quyền sẽ tiếp tục hối thúc đảng viên “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đảng viên sẽ thực thi nghiêm túc chuyện “nêu gương” để đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với vai trò tiền phong để lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam (3).

Đâu phải đến bây giờ đảng viên mới “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Kết quả ra sao thì cứ nhìn vào thực tế, cứ xem cho kỹ các đại án và ngẫm nghĩ về nguyên nhân của vô số scandal. Sáu viên chức của thành phố Trà Vinh vừa bị bắt chính là những ví dụ mới nhất. Chắc chắn cả sáu đều rất nghiêm túc “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho đến khi bị phát giác “vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

“Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã được thực hiện thế nào mà sau 50 năm, ngay cả những cá nhân, gia đình “có công với cách mạng” cũng đói khổ tới mức bán cả những danh hiệu vẫn được cho là cao quý như “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, “thương binh”, “thân nhân liệt sĩ” chỉ để có thêm cơm ăn, áo mặc? Đâu chỉ những cá nhân, gia đình “có công với cách mạng” mới thê thảm như thế!

Vậy nên ngừng hay tiếp tục thực hiện “Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”? Yêu kính “bác” để bảo vệ sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng - thì xứ sở này, dân tộc này sẽ ra sao?

Nhiều người đã từng thắc mắc, nếu thật sự “ yêu bác”, tại sao đảng ta lại ngụy tạo ngày “bác” mất, xuyên tạc “di chúc thiêng liêng” của “bác”, 20 năm sau mới sửa và công bố bản di chúc thật (4)? Vì là cộng sản, thực hiện mong muốn phổ quát của “bác” - thực thi dân chủ cả trong đảng lẫn ngoài xã hội - có thể vẫn còn bất khả. Chẳng lẽ do “bác” cũng là cộng sản, việc trì hoãn có thể không làm tổn thương vong linh… “bác”?

Đáng lưu ý là tại sao đến nay, miền Nam đã được… giải phóng gần 45 năm, đảng ta vẫn không đáp ứng ước nguyện riêng của “bác” – hỏa táng thi hài, không dựng tượng đồng, bia đá, lãng phí tiền bạc của dân? 50 năm qua, công khố đã chi bao nhiêu cho lăng “bác”, cho việc bảo quản – canh giữ thi hài của “bác” và cả cho tượng đồng, bia đá dẫu đã nhan nhản khắp nơi mà vẫn xem là chưa đủ? Chẳng lẽ nói một đằng, làm một nẻo mới là chân diện mục của “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”?

Nếu xiển dương “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đề cao “yêu bác” rồi đồng hóa với “kính đảng”, tạo điều kiện cho đảng viên thi nhau “ăn tàn, phá hại” thì có khác gì “mua bán tên”… bác. Giữa “mua bán tên” những cá nhân, gia đình “có công với cách mạng” để trục lợi ở Trà Vinh với “mua bán tên”… “bác” để đảng “muôn năm trường trị”, bất kể đảng có xứng đáng hay không, hành vi nào nghiêm trọng hơn, đáng lên án hơn và cần xử lý nghiêm khắc hơn?

---------------------------

Chú thích








VĂN HÓA 'MÀY CÓ BIẾT TAO LÀ AI KHÔNG?' (Đinh Yên Thảo)




Đinh Yên Thảo
31/08/2019

Câu chuyện nữ đại úy công an Lê Thị Hiền hành hung, chửi bới nhân viên hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất vài tuần trước tưởng đã nguội bớt đi vì những tin tức thời sự chồng chất, nào ngờ lại một lần nữa gây xôn xao dư luận.

Nữ đại úy công an Lê Thị Hiền "đại náo" sân bay Tân Sơn Nhất.

Chứng cứ, thái độ lỗ mãng của người nữ đại úy này như thế nào thế nào thì những thước phim mộc được quay tại chỗ và đưa lên mạng đã thể hiện rõ ràng với bất cứ ai xem qua. Nhưng nay bà bỗng tố ngược là phim đã bị "chỉnh sửa, photoshop ", phim thiếu cảnh bà "bị sỉ nhục, hành hung trước" nên mới nổi cơn thịnh nộ và người nữ nhân viên bị bà chửi mắng, ôm mặt khóc là "diễn sâu" đóng kịch. Cũng như cả hai mẹ con đã bị "giam lỏng" như thế nào.

Tất nhiên những điều này chỉ làm công luận nếu không cười nụ thì cũng khiến họ giận dữ công kích những lời tự bào chữa đầy vô lý và lố bịch này thêm nặng nề hơn. Nhưng khi người nhân viên hàng không đưa clip phim lên mạng đã phải tháo gỡ phim và đóng tài khoản facebook của mình, cũng như cơ quan an ninh hàng không bối rối giải thích rằng đã bị bà "hiểu lầm" và công an Quận Đống Đa đang "tiếp tục xem xét và báo cáo lên thành phố" (!?), thì người ta có quyền hỏi rằng, "thật ra người nữ công an này là ai, con cháu của "thần mặt trời" nào?" mới có thể tiếp tục ngang ngược, thách thức lại công luận khi xem mình là nạn nhân và tố ngược lại cho những người đã bị bà ta hành hung, chửi mắng và các cơ quan liên quan phải dè chừng như vậy.

Hay là dù chỉ là một đại úy công an bà vẫn là một "trời con" như vô số ông hay bà "trời con" đang có trên khắp đất nước Việt Nam hiện nay? Dù thế nào, thì nữ đại úy này xem ra đã "có cửa" thật sự để phán "mày có biết tao là ai không?" tại phi trường.

Một tài xế hay hành khách chạy xe biển xanh - tức xe công vụ, chạy quá tốc độ hay đang có mùi rượu nồng nặc cũng sẽ bước xuống xe buông câu "mày có biết tao là ai không?" ngày càng phổ biến hơn.

Chỉ sau vụ Đại úy Hiền vài tuần thì mới tuần trước một người đàn ông chạy xe biển xanh tại Thanh Hóa cũng chỉ mặt, tát tai cảnh sát giao thông với thái độ "ông trời con" như vậy. Những người công an đứng đường dù có quen việc xách nhiễu, thô bạo với người dân có lẽ cũng sẽ dè chừng, né tránh với kẻ buông câu nói "mày có biết tao là ai không?" Bởi theo tâm lý và trên thực tế, chỉ có những kẻ có quyền hay thế lực sau lưng mới có thể buông ra câu nói này. Dân thường khó lòng có thể bước xuống xe mà buông lời "mày có biết tao là ai không?" để chơi đòn cân não, hăm dọa với cảnh sát giao thông.

Hai năm trước, cộng đồng mạng ắt không quên thước phim đã được đưa lên mạng cảnh trung tướng hồi hưu Võ Văn Liêm, từng là Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Quân Ủy Trung Ương thuộc Bộ Quốc Phòng sỉ mắng, văng tục người cảnh sát giao thông bằng thái độ "mày có biết tao là ai không?" tại Cần Thơ. "Giám đốc mày tao còn cách chức được chứ đến mày". Lời dọa của tướng Liêm quả có thật khi Giám Đốc Công An Cần Thơ phải "trình lên Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An xin ý kiến (!?)" và tin tức sau đó lan truyền rằng viên trung úy cảnh sát dừng xe tướng Liêm bị kỷ luật vì "cư xử thiếu tế nhị, để lan truyền hình ảnh cự cãi làm xấu hình ảnh cán bộ cao cấp...".

Cái văn hóa "trời con" rằng, "mày có biết tao là ai không?" dường như ngày càng đậm đặc tại Việt Nam, không chỉ với những người có quyền hành cùng con cái, người thân của họ như nữ đại úy Hiền hay tướng Liêm. Nó lan vào cả xã hội dân sự. Một người vợ hay bồ nhí của sếp đến công ty mà nhân viên mới "lỡ dại" không biết, không cho vào thì cũng có thể bị đối diện cái thái độ hung hăng "mày có biết tao là ai không?" này.

Mới tháng trước, báo chí trong nước đưa tin một "đại gia" địa ốc sàm sở, quấy rối tình dục với hành khách và tiếp viên trên phi cơ của Hàng Không Việt Nam cũng đã buông lời "mày có biết tao là ai không?" khi bị nhân viên ngăn chận. Họ đem cái vị thế hay thế lực, sự quen biết sau lưng để buông lời hăm doạ, tạo áp lực với người khác trước hành vi sai trái của mình. Chỉ dăm vụ tình cờ bị người dân ghi lại và đưa lên mạng xã hội cùng công luận, còn hàng trăm, hàng ngàn vụ khác đã và đang có thể đang xảy ra hàng ngày và khắp mọi nơi thì sao? Từ những kẻ có quyền đến có tiền, họ xem mình những ông hay bà "trời con", có thể đứng trên pháp luật, thậm chí tấn công cả người thi hành công vụ. Cái văn hóa ông/bà "trời con" này cho thấy một nhóm người tự coi mình là đứng trên người khác, đứng trên pháp luật và hệ thống pháp luật đã dung dưỡng cho những người này, cho họ cái đặc quyền như vậy.

Họ không hiểu rằng, ở một xã hội dân chủ, như tại Mỹ chẳng hạn, những người liên quan đến công quyền càng phải có thái độ và hành xử thận trọng, đúng mực hơn với người dân lẫn cơ quan công lực. Các trang mạng của các tổ chức dân sự và đăng thông tin liên quan đến các ứng cử viên cùng báo chí luôn theo dõi và báo cáo các vi phạm, sai trái như bạo hành, uống rượu lái xe, các cáo buộc xách nhiễu tình dục... của những cấp dân biểu liên bang đến địa phương, từ thẩm phán đến cảnh sát trưởng, của các ứng cử viên, của những người được đề bạt vào trọng trách..., để xem họ có xứng đáng phục vụ người dân hay không. Hoặc họ có buộc phải từ chức khi vướng vào những điều như vậy.

Chuyện kể rằng, có một đêm bình thường ngoài công vụ, xe chở ngài thủ tướng Winston Churchill của Anh bị chận lại. Một cận vệ xuống xe và giải thích rằng trong xe đang chở ngài thủ tướng nhưng viên cảnh sát vẫn khăng khăng ghi phạt người tài xế phạm lỗi giao thông. Nghe được câu chuyện, Churchill viết thư cho cảnh sát trưởng London đề nghị khen ngợi viên cảnh sát. Vị cảnh sát trưởng viết thư phúc đáp rằng, "chúng tôi không khen thưởng những người đang thực hiện đúng trách nhiệm của mình". Chỉ khi nào, từ những người đứng đầu quốc gia xuống đến nhân viên công lực bình thường, có cùng thái độ thượng tôn pháp luật và quân pháp nghiêm minh như câu chuyện trên thì cái văn hóa "trời con" và "mày có biết tao là ai không" kia mới chấm dứt. Nhưng xem ra đây là điều không tưởng tại xã hội Việt Nam hiện nay.

--------------

COMMENTS

Một chính quyền đạt được từ họng súng, duy trì bằng họng súng, thì luật pháp của nó đặt ra cũng chỉ nhằm để bảo vệ cái họng súng của nó khỏi bị người khác tước mất mà thôi! Chỉ khi nào chính quyền lập nên từ người dân, duy trì bởi người dân, thì luật pháp của nó mới thể hiện được ý chí của người dân, nhằm mục đích bảo vệ trật tự, công bằng của xã hội. Chừng nào mà người dân VN không xây dựng được một chính quyền thực sự cho chính mình, thì dân tộc VN vẫn đứng trước nguy cơ bị đồng hóa, bị nô lệ; và người dân Việt cứ mãi là những thân phận lạc loài dù là sống ở trên chính quê hương của mình hay thành đạt ở xứ người.

Có biết tôi là ai không?
Bùi Bảo Trúc

Cho mãi đến mấy hôm trước, tôi mới tìm ra được câu trả lời cho một câu hỏi tôi bị hỏi từ hơn ba mươi lăm năm trước.

Một bữa đang ngồi trong quán cà phê ở Sàigon, thì tôi bị một người đàn ông gây sự và cuối cùng ông ta quăng ra cho tôi câu hỏi : “Ông biết tôi là ai không ?”

Quả thật lúc ấy, tôi không biết ông ta là ai thật. Ông không phải là một tài tử, một nhà văn, hay một chính trị gia nổi tiếng để tôi phải biết. Tôi đành ngồi đó, chịu thua ông, không có câu trả lời.

Ít lâu sau, tôi được cho biết ông là đàn em của một quan chức lớn, và nhờ đó, ông thỉnh thoảng đem chút “hào quang” vay mượn được để hù dọa những người yếu bóng vía như tôi.

Sang đến Mỹ, thỉnh thoảng tôi cũng bị hỏi câu hỏi đó, mà đau cho những người đó, cả Mỹ lẫn Việt, tôi không bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi đó của họ cả. Họ thì nghĩ tôi phải biết họ, mà thật tình, tôi thì không hề biết họ bao giờ. Và cứ mỗi lần bị những nhân vật như thế cật vấn, thì tôi chỉ biết ngẩn mặt ra, giả bộ lục lọi cái trí nhớ thảm hại của tôi để tìm câu trả lời cho người nổi tiếng nhưng vô danh và không ai thèm biết đó.

Mấy tháng trước, trong chuyến về lại Los Angeles, California , tôi phải ghé lại Newark, New Jersey để đổi máy bay. Phi cơ của tôi bị trễ hơn một tiếng. Hành khách có một số rất bực bội vì công việc bị xáo trộn do sự chậm trễ của máy bay gây ra.

Tại quầy bên cạnh cổng 112, một tiếp viên dưới đất của công ty đang cố giải quyết những yêu cầu, khiếu nại của khách hàng thì bỗng nhiên một hành khách có vẻ tức tối lắm, lấn lên phía trên, len qua mặt mấy người khác và ném tấm vé lên quầy.

Ông ta nói lớn rằng ông ta muốn được cho bay chuyến sớm nhất và phải xếp cho ông ta ngồi hạng nhất. Người tiếp viên trả lời rằng cô xin lỗi về những phiền nhiễu mà chuyến bay gây ra cho ông, nhưng cô cũng phải giải quyết những hành khách tới trước và hứa là sẽ giúp ông khi đến lượt ông.

Nhưng ông khách không bằng lòng, ông hỏi như hét vào mặt cô, rõ ràng là để cho các hành khách khác cũng nghe được. Ông hỏi đúng câu mà tôi cũng bị hỏi mấy lần: “Cô biết tôi là ai không ?” (Do you know who I am?).

Thì ra người Mỹ, trẻ và xinh như cô tiếp viên cũng bị hạch hỏi bằng câu đó chứ chẳng riêng gì tôi. Tôi liền cố lắng tai nghe xem cô tiếp viên ở quầy trả lời như thế nào để biết mà ứng phó sau này. Người phụ nữ này, vẫn tươi cười, cầm chiếc micro của hệ thống khuếch âm lên và nói lớn bằng giọng rành rẽ rằng: “Ở quầy 112, có một vị hành khách không biết mình là ai, quí hành khách ai có thể giúp ông ta biết được căn cước hay thân thế của ông, xin tới quầy 112.”

Ông khách tự nhiên, vì chính câu hỏi của ông, biến thành một bệnh nhân tâm thần, một người mắc Alzheimer, một người lãng trí, tâm lý, thần kinh thác loạn, lẫn lộn bản thể, không còn nhớ mình là ai, tên gì, ở đâu nữa. Và lúc ấy thì đám hành khách đang sốt ruột đứng trước quầy đều phá ra cười.

Ông khách điên tiết, chỉ mặt người tiếp viên ở quầy và bật ra một câu chửi thề tục tĩu : “Đ.M. mày” (F..k you) .

Người phụ nữ ở quầy, không một chút giận dữ, bằng giọng bình thản, trả lời ông nguyên văn như thế này : “I’m sorry, sir, but you’ll have to stand in line for that, too”. (Thưa ông, chuyện đó, chuyện ông đòi giao hợp với tôi, ông cũng phải xếp hàng chờ đến lượt mới được.).

Chao ôi, hay biết là chừng nào ! Thế mà tôi không nghĩ ra từ bao nhiêu năm nay để mà ấm ức không nguôi.

Bây giờ, nếu người đàn ông ngày xưa ở Saigon hay dăm ba người khác đặt lại câu hỏi đó với tôi, thì tôi đã có ngay được câu trả lời học được của người tiếp viên phi hành ở phi trường Newark, New Jersey hai hôm trước.

Bùi Bảo Trúc






BẢN TIN NGÀY 31/08/2019 (Báo Tiếng Dân)




31/08/2019

BÀI MỚI
31/08/2019
31/08/2019
31/08/2019
31/08/2019
31/08/2019
31/08/2019
31/08/2019
31/08/2019
31/08/2019
31/08/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 31/08/2019

Tin Biển Đông

Ông Ryan Martinson, trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, tiếp tục cập nhật tình hình căng thẳng trên Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tối 30/8/2019, ông Martinson cho biết“Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồ họa dưới đây cho thấy các hoạt động của tàu này từ ngày 26/8 đến nay”.

Đồ họa thể hiện hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 từ ngày 26/8 đến ngày 30/8/2019. Nguồn: Twitter Ryan Martinson

Trước đó, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông viết: Cập nhật 23h ngày 29/8/2019. Bài viết phân tích hải trình của tàu Hải Dương 8: “Vẫn những đường đi thẳng tắp kéo xuống gần khu vực Bãi Tư Chính rồi đi lên, trung bình ước tính mỗi ngày một vòng khảo sát được hoàn thành”. So với thời điểm tàu này chỉ cách TP Phan Thiết khoảng 130 hải lý trước đây, bây giờ nó đã ở xa hơn, nhưng vẫn ở sâu trong lãnh hải Việt Nam.

Về phía tàu Việt Nam, trang này cho biết: “Qua sơ đồ đường đi của các con tàu Việt Nam bật AIS, có thể thấy hai tàu Việt Nam vẫn miệt mài đeo bám và có những khoảng thời gian tiếp cận được rất sát chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8”, nhưng hải trình của tàu Hải Dương Địa Chất 8 cho thấy “tàu vẫn hoạt động bình thường”.

Đồ họa về hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 từ chiều ngày 26/8 đến chiều ngày 29/8/2019, thể hiện đường zig zag tương tự như đồ họa do ông Ryan Martinson cung cấp. Nguồn: FB ĐSKBĐ

Một phần nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang quấy phá lãnh hải Việt Nam. Đi theo tàu Hải Dương 8 có các tàu hải giám 37111, 33111, tàu “thương mại” Mei Cheng 822 và một số tàu hải giám khác. Phía Việt Nam có “Trường Sa 401012” và “Khánh Hòa 01011” vẫn đang cố gắng bám theo đội tàu Trung Quốc. Nguồn: FB ĐSKBĐ

Báo Nghệ An dẫn lời Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Phản ánh khách quan, trung thực về tình hình biển Đông. Nếu vậy thì Ban Tuyên giáo hãy công khai đưa tin về tình hình biển Đông, như liên tục cập nhật tình hình căng thẳng ở khu vực Bãi Tư Chính.

Nhiều tuần lễ qua, người dân chỉ biết hóng tin từ Twitter của ông Martinson, một số học giả Mỹ, cũng như các trang mạng “lề dân” có mua dữ liệu từ vệ tinh. Còn báo “lề đảng” hùng hổ lên tiếng được vài ngày rồi thôi, không có thông chi tiết gì về tình hình khu vực Bãi Tư Chính nữa.

TS Trần Công Trục có bài: Phải tỉnh táo, không để Trung Quốc tạo tình huống chuyện đã rồi trên Biển Đông. Ông Trục cảnh báo, từ các vụ Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cũng như bãi cạn Scaborough của Philippines lần lượt vào các năm 1956, 1974, 1988, 2012, lần này chính quyền VN không thể để cho Trung Quốc tiếp tục áp dụng kế sách tạo ra tình huống, buộc nạn nhân phải chấp nhận “chuyện đã rồi”.

Tuy nhiên, vì là “trí thức lề đảng”, nên ông Trục vẫn kêu gọi “tạo được sự đồng thuận trong xã hội, không để cho những thế lực thù địch lợi dụng, khai thác nhằm phục vụ cho những âm mưu phá hoại khối đoàn kết toàn dân”, trong khi chính “thế lực thù địch” đang cùng với “đế quốc, thực dân” liên tục cập nhật tình hình Biển Đông.   

Liên quan đến vụ căng thẳng ở Biển Đông: TQ đòi loại bỏ ‘can thiệp nước ngoài’, châu Âu lên tiếng, theo BBC. Trong cuộc gặp Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa diễn ra tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, “sẽ giữ quan điểm bất di bất dịch” về “chủ quyền của mình” đối với Biển Đông.

Trong khi đó, Anh, Pháp và Đức ra thông cáo chung, bày tỏ sự quan ngại rằng, tình hình Biển Đông “có thể gây bất an và bất ổn trong khu vực”. Cũng trong chuyến thăm của ông Duterte, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng cho rằng, Bắc Kinh và Manila cần “để sang bên cạnh các tranh chấp, loại bỏ sự can thiệp từ bên ngoài” trong vấn đề Biển Đông. 


Tin nhân quyền

VOA đưa tin: Ông Châu Văn Khảm, công dân Úc, bị truy tố tội khủng bố ở Việt Nam. Đài phát thanh và truyền hình ABC của Úc, dẫn tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 30/8 xác nhận, nhà hoạt động nhân quyền Châu Văn Khảm, một công dân Úc bị giam giữ ở Việt Nam hơn 7 tháng qua, sẽ bị truy tố về các tội khủng bố.

Ông Khảm bị bắt ở Việt Nam hồi đầu năm 2019, tại một buổi gặp gỡ với một nhà hoạt động của Hội Anh em Dân chủ, trong một chuyến đi thăm Việt Nam để “tìm hiểu thực tế” về tình hình nhân quyền tại đây. Ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do Úc châu cho biết, sẽ tìm cách bảo vệ các quyền lợi của ông Khảm. 

Ông Châu Văn Khảm, một doanh nhân về hưu, là một nhà hoạt động tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại VN. Nguồn: ABC News/VOA


Asanzo kiệt quệ?

VTC đưa tin: Tài chính kiệt quệ, Asanzo thông báo tạm dừng hoạt động. Đã qua ngày 30/8/2019, thời hạn mà Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải có kết luận thanh tra vụ Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo bán hàng Tàu nhãn Việt, cũng như dấu mốc 70 ngày kể từ ngày bài báo đầu tiên của Tuổi Trẻ đăng tải, cáo buộc Asanzo gian lận xuất xứ, nhưng vẫn chưa có kết luận thanh tra.

Còn ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo ký thông báo gửi các đại lý, khách hàng và các cơ quan báo chí. Thông báo cho biết: “Trong 70 ngày ấy, cứ mỗi ngày chúng tôi phải chi ra ít nhất 1 tỷ đồng do hệ thống bán hàng tê liệt nhưng vẫn phải trả lương cho người lao động. Đó là chưa kể còn vô số chi phí hoạt động khác. Cũng trong thời gian ấy, tiếng nói công tâm duy nhất mà chúng tôi nhận được là từ Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI)”.
ICT News dẫn lời tổ công tác VCCI: Asanzo không gian lận ghi dán nhãn xuất xứ hàng “Made in Việt Nam”. Theo đó, một văn bản kết luận buổi làm việc giữa tổ công tác của VCCI và ông Phạm Văn Tam, đại diện Công ty Asanzo từ ngày 25/7, nhưng đến nay mới được công bố. 

Tổ công tác nói trên cho rằng, đối với trường hợp sản phẩm điện tử của Công ty Asanzo được lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi trên nhãn hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “Chế tạo tại Việt Nam”, “Nước sản xuất Việt Nam” hoặc “sản xuất bởi Việt Nam” là đúng quy định pháp luật. Lưu ý, đây chưa phải là kết luận của Liên Bộ Công thương – Tài chính.các cơ quan chức năng phải ra kết luận chính thức về Asanzo. Thế nhưng, đến tận thời điểm này, họ vẫn hoàn toàn im lặng. Doanh nghiệp từng khẩn cầu cho họ được sống chờ kết luận nhưng nay cũng phải thông báo đóng cửa nhà máy, tạm ngừng hoạt động”.


Cập nhật tin biểu tình ở Hồng Kông

VnEconomy đưa tin: Một loạt nhà hoạt động chính trị Hồng Kông bị bắt. Cảnh sát Hồng Kông vừa bắt giữ một loạt nhân vật nổi bật trong phong trào biểu tình ở Hồng Kông, trong đó có nhà hoạt động Joshua Wong, đồng thời cảnh báo những người biểu tình khác có thể chung số phận nếu xuống đường trái phép vào cuối tuần này.

Các nhà hoạt động nói trên bị cảnh sát bắt giữ vào ngày thứ Năm và thứ Sáu. Cùng bị bắt với Wong là Agnes Chow, một thủ lĩnh khác của Phong trào Dù Vàng năm 2014; nhà hoạt động Andy Chan, và Rick Hui, một thành viên hội đồng cấp quận. Cảnh sát Hồng Kông cũng tuyên bố đã bắt hơn 20 người kể từ hôm thứ Năm.

Trang Trí Thức Trẻ đưa tin: Giữa căng thẳng Hồng Kông, TQ công bố video kịch tính về chống bạo động: Cảnh sát bày binh bố trận trấn áp. Ngày 29/8, cảnh sát vũ trang và công an Trung Quốc huấn luyện chung tại Thâm Quyến, trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Hồng Kông từ các cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ gần 3 tháng qua.

Theo hình ảnh video của báo đảng TQ công bố, binh lính PLA thuộc ba quân chủng: Hải quân, lục quân và không quân, di chuyển từ Đại lục sang Hồng Kông. Tân Hoa Xã công bố ba ảnh về đợt luân chuyển của PLA, trong đó có bức ảnh một số xe bọc thép bánh lốp tiến vào Hồng Kông.

Báo Giao Thông dẫn lại video từ kênh Star TV và CCTV: Trung Quốc điều 6000 quân nhân luân chuyển đến Hồng Kông.


Tin giáo dục

Diễn biến mới vụ gian lận thi cử: Bộ Giáo dục xem xét kỷ luật nhiều lãnh đạo, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Bộ GD&ĐT thừa nhận, trong kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh đại học năm 2018 đã xảy ra tiêu cực và gian lận trong tổ chức chấm thi ở Hội đồng thi tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình gây bất bình trong dư luận xã hội. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật đối với 13 cá nhân.

Các lãnh đạo bị kỷ luật gồm: Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng; ông Sái Công Hồng, cấp phó của ông Trinh; ông Nguyễn Duy Kha, Trưởng phòng Quản lý thi; ông Hà Xuân Thành, PGĐ Trung tâm khảo thí quốc gia; ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin; cùng một số nhân vật thanh tra gồm, chánh thanh tra, phó trưởng phòng thanh tra, thanh tra viên…

Cục trưởng Mai Văn Trinh, Chánh Thanh tra Nguyễn Huy Bằng, Vụ trưởng Vũ Đình Chuẩn bị xem xét kỷ luật. Ảnh: NB&CL

VietNamNet đưa tin: Hơn 50 giáo viên gửi tâm thư tới Bí thư Quảng Ninh. Có 54 giáo viên hợp đồng đang dạy tại các trường Mầm non công lập ở tỉnh Quảng Ninh cùng ký tên, gửi thư đến Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh, bày tỏ nỗi sợ mất việc trong kỳ thi xét tuyển viên chức sắp tới.

Khai giảng cận kề, Hà Nội vẫn chưa giải quyết xong vấn đề giáo viên hợp đồng, theo báo Giáo Dục VN. Còn khoảng hơn 1 tuần nữa là khai giảng năm học mới, một số giáo viên hợp đồng trên địa bàn Hà Nội vẫn đang rất hoang mang. “Mặc dù thành phố Hà Nội đã nhiều lần khẳng định chắc như đinh đóng cột: Sẽ giải quyết xong vấn đề giáo viên hợp đồng trước thềm năm học mới. Tuy nhiên đến ngày hôm nay vẫn chưa có một động thái quyết liệt nào từ Thành phố cho thấy sẽ giải quyết xong vấn đề của hơn 2000 giáo viên hợp đồng toàn Hà Nội”.


***







ĐIỂM TIN NGÀY 31/08/2019 (Tin Tức Hàng Ngày)




NGÀY 31/08/2019

31.8.19

*
*

·         Hãy dẹp bớt kiêu ngạo cộng sản (BoxitVN) - Nguyễn Đình Cống - Gần đây tôi được một nhóm trí thức cử làm đại diện nhằm trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền của Đảng CSVN để bàn việc tổ chức đối thoại. Nhóm này gồm trên mười trí thức hoạt động cho công cuộc dân chủ hóa đất nước, được các anh Chu Hảo, Phạm Xuân Đại và tôi vận động đồng tình. Tôi đã viết văn bản ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI, gửi ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo ĐCSVN vào ngày 20 tháng 7- 2019. ...
·         Phải sợ Trung Quốc như thế nào? (BoxitVN) - Nguyễn Gia Kiểng - Xin bắt đầu bằng một câu chuyện hoàn toàn có thực. Một gia đình Châu Phi, hình như ở Guinée, mất một con gà. Đây là một biến cố không quan trọng ngay cả đối với một gia đình nghèo. Nhưng hôm sau bà chủ con gà đi chợ gần đó và thấy một người đang bán con gà của mình. Bà đòi lại, gây ra cãi cọ và xô xát. Người phụ nữ này bị thương và quay về gọi làng xóm tới bênh vực. Những người ...
·         VN sẽ truy tố công dân Australia gốc Việt với cáo buộc khủng bố (RFA) - Theo thông cáo của Vụ Báo Chí thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì vào ngày 29 tháng 7 cơ quan điều tra đã công bố quyết định khởi tố ông Châu Văn Khảm về những hoạt động khủng bố chống lại chính quyền Việt Nam.
·         Nhà báo Phạm Đoan Trang được đề cử Giải thưởng Tự do báo chí thế giới 2019 (RFA) - Cô Phạm Đoan Trang, một nhà báo bất đồng chính kiến ở Việt Nam vừa được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF đề cử cho Giải thưởng Tự do báo chí thế giới ở hạng mục Tầm ảnh hưởng.
·         'Chính phủ Việt Nam và tình thế trong nước' 1945-46 (BBC) - Giới thiệu tư liệu chương 6 trong cuốn 'Một Cơn Gió Bụi", hồi ký lần đầu ra mắt năm 1949 của học giả Trần Trọng Kim (1883-1953).
·         VNTB- Trung Quốc có dám ‘đánh’ ExxonMobil và mỏ Cá Voi Xanh? (VNTB) - Thường Sơn (VNTB) - Lần đầu tiên Mỹ biểu lộ quan điểm cứng rắn nhằm bảo vệ Tập đoàn dầu khí ExxonMobil - liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - để khai thác mỏ Cá Voi Xanh. “Các công ty của Mỹ là những công ty hàng đầu thế giới trong việc khai thác và thăm dò các nguồn hydrocarbon, kể cả ở ngoài khơi và tại Biển Đông” và Mỹ “mạnh mẽ phản đối bất cứ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm đe dọa hay cưỡng chế các quốc gia đối tác phải rút lại sự hợp tác với các công ty không phải của Trung Quốc hay quấy nhiễu những hoạt động hợp tác của họ” - Bộ Ngoại giao Mỹ
·         Ông Trọng đến Mỹ để tăng cường hợp tác chiến lược? (VOA) - Chính sách quốc phòng ba không của Việt Nam tuyệt đối không có một ý nghĩa thiết thực nào nữa. Đã tới lúc Việt Nam phải tự giải thoát ra khỏi cõi u mê ám chướng này.
·         Kiểm điểm bí thư Sơn La về vụ gian lận thi cử trước khi về hưu (RFA) - Ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La bị kỷ luật khiển tránh về vụ gian lận thi cử trong kỳ thi Trung học Phổ Thông vào năm ngoái tại tỉnh này.
·         Phật viện xuống cấp –Không thể “cứu” do quy hoạch chưa duyệt (RFA) - Bộ Văn hóa Thông tin (tên gọi cũ) đã xếp hạng Phật viện Đồng Dương là di tích quốc gia vào ngày 21/9/2000 và đến ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận Phật viện là di tích quốc gia đặc biệt.
·         Trung Quốc từ chối thảo luận lập trường về Biển Đông với Philippines (RFA) - Trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định lập trường của chính phủ Trung Quốc là không chấp nhận phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế đưa ra hồi năm 2016.
·         Biển Đông : TT Philippines lần đầu tiên nêu phán quyết La Haye với Trung Quốc (RFI) - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang trong chuyến công du lần thứ 5 tại Trung Quốc, kể từ khi nhậm chức. Hôm 29/08/2019, trong cuộc hội kiến với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Duterte lần đầu tiên nêu phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, khẳng định thắng lợi của Manila trong vụ kiện Biển Đông. Chủ tịch Trung Quốc một lần nữa bác bỏ phán quyết.
·         Anh, Pháp- Đức và Ấn Độ lên tiếng về tình hình Biển Đông (RFA) - Ba nước Anh, Pháp, Đức với tư cách là thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển vào ngày 29 tháng 8 lên tiếng quan ngại về tình hình căng thẳng ở biển Đông.
·         Anh, Pháp, Đức ra tuyên bố chung về Biển Đông, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải (RFI) - Sau khi Liên Hiệp Châu Âu lên tiếng, ngày 29/08/2019 ba nước Anh, Pháp, Đức đã ra tuyên bố chung về Biển Đông, bày tỏ lo ngại là tình hình hiện nay có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực. Cùng ngày, bộ Ngoại Giao Ấn Độ tuyên bố kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông.
·         Ấn Độ lên tiếng vụ tàu hải cảnh TQ lởn vởn gần các lô dầu ở Biển Đông (VOA) - New Delhi chính thức phản ứng đối với sự xâm phạm của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, nơi đang là địa điểm hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ và tập đoàn Rosneft của Nga
·         Nguồn cơn nào khiến Nhà máy In tiền quốc gia VN phải lỗ lớn? (VOA) - Nhưng nhìn thẳng vào thực chất vấn đề, không hạn chế cung tiền thì sẽ khiến bóng ma lạm phát đội mồ sống dậy.
·         Vụ án ‘mua bán tên’ và kỷ niệm 50 năm mất ‘bác’ (VOA) - Giữa “mua bán tên” những cá nhân, gia đình “có công với cách mạng” để trục lợi ở Trà Vinh với “mua bán tên”… “bác” để đảng “muôn năm trường trị”...
·         Các hãng hàng không đồng loạt từ chối bán vé cho nữ công an đại náo sân bay (VOA) - Các hãng hàng không chính của Việt Nam như Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet… đã đồng loạt gửi văn bản cho các đại lý, yêu cầu không bán vé cho nữ đại úy công an Lê Thị Hiền
·         Vụ học sinh chết ở Gateway: Bà Quy bị bắt vì nhà trường? (VOA) - Cơ quan điều tra còn đang tiếp tục công việc của họ nhưng những lỗ hổng của trường Gateway mà giờ đã tự bỏ hai chữ “quốc tế” trong tên trường bằng tiếng Việt thì không cần phải có nghiệp vụ điều tra mới biết.
·         Dân cư Hà Nội bị ảnh hưởng độc hại như thế nào sau vụ cháy ở Công ty Rạng Đông? (RFA) - Những người quan tâm vụ cháy ở Công ty Rạng Đông nói gì về việc thông báo ảnh hưởng độc hại đến cộng đồng của chính quyền địa phương, cũng như mong muốn chính quyền giải quyết hậu quả sự cố này ra sao?
·         Chính quyền phường Hạ Đình thu hồi khuyến cáo nguy cơ độc hại sau vụ cháy ở Công ty Rạng Đông (RFA) - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) phường Hạ Đình ra quyết định thu hồi văn bản khuyến cáo nguy cơ nhiễm độc đối với người dân sau khi nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông bị cháy vào ngày 28 tháng 8.
·         600 người chết do tai nạn giao thông, cháy nổ trong tháng 8 (RFA) - Có hơn 600 người chết do tai nạn giao thông (TNGT), cháy nổ tại Việt Nam tính từ ngày 15/7 đến ngày 14/8/2019.
·         Khắc phục hậu quả bão số 4 (RFA) - Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai vào sáng ngày 30/8 đã tổ chức họp giao ban tổng kết thiệt hại do bão số 4 (Podul) gây ra và cách khắc phục hậu quả.
·         Thuyền buồm 'Vịnh Hạ Long' ra khơi trong cuộc đua Clipper Race (BBC) - London chứng kiến lễ đặt tên cho thuyền buồm quảng bá Vịnh Hạ Long - Việt Nam tham gia cuộc đua Clipper Race.
·         TIN ĐỌC NHANH (RFI) -
·         Quốc tế kêu gọi chống nạn bắt người đưa đi mất tích (RFI) - Nhân Ngày quốc tế các nạn nhân bị mất tích ngoài ý muốn 30/08/2019, đã có những lời kêu gọi trên thế giới nhằm chống lại các vụ bắt người đưa đi mất tích, cho dù thủ phạm là các Nhà nước, nhóm chính trị hay mafia.
·         Cháy rừng Amazon: vì sao rừng giúp chúng ta đối phó với biến đổi khí hậu? (BBC) - Các vụ cháy rừng Amazon, Lá Phổi của Trái Đất, đang gây lo ngại trên khắp thế giới và đã giết chết nhiều động thực vật.
·         Amazon : Brazil tạm cấm đốt rừng làm rẫy trong vòng 2 tháng (RFI) - Trước áp lực quốc tế, hôm 29/08/2019 tổng thống Brazil, ông Jair Bolsonaro đã ký nghị định cấm đốt rừng làm rẫy trên toàn quốc trong vòng 60 ngày, nhằm làm giảm bớt những vụ cháy liên tục xảy ra tại khu vực Amazon.
·         Mỹ: Donald Trump thông báo thành lập bộ chỉ huy không gian (RFI) - Tổng thống Hoa Kỳ hôm 29/08/2019, tuyên bố thành lập một bộ chỉ huy không gian (gọi tắt là SpaceCom) thuộc bộ Quốc Phòng nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ lợi ích của Mỹ trong không gian, trước mối lo ngại Trung Quốc và Nga.
·         Tổng thống Belarus muốn "mở một chương mới" trong quan hệ với Hoa Kỳ (RFI) - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm 29/08/2019, khi tiếp cố vấn quốc phòng Mỹ John Bolton tại Minsk, đã bày tỏ mong muốn có sự khởi đầu mới trong quan hệ với Washington, bất chấp nguy cơ làm mất lòng Matxcơva.
·         Trump đang chùn bước trong đánh thuế Trung Quốc? (VOA) - Tại sao chính quyền Trump rút một số mặt hàng ra khỏi danh mục 300 tỷ hàng hóa Trung Quốc bị đánh thuế kể từ ngày 1/9 và gia hạn cho Huawei được phép mua hàng của Mỹ thêm 90 ngày nữa? Trump đang chùn bước trong đánh thuế Trung Quốc?
·         Phụ tá riêng của TT Trump rời Nhà Trắng vì lộ chuyện gia đình tổng thống (VOA) - Bà Madeleine Westerhout buộc phải từ chức phụ tá riêng của tổng thống Mỹ hôm thứ Năm 29/8
·         Huawei bị Mỹ điều tra về cáo buộc mới (VOA) - Các công tố viên Hoa Kỳ đang điều tra thêm các khía cạnh mới trong cáo giác cho rằng nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei của Trung Quốc ăn cắp công nghệ, tờ Wall Street Journal loan tin ngày 29/8 dẫn nguồn từ những người biết rõ sự việc.
·         Trung Quốc “khoe” vũ khí hiện đại trong lễ duyệt binh mừng quốc khánh (RFA) - “Quân đội Trung Quốc luôn là một lực lượng vững chắc trong việc bảo vệ hòa bình thế giới và ổn định khu vực” tướng Cai nói, đồng thời khẳng định thêm “chúng tôi có quyết tâm và khả năng để kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, và các lợi ích an ninh phát triển (của Trung Quốc)”
·         Sau hải cảng, Trung Quốc nhòm ngó đường sắt châu Âu (RFI) - Tổng công ty đường sắt Trung Quốc CRRC có thể sẽ thâu tóm hoạt động chế tạo đầu máy xe lửa của tập đoàn Vossloh của Đức, mở đường cho Trung Quốc tràn vào thị trường châu Âu. Nỗi lo của hai bộ trưởng Kinh Tế Đức và Pháp thành hiện thực. Cơ quan cạnh tranh của Liên Hiệp Châu Âu đã quá ngây thơ khi cho rằng Trung Quốc không thể thâm nhập thị trường đường sắt châu Âu trong thời gian ngắn.
·         Thương chiến Mỹ-Trung đẩy châu Á 'vô tội' vào suy thoái (BBC) - Lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của kinh tế toàn cầu khiến người ta bắt đầu nói về nguy cơ suy thoái, nhất là ở châu Á.
·         Thương chiến Mỹ-Trung : G20, nạn nhân đầu tiên (RFI) - Thời sự chính trị Anh, Ý, ngày nhập học tại Pháp vẫn là những chủ đề mà báo Pháp ngày 30/08/2019 lưu tâm. Bên cạnh đó, dựa trên số liệu của OCDE, Les Echos khá bi quan cho tình hình kinh tế thế giới, hệ quả của thương chiến Mỹ-Trung.
·         Sắp động đất ở Hồng Kông? (BoxitVN) - Chu Mộng Long - Báo chí nước ngoài đồng loạt đưa tin nhà cầm quyền Bắc Kinh đã đưa xe tăng, đại bác áp sát Hồng Kông để chống biểu tình? Biểu tình dài ngày ở Hồng Kông đã là một cơn bão đòi tự do dân chủ của người dân Hồng Kông. Nhưng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc huy động xe tăng, đại bác để trấn áp biểu tình, tái diễn sự kiện Thiên An Môn sẽ là một cơn địa chấn làm rúng động toàn cầu. Nếu một chính quyền thực ...
·         Hồng Kông: Liệu Bắc Kinh có đưa quân đàn áp phong trào đòi dân chủ vào lúc này ? (RFI) - Ngày 29/08/2019, hai ngày trước cuộc biểu tình dự kiến của phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông, Bắc Kinh rầm rộ tuyên truyền cho hoạt động luân chuyển các đơn vị quân đội đồn trú tại đặc khu. Một hoạt động vốn diễn ra kín đáo. Trong lúc phong trào phản kháng không có chiều hướng sụt giảm, động thái này của Trung Quốc không khỏi khiến nhiều người đặt câu hỏi : Liệu Bắc Kinh có sẵn sàng gây ra một vụ Thiên An Môn mới ?
·         Hồng Kông : Hoàng Chi Phong được tự do sau khi bị câu lưu (RFI) - Trước ngày biểu tình lớn như dự kiến của phong trào đòi dân chủ Hồng Kông, hai lãnh đạo phong trào, trong có Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), bị cảnh sát bất ngờ câu lưu sáng 30/08/2019. Tuy nhiên, Hoàng Chi Phong, cũng như lãnh đạo trẻ Trần Hạo Thiên, đã được nộp tiền bảo lãnh để tại ngoại.
·         Các nhà hoạt động Hong Kong được tại ngoại, tuần hành bị cấm (VOA) - Nhà hoạt động Hong Kong Joshua Wong và một thành viên nòng cốt khác của một nhóm vì dân chủ được bảo lãnh tại ngoại hôm Sáu 30/8
·         Chuyện gì sẽ xảy ra với Hong Kong sau năm 2047? (VOA) - Nhiều người ở Hong Kong sợ rằng Hong Kong sẽ bị cuốn vào hệ thống của Trung Quốc và các quyền tự do, vốn đã bị đe dọa, sẽ biến mất.
·         Một nhà báo bị Bắc Kinh trục xuất vì bài viết về em họ Tập Cận Bình (RFI) - Một nhà báo của Wall Street Journal làm việc tại Trung Quốc bị trục xuất vì bài viết về em họ của ông Tập Cận Bình, tin này được Bắc Kinh và tờ báo Mỹ xác nhận hôm nay 30/08/2019.
·         Brexit : Tư pháp Scotland bác đề nghị hủy quyết định đình chỉ Nghị Viện Anh (RFI) - Tòa Án Tối Cao Scotland ngày 30/08/2019 đã đưa ra phán quyết đầu tiên bác bỏ yêu cầu của phe đối lập Anh Quốc muốn hủy bỏ quyết định đình chỉ Nghị Viện của thủ tướng Anh Boris Johnson.
·         Nga có thể trả tự do cho nhà làm phim Ukraina Oleg Sentsov (RFI) - Các hãng tin Nga hôm 29/08/2019, loan báo nhà đạo diễn Ukraina Oleg Sentsov đã được đưa về một nhà tù Matxcơva nhằm tiến hành trao đổi tù nhân với Kiev, trong bối cảnh tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi đầu tuần thông báo Pháp và Đức sẽ tổ chức họp 4 nước (Pháp, Đức, Ukraina và Nga) thuộc nhóm Normandie vào tháng 9.
·         Cuba nhờ Canada giúp chấm dứt chế tài của Mỹ lên Venezuela (VOA) - Ngoại trưởng Cuba, Bruno Rodriguez, ngày 28/8 thúc giục người đồng nhiệm phía Canada, Chrystia Freeland giúp chấm dứt chế tài của Mỹ nhắm vào Venezuela.
·         Tham vọng dùng ý nghĩ để điều khiển cả thế giới (BBC) - 'Dùng ý nghĩ điều khiển máy tính' vốn xuất hiện trong các tác phẩm viễn tưởng nhưng nay đang tiến gần tới việc hiện thực hóa.
·         Các CEO cảm thấy mình không thành công (BBC) - Hiện tượng cảm thấy luôn luôn không hài lòng trong công việc là phổ biến trên khắp các lĩnh vực.
·         Mười ngôi nhà trong mơ từ thế kỷ trước (BBC) - Những căn nhà có kiến trúc độc đáo ở những nơi bất ngờ đem đến những giải pháp đầy sáng tạo cho không gian sống của con người.
·         Kỷ lục dùng ngón tay kéo tàu 200 tấn (VOA) - Giorgi Rostomashvili, lực sĩ người Georgia, dùng ngón tay giữa kéo một chiếc tàu 200 tấn hôm 25/8. Anh lập kỷ lục về kéo thuyền nặng nhất bằng ngón tay, theo Reuters.





View My Stats