Tướng
quân đội Lương Cường được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước
RFA
2024.10.21
Quốc
hội Việt Nam vào chiều 21/10 đã bầu ông Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị và
Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản, cho chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ
2021-2026.
Ông
Lương Cường tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước trước Quốc hội ở Hà Nội hôm
21/10/2024. ( Dang ANH / AFP)
Ông
Lương Cường, 67 tuổi, người giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân
dân Việt Nam trong giai đoạn 2016-2024 và sau đó là Thường trực Ban Bí thư, được
Quốc hội bầu kế nhiệm ông Tô Lâm, người giữ chức vụ này từ ngày 22/5 thay cho
ông Võ Văn Thưởng bị miễn nhiệm hai tháng trước đó.
Ông
Lương Cường nhận được toàn bộ 440 phiếu tán thành của các đại biểu Quốc hội
tham gia biểu quyết.
Trong
phát biểu của mình sau nghi lễ tuyên thệ, tân Chủ tịch nước Lương Cường nói:
“Tôi
sẽ nỗ lực hết mình phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự
đoàn kết thống nhất cao trong Đảng; cùng với toàn Đảng toàn dân, toàn quân tiếp
tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch vững mạnh, thật sự của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân.”
Với
việc giữ chức Chủ tịch nước, ông Lương Cường sẽ là người đứng đầu Nhà nước,
thay mặt đất nước về đối nội và đối ngoại. Ông cũng thống lĩnh lực lượng vũ
trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
____________
Ông Tô Lâm có thể đẩy cuộc “đảo chính cung đình” của mình xa đến
đâu trước khi gặp phải sự kháng cự?
Với Tô Đại tướng, “sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo” ý
nghĩa gì?
Việt Nam sẽ có Chủ tịch nước mới vào tháng 10
____________
Đại
tướng Lương Cường từng là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam trước khi được Bộ Chính trị phân công sang làm Thường trực Ban Bí thư vào
tháng 5 vừa qua, thay bà Trương Thị Mai. Ông là uỷ viên Ban Chấp hành Trung
ương trong ba khóa liên tiếp 11, 12 và 13 và là Ủy viên Bộ Chính trị từ đầu
khóa này (từ tháng 1/2021).
Hai
tuần trước khi được bầu làm Chủ tịch nước, ông Lương Cường có chuyến thăm Trung
Quốc bốn ngày. Trong chuyến thăm này, ông hội kiến với Chủ tịch kiêm Tổng Bí
thư Tập Cận Bình và hội đàm với Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ.
Việc
bầu Chủ tịch nước mới là một phần trong chương trình nghị sự của kỳ họp thứ tám
Quốc hội Việt Nam bắt đầu vào ngày 21/10 và dự kiến kéo dài 29 ngày.
Với
việc tướng Lương Cường làm Chủ tịch nước, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Tô Lâm thôi
không còn kiêm nhiệm hai chức vụ là Tổng bí thư và Chủ tịch nước.
Ông
Tô Lâm được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Tổng Bí thư Đảng thay thế ông
Nguyễn Phú Trọng vào hồi đầu tháng 8 vừa qua sau khi ông Trọng qua đời. Với việc
bầu ông Lương Cường, ban lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam quay lại mô hình “tứ
trụ” bao gồm Tổng bí thư,
Thủ tướng, Chủ tịch nước, và Chủ tịch Quốc hội.
Luật
sư Đặng Đình Mạnh, người theo dõi chính trường Việt Nam từ Hoa Kỳ, cho rằng việc
ông Tô Lâm phải rời chức vụ Chủ tịch nước cũng là chỉ dấu cho tương quan quyền
lực trong Đảng Cộng sản hiện nay. Ông Tô Lâm tuy đang ở vị thế rất mạnh, nhưng
vẫn chưa phải là tuyệt đối. Cho nên, ông ta buộc phải chia sẻ quyền lực với thế
lực khác trong Đảng, ở đây là quân đội.
Vị
luật sư bị buộc phải lưu vong sau khi tham gia bào chữa cho nhiều người hoạt động
cho rằng người dân không có vai trò gì trong cuộc cạnh tranh quyền lực hiện
nay. Ông nói:
“Nhưng
dù bất luận như thế nào đi nữa, thì người dân, với tư cách là chủ đất nước vẫn
tiếp tục bị đẩy ra bên lề xã hội, phải tọa quan như là khán giả trước các diễn
biến chính trị gây tác động sâu sắc đến đời sống của họ, bao gồm các giá trị tự
do, dân chủ và nhân quyền.”
Một
người bất đồng chính kiến ở Hà Nội nói không quan tâm đến việc Quốc hội tiến
hành bầu chủ tịch nước. Ông nói với RFA trong điều kiện ẩn danh vì lý do an
ninh:
“Tôi
không quan tâm đến việc Quốc hội bầu Chủ tịch nước hôm nay vì các quan chức hiện
nay đều cùng một giuộc và thay đổi theo chiều hướng xấu cho dân cho nước. Xu hướng
độc tài đã thể hiện rõ, và sẽ không bao giờ có cải cách.”
Nhà
báo độc lập Nam Việt có nhận định tương tự. Ông cho rằng tất cả những cuộc bầu
bán ở Việt Nam hoàn toàn không phải là sự tuyển chọn công khai và dân chủ, mà
chỉ là những con cờ được sắp đặt cho những mục đích để phân chia quyền lực
trong nội bộ đảng cầm quyền.
Ông
cho rằng, với việc sáu người xuất thân từ công an và ba người từ quân đội là Uỷ
viên Bộ Chính trị thì đất nước Việt Nam bây giờ chỉ là đang bị xâu xé giữa hai
phe quân đội và công an trong thời kỳ hậu cộng sản suy tàn.
Một
nhà hoạt động khác (giấu tên vì lý do an ninh) cho biết ông cũng thờ ơ với sự
kiện này, vì đó là “việc của Đảng, chứ không phải của dân”: “Chủ tịch nước là
người do Đảng lựa chọn, và ông ta làm việc theo nghị quyết của Đảng, vì thế chắc
chắn sẽ không có thay đổi gì lớn. Có chăng là ít quyền lực hơn so với tiền nhiệm
là ông Tô Lâm, người cũng đang giữ chức Tổng bí thư Đảng, và lại là cựu Bộ trưởng
Công an."
Ông Lương
Cường là Chủ tịch nước thứ tư trong nhiệm kỳ này. Ông Nguyễn Xuân Phúc và ông
Võ Văn Thưởng xin thôi chức và lần lượt bị miễn nhiệm trong tháng 1/2023 và
tháng 3/2024 vì có sai phạm nghiêm trọng.
-------------------------
Tin,
bài liên quan
Tin
Việt Nam
Ông
Tô Lâm: "Thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn!"
Người
Việt tại Pháp biểu tình phản đối ông Tô Lâm trước Công trường Salvador Allende
Chủ
tịch nước Tô Lâm đặc xá khoảng 3.800 phạm nhân, không có tù chính trị
Bộ
trưởng Bùi Thanh Sơn: Mỹ rất coi trọng chuyến công tác của TBT Tô Lâm
Báo
Việt Nam cắt bỏ đoạn phát biểu của TBT Tô Lâm ca ngợi những người bạn Mỹ
No comments:
Post a Comment