Monday 21 October 2024

GIẢI NOBEL KINH TẾ 2024 - HỎI ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA : LỊCH SỬ THUỘC ĐỊA GIẢI THÍCH TẠI SAO CÁC THỂ CHẾ MẠNH MẼ LẠI QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA MỘT QUỐC GIA (Renaud Foucart - The Conversation)

 



Giải Nobel Kinh tế 2024 – Hỏi đáp cùng chuyên gia: Lịch sử thuộc địa giải thích tại sao các thể chế mạnh mẽ lại quan trọng đối với sự thịnh vượng của một quốc gia  

Renaud Foucart   –   The Conversation 

Hải Âu dịch   |    www.phantichkinhte123.com

18.10.24

Lời toà soạn

Giải Nobel Kinh tế 2024 đã được trao cho Daron Acemoglu và Simon Johnson của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và James Robinson của Đại học Chicago vì công trình nghiên cứu lý giải sự chênh lệch lớn về mức độ thịnh vượng giữa các quốc gia.

Trong diễn văn công bố giải, Chủ tịch ủy ban giải thưởng kinh tế – Jakob Svensson cho biết: “Một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta là thu hẹp mức chênh lệch lớn về thu nhập giữa các quốc gia”. “Nghiên cứu mang tính đột phá” của các nhà kinh tế đã mang lại cho chúng ta “hiểu biết sâu sắc hơn về nguyên nhân gốc rễ khiến các quốc gia thất bại hoặc thành công trong nỗ lực đó”.

Giải Nobel Kinh tế được thiết lập sau các giải Nobel đầu tiên vài thập niên, vào những năm 1960, có tên gọi chính thức là Giải thưởng Sveriges Riksbank về Khoa học Kinh tế. Các nhà nghiên cứu sẽ cùng chia sẻ giải thưởng và khoản tiền trị giá 11 triệu SEK Thụy Điển (khoảng 26,3 tỷ VND).

Chúng tôi đã trao đổi với Renaud Foucart, giảng viên cao cấp khoa Kinh tế tại Đại học Lancaster (Anh) để hiểu rõ hơn về công trình nghiên cứu đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm nay, và lý do tại sao công trình này quan trọng.

                                                             *

Tại sao Daron Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson giành chiến thắng?

Ba nhà nghiên cứu giành giải chủ yếu nhờ cung cấp được bằng chứng nhân quả về ảnh hưởng của chất lượng thể chế lên mức độ thịnh vượng kinh tế của một quốc gia.

Thoạt trông, điều này có vẻ giống như phát minh lại bánh xe. Hầu hết mọi người có lẽ đều đồng ý rằng một quốc gia thực thi quyền sở hữu tài sản, hạn chế tham nhũng và bảo vệ pháp quyền cũng như sự cân bằng quyền lực sẽ thành công hơn trong việc khuyến khích công dân tạo ra của cải, và phân phối lại số của cải đó tốt hơn.

Nhưng người theo dõi tin tức ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, Mỹ hay thậm chí là Anh, sẽ nhận ra rằng không phải ai cũng đồng ý với quan điểm này. Ví dụ ở Hungary, các vụ tham nhũng, chế độ chế độ gia đình trị và thân hữu (nepotism), thiếu đa nguyên truyền thông (media pluralism) và những mối đe dọa cho tính độc lập của nền tư pháp đã dẫn đến cuộc đấu tranh gay gắt với Liên minh châu Âu.

Các nước giàu thường có thể chế mạnh. Nhưng nhiều lãnh đạo (hay muốn trở thành lãnh đạo) lại sẵn sàng làm suy yếu pháp quyền. Họ không coi thể chế là căn nguyên cho sự thịnh vượng, mà chỉ là một yếu tố tình cờ xảy ra đồng thời mà thôi.

Theo các nhà nghiên cứu, tại sao chất lượng thể chế lại khác nhau giữa các quốc gia?

Nghiên cứu của họ bắt đầu từ một yếu tố rõ ràng không còn tác động trực tiếp đến sự thịnh vượng kinh tế ngày nay: điều kiện sống vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa thực dân châu Âu từ thế kỷ 14. Giả thuyết của họ là, những lãnh thổ càng giàu có và khó sống đối với người đến từ nơi khác thì càng thu hút các cường quốc thực dân tới cướp bóc tài sản bản địa.

Trong trường hợp này, họ đã xây dựng các thể chế mà không quan tâm đến người dân bản địa. Vì thế dẫn đến sự tồn tại của các thể chế kém chất lượng trong suốt thời kỳ thuộc địa, và tiếp tục kéo dài sau khi quốc gia giành độc lập, dẫn đến điều kiện kinh tế tồi tệ ngày nay.

Tất cả những điều này là do (và đây là một lĩnh vực khác mà các nhà kinh tế đoạt giải năm nay đã đóng góp) thể chế tự tạo ra các điều kiện tồn tại lâu dài cho chính mình.

Ngược lại, ở những nơi dễ tiếp cận và kém phát triển hơn, thực dân không cướp tài nguyên mà chọn định cư và cố gắng tạo ra của cải. Vì lợi ích (ích kỷ) của bản thân, họ đã xây dựng các thể chế dân chủ có lợi cho người dân bản địa.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra giả thuyết trên bằng cách xem xét dữ liệu lịch sử. Trước hết, họ phát hiện ra một “sự đảo ngược lớn” về vận may. Những vùng đô thị hóa nhanh và đông dân nhất vào năm 1500 đã biến thành nghèo nhất vào năm 1995. Thứ đến, họ phát hiện ra rằng những nơi dân định cư chết sớm vì bệnh tật, do đó không thể ở lại – trong khi dân bản địa phần lớn có miễn dịch – ngày nay cũng là những nơi nghèo hơn.

Nhìn vào nguồn gốc thuộc địa của các thể chế là một nỗ lực để gỡ rối chuỗi nhân quả. Đây có lẽ cũng là lý do chính khiến ủy ban giải thưởng cho rằng, mặc dù các nhà kinh tế năm nay không phát minh ra ý tưởng là thể chế quan trọng, nhưng những đóng góp của họ vẫn xứng đáng với sự tôn vinh cao nhất.

Daron Acemoglu, một trong ba học giả giành giải Nobel kinh tế 2024. Vassilis Rebapis / EPA

Có ý kiến rằng công trình này chỉ đơn giản lập luận “dân chủ có nghĩa là tăng trưởng kinh tế“. Nói vậy có đúng không?

Không hoàn toàn. Ví dụ, nghiên cứu của họ không khẳng định rằng áp đặt thể chế dân chủ lên một quốc gia đang có các thể chế không hoạt động hiệu quả sẽ mang lại kết quả tốt. Không có lý do gì để một lãnh đạo dân chủ không tham nhũng.

Thể chế là một tổng thể. Và đó là lý do tại sao ngày nay, việc bảo vệ tất cả các khía cạnh của nó là rất quan trọng. Ngay cả việc làm suy yếu một phần nhỏ sự bảo vệ mà nhà nước cung cấp cho công dân, người lao động, doanh nhân và nhà đầu tư cũng có thể dẫn đến một vòng xoáy tiêu cực, nơi người dân không cảm thấy an toàn và được bảo vệ trước tình trạng tham nhũng hoặc bị truất hữu tài sản (expropriation). Điều này dẫn đến sự suy giảm mức thịnh vượng và gia tăng mức ủng hộ những quy định chuyên chế.

Cũng có những trường hợp ngoại lệ. Trung Quốc rõ ràng đang cố gắng thúc đẩy ý tưởng rằng, chủ nghĩa tư bản mà không có tự do dân chủ vẫn có thể đạt dược thành công kinh tế.

Sự phát triển của Trung Quốc từ sau các cải cách của Đặng Tiểu Bình vào thập niên 1980 có tương quan với việc quyền sở hữu của các doanh nhân và doanh nghiệp được củng cố mạnh mẽ hơn. Theo nghĩa này, đây là một minh chứng điển hình về sức mạnh của thể chế.

Trung Quốc ngày nay có hệ thống chuyên chế rõ rệt hơn nhiều so với các nền dân chủ phương Tây. Và Trung Quốc vẫn nghèo hơn nhiều so với các nước dân chủ, dù là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc thậm chí không bằng một phần năm của Mỹ, và họ vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức kinh tế lớn của riêng mình.

Trên thực tế, theo Acemoglu, chế độ ngày càng chuyên chế của Tập Cận Bình là lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc đang “thối rữa từ gốc rễ”.

Hiện nay, các thể chế dân chủ trên thế giới đang đi theo xu hướng nào?

Acemoglu đã bày tỏ lo ngại rằng các thể chế dân chủ ở Mỹ và châu Âu đang mất đi sự ủng hộ từ người dân. Và thực tế là, nhiều nền dân chủ dường như đang nghi ngờ tầm quan trọng của việc bảo vệ các thể chế của họ.

Họ đang tán dương việc trao nhiều quyền lực hơn cho những kẻ mị dân, những người cho rằng có thể thành công mà không cần có bộ quy tắc mạnh mẽ để kiềm chế quyền lực của các nhà lãnh đạo. Tôi nghi ngờ liệu giải thưởng (Nobel Kinh tế) năm nay có tác động chút nào đến họ hay không.

Nhưng có một thông điệp quan trọng phải nhớ từ công trình của các nhà kinh tế năm nay: cử tri cần thận trọng, không nên từ bỏ sự ổn định và thịnh vượng kinh tế chỉ vì cảm thấy không hài lòng với một số quy tắc dù đôi lúc gây phiền toái nhưng lại giúp duy trì sự thịnh vượng đó.

R.F. 

Renaud Foucart là Giảng viên cao cấp về Kinh tế, Trường Quản trị Đại học Lancaster, Đại học Lancaster

Nguồn: Nobel economics prize: how colonial history explains why strong institutions are vital to a country’s prosperity – expert Q&A The Conversation, ngày 14 tháng 10 năm 2024.

.







.

GIẢI NOBEL KINH TẾ 2024 - HỎI ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA : LỊCH SỬ THUỘC ĐỊA GIẢI THÍCH TẠI SAO CÁC THỂ CHẾ MẠNH MẼ LẠI QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA MỘT QUỐC GIA (Renaud Foucart   -   The Conversation)

 



Giải Nobel Kinh tế 2024 – Hỏi đáp cùng chuyên gia: Lịch sử thuộc địa giải thích tại sao các thể chế mạnh mẽ lại quan trọng đối với sự thịnh vượng của một quốc gia  

Renaud Foucart   -   The Conversation 

Hải Âu dịch   |    www.phantichkinhte123.com

18.10.24

https://www.phantichkinhte123.com/2024/10/giai-nobel-kinh-te-2024-hoi-dap-cung-chuyen-gia-lich-su-thuoc-dia-giai-thich-tai-sao-cac-the-che-manh-me-lai-quan-trong-doi-voi-su-thinh-vuong-cua-mot-quoc-gia.html

 

Lời toà soạn

 

Giải Nobel Kinh tế 2024 đã được trao cho Daron Acemoglu và Simon Johnson của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và James Robinson của Đại học Chicago vì công trình nghiên cứu lý giải sự chênh lệch lớn về mức độ thịnh vượng giữa các quốc gia.

 

Trong diễn văn công bố giải, Chủ tịch ủy ban giải thưởng kinh tế – Jakob Svensson cho biết: “Một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta là thu hẹp mức chênh lệch lớn về thu nhập giữa các quốc gia”. “Nghiên cứu mang tính đột phá” của các nhà kinh tế đã mang lại cho chúng ta “hiểu biết sâu sắc hơn về nguyên nhân gốc rễ khiến các quốc gia thất bại hoặc thành công trong nỗ lực đó”.

 

Giải Nobel Kinh tế được thiết lập sau các giải Nobel đầu tiên vài thập niên, vào những năm 1960, có tên gọi chính thức là Giải thưởng Sveriges Riksbank về Khoa học Kinh tế. Các nhà nghiên cứu sẽ cùng chia sẻ giải thưởng và khoản tiền trị giá 11 triệu SEK Thụy Điển (khoảng 26,3 tỷ VND).

 

Chúng tôi đã trao đổi với Renaud Foucart, giảng viên cao cấp khoa Kinh tế tại Đại học Lancaster (Anh) để hiểu rõ hơn về công trình nghiên cứu đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm nay, và lý do tại sao công trình này quan trọng.

 

                                                             *

 

Tại sao Daron Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson giành chiến thắng?

 

Ba nhà nghiên cứu giành giải chủ yếu nhờ cung cấp được bằng chứng nhân quả về ảnh hưởng của chất lượng thể chế lên mức độ thịnh vượng kinh tế của một quốc gia.

 

Thoạt trông, điều này có vẻ giống như phát minh lại bánh xe. Hầu hết mọi người có lẽ đều đồng ý rằng một quốc gia thực thi quyền sở hữu tài sản, hạn chế tham nhũng và bảo vệ pháp quyền cũng như sự cân bằng quyền lực sẽ thành công hơn trong việc khuyến khích công dân tạo ra của cải, và phân phối lại số của cải đó tốt hơn.

 

Nhưng người theo dõi tin tức ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, Mỹ hay thậm chí là Anh, sẽ nhận ra rằng không phải ai cũng đồng ý với quan điểm này. Ví dụ ở Hungary, các vụ tham nhũng, chế độ chế độ gia đình trị và thân hữu (nepotism), thiếu đa nguyên truyền thông (media pluralism) và những mối đe dọa cho tính độc lập của nền tư pháp đã dẫn đến cuộc đấu tranh gay gắt với Liên minh châu Âu.

 

Các nước giàu thường có thể chế mạnh. Nhưng nhiều lãnh đạo (hay muốn trở thành lãnh đạo) lại sẵn sàng làm suy yếu pháp quyền. Họ không coi thể chế là căn nguyên cho sự thịnh vượng, mà chỉ là một yếu tố tình cờ xảy ra đồng thời mà thôi.

 

 

Theo các nhà nghiên cứu, tại sao chất lượng thể chế lại khác nhau giữa các quốc gia?

 

Nghiên cứu của họ bắt đầu từ một yếu tố rõ ràng không còn tác động trực tiếp đến sự thịnh vượng kinh tế ngày nay: điều kiện sống vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa thực dân châu Âu từ thế kỷ 14. Giả thuyết của họ là, những lãnh thổ càng giàu có và khó sống đối với người đến từ nơi khác thì càng thu hút các cường quốc thực dân tới cướp bóc tài sản bản địa.

 

Trong trường hợp này, họ đã xây dựng các thể chế mà không quan tâm đến người dân bản địa. Vì thế dẫn đến sự tồn tại của các thể chế kém chất lượng trong suốt thời kỳ thuộc địa, và tiếp tục kéo dài sau khi quốc gia giành độc lập, dẫn đến điều kiện kinh tế tồi tệ ngày nay.

 

Tất cả những điều này là do (và đây là một lĩnh vực khác mà các nhà kinh tế đoạt giải năm nay đã đóng góp) thể chế tự tạo ra các điều kiện tồn tại lâu dài cho chính mình.

 

Ngược lại, ở những nơi dễ tiếp cận và kém phát triển hơn, thực dân không cướp tài nguyên mà chọn định cư và cố gắng tạo ra của cải. Vì lợi ích (ích kỷ) của bản thân, họ đã xây dựng các thể chế dân chủ có lợi cho người dân bản địa.

 

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra giả thuyết trên bằng cách xem xét dữ liệu lịch sử. Trước hết, họ phát hiện ra một “sự đảo ngược lớn” về vận may. Những vùng đô thị hóa nhanh và đông dân nhất vào năm 1500 đã biến thành nghèo nhất vào năm 1995. Thứ đến, họ phát hiện ra rằng những nơi dân định cư chết sớm vì bệnh tật, do đó không thể ở lại – trong khi dân bản địa phần lớn có miễn dịch – ngày nay cũng là những nơi nghèo hơn.

 

Nhìn vào nguồn gốc thuộc địa của các thể chế là một nỗ lực để gỡ rối chuỗi nhân quả. Đây có lẽ cũng là lý do chính khiến ủy ban giải thưởng cho rằng, mặc dù các nhà kinh tế năm nay không phát minh ra ý tưởng là thể chế quan trọng, nhưng những đóng góp của họ vẫn xứng đáng với sự tôn vinh cao nhất.

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh80EgvdbFcqxtp_1uteSkR_A2xlD0ZYOIWD8keYiCckG0nsAZ4EMD_766OwO-yxfGywuL7WKX89RoWfVzPmOkQFp9Z6g0wltNcqs0-SFt-IYC7yDyM2fiynoC7ZQdimj_yKL6zJqlf281dgkYDCBIsv8Z0uGW5dJCbWg9IrR9BvQCxhS7hHC6COcIcrU0/w400-h266/Picture1'.jpg

Daron Acemoglu, một trong ba học giả giành giải Nobel kinh tế 2024. Vassilis Rebapis / EPA

 

 

Có ý kiến rằng công trình này chỉ đơn giản lập luận “dân chủ có nghĩa là tăng trưởng kinh tế“. Nói vậy có đúng không?

 

Không hoàn toàn. Ví dụ, nghiên cứu của họ không khẳng định rằng áp đặt thể chế dân chủ lên một quốc gia đang có các thể chế không hoạt động hiệu quả sẽ mang lại kết quả tốt. Không có lý do gì để một lãnh đạo dân chủ không tham nhũng.

 

Thể chế là một tổng thể. Và đó là lý do tại sao ngày nay, việc bảo vệ tất cả các khía cạnh của nó là rất quan trọng. Ngay cả việc làm suy yếu một phần nhỏ sự bảo vệ mà nhà nước cung cấp cho công dân, người lao động, doanh nhân và nhà đầu tư cũng có thể dẫn đến một vòng xoáy tiêu cực, nơi người dân không cảm thấy an toàn và được bảo vệ trước tình trạng tham nhũng hoặc bị truất hữu tài sản (expropriation). Điều này dẫn đến sự suy giảm mức thịnh vượng và gia tăng mức ủng hộ những quy định chuyên chế.

 

Cũng có những trường hợp ngoại lệ. Trung Quốc rõ ràng đang cố gắng thúc đẩy ý tưởng rằng, chủ nghĩa tư bản mà không có tự do dân chủ vẫn có thể đạt dược thành công kinh tế.

 

Sự phát triển của Trung Quốc từ sau các cải cách của Đặng Tiểu Bình vào thập niên 1980 có tương quan với việc quyền sở hữu của các doanh nhân và doanh nghiệp được củng cố mạnh mẽ hơn. Theo nghĩa này, đây là một minh chứng điển hình về sức mạnh của thể chế.

 

Trung Quốc ngày nay có hệ thống chuyên chế rõ rệt hơn nhiều so với các nền dân chủ phương Tây. Và Trung Quốc vẫn nghèo hơn nhiều so với các nước dân chủ, dù là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc thậm chí không bằng một phần năm của Mỹ, và họ vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức kinh tế lớn của riêng mình.

 

Trên thực tế, theo Acemoglu, chế độ ngày càng chuyên chế của Tập Cận Bình là lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc đang “thối rữa từ gốc rễ”.

 

 

Hiện nay, các thể chế dân chủ trên thế giới đang đi theo xu hướng nào?

 

Acemoglu đã bày tỏ lo ngại rằng các thể chế dân chủ ở Mỹ và châu Âu đang mất đi sự ủng hộ từ người dân. Và thực tế là, nhiều nền dân chủ dường như đang nghi ngờ tầm quan trọng của việc bảo vệ các thể chế của họ.

 

Họ đang tán dương việc trao nhiều quyền lực hơn cho những kẻ mị dân, những người cho rằng có thể thành công mà không cần có bộ quy tắc mạnh mẽ để kiềm chế quyền lực của các nhà lãnh đạo. Tôi nghi ngờ liệu giải thưởng (Nobel Kinh tế) năm nay có tác động chút nào đến họ hay không.

 

Nhưng có một thông điệp quan trọng phải nhớ từ công trình của các nhà kinh tế năm nay: cử tri cần thận trọng, không nên từ bỏ sự ổn định và thịnh vượng kinh tế chỉ vì cảm thấy không hài lòng với một số quy tắc dù đôi lúc gây phiền toái nhưng lại giúp duy trì sự thịnh vượng đó.

 

R.F. 

Renaud Foucart  là Giảng viên cao cấp về Kinh tế, Trường Quản trị Đại học Lancaster, Đại học Lancaster

 

Nguồn: Nobel economics prize: how colonial history explains why strong institutions are vital to a country’s prosperity – expert Q&A The Conversation, ngày 14 tháng 10 năm 2024.

 

 

 





NOBEL KINH TẾ 2024 VÀ VẤN ĐỀ THỂ CHẾ Ở VIỆT NAM (Trần Hiếu Chân | Blog RFA)

 



 

Nobel Kinh tế 2024 và vấn đề thể chế ở Việt Nam

Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân

2024.10.21

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/economic-nobel-prize-2024-vietnam-regime-reform-10212024102703.html

 

Trên thế giới, phát hiện được vấn đề như các nhân sỹ trí thức Việt Nam trình bày thì có khi được vinh danh như ba vị Giáo sư người Mỹ nọ. Nhưng ở nước ta, cả GS-TS. Nguyễn  Đình Cống lẫn TSKH. Nguyễn Quang A khi đưa ra các góp ý chính sách, đều có nguy cơ bị vướng vào vòng lao lý. Sở dĩ thoát được cho đến nay là nhờ các vị ấy vừa có danh hiệu khoa học, vừa có “tước hiệu” gia đình cách mạng.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/economic-nobel-prize-2024-vietnam-regime-reform-10212024102703.html/@@images/8aeb35bd-ea1e-4b98-b6a0-99675d319171.jpeg

Các thành viên của Ủy ban Giải thưởng Nobel thông báo giải Nobel Kinh tế 2024 cho ba nhà khoa học Mỹ Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A Robinson tại Thụy Điển hôm 14/10/2024    (Reuters)

 

Liệu còn mất 5 năm, 10 năm, hay bao lâu nữa?

 

Trước khi Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Nobel Kinh tế Jakob Svensson tuyên bố về tầm quan trọng của thể chế, giới hoạt động xã hội tại Việt Nam đã sớm nhận thức được vấn đề này. Đúng như Jakob Svensson đã nhấn mạnh, những người đoạt giải Nobel Kinh tế 2024 đã khẳng định rằng thể chế xã hội, bao gồm các thể chế “bao trùm” hay “loại trừ”, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Với tình hình Việt Nam hiện nay, khi nào người dân mới có thể dỡ bỏ được “ách gông cùm của thể chế” để thoát khỏi nghèo đói và sự bất bình đẳng trong xã hội?

 

Chỉ một ngày sau khi nhậm chức, hôm 4/8/2024, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước [TBT—CTN] Tô Lâm đã kêu gọi “tháo gỡ vướng mắc về thể chế” [1]. Tuy nhiên, ông Trần Anh Quân, một nhà hoạt động xã hội trẻ tuổi tại Sài Gòn, nhận định vào ngày 6/8/2024 với Đài RFA: “Những lời kêu gọi tháo gỡ vướng mắc về thể chế đã tồn tại nhiều năm qua, không chỉ đợi đến khi ông Tô Lâm lên nắm quyền”. Ông Quân liệt kê thêm, các nhân vật quan trọng trong Bộ Chính trị như Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng trước đây và cả đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính hiện nay đều đã nói về việc phải đổi mới thể chế, xây dựng chính phủ sáng tạo và cải cách hành chính. Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Quân, đó chỉ là những lời nói hoa mỹ mà thôi. Vấn đề cốt lõi của nhà nước Việt Nam hiện nay vẫn là sự độc đảng và độc tài [2].

 

Không chỉ dừng lại ở việc kêu gọi “tháo gỡ vướng mắc về thể chế”, TBT—CTN Tô Lâm còn thúc giục đất nước phải nhanh chóng chuyển mình “để bước vào kỷ nguyên mới”. Tuy nhiên, trước khi giải Nobel Kinh tế năm nay được trao, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A đã phát hành một video cá nhân trên YouTube, với tiêu đề “Giá như họ chấp nhận, kỷ nguyên mới đã bắt đầu từ 10 năm trước” [3]. Trong đó, ông Quang A đã phân tích nếu lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tự tin và đã dân chủ hóa, thì họ đã có thể giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử [giả định] các năm 2016, 2021, và có thể tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2026 sắp tới. Tuy nhiên, do sự thiếu tự tin và lo sợ không cần thiết, Ban lãnh đạo Đảng đã né tránh tiến trình dân chủ hóa, dẫn đến việc đất nước vẫn chưa thể bước vào một kỷ nguyên mới, dù có đầy đủ các điều kiện thuận lợi. TSKH. Nguyễn Quang A cũng đã điểm lại một số vấn đề về dân chủ hóa, vai trò của xã hội dân sự trong dân chủ hóa và các bài học lịch sử trên thế giới, chủ yếu từ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước kia và đặc biệt từ các nước trong khu vực [4].

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/economic-nobel-prize-2024-vietnam-regime-reform-10212024102703.html/2016-04-20t120000z_713575306_gf10000389099_rtrmadp_3_vietnam-politics.jpg/@@images/fc223ee0-a11d-4111-b223-45c557c7f82f.jpeg

TS. Nguyễn Quang A xem TV ở nhà riêng tại Hà Nội hôm 19/4/2016 (minh họa). Reuters

 

Các phát hiện của ba nhà khoa học Hoa Kỳ đạt giải Nobel Kinh tế năm nay Daron Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson có giá trị phổ quát. Vì những người nhận giải năm 2024 này đã nghiên cứu về cách các thể chế được hình thành và ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của các quốc gia suốt cả một lịch sử dài năm trăm năm. Công trình của họ đã giúp giải thích tại sao bất bình đẳng toàn cầu vẫn tồn tại, đặc biệt ở những nước bị ảnh hưởng bởi tham nhũng và chế độ độc tài. Cuốn sách nổi tiếng của Daron Acemoglu và James Robinson, “Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity, and Poverty” [Tại sao các quốc gia thất bại: Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói], là một phần kết tinh quan trọng các nghiên cứu của họ [5]. Giải Nobel Kinh tế năm nay được trao chỉ một ngày sau khi Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo cho thấy 26 quốc gia nghèo nhất thế giới – nơi sinh sống của 40% dân số nghèo nhất – đang mắc nợ nặng nề hơn bao giờ hết kể từ năm 2006, làm dấy lên lo ngại về sự thụt lùi trong cuộc chiến chống đói nghèo [6].

 

 

Không chỉ lãng phí mà còn là tội ác

 

Sau các chuyến công tác dài ngày tới Tây bán cầu và châu Âu để tham dự các cuộc họp tại Liên Hợp Quốc và Cộng đồng Pháp ngữ, TBT—CTN Tô Lâm đã nhanh chóng công bố bài viết “Chống lãng phí”, được truyền thông Nhà nước đăng tải rộng rãi. Trong bài viết, ông Lâm nhấn mạnh việc coi đấu tranh chống lãng phí như một “cuộc chiến chống giặc nội xâm”, đặt nó ngang hàng với phòng, chống tham nhũng [7]. Đài VOA nhanh chóng đặt câu hỏi: “Vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước VN Tô Lâm phát đi thông điệp ‘chống lãng phí’?” Hai nhà trí thức cao tuổi là Mạc Văn Trang và Nguyễn Đình Cống khi trả lời phỏng vấn của Đài VOA ngày 17/10 đã cho biết, việc ông Tô Lâm kêu gọi chống lãng phí là điều được mong đợi, nhưng sẽ không hiệu quả nếu Việt Nam không đổi mới thể chế và trao thêm quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.

 

Các nhà trí thức lão thành như TS. Mạc Văn Trang, 86 tuổi và GS-TS. Nguyễn Đình Cống, 87 tuổi đều cho rằng, việc chống tham nhũng thông qua chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng, và bây giờ là ông Tô Lâm, chỉ mang tính đấu tranh nội bộ, xử lý tình thế, dù rất quyết liệt, căng thẳng, nhưng không hiệu quả bền vững, vì không dựa trên thể chế kiểm soát quyền lực khách quan. Các vị này cho rằng cần có một cuộc cách mạng triệt để mới cải thiện được tình hình. Theo quan điểm của hai vị này, cuộc cách mạng ấy không chỉ dừng lại ở chống tham nhũng, mà cần phải đổi mới về chính trị, tạo ra một thể chế khoan dung, bao hàm và dân chủ hơn [8]. Những ý kiến này đều được hai ông tuyên bố trong nhiều dịp trước đây. Các nghiên cứu để góp xây dựng cho chính sách của Đảng và Nhà nước xưa nay đều chỉ ra các điểm yếu căn bản trong chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam. Thứ nhất, các nhà lãnh đạo Việt Nam hầu hết đều nhận thức được, sự tụt hậu của đất nước xuất phát từ đâu, nhưng không bao giờ dám “gọi sự vật đúng tên”. Trong buổi làm việc với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên thẳng thắn báo cáo rằng mọi thứ đều ổn, ngoại trừ một vướng mắc duy nhất, đó là thể chế và chỉ có thể chế mà thôi! Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cam kết sẽ “tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế...” [9].

 

Điểm yếu lớn thứ hai cũng ít ai dám thẳng thắn chỉ ra, chính là nguồn gốc thực sự của sự trì trệ trong quản trị quốc gia. Theo GS-TS. Nguyễn Đình Cống, lý do khiến thể chế không thể thay đổi kịp thời để thích nghi với tình hình nằm ở sự cồng kềnh của bộ máy nhà nước. Chính hệ thống cồng kềnh này mới tạo cơ hội cho các đảng viên trong Đảng “kiếm chác” và duy trì cơ chế lâu dài “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình” [như lời bài hát trong Quốc tế ca]. Hệ quả là người dân và doanh nghiệp buộc phải ra sức “bôi trơn” hệ thống bằng các hình thức hối lộ, đút lót để giải quyết công việc. Điều này không chỉ gây lãng phí trong khu vực công, mà còn là một cản trở lớn cho sự phát triển của đất nước. Cuộc cách mạng mà GS-TS. Nguyễn Đình Cống và TS. Mạc Văn Trang đề cập không chỉ đơn thuần là cải cách về mặt chính trị, mà còn phải đổi mới thể chế theo hướng “khoan dung”, “bao hàm” và “dân chủ”, đúng theo tinh thần các kết luận khoa học của ba giáo sư người Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế năm nay [10].

 

Trên thế giới, phát hiện ra được vấn đề như các nhân sỹ trí thức Việt Nam thì có khi được vinh danh như ba vị Giáo sư người Mỹ nọ. Nhưng ở nước ta, cả GS-TS. Nguyễn Đình Cống, TS. Mạc Văn Trang lẫn TSKH. Nguyễn Quang A khi đưa ra các nghiên cứu để góp ý cho chính sách, thì đều có nguy cơ bị chính quyền bắt bỏ tù. Sở dĩ thoát được cho đến nay là nhờ các vị ấy vừa có danh hiệu khoa học, vừa có “tước hiệu” cách mạng. Cho nên Đảng tha cho họ. Thật “dân chủ đến thế là cùng!!!” [một tuyên bố của cố TBT Nguyễn Phú Trọng [11]. “Trung ngôn thì nghịch nhĩ!” Phủ nhận những sự thật hiển nhiên mà các nhà trí thức lão thành và các nhà khoa học quốc tế công bố không chỉ là sự lãng phí lớn nhất, mà còn là một tội ác khủng khiếp, thưa ngài TBT—CTN. Nhà báo tự do Hoàng Quốc Dũng từng nhận xét trên Facebook cá nhân rằng: “Giải thưởng Nobel là giải thưởng quốc tế danh giá nhất, được trao cho những công trình nghiên cứu có đóng góp to lớn trong việc làm cho xã hội nhân loại tốt đẹp hơn. Việc phủ nhận giải Nobel đồng nghĩa với việc phủ nhận sự tiến bộ của nhân loại. Đáng tiếc thay, tác phẩm ‘Tại sao các quốc gia thất bại: Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói’ do Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A chuyển ngữ, sau đó được một nhóm khác có bản quyền dịch và xuất bản tại Việt Nam, đã không được tái bản, thậm chí còn bị âm thầm thu hồi” [12].

_________________

 

Tham khảo:

 

[1] https://dangcongsan.vn/tieu-diem/quyet-tam-xay-dung-dang-vung-manh-nuoc-viet-nam-giau-manh-dan-chu-cong-bang-van-minh-674205.html

[2] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-it-possible-to-reform-institutions-as-general-secretary-to-lam-said-08062024103417.html

[3] https://diendantheky.net/nguyen-quang-a-gia-nhu-ho-chap-nhan-thi-le-ra-ky-nguyen-moi-da-bat-dau-tu-gan-muoi-nam-na/

[4] https://vanviet.info/van-de-hom-nay/dan-chu-hoa-va-xa-hoi-dan-su-o-viet-nam-nua-dau-the-ky-21/

[5] https://tuoitre.vn/nobel-kinh-te-2024-va-bai-hoc-ve-the-che-cho-viet-nam-20241015081612447.htm

[6] https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/khung-hoang-no-de-nang-len-26-quoc-gia-ngheo-nhat-the-gioi-680591.html

[7] https://baotintuc.vn/thoi-su/bai-viet-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-ve-chong-lang-phi-20241013155922590.htm

[8] https://www.voatiengviet.com/a/vi-sao-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-vn-to-lam-phat-thong-diep-chong-lang-phi/7828394.html

[9] https://baochinhphu.vn/chu-tich-quoc-hoi-tran-thanh-man-lam-viec-voi-ban-thuong-vu-thanh-uy-tphcm-102241005160100261.htm

10] https://baotiengdan.com/2024/10/16/huong-ung-phat-bieu-cua-ngai-to-lam-va-gop-vai-de-nghi/

[11] https://vtcnews.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-chia-se-sau-khi-tai-dac-cu-ar241600.html

[12]https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=3968477856808003&id=100009374840842&rdid=bkOi38tfh5t0fRvq

 

-------------------------------------------------------------------

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài  Á Châu Tự Do.

 

Trần Hiếu Chân là một blogger, đồng thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham gia vào mạng lưới xã hội đấu tranh vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Blogger này cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và đường lối ngoại giao của Việt Nam và các nước ASEAN.

 

------------------------

Tin, bài liên quan

Blog

·        Nghìn mắt nghìn tay

·        Tiếp cũng chết không tiếp cũng chết

·        Đảng đối diện với những thách thức thế nào?

·        Tăng cường an ninh chế độ, Đảng siết chặt kiểm soát xã hội

·        Đảng ‘ngộ nhận’ về năng lực lãnh đạo kinh tế thị trường








TÂN TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM : KHỞI ĐẦU SUÔN SẺ CỦA "KỶ NGUYÊN MỚI" (Huỳnh Trần | RFA)

 




Tân Tổng bí thư Tô Lâm: Khởi đầu suôn sẻ của "kỷ nguyên mới"

Bình luận của Huỳnh Trần
2024.10.21

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/to-lam-new-era-with-smooth-transition-10212024112542.html

 

Sau gần ba tháng ‘chấp chính’ tân Tổng bí thư Tô Lâm đã có khởi đầu ‘suôn sẻ’ và tuyên bố về ‘‘kỷ nguyên mới”, “đổi mới phương thức lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam”, thể hiện mong muốn, mục tiêu và phương châm hành động cho thời kỳ cầm quyền của người đứng đầu Đảng. Nó khẳng định quan điểm ‘đảng trị’ nhưng sẽ đổi mới cách lãnh đạo.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/to-lam-new-era-with-smooth-transition-10212024112542.html/@@images/441c1905-36eb-40c3-8012-d57593f58e8a.jpeg

Tổng bí thư Tô Lâm tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 21/10/2024   (Nhac NGUYEN / AFP)

 

 

Trong bối cảnh tham nhũng, suy thoái đạo đức lối sống của quan chức mang tính hệ thống và nghiêm trọng, chế độ toàn trị bởi độc Đảng CS đang trải qua những biến cố thay đổi nhân sự ‘rung động’ chính trường. Trong chiến dịch ‘đốt lò’ đã có hàng chục nghìn lãnh đạo, đảng viên bị kỷ luật và bị bỏ tù. Từ đầu nhiệm kỳ khoá 13 đến nay đã có bảy uỷ viên Bộ Chính trị bị miễn nhiệm và có bốn lãnh đạo tuyên thệ chủ tịch nước! Ông Nguyễn Xuân Phúc (5/4/2021-18/1/2023); Ông Võ Văn Thưởng (2/3/2023-21/3/2024); Ông Tô Lâm (22/5/2024- 10/2024) và ông Lương Cường - Tân Chủ tịch nước (21/10/2024 -)…

 

Sự chuyển tiếp quyền lực tối cao diễn ra vào giữa nhiệm kỳ Đại hội 13 từ cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua đời ngày 19/7/2024 vì trọng bệnh, sang cho ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, người mà trước đó ‘ít ai nghĩ’ sẽ thừa kế. Ông Tô Lâm đã nhậm chức Chủ tịch nước ngày 22/5/2024 và, trở thành người ‘tạm quyền’, rồi ngay sau đó được Ban chấp hành Trung ương khoá 13 bầu làm tân Tổng bí thư ngày 3/8/2024.

 

 

Phần một

 

Khởi đầu ‘suôn sẻ’

 

Trên cương vị Tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có khởi đầu ‘suôn sẻ’. Sự đồng thuận ở thượng tầng Đảng CS phản ánh cách xử lý trong tình huống ‘bất thường’. Là vị tướng cầm đầu ngành an ninh, một thời gian dài được củng cố bởi chiến lược an ninh chế độ[1] ông Tô Lâm có điều kiện cần để bảo vệ chế độ và duy trì quyền lực Đảng.

 

Tuy nhiên, trong suốt gần 40 năm Đổi mới từ 1986 chức vụ tổng bí thư luôn được quyết định trong đại hội Đảng toàn quốc và, người kế vị thường là, theo thông lệ, một trong ‘tứ trụ’ của Đảng: Tổng bí thư (tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai), Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và Thường trực Ban bí thư. Tuy nhiên, sự chuyển tiếp quyền lực lần này được cho là ‘bất thường’. Việc một Bộ trưởng Công an lên nắm quyền là sự kiện ‘chưa từng có’. Bởi vậy, mọi động thái cá nhân của vị tân tổng bí thư, ê-kíp của ông ấy, cũng như bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách, nhân sự và thể chế… sẽ được chăm chú ‘theo dõi.’ Ông Tô Lâm có những quyết định thế nào? Chương trình nghị sự đảng trị ra sao? Và, liệu cách mà hệ thống chính trị và người dân sẽ ‘tâm phục khẩu phục’ thế nào?

 

Trong bước khởi đầu quyền lực phải được củng cố bởi các quyết định nhân sự đổng thời với một chương trình nghị sự đảng trị. Tân tổng bí thư Tô Lâm đã sử dụng quyền ‘tuyệt đối’ của chế độ Đảng tập quyền, đã có những quyết định nhân sự nhanh chóng, vượt qua rào cản thủ tục, để củng cố quyền lực. Ông Tô Lâm quyết đoán bố trí những nhân sự thân tín, đồng hương Hưng Yên và đồng nghiệp an ninh vào các vị trí then chốt như các trợ lý, chánh văn phòng trung ương Đảng, Bộ trưởng công an…  Việc bổ sung các uỷ viên Bộ chính trị cũng nhanh chóng hoàn tất. Ngoài ra, trong chế độ quyền lực tập trung việc triệu tập các Hội nghị trung ương hay Quốc hội bất thường cần thiết về thủ tục để thông qua các chức danh theo chế độ ‘đảng cử dân bầu’ cũng diễn ra đúng ‘ý Đảng.’ Các nhà phân tích chính trị cho rằng việc ông Tô Lâm đã phải chia sẻ quyền lực với ‘phái quân đội’ (ông ấy không kiêm chức chủ tịch nước) là cần thiết để ổn định lãnh đạo…

 

Mặc dù là chế độ tập quyền theo mô hình cũ nhưng duy trì nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo thì việc định hình chương trình nghị sự đảng trị trong nội bộ Đảng là một nguồn quyền lực quan trọng để khẳng định vị trí, đặc biệt đối với ‘tân’ lãnh đạo như ông Tô Lâm. Sau khi ông Vương Đình Huệ ‘ngã ngựa’, ông Trần Thanh Mẫn, người phó được cho là không ‘sắc xảo’ lên thay, đồng thời một số đại biểu, lãnh đạo ban của Quốc hội thường có ý kiến ‘phản biện’ như Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện, ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội “bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi,”[2] thì việc Đảng ‘lãnh đạo’ Quốc hội đã ‘tạm ổn’. Một loạt nhân sự Chính phủ như bổ sung, luân chuyển, bổ nhiệm thêm các phó thủ tướng, Chánh án Toà án, Viện kiểm sát, các bộ trưởng quan trọng như tài chính, tư pháp… Gần đây nhất, hôm 20/10/2024 Với tư cách Chủ tịch nước, ông Tô Lâm đã ký quyết định thăng hàm Đại tướng cho ông Bộ trưởng Bộ CA Lương Tam Quang và Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Tân Cương,[3] một động  thái quyết đoán trước kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khoá 15 vào hôm sau, ngày 21/10, trong đó có nội dung bầu chủ tịch nước mới và nhân sự khác.

 

Sau khi công tác tổ chức ‘tạm ổn’ ông tân Tổng bí thư đã thiết lập một chương trình nghị sự ‘đối ngoại’ để khẳng định tính chính danh mà lễ nghi ngoại giao và các bản ghi nhớ, thậm chí ký kết chỉ là ‘phụ lục’. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay việc công nhận sự khác biệt chế độ chính trị vì tăng trưởng kinh tế quốc gia đã là ưu tiên nên các chuyên công du của vị chủ tịch nước kiêm tổng bí thư là cơ hội quảng bá. Trước hết, đó là những chuyến công du nước ngoài ‘đặc biệt’ dày đặc. Ngày 18/8/2024, ông đi Bắc Kinh và được tiếp kiến bởi Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngày 20/9/2024 ông đi New York dự họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, gặp Tổng thống Hoa Kỳ J. Biden bên lề và có một số hoạt động khác. Sau đó ông Tô Lâm đến Cu Ba vào ngày 28/9... Tiếp theo là chuyến công du Mông cổ, CH Ai Len và Pháp của ông Tô Lâm từ ngày 30/9 đến 7/10, trong đó dấu ấn là nâng cấp quan hệ với Pháp lên Đối tác chiến lược toàn diện… Trong đoàn tháp tùng Chủ tịch nước, ngoài e-kíp lãnh đạo mới được trình diện, còn có đông đảo các cựu lãnh đạo Đảng, Chính phủ như bà Tòng Thị Phóng, nguyên Trưởng ban Dân vận và ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh… Họ là những người lan toả ảnh hưởng của Tổng bí thư…

___________

 

Ông Tô Lâm: "Thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn!"

 

Ông Tô Lâm trình diễn nghệ thuật cân bằng "đu dây" của Việt Nam khi ra mắt thế giới

 

Ông Tô Lâm có thể đẩy cuộc “đảo chính cung đình” của mình xa đến đâu trước khi gặp phải sự kháng cự?

 

Tướng quân đội Lương Cường được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước

____________

 

Chương trình nghị sự cho việc chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14 dự kiến được tổ chức vào đầu năm 2026, có ý nghĩa quan trọng cho nhiệm kỳ công tác năm năm của ông tân Tổng bí thư Tô Lâm. Năm 2025 Đại hội Đảng các cấp ở địa phương tỉnh, thanh cũng như ở các cơ quan trung ương phải hoàn tất cùng với các nhân sự lãnh đạo mới. Các văn kiện, báo cáo chính trị, báo cáo phát triển kinh tế xã hội trình Đại hội và đề án tổng kết 40 năm đổi mới… Tất cả đều dưới sự chỉ đạo của cá nhân ông và tập thể lãnh đạo.

 

Là nhà cai trị không thể không chú ý đến triết lý quyền lực làm cho người khác sợ đã khó nhưng làm cho người ta phục, người ta tin còn khó hơn. Đây là giai đoạn thử thách lớn hơn đối với vị tân Tổng bí thư. Có những biểu hiện cho thấy là người lãnh đạo thực dụng, cứng rắn. Những người đồng chí lãnh đạo dưới quyền ông có thể ‘sợ’ ông vì những lý do khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh Đảng cam kết tiếp tục chống tham nhũng ‘không ngừng nghỉ’ và tăng trưởng luôn gặp rào cản thể chế và thủ tục hành chính còn dung dưỡng công quyền, đặt gánh nặng lên người dân. Nhưng nếu họ phục ông những phản ứng đối phó sẽ giảm đi, chức trách được thực hiện hiệu quả… Hơn thế, đối với người dân khi họ tin vào hệ thống chính trị với những chính sách phát triển đúng đắn không chỉ mang lại sự thụ hưởng vật chất mà còn để họ có nhiều quyền tự do hơn, nhiều nguồn lực hơn để quyết định số phận của chính họ.

 

 

                                                     *****

 

Tân Tổng bí thư Tô Lâm – “Kỷ nguyên mới” có gì mới?

Bình luận của Huỳnh Trần
2024.10.21

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/to-lam-new-era-but-what-new-10212024114348.html 

 

Sau gần ba tháng ‘chấp chính’ tân Tổng bí thư Tô Lâm đã có khởi đầu ‘suôn sẻ’ và, tuyên bố về ‘‘kỷ nguyên mới” và “đổi mới phương thức lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam (Đảng)” thể hiện mong muốn, mục tiêu và phương châm hành động cho thời kỳ cầm quyền của người đứng đầu Đảng. Nó khẳng định quan điểm ‘đảng trị’ nhưng ‘đổi mới phương thức lãnh đạo’… để bước vào “kỷ nguyên mới”

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/to-lam-new-era-but-what-new-10212024114348.html/@@images/cc920379-f3ea-4798-bb32-92e9430860eb.jpeg

Thủ tướng Phạm Minh Chính (trái) và Tổng bí thư Tô Lâm (phải) đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội hôm 21/10/2024 trước phiên khai mạc Quốc hội (Nhac NGUYEN / AFP)

 

--------------

Phần hai

 

‘Kỷ nguyên mới’

 

‘Kỷ nguyên mới’ được nhiều lần nhấn mạnh trên nhiều diễn đàn. Đây là phát biểu ‘chính sách’ trong chuyến công du mới đây tới CH Ai Len: “… Đối với Việt Nam, đây là thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, giai đoạn nước rút để kiến tạo kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; hiện thực hóa các mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045, và khát vọng xây dựng nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.”[1]

 

‘Kỷ nguyên mới’ cắt nghĩa cho việc tân Tổng bí thư Tô Lâm khởi đầu thời kỳ cầm quyền của mình thay vì một tuyên bố về quan điểm chính sách. Điều này lý giải cho một số ý kiến từ giới nghiên cứu và quan sát rằng không thấy đề cập về những nội hàm cần có trong ‘kỷ nguyên mới.’ Nó có thể coi như sự quyết tâm chính trị và lời kêu gọi chung, hướng tới các mục tiêu được phóng chiếu theo các mốc thời gian năm chẵn gắn với ngày ra đời của Đảng (1930) và thành lập Nước (1945) với những ‘khát vọng’ của các nhà sáng lập chế độ. Chẳng hạn, sẽ trở thành nước có thu nhập cao vào năm nào đó trong tương lai.

 

Cách mô tả kỷ nguyên mới là “vươn mình” sẽ tập trung về tăng trưởng kinh tế. Đây là chỉ tiêu tổng quát và dễ nhận biết, có thể lượng hoá và có thể đạt được bằng nhiều cách kể cả việc huy động nguồn lực tối đa trong thời gian ngắn và xem nhẹ tính hiệu quả, tính bền vững. Ông thủ tướng Chính phủ được Đảng phân nhiệm điều hành lĩnh vực kinh tế. Từ đầu nhiệm kỳ ĐH 13 người ta thấy ông ấy ‘năng nổ’ như ‘tư lệnh mặt trận’ và, cùng với thường trực Chính phủ trung ương tháo gỡ ‘khó khăn, vướng mắc’ cho các công trình giao thông trọng điểm, như dự án đường dây 500kV mạch 3 (từ Quảng Bình đến Hưng Yên), sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai… và thúc đẩy các dự án đầu tư công, đặc biệt ở nhiều địa phương tỉnh... Ông ấy kêu gọi hãy “cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước.”[2]….

 

Hiện tại, dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là ‘quyết tâm chính trị’ của Đảng, Bộ Chính trị, Ban chấp TƯ đã “nhất trí cao” và nay đưa ra kỳ họp 8, Quốc hội khoá 15 đã khai mạc ngày 21/10. Dự án này được Nhà nước tuyên truyền rầm rộ nhưng dây là dự án đang gây nhiều quan ngại, không chỉ về quy mô 70 tỷ đô-la Mỹ và đến năm 2035 mà chủ yếu về tính khả thi và tính hiệu quả. Mặc dù không gian mạng xã hội bị giới hạn nhưng đã có những ý kiến ‘phản biện’ mang tính xây dựng, chẳng hạn bài viết tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu trên Facebook  nhận được nhiều bình luận ủng hộ. Ngoài ra, 17 nhà chuyên môn, kỹ sư giao thông đường sắt đã có thư góp ý về đề án ‘khủng’ này, sau tham dự một hội thảo “Lấy ý kiến về dự thảo Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam” vào ngày 7/11/2023 do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức, nhưng không được công khai… Phần nào các ý kiến này đã phản ánh niềm tin giảm sút về thực trạng những gì đang diễn ra đối với những dự án đường sắt: dang dở, kéo dài và đội vốn nhiều lần. Ngoài ra, đã có một tiền lệ là Quốc hội khoá 12 dưới thời cố Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã ‘không thông qua’ đề xuất một dự án đường sắt Bắc – Nam vào năm 2010.[3] Sau hơn 10 năm đề án mới ‘tham vọng’ hơn nhiều đang được thảo luận tại Quốc hội 15. Trong bối cảnh ‘thiếu vắng không gian phản biện và nhiều lãnh đạo ‘im lặng chờ thời’ liệu dự án này sẽ được thông qua?

 

So sánh ‘hơn kém’ giữa nhiệm kỳ khác nhau dưới thời của các lãnh đạo khác nhau là điều cấm kỵ và, nếu có thể, sẽ là bí mật nội bộ Đảng. Tuy nhiên, sự cảm nhận của người dân và các nhà quan sát về thực trạng đất nước theo thời gian thực là một kênh quan trọng. ‘Kỷ nguyên mới’ được ngầm hiểu sự cam kết kế thừa nhưng sẽ làm tốt ‘hơn’ người tiền nhiệm. Sự khác biệt tạo ra sự hy vọng trong bối cảnh phức tạp hiện nay. Cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Đảng ca ngợi là “nhà lý luận xuất sắc,”[4] ông ấy từng muốn ‘lý luận’ trở thành một trong tiêu chuẩn cho cương vị tổng bí thư Đảng, nhưng đã không kịp ‘bồi dưỡng’ người kế nhiệm mình khi qua đời ở giữa nhiệm kỳ thứ ba cầm quyền. Giới nghiên cứu đã đặt vấn đề liệu di sản, được in thành sách theo các chủ đề như ‘mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam’, về chiến dịch ‘đốt lò’ hay ‘ngoại giao cây tre’…, nhưng vẫn ‘dở dang’ sẽ tiếp tục thực hiện thế nào?

 

Gốc gác là viên tướng đầu ngành an ninh là cơ sở cho suy đoán rằng vị tân Tổng bí thư Đảng sẽ là người lãnh đạo ‘thực dụng’, ông Tô Lâm sẽ tiếp cận khác người tiền nhiệm đối với thực tế thay vì sa vào những vấn đề ‘lý luận’ mang tính thử nghiệm của học thuyết Mác, vận dụng cho mô hình Liên Xô trước đây và đã thất bại. Và hiện tại mô hình Trung Quốc đang thử nghiệm và Việt Nam học theo. Tạo sự khác biệt để thành công cần có sự thay đổi mạnh mẽ, trong đó hai vấn đề quan trọng. Thứ nhất, liệu ông ấy tránh được ‘chông gai’ (giáo điều) trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thế nào để xây dựng ‘kỷ nguyên mới’? Thứ hai, minh bạch và thể chế hoá mối quan hệ trong cơ chế “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân là chủ” thế nào?

 

Sự giáo điều CNXH ‘quá thái’ khiến nhiều cơ hội ‘vươn mình’ trong quá khứ bị bỏ lỡ, chuyển đổi kinh tế thị trường bị kìm hãm, siết chặt kiểm soát xã hội, cấm đoán quyền cơ bản của công dân được hiến định. Đức trị ‘quá thái’ khiến quan chức nhờn bỡn, luật pháp không nghiêm và bị lợi dụng, phân biệt đối xử giữa quan và dân… Hậu quả là động lực, nguồn lực vật chất và tinh thần đều không được phát huy. Ngoài ra, mối quan hệ ‘phức tạp’ giữa Đảng và Chính phủ dưới thời cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những nguyên nhân bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là ‘một di sản nữa’ sẽ cũng là thách thức đối với người kế nhiệm.

 

Thừa nhận vấn đề là khởi đầu, nhưng lay chuyển ‘di sản’ để đổi mới là việc khó khăn. Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi “đổi mới phương thức lãnh đạo” của Đảng.[5] Thay vì ‘chờ’ tập thể Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương ban hành các nghị quyết hay ra quyết định, ông Tô Lâm đã cá nhân hoá một số vấn đế bằng các bài viết của mình. Mới đây, hôm 20/10 ông có bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”[6] nhấn mạnh thượng tôn pháp luật tạo nên pháp luật. Và trước đó ông ấy viết về “Chống lãnh phí”[7] và v.v. Những bài viết này chứa đựng các  thông điệp được ‘cá nhân hoá’ liệu có phản ánh sự khởi đầu cho “đổi mới phương thức lãnh đạo” của Đảng?

 

Tổng bí thư Tô Lâm đang thể hiện là lãnh đạo ‘thực dụng’, trong bối cảnh duy trì đảng trị nhưng đã tỏ rõ sự cứng rắn, quyết đoán. Có ý kiến ông sẽ phải trở thành ‘độc đoán’ để cải cách và thúc đẩy hệ thống chính trị đang trì trệ và kém hiệu năng. “Kỷ nguyên mới” là mục đích và phương tiện là “phương thức lãnh đạo của Đảng” nhưng phải “đổi mới” – đây là việc quảng bá nhấn mạnh vào hành động thực tế nhưng không thể là triết lý lãnh đạo mới. Hãy tự an ủi: sau ‘độc đoán’ sẽ là ‘dân chủ’ như kiểu Hàn Quốc hay Đài Loan trước kia!

 

-----------------

 

Tham khảo:

 

·        https://baochinhphu.vn/phat-bieu-chinh-sach-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tai-truong-dai-hoc-trinity-dublin-102241003084004348.htm

·        https://baochinhphu.vn/thu-tuong-cung-nhau-xay-dung-cac-cong-trinh-tam-co-danh-dau-su-vuon-minh-cua-dat-nuoc-102241003172224772.htm

·        https://vnexpress.net/quoc-hoi-bac-du-an-duong-sat-cao-toc-2166401.html

·        https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-dung-dang/-/2018/945504/dong-chi-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong---nha-ly-luan-xuat-sac%2C-liem-chinh-cua-dang.aspx

·        https://dangcongsan.vn/tieu-diem/tiep-tuc-doi-moi-manh-me-phuong-thuc-lanh-dao-cam-quyen-cua-dang-yeu-cau-cap-bach-cua-giai-doan-cach-mang-moi-678046.html

·        https://baochinhphu.vn/phat-huy-tinh-dang-trong-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-102241019142658209.htm

·        https://tuoitre.vn/bai-viet-chong-lang-phi-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-20241013162205227.htm

 

------------------------------------------------------------------

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

 

Tin, bài liên quan

Blog

·        Tân Tổng bí thư Tô Lâm: Khởi đầu suôn sẻ của "kỷ nguyên mới"

·        Tô Lâm qua Mỹ: Thành tựu và kỳ vọng từ các phía

·        Dưới thời TBT Tô Lâm: chuyển đổi dân chủ - hy vọng mong manh

·        Đối với TBT Tô Lâm, ưu tiên số một là duy trì chế độ

·        Tân TBT Tô Lâm khẳng định tính chính danh và điều gì tiếp theo?

 

 

 






View My Stats