Thursday 29 February 2024

NHÂN BẢN THÚ CƯNG : THỊ TRƯỜNG NGÀN ĐÔ Ở TRUNG QUỐC (RFI)

 



Nhân bản thú cưng : Thị trường ngàn đô ở Trung Quốc

RFI

Đăng ngày: 29/02/2024 - 17:09Sửa đổi ngày: 29/02/2024 - 17:11

https://www.rfi.fr/vi/video/20240229-nh%C3%A2n-b%E1%BA%A3n-th%C3%BA-c%C6%B0ng-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ng%C3%A0n-%C4%91%C3%B4-%E1%BB%9F-trung-qu%E1%BB%91c

 

Sau 28 năm chú cừu Dolly được nhân bản thành công, loại công nghệ bị nhiều nước phương Tây cấm, nhưng lại là hợp pháp (đối với động vật) ở Trung Quốc. Nhiều người đã tìm đến nhân bản vô tính để tạo ra bản sao cho những con thú cưng, khiến ngành công nghiệp này ngày càng phát triển.

 

VIDEO :  https://youtu.be/YZN9STpoclE

 

 




MỸ - ANH : DỰ LUẬT AN NINH QUỐC GIA CỦA HỒNG KÔNG XÂM PHẠM THÊM QUYỀN TỰ DO CỦA NGƯỜI DÂN (Thùy Dương / RFI)

 



Mỹ - Anh : Dự luật an ninh quốc gia của Hồng Kông xâm phạm thêm quyền tự do của người dân

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 29/02/2024 - 11:05Sửa đổi ngày: 29/02/2024 - 11:07

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240229-m%E1%BB%B9-anh-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-c%E1%BB%A7a-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-v%E1%BB%81-an-ninh-qu%E1%BB%91c-gia-x%C3%A2m-ph%E1%BA%A1m-th%C3%AAm-quy%E1%BB%81n-t%E1%BB%B1-do-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n

 

Hoa Kỳ và Anh Quốc hôm qua, 28/02/2024, đã chỉ trích chính quyền Hồng Kông về dự luật mới về an ninh quốc gia. Theo Washington và Luân Đôn, dự luật này xâm phạm thêm các quyền tự do của người dân.

 

https://s.rfi.fr/media/display/69e12906-d560-11ee-a4b8-005056bf30b7/w:980/p:16x9/000_34KC2J6.webp

Bên ngoài văn phòng chính quyền Hồng Kông ngày 27/02/2024. Các thành viên Liên đoàn Dân chủ Xã hội giương cao biểu ngữ “Không có dân chủ thì không có kế sinh nhai, hãy đặt người dân lên trên đất nước, nhân quyền lên trên chế độ, không thể có an ninh quốc gia nếu không có dân chủ và nhân quyền”. AFP - PETER PARKS

 

Chính quyền Hồng Kông hồi cuối tháng Giêng 2024 đã công bố một dự luật mới về an ninh quốc gia liên quan đến 5 tội danh, trong đó có phản quốc, nổi dậy và làm gián điệp, nhằm « bổ khuyết » cho luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt đối với Hồng Kông từ năm 2020.

 

Để đối phó với các cuộc biểu tình quy mô rất lớn ủng hộ dân chủ vào năm 2019, Bắc Kinh đã áp đặt luật an ninh quốc gia bao gồm 4 tội danh : ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với lực lượng nước ngoài. Những ai vi phạm có thể lãnh án tù lên tới chung thân. Từ khi luật an ninh mới được áp dụng, vài trăm người đã bị bắt ở Hồng Kông, trong đó có các chính khách, các nhà hoạt động dân chủ, luật sư, đoàn viên công đoàn và nhà báo. Việc đàn áp các quyền tự do đã khiến xã hội dân sự Hồng Kông, từng hoạt động rất tích cực, nay im ắng.

 

Theo AFP, lần này, sau một tháng tham vấn cộng đồng về dự luật an ninh quốc gia mới, hôm qua 28/02, người phụ trách Tư Pháp Hồng Kông, Paul Lam, cho biết chưa nghe thấy bất kỳ phản đối nào đối với văn bản này. Tuy nhiên, trong một thông cáo, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, Matthew Miller, bày tỏ : « Chúng tôi đặc biệt quan ngại về đề xuất của chính quyền Hồng Kông thông qua các khái niệm mơ hồ về « bí mật Nhà nước » và « sự can thiệp từ bên ngoài », có thể sẽ được sử dụng để loại trừ các nhà bất đồng chính kiến ».

 

Trong khi đó, ngoại trưởng Anh David Cameron cho rằng đề xuất mới của chính quyền Hồng Kông « không tôn trọng » các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và sẽ có « tác động tiêu cực đến việc thực hiện các quyền và tự do của người dân Hồng Kông ». Luân Đôn hối thúc Hồng Kông xem xét lại đề xuất của họ và thật sự tham vấn người dân. Theo ngoại trưởng David Cameron, với tư cách là nước đồng ký kết tuyên bố chung Trung Quốc - Anh Quốc, bảo đảm cho Hồng Kông một số quyền tự do và tự chủ trong vòng 50 năm thông qua mô hình « Một quốc gia, hai chế độ », Luân Đôn có « trách nhiệm bảo đảm việc các quyền và tự do đó được duy trì ».

 

Đáp lại, Văn phòng Ủy viên Ngoại giao của Trung Quốc tại Hồng Kông hôm nay 29/02 xem các tuyên bố nói trên của ngoại trưởng Anh là « vô trách nhiệm », là « một sự phỉ báng xấu xa », đồng thời khẳng định Luân Đôn không còn quyền hành gì đối với Hồng Kông sau khi đã trao trả thành phố này cho Trung Quốc. Trong khi đó, cố vấn cấp cao của chính quyền Hồng Kông, Regina Ip, xem việc Luân Đôn « dựa vào tuyên bố chung Trung-Anh để tự cho là có quyền xem xét cách Hồng Kông áp dụng luât an ninh quốc gia » là một trò « nực cười ».

 

 

 



PHỤ NỮ HÀN QUỐC ĐƯỢC TRỢ CẤP GẦN 2 TỶ ĐỒNG ĐỂ SINH CON (Juna Ku / BBC Tiếng Hàn)

 



Phụ nữ Hàn Quốc được trợ cấp gần 2 tỷ đồng để sinh con

Yuna Ku

BBC Tiếng Hàn

29 tháng 2 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2v40d6d414o

 

“Đây là lần đầu tiên sau 10 năm làm việc tại công ty, tôi nhận được số tiền trị giá 100 triệu won. Thật là ngại quá đi, nhưng điều đó mang lại cảm xúc tốt.”

 

Chị Min Ji-yeon, 34 tuổi, mới đây đã nhận được 100 triệu won (hơn 1,8 tỷ đồng VN) từ công ty. Lý do là vì chị sinh đứa con đầu lòng vào tháng 7 năm 2021.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/720c/live/00479140-d5f8-11ee-9a5b-e35447f6c53b.jpg

Min Ji-yeon, người sinh đứa con đầu lòng vào năm 2021, đã nhận được 100 triệu won tiền trợ cấp thai sản từ công ty

 

Trả lời BBC Tiếng Hàn, chị Min cho biết: “Đây là số tiền công ty đưa cho tôi để nuôi con nên tôi sẽ dùng nó để mua thức ăn cho cháu. Khi cháu lớn lên thì nhu cầu cũng sẽ nhiều hơn.”

 

Đầu năm nay, thông tin Tập đoàn kinh doanh nhà ở Boo Young có chính sách trợ cấp thai sản 100 triệu won cho mỗi đứa trẻ được các nhân viên công ty sinh từ năm 2021 trở về sau nhanh chóng trở thành chủ đề nóng. Theo công ty, 66 nhân viên đã nhận được tổng số tiền 7 tỷ won cho đến nay.

 

Phó Chủ tịch Lee Jung-geun nói rằng mức hỗ trợ chưa từng có này là nhằm “giải quyết vấn đề tỷ suất sinh thấp”.

 

Khi hiện tượng tỷ suất sinh thấp ngày càng trầm trọng ở Hàn Quốc, không chỉ chính phủ mà cả các công ty cũng đang xắn tay áo khuyến khích sinh con.

 

Theo Tổng cục Thống kê Hàn Quốc vào ngày 28/2, tỷ suất sinh hằng năm ở nước này vào năm ngoái là 0,72, với tổng số lượng ca sinh là 230.000. Đây là tỷ lệ thấp kỷ lục.

 

Tỷ suất sinh trong quý 4 năm ngoái là 0,65, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử tỷ suất sinh hằng quý nằm trong khoảng 0,6.

 

Tỷ lệ này chỉ số trẻ em mà mỗi phụ nữ được dự đoán sẽ sinh ra trong cuộc đời.

 

Để duy trì ổn định dân số, con số này cần là 2,1.

 

Nếu xu hướng này tiếp diễn, dân số Hàn Quốc sẽ suy giảm 50% vào năm 2100.

 

 

·        Những nét đặc biệt trong văn hóa giao tiếp Hàn Quốc

26 tháng 1 năm 2022

 

·        Người đào thoát Bắc Hàn gửi tiền về nước: li kì hơn phim gián điệp

30 tháng 1 năm 2024

 

·        Hàn Quốc trong cuộc đua trở thành một trong các nước bán vũ khí lớn nhất thế giới

30 tháng 5 năm 2023

 

 

Thưởng tiền mặt

 

Trong khi chính phủ đang triển khai nhiều nỗ lực khuyến khích để tăng tỷ suất sinh, các công ty cũng đưa ra các biện pháp hỗ trợ tiền mặt đáng kể cho nhân viên.

 

POSCO cũng hỗ trợ tiền mặt cho nhân viên, chẳng hạn hỗ trợ 3 triệu won khi sinh con (5 triệu won cho con thứ hai trở lên), cho nghỉ phép điều trị vô sinh và hỗ trợ chi phí điều trị, và các phúc lợi như làm việc tại nhà trong thời gian chăm sóc trẻ (tới 8 tuổi hoặc đến lớp 2 tiểu học).

 

Ngoài ra, nhiều hệ thống hỗ trợ thai sản khác nhau cũng được thực hiện tại các công ty lớn hoặc vừa, như tập đoàn hóa dầu Kumho, HD Hyundai, tập đoàn Lotte và tập đoàn Yuhan.

Tại sao không chỉ chính phủ mà cả các công ty, vốn hoạt động vì lợi nhuận, lại nỗ lực khuyến khích sinh con?

 

Hwang Yong-sik, giáo sư quản trị kinh doanh tại Đại học Sejong, giải thích: “Nếu nhìn từ nước ngoài, bạn có thể tự hỏi liệu các công ty có nên tiến xa đến mức này về mặt phúc lợi cho nhân viên hay không, nhưng vấn đề tỷ lệ sinh thấp lại rất nghiêm trọng ở Hàn Quốc. Ở đây, không chỉ chính phủ mà các công ty cũng đang hành động.”

 

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/2df9/live/9eb100f0-d5f8-11ee-8f28-259790e80bba.jpg

Min Ji-yeon cho biết, “Kể từ khi công ty công bố trợ cấp thai sản, các cặp vợ chồng mới cưới hoặc nhân viên có một con đều nghĩ đến việc sinh con.”

 

 

Vai trò của các công ty

 

“Cân bằng giữa công việc và cuộc sống” được coi là một trong những nguyên nhân gây ra tỷ lệ sinh thấp kỷ lục của Hàn Quốc, nên sự hợp tác của doanh nghiệp là điều cần thiết để tăng tỷ lệ sinh.

 

Đặc biệt, khi số lượng các cặp vợ chồng có thu nhập kép (hai vợ chồng cùng có thu nhập) tăng lên, phụ nữ thường phải nghỉ việc do sinh con và chăm sóc con cái.

 

Theo Tổng cục Thống kê Quốc gia, trong số 7.943.000 phụ nữ đã kết hôn từ 15 đến 54 tuổi tính đến tháng 4 năm ngoái, 1.349.000 phụ nữ đã nghỉ việc, với 42% cho biết “chăm sóc con cái” là lý do khiến họ phải dừng công việc, tiếp theo là hôn nhân (26%), sau đó là mang thai và sinh con (23%).

 

Chị Min cho biết do vừa đi làm vừa nuôi con nên “tôi thấy cả hai việc đều bị ảnh hưởng”.

“Tôi thấy có lỗi khi không thể dành nhiều thời gian cho con mình. Nếu con đột nhiên bị ốm khi tôi đang làm việc tại công ty, tôi phải xin nghỉ phép năm… Rốt cuộc, xung quanh tôi có rất nhiều người đã rời bỏ (công ty) khi con cái họ lớn lên và hầu hết trong số họ đều là phụ nữ.”

 

Bởi vì phụ nữ thường được coi là người chăm sóc chính nên nam giới khó có thể thoải mái nghỉ phép để chăm sóc con cái hoặc làm việc tại nhà, ngay cả khi họ muốn.

 

Một báo cáo của nhóm hoạt động phúc lợi Workplace Gapjil 119 trích dẫn câu chuyện của một người cha: “Khi tôi báo cáo với trưởng bộ phận rằng tôi muốn sử dụng chế độ nghỉ thai sản và chăm sóc trẻ em, tôi được thông báo rằng chưa có người đàn ông nào từng nghỉ phép để chăm sóc trẻ em trong công ty của chúng tôi. Sau đó đã xuất hiện những lời chỉ trích về thái độ làm việc của tôi.”

 

Tình hình đang được cải thiện, với số lượng nam giới nghỉ chăm con lần đầu tiên vượt quá 50.000 vào năm ngoái, tức 3 trên 10. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới nghỉ chăm con vẫn thấp hơn nhiều so với nữ, chỉ ở mức 27,1% so với nữ (72,9%).

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/8ec9/live/e7475e00-d5f2-11ee-9a5b-e35447f6c53b.jpg

Tỷ suất sinh hằng năm của Hàn Quốc giảm liên tục trong 8 năm

 

Bởi vì công ty đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân nên có nhiều ý kiến cho rằng việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp để thân thiện hơn với gia đình không chỉ là mong muốn mà còn cần thiết.

 

Tuy nhi ên, ngoài nhu cầu thay đổi bầu không khí chung của xã hội và doanh nghiệp, còn có sự hoài nghi về việc liệu các chính sách của doanh nghiệp nhằm khuyến khích sinh con bằng tiền mặt có hiệu quả và bền vững hay không.

 

Giáo sư Hwang đánh giá: “Thật tốt nếu một công ty thực hiện trách nhiệm xã hội của mình song song với việc tạo ra lợi nhuận và thực hiện quản lý hiệu quả hoạt động một cách hợp lý, nhưng nếu một công ty không làm tốt điều này (nếu hỗ trợ bằng tiền mặt quá mức), thì nó có thể trở thành một động thái phô trương.”

 

Ngoài ra còn có vấn đề khác trong quản trị. Hệ thống phúc lợi nội bộ liên quan đến sinh con có thể tạo ra một gánh nặng khác đối với công ty bởi những nhân viên không có con sẽ cảm thấy thiệt thòi.

 

Việc hỗ trợ bằng tiền mặt, trên thực tế, cũng rất khó khăn đối với hầu hết các công ty, tức là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh số bán hàng thấp hơn các tập đoàn lớn hoặc công ty cỡ vừa.

 

Kim Mi-na (không phải tên thật), một nhân viên văn phòng ở độ tuổi 30 sắp sinh con, chia sẻ: “Công ty tặng 500.000 won làm tiền mừng, tôi cảm thấy rằng (sự hỗ trợ) là rất ý nghĩa dù giá trị chưa bằng các công ty khác.”

 

Theo thống kê của Tổng cục Thuế Quốc gia, số lao động báo cáo nhận trợ cấp thai sản và chăm sóc trẻ em được miễn thuế từ các công ty tính đến năm 2022 là 472.380, chỉ chiếm 2,3% tổng số người làm công ăn lương. Tính mức trợ cấp trung bình cho mỗi người là khoảng 680.000 won, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn miễn thuế là 1,2 triệu won mỗi năm.

Rất khó để biết con số chính xác do trợ cấp thai sản và chăm sóc trẻ em ngoài phần được miễn thuế đều được tính vào thu nhập chung.

 

Oh Jin-ho, Chủ tịch Ủy ban điều hành Workplace Gapjil 119, nhấn mạnh rằng “chính mô hình (cân bằng giữa công việc và chăm sóc trẻ em) phải được thay đổi, có thể bằng cách chính phủ ban hành quy định bắt buộc về chế độ nghỉ phép để chăm sóc trẻ thay vì chỉ tập trung vào việc hỗ trợ tiền mặt từ các công ty”.

 

Theo khảo sát năm 2022 của Viện Chính sách Phụ nữ Hàn Quốc, các chính sách cần thiết nhất để cân bằng giữa công việc và gia đình là “triển khai các hệ thống làm việc linh hoạt, như đi làm lệch thời gian, làm việc tại nhà và làm việc bán thời gian” (20,9% người trả lời) và “cấp thêm chế độ nghỉ phép cho cha mẹ mới sinh con” (13,7%).

 

---------------

Tin liên quan

·         

Uống cà phê hàng ngày có lợi cho sức khỏe

30 tháng 7 năm 2021

·         

Virus corona: Nhiều người buồn chán, căng thẳng hơn là lo lắng cho sức khỏe

11 tháng 5 năm 2020

·         

Tâm trí quyết định sức khoẻ như thế nào?

4 tháng 5 năm 2018

 

 




CẦN SA : THÁI LAN SẼ CẤM SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH GIẢI TRÍ (BBC News Tiếng Việt)

 



Cần sa: Thái Lan sẽ cấm sử dụng cho mục đích giải trí

BBC News Tiếng Việt

29 tháng 2 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4nvgj80p25o

 

Thái Lan sẽ cấm sử dụng cần sa cho mục đích giải trí vào cuối năm nay, nhưng vẫn tiếp tục cho phép sử dụng để phục vụ y tế, Bộ trưởng Y tế nước này nói trong một cuộc phỏng vấn với Reuters.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/d6ef/live/97172cb0-d6e4-11ee-9a5b-e35447f6c53b.jpg

Một cửa hàng cần sa tại khu phố Khao San, thủ đô Bangkok. Kể từ khi Thái Lan hợp pháp hóa loại chất kích thích này, hàng vạn cửa hàng như vậy đã mọc lên.

 

Từ khi Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á hợp pháp hóa cần sa cho mục đích y tế vào năm 2018 và cho mục đích giải trí vào năm 2022, hàng vạn cửa hàng bán loại chất kích thích này đã mọc lên. Ngành công nghiệp cần sa ở Thái Lan dự kiến sẽ đạt 1,2 tỷ USD vào năm 2025.

 

Chính phủ Thái Lan đã thảo một dự luật mới để chấn chỉnh việc sử dụng cần sa, dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.

 

Bộ trưởng Y tế Cholnan Srikaew cho biết dự thảo luật sẽ được đệ lên nội các để phê duyệt vào tháng tới, trước khi trình quốc hội thông qua vào cuối năm nay.

 

Ông Cholnan giải thích: “Nếu không có luật quản lý cần sa, nó sẽ bị sử dụng sai mục đích.”

Ông nói thêm: “Việc lạm dụng cần sa có tác động tiêu cực đến trẻ em Thái Lan. Về lâu dài, có thể dẫn đến lạm dụng các loại chất kích thích khác."

 

·        Trải nghiệm Bangkok: Ẩm thực cần sa ở Thái Lan có gì lạ?

 

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6e52/live/a79e0530-d6e5-11ee-8f28-259790e80bba.jpg

Theo dự luật mới, việc trồng cần sa ở Thái Lan sẽ cần có giấy phép

 

 

Chính phủ tiền nhiệm đã thất bại trong việc thông qua luật tại quốc hội trước khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 5 năm ngoái, khiến cho đến nay Thái Lan vẫn chưa có luật bao quát để quản lý việc sử dụng cần sa.

 

Các cửa hàng cần sa trái phép sẽ không được tiếp tục hoạt động, ngoài ra trồng cần sa tại nhà cũng sẽ không được khuyến khích, Bộ trưởng Cholnan cho hay. Ông ước tính số lượng cửa hàng cần sa có đăng ký hợp pháp hiện ở mức 20.000.

 

Ông tiếp tục: “Theo luật mới, cần sa sẽ là một loại cây bị kiểm soát, vì vậy việc trồng nó sẽ cần được cho phép. Chúng tôi vẫn sẽ ủng hộ [trồng cần sa] cho ngành y tế và sức khỏe."

 

Dự thảo luật quy định mức phạt lên tới 60.000 baht (khoảng 41 triệu đồng VN) đối với hành vi sử dụng cần sa để giải trí, trong khi những người bán cần sa cho mục đích đó và tham gia quảng cáo hay tiếp thị các sản phẩm như nụ, nhựa, chiết xuất hoặc thiết bị hút thuốc từ cần sa phải đối mặt với án tù lên tới một năm, hoặc phạt tiền lên tới 100.000 baht (khoảng 69 triệu đồng), hoặc cả hai.

 

Luật mới cũng tăng hình phạt đối với việc trồng cần sa không giấy phép, với mức phạt tù từ một đến ba năm và phạt tiền từ 20.000 baht (14 triệu đồng) đến 300.000 baht (206 triệu đồng).

 

Vị bộ trưởng cho biết việc nhập khẩu, xuất khẩu, trồng trọt và sử dụng cần sa cho mục đích thương mại cũng sẽ yêu cầu có giấy phép.

 

Theo ông Cholnan, chính phủ Thái Lan ghi nhận lợi ích kinh tế của ngành công nghiệp cần sa và sẽ để các doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh theo quy định mới.

 

Ông nói thêm những cửa hàng cần sa hiện tại có thể tiếp tục hoạt động cho đến lúc giấy phép hết hạn, sau đó chuyển đổi thành cơ sở y tế hợp pháp theo quy định mới, đồng thời bổ sung rằng quy định mới này sẽ không gây ảnh hưởng đến du lịch.

 

--------------

Tin liên quan

·         

Thái Lan: Lần đầu trải nghiệm ẩm thực cần sa ở Bangkok

15 tháng 6 năm 2022

·         

Canada chính thức cho phép sử dụng cần sa

17 tháng 10 năm 2018

·         

Cần sa mọc gần văn phòng nghị sỹ Nhật

22 tháng 6 năm 2018

 

 




SỰ TIẾN HÓA CỦA CHẾ ĐỘ THỰC DÂN (Dương Quốc Chính / Báo Tiếng Dân)

 



Sự tiến hóa của chế độ thực dân

Dương Quốc Chính

 29/02/2024

https://baotiengdan.com/2024/02/29/su-tien-hoa-cua-che-do-thuc-dan/

 

Cứ lần nào nhắc đến chuyện thực dân đô hộ là anh em thiện lành, bò đỏ nhảy dựng lên chửi phản động, tự hào dân tộc dâng lên cuồn cuộn. Đọc thấy buồn cười. Đấy là do anh em không có góc nhìn đủ rộng mà thôi.

 

Khi có nghiên cứu liên ngành đủ rộng, không còn thuần túy lịch sử nữa, mà combo sử, địa, văn, kinh tế, chính trị, triết học, thì phải thấy rằng chế độ thực dân nó là tất yếu lịch sử.

 

Thời tư bản hoang dã, người bóc lột người là chuyện đương nhiên, như động vật ăn thịt lẫn nhau trong chuỗi thức ăn. Anh em nhìn thực dân Anh, Pháp tàn sát, cai trị thổ dân phải thấy giống đàn sư tử truy đuổi hươu nai, linh dương, trâu rừng để ăn thịt. Loài người cũng là động vật ăn tạp và ăn nhiều thịt vậy thôi. Con khỏe mạnh hơn sẽ ăn thịt con già yếu. Quốc gia, dân tộc mạnh sẽ xâm lược, sáp nhập, tiêu diệt quốc gia yếu kém hơn.

 

Anh em bò đỏ não bất thường, nên tư duy cực đoan, nhưng lại tiêu chuẩn kép ở chỗ kêu gào chửi bọn Tây bóc lột, tàn ác với ta, nhưng khi ta đi xâm lược, đàn áp, bóc lột thậm chí xóa sổ quốc gia khác thì lại hoan hỉ, gọi là mang gươm đi mở cõi! Rất là lãng mạn và nhân văn.

Bằng chứng là nước Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp chính là miền Trung và miền Nam nước ta. Khi mình đi thăm thánh địa Mỹ Sơn thì đã đặt câu hỏi: Tại sao dân tộc này chỉ có kiến trúc đền thờ? Vậy nhà cửa thành quách của họ đâu? Họ từng có một nền văn minh rực rỡ mà?

 

Câu trả lời là: Kinh tộc ta phá hủy con mẹ nó hết rồi còn đâu! Như thế có ác không? Còn ác gấp tỷ thằng Pháp. Vì Pháp nó không phá hủy toàn bộ, thậm chí còn góp phần bảo tồn di sản cho các dân tộc thuộc địa. Lưu ý là, Angkor Wat và Mỹ Sơn là do người Pháp tìm ra, khai quật và bảo tồn chứ có phải dân bản xứ đâu. Nó còn đẻ ra cái Viện Viễn đông bác cổ để làm việc này. Chả có nền văn hóa, dân tộc bản xứ nào ở Đông Dương bị nó xóa sổ cả.

 

Hay như người anh hùng dân tộc của chúng ta, hoàng đế Quang Trung, cụ ác lắm đó, tàn sát người Hoa rất dã man, khiến anh em Hoa tộc chạy té đái từ Biên Hòa vào Chợ Lớn. Tất nhiên lúc đó coi như cụ đi mở cõi đi, he he.

 

Cụ Huệ (tức Quang Trung) thành công được, một phần không nhỏ là nhờ vào cái sự ác đó. Thế nhưng anh em bò đỏ biết mẹ gì đâu! Từ quân dân đến tướng, sợ cụ như sợ hùm beo.

Rồi thời nhà Trần có danh tướng Trần Khánh Dư chém câu kinh điển mà mang tính triết học, vẫn được áp dụng đến giờ: “Tướng như chim ưng, dân như gà vịt. Lấy gà vịt để nuôi chim ưng có gì là lạ”.

 

Khi bọn Tây lông mới tìm ra châu Mỹ, chúng tàn sa’t người da đỏ mà chống lại chúng, nhiều bộ tộc bị diệt vong, nếu ngoan cố bất hợp tác. Bởi vì sự chênh lệch văn minh quá lớn, hòa thì sống, chống thì chết. Nên đừng có nói cứ ngoan cường chống ngoại xâm thì là thắng được nó đâu. Nếu không biết lượng sức mình thì sẽ vào họa diệt vong.

 

Trước đây, xứ An Nam ta chống Tàu mà tồn tại, thực ra là do sự chênh lệch văn minh không lớn lắm. Đội quân mạnh nhất trong lịch sử Trung Quốc là quân Nguyên, khi đánh nước ta thì chênh lệch văn minh với Đại Việt cũng không có gì là lớn. Nó có vũ khí, kỹ thuật chiến tranh nào vượt trội đâu. Nó có gì thì mình có cái đó. Khác nhau về độ thiện chiến mà thôi.

 

Hay việc Quang Trung đánh bại quân Thanh cũng vậy, thậm chí quân Tây Sơn còn có tượng binh vượt trội hơn Thanh, khác gì xe tăng đâu! Thanh làm gì có. Thế nên, quân đông và mưu mẹo tý là thắng trận, rồi thủ d*m hoan hỉ.

 

Nhưng từ khi phương Tây vượt trội, việc xâm lược thuộc địa của Tây là nhờ vào sự chênh lệch văn minh, hoàn toàn khác thời đế chế La Mã hay Mông Cổ chiếm cả châu Âu. Cứ nhìn một đại đội Pháp chiếm thành Hà Nội với 2000 quân, với “đại tướng tư lệnh” anh cả toàn quân Nguyễn Tri Phương chiến công lừng lẫy, là đủ hiểu. Sau đó 7 thằng Tây chiếm thành Ninh Bình. Sự chênh lệch đó còn hơn sư tử so với thỏ. Mà là súng máy đọ với dao găm.

Rất may mắn là dân Việt Nam tuy anh dũng kiên cường để kháng Pháp, nhưng đa số vẫn đủ hèn để hòa hoãn, không thì khó thoát nạn diệt vong. Lúc Tây mới sang, nếu chống nó quá là nó diệt tộc luôn đó. Không có nhân văn như sau này đâu. Đừng nói đảng ta là thần thánh nên thắng Pháp, nhìn Xô Viết Nghệ Tĩnh và khởi nghĩa Nam Kỳ đó, nó dẹp phút mốt.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/1.png

Biếm họa: “Còn cái lai quần cũng đánh”. Bùi Giáng: “Đánh cho Mỹ cút ngụy nhào/ Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam”. Nguồn: Tiếng Dân edit

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/1.png

 

Năm 1945-1954 ta thắng được là do có nước bạn hỗ trợ, lúc đó sự chênh lệch về văn minh, vũ khí không còn nhiều nữa. Giả sử bộ đội ta đánh Điện Biên Phủ mà không có pháo Tàu bơm, chỉ có bom ba càng và súng trường, thì có thắng được nó không? Thần thánh nó còn nằm ở sự tiến hóa đó. Cuốc thuổng gậy gộc không đánh thắng Tây được đâu.

 

Đấy là bàn chuyện thắng thua và diệt tộc. Còn chuyện bóc lột tàn tệ thì sao?

 

Nó cũng là chuyện tất yếu của lịch sử. Chế độ thực dân là một phần của tư bản hoang dã. Khi tốc độ phát triển quá nhanh thì bọn tư bản nhanh chóng tiêu thụ vãn cả tài nguyên, thiếu nhân công, thiếu thị trường, thiếu đất đai… Nên nó phải đi xâm lược, với mục đích đầu tiên là tích tụ tư bản cho giới chủ.

 

Anh em nên nhớ là, khởi thủy của chế độ thực dân phương Tây lại không bắt đầu bởi việc quốc gia xâm lược mà là các công ty đi xâm lược, cực kỳ tư bản nhé. Đó là các công ty Đông Ấn Anh, Đông Ấn Hà Lan, Đông Ấn Pháp đi mở thị trường rồi thuê lính đi theo để gây chiến với thổ dân. Hay như Colombus đi tìm châu Mỹ cũng có phải theo lệnh triều đình đâu. Anh em con buôn hùn vốn đầu tư cho chuyến thám hiểm thôi, “nhà nước” cũng chỉ hùn vốn.

 

Ấn Độ, Indonesia, Malaysia… bị xâm lược bởi các công ty Đông Ấn Anh và Hà Lan, sau đó triều đình mới tiếp quản. Đông Ấn Pháp thì không xâm lược Việt Nam, vì Pháp đi xâm lược muộn hơn Anh, nên lúc đó các công ty không còn nhiệm vụ đó, mà là quân triều đình.

 

Còn việc giới chủ bóc lột công nhân, nông dân, khiến anh em phẫn nộ, thực ra cũng là tất yếu. Bởi ở chính mẫu quốc, giới chủ nó cũng bóc lột y chang. Ở Anh, giai đoạn tiền Karl Marx thì bóc lột lao động trẻ em là bình thường. Còn ở Việt Nam ta bây giờ thì trẻ em vẫn đi đánh giày, bán báo, bán vé số, ăn mày ăn xin, kiếm tiền cho bọn chủ đó! Sao không đứa nào phẫn nộ.

 

Ở mẫu quốc nó còn bóc lột bỏ mẹ ra thì ở thuộc địa nó tha sao? Thế nên những chuyện kiểu “Cao su đi dễ khó về”… cũng là chuyện đương nhiên. Nhưng phải nhìn nhận cho khách quan là, trước khi Tây vào thì bọn địa chủ phong kiến nó bóc lột kém dell gì, phỏng ạ?! Cứ có thằng chủ và làm thuê là có bóc lột. Sở dĩ sau này đỡ hơn, đó chính là sự tiến hóa của thực dân và thuộc địa.

 

Sự tiến hóa đó lại bắt nguồn từ chính trong lòng của Chủ nghĩa Tư bản (CNTB) ở Tây Âu, Anh, Đức… Đó là sự trỗi dậy của phong trào công nhân và sự hình thành của tổ chức công đoàn, sự hình thành phong trào cánh tả rồi cộng sản ở Tây Âu rồi lan qua Mỹ, đều là cái nôi của CNTB cũng chính là các mẫu quốc.

 

Khi đó, đám đông cần lao đấu tranh với giới chủ để giành quyền lợi, nền dân chủ phương Tây bắt nguồn từ sự đấu tranh của giới quý tộc với nhà vua, rồi lan ra giới trung lưu với quý tộc, rồi dần tới công nông với giới chủ. Khi cần lao mẫu quốc có quyền lợi rồi thì tư tưởng cánh tả, CS đó mới lan qua Nga, rồi sang các nước thuộc địa.

 

Anh em lãnh đạo Khmer đỏ, nhóm CS Nam Kỳ và nhiều đảng viên CS Việt Nam là tiếp cận tư tưởng CS từ chính nước Pháp chứ gì đâu. Chủ nghĩa dân tộc cũng từ Pháp lan qua Việt Nam rồi trở thành con dao đâm vào mẫu quốc để giải phóng dân tộc. Thời phong kiến làm gì có tư tưởng này. Bác Hồ tiếp cận tư tưởng cánh tả cũng từ đảng Xã hội Pháp, khi hoạt động bên đó.

 

Chế độ thực dân cũ thực sự cáo chung khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Việt Nam cũng được ké theo thôi. Do trâu bò đánh nhau thì ruồi muỗi hưởng lợi. Bọn thực dân, đế quốc đều hiểu rằng, nguyên nhân của hai cuộc thế chiến chính là sự tranh giành địa bàn, quyền lợi của các nước đế quốc mà thôi. Giống các đàn sư tử đánh nhau để tranh địa bàn. Nên chúng nó thống nhất là giật nước chế độ thực dân, mà vai trò chính là hai con đầu đàn là Mỹ và Liên Xô.

 

Thế là anh em bảo nhau đẻ ra cái Liên Hiệp quốc (LHQ) để cầm chịch, dàn xếp các cuộc chiến và các con to thắng trận kia được ngồi chiếu trên, gọi là Hội đồng Bảo an. Các nước đều bình đẳng trong LHQ nhưng mấy thằng trong HĐBA được bình đẳng hơn. Anh em cường quốc nhận thức được tư bản hoang dã và thực dân 1.0 nó tàn bạo quá, nên anh em đẻ ra khái niệm mới là chế độ thực dân mới, đại khái là nước này bảo kê nước kia hay bảo kê nguyên một nhóm các nước. Đầu tiên là Mỹ bảo kê Tây Âu, Liên Xô bảo kê Đông Âu và thế giới sinh lưỡng cực, chiến tranh lạnh bắt nguồn từ đó.

 

Đến khi chiến tranh lạnh kết thúc khi Liên Xô, một thằng bảo kê, sụp đổ, nhưng cái gọi là chế độ thực dân mới không bao giờ sụp đổ, nó chỉ biến tướng sang dạng mới, có bề ngoài nhân văn hơn mà thôi. Đại khái, Việt Nam, Bắc Triều Tiên phải chịu sự bảo kê của Trung Quốc. Nhật, Hàn, Đài bảo kê bởi Mỹ… Ukraine lẽ ra do Nga bảo kê, nhưng mon men ngả qua Tây thì Nga nó đang tẩn đó. Nga đang quay lại cách hành xử của thế kỷ 19, là xâm lược thuộc địa. Trung Quốc thì khôn khéo hơn, dùng bẫy nợ để xâm lược Lào, Sri Lanka và các nước châu Phi.

 

Tóm lại là, cứ nghèo và ngu là mãi mãi làm thuộc địa, đừng tưởng có cái vỏ độc lập thì là độc lập thật được đâu. Thế giới này luôn là mạnh được, yếu thua, không bao giờ có sự bình đẳng giữa kẻ mạnh và kẻ yếu. Nếu muốn bình đẳng thì hãy phấn đấu mà giàu mạnh lên. Bề ngoài nhân văn đôi khi là để che giấu dã tâm bóc lột mềm, kiểu bẫy nợ, giống giới chủ cho cave và giang hồ vay tiền và cho chơi mai thúy ấy. Nô lệ kiểu mới đó. Ở tầm quốc gia thì chính là bẫy nợ và viện trợ, ODA.

 





PROJECT88 TỐ CÁO CHỈ THỊ 24 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM VI PHẠM NHÂN QUYỀN (Project88)

 



Project88 tố cáo Chỉ thị 24 của Bộ Chính trị Việt Nam vi phạm nhân quyền

Project88

01/03/2024

https://www.voatiengviet.com/a/project88-to-cao-chi-thi-24-cua-bo-chinh-tri-viet-nam-vi-pham-nhan-quyen/7509360.html

 

https://gdb.voanews.com/01000000-0a00-0242-91ff-08dbdc72ef72_w1023_r1_s.jpg

Báo cáo chung của ba tổ chức Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo CPJ, Freedom House và Robert F. Kennedy Human Rights gửi đến LHQ trước cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR 2024 về nhân quyền đối với Việt Nam. .

 

Chỉ hai tháng trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào tháng 9 năm 2023, các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đã ban hành một chỉ thị bí mật về an ninh quốc gia, Project88 (Dự án 88) cho biết trong báo cáo công bố hôm 1/3 và nói rằng chỉ thị này cho thấy tâm trí hoang tưởng của giới lãnh đạo Việt Nam.

 

Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 13/7/2023 của Bộ Chính trị về ‘đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng’ xem mọi hình thức hợp tác quốc tế và thương mại là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và đưa ra kế hoạch đối phó với những mối đe dọa ấy bằng cách vi phạm một cách có hệ thống các quyền của 100 triệu người dân trong nước, theo Project88.

 

Báo cáo của Project88 nói ‘các lãnh đạo Việt Nam tuyên chiến với nhân quyền’ khi vạch ra kế hoạch nhằm kiểm soát việc xuất cảnh của công dân và quan chức chính phủ, ngay cả khi họ ra nước ngoài du lịch; quy định chặt chẽ việc tiếp nhận viện trợ nước ngoài, đặc biệt đối với các dự án liên quan đến hoạch định chính sách; từ chối tài trợ nước ngoài cho các dự án phát triển chính sách và luật pháp; ngăn chặn việc thành lập các tổ chức lao động trên cơ sở sắc tộc hay tôn giáo; ngăn chặn việc hình thành các tổ chức chính trị độc lập trong nước; và kiểm soát chặt chẽ những phát biểu trên mạng.

 

Project88 nói Chỉ thị 24 nhằm lật đổ sự kiểm soát dân chủ đối với chính sách công và kinh tế, đồng thời củng cố chế độ độc đảng. Nếu được thực hiện như dự định, theo Project88, Chỉ thị này sẽ dẫn đến vi phạm nhân quyền có hệ thống và trên diện rộng, bao gồm các hạn chế trái phép đối với việc hội họp, lập hội, ngôn luận, truyền thông và đi lại.

 

Vẫn theo Project88, Chỉ thị này cũng sẽ dẫn đến vi phạm quyền tham gia vào các vấn đề công cộng và quyền của người lao động được thành lập các công đoàn và hiệp hội độc lập.

Ông Ben Swanton, Đồng giám đốc Project88, được trích dẫn trong báo cáo nói rằng: “Đây là lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp đang có ý định chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam.”

 

Chỉ thị 24 được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam đàn áp mạnh tay các nhà hoạt động, giới bất đồng chính kiến và xã hội dân sự, một chiến dịch bắt đầu từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên nắm quyền vào năm 2016, Project88 nêu rõ.

 

Project88 nhận xét dưới chiến dịch đàn áp này, rất nhiều nhà hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù hoặc bị đày đi lưu vong, những ai lên tiến bất đồng về chính sách bị hình sự hóa, các hạn chế cực đoan đối với viện trợ nước ngoài đã được ban hành, các hội nhà báo hay các tổ chức chống tham nhũng độc lập hoạt động trong nước bị đóng cửa.

 

Project88 kêu gọi các chính phủ phải hiểu rõ rằng quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, khi thực hiện Chỉ thị 24, sẽ đi kèm với tình trạng vi phạm nhân quyền ngày một gia tăng.

Project88 kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden cấm cửa các thành viên Bộ Chính trị Việt Nam cho đến khi nào Chỉ thị 24 được bãi bỏ và chớ có cung cấp viện trợ quân sự hoặc bán vũ khí thương mại cho Việt Nam.

 

Ngoài ra, Project88 cũng thúc giục Ủy ban Châu Âu rút lại quyền tiếp cận ưu đãi vào thị trường Châu Âu đối với Việt Nam do vi phạm nhân quyền và quyền lao động một cách có hệ thống.

 

Bên cạnh đó, Project88 thúc đẩy Úc và Canada, hai nước hiện đang đàm phán quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, chớ nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hà Nội cho đến khi nào Chỉ thị 24 được bãi bỏ và Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện các cải cách về nhân quyền.

Việt Nam lâu nay bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền và nói rằng chỉ xử lý những ai vi phạm pháp luật.

 

Project88 là một tổ chức chuyên cổ súy cho nhân quyền và tự do ngôn luận tại Việt Nam, được thành lập vào tháng 11 năm 2012 lấy tên từ điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 mà Hà Nội thường áp dụng đối với các hoạt động ôn hòa chống lại chế độ. Điều 88, nay là điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015, quy định tội ‘tuyên truyền’ chống nhà nước với mức án tù từ ba đến hai mươi năm tù. Con số 88 thể hiện trong logo của Project88 là hai chiếc còng tay.

 

 

 

 


CƠN THỊNH NỘ VỀ 'GA TÀU THỦY BẠCH ĐẰNG' (Cù Mai Công / Saigon Nhỏ)

 



Cơn thịnh nộ về ‘Ga tàu thủy Bạch Đằng’

Cù Mai Công

28 tháng 2, 2024

https://saigonnhonews.com/thoi-su/thay-gi-tren-mang/con-thinh-no-ve-ga-tau-thuy-bach-dang/

 

.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/02/29-Ga-tau-Thuy-CMC-1024x683.jpg

(ảnh: CMC)

 

Thiên hạ khắp nơi chứ không chỉ là người Sài Gòn, có cả những bậc trí giả, túc nho… đang nổi giận về cái cụm từ “Ga tàu thủy Bạch Đằng.”

 

Cơn giận có cơ sở vì đây là một cụm từ kỳ dị, kết hợp một mớ từ “hổ lốn”, “hằm bà lằng” gồm cả từ gốc tiếng Pháp (gare), tiếng Tàu (thủy ) lẫn tiếng Ta (tàu).

 

Ai học, chú ý ngôn ngữ tiếng Việt đều biết có một nguyên tắc cơ bản trong tiếng Việt: từ gốc Việt đi với từ gốc Việt, từ gốc Hán Việt đi với từ gốc Hán Việt.

 

Trước 1975, ở miền Nam, người ta dùng từ Hán Việt, chưa phải đã hay, nhưng ít ra từ Hán Việt đi với từ Hán Việt, không Tây – Tàu – Ta lẫn lộn và thống nhất cách gọi: hải cảng (cảng biển), giang cảng (cảng sông), xa cảng (cảng xe), phi cảng (cảng bay – dịch từ air port).

 

Không lung tung như hiện nay: bến xe, ga hành khách, ga hàng không, ga tàu hỏa, ga tàu thủy, cảng biển, cảng sông, sân bay…

 

Hẳn có người cũng cố biện bạch ga (gare) trong từ nguyên (tiếng Pháp) bao gồm cả những công trình, nhà cửa cho xe cộ, xe lửa… lẫn tàu thuyền. Đây là cách hiểu “học đã sôi cơm nhưng chửa chín” khi không nắm được một nguyên tắc nữa trong mọi ngôn ngữ: mỗi vùng đất, mỗi xứ sở, mỗi dân tộc… đều có cách hiểu khái niệm một từ nào đó của riêng mình.

 

Có những từ Hán Việt được người Việt hiểu khác với từ Hán gốc. Với người Việt xưa nay, không chỉ người Sài Gòn/người miền Nam, ga vốn chỉ dành cho (bến) xe lửa.

 

Đọc bài thơ, nghe nhạc phẩm “Chiều sân ga”, “Tàu đêm năm cũ”người ta đều hiểu ga này là ga xe lửa, không phải “ga hành khách” như tấm bảng trước bến xe buýt quận 8, càng không phải “ga tàu thủy Bạch Đằng” đang “dậy sóng: sông Sài Gòn hiện nay.

 

Với người Việt xưa nay, không chỉ người Sài Gòn/người miền Nam, nơi đưa đón hành khách đi đường sông, đường biển, đường bộ… đều gọi là bến: ngoài Bắc có bến Bính (Hải Phòng), bến Xanh (Ninh Bình), bến xe Mỹ Đình, bến xe Gia Lâm, bến xe Nước Ngầm…; trong Nam có bến xe miền Tây, bến xe miền Đông, bến xe Tây Ninh, bến xe Cần Thơ và bến Bạch Đằng, bến Chương Dương, bến Hàm Tử, bến Nhà Rồng, bến Ninh Kiều… Không sao kế xiết vì đâu đâu cũng nói vậy.

 

“Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai…” (nhạc phẩm “Sài Gòn đẹp lắm”), “Về bến Ninh Kiều thấy nàng đợi người yêu” (nhạc phẩm “Chiếc áo bà ba”)… Vô số người biết, từng hát những lời hát, bài hát này.

 

Trong đó từ “bến” là cách gọi rất Việt cho từ “quai” của tiếng Pháp vốn dành cho cả bến xe lẫn bến tàu.

 

Câu thơ đầu tiên trong bài thơ nổi tiếng “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị: “Tầm Dương giang đầu dạ tống khách 潯陽江頭夜送客”(Đầu sông Tầm Dương, đêm tiễn khách) không có bến.

Nhưng tác giả Phan Huy Thực (1778 – 1846; con trai thứ hai Phan Huy Ích, anh Phan Huy Chú) khi dịch sang chữ Nôm cũng nổi tiếng đã thêm “bến” vào: “Bến Tầm Dương, canh khuya đưa khách.”

 

Bộ phim “Thượng Hải than” 上海灘 trong đó “than” hàm nghĩa một vùng đất ven nước (ví dụ “sa than” 沙灘 cồn cát, “hải than” 海灘 bãi biển…), sang tiếng Việt phải là “Bến Thượng Hải.”

 

Với người Việt, với tiếng Việt, dưới có ghe, có thuyền, có tàu bè, ca nô… thì trên phải là bến. “Trên bến dưới thuyền”

 

“Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (ca dao)

 

Giờ bỗng dưng người ta đẻ ra cái gọi là “Ga tàu thủy”. Có lẽ từ suy nghĩ đơn giản và ngô nghê: có “ga tàu hỏa” thì có “ga tàu thủy” cũng bình thường (may mà người ta chưa sáng tạo ra “ga tàu bay”).

 

Thiên hạ đã, đang nổi giận và hoàn toàn có cơ sở thực tế lẫn lý luận của cơn giận chính đáng trước cụm từ phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt này. Nó kỳ quặc kiểu lai căng vì khác cách nói của dân Việt chứ không chỉ người Sài Gòn.

 

Đó là chưa nói “Bến Bạch Đằng” ai cũng biết xưa giờ đã là một cụm từ quen thuộc, mang tính văn hóa của người Sài Gòn.

 

Ngành chức năng và tác giả cụm từ này tới giờ vẫn im lặng kiểu “chắc nó trừ mình ra”. Truyền thông báo chí tới giờ cũng chưa lên tiếng. Lẽ nào chỉ dân biết, dân bàn, dân nghe; còn cái bảng chữ Tây – Tàu – Ta kỳ dị ấy vẫn sờ sờ ra đó, làm gì nhau?!

 

-------------------------------

Chuyện tên Bến Bạch Đằng bị đổi thành ‘Ga tàu thủy’

Tuấn Khanh

29 tháng 2, 2024

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/chuyen-ben-bach-dang-bi-doi-thanh-ga-tau-thuy/  

 




ĐỖ HỮU CA, KẺ GIẪM NÁT PHÁP LUẬT DƯỚI CHÂN (Lâm Công Tử / Người Việt Online)

 



Đỗ Hữu Ca, kẻ giẫm nát pháp luật dưới chân

Lâm Công Tử

February 28, 2024

https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/do-huu-ca-ke-giam-nat-phap-luat-duoi-chan/

 

Ngày 22 Tháng Hai, Cơ Quan An Ninh Điều Tra Công An Tỉnh Quảng Ninh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tống đạt lệnh bắt tạm giam đối với ông Đỗ Hữu Ca, cựu giám đốc Công An Hải Phòng.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/02/VN-Do-Huu-Ca-thieu-tuong-1536x883.jpg

Ông Đỗ Hữu Ca, cựu thiếu tướng, cựu giám đốc Công An Hải Phòng. (Hình: Thu Nhung/Tuổi Trẻ)

 

Ông Đỗ Hữu Ca bị bắt vì nhận 35 tỷ đồng ($1.4 triệu) từ tay vợ chồng Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đang bị điều tra vì đã cùng nhau quản lý, điều hành công ty Cổ Phần Khánh Dung mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (VAT).

 

Sau khi nhận tiền, ông Đỗ Hữu Ca không chạy án được nhưng không chịu trả lại tiền cho vợ chồng ông này khiến bà Ngọc Anh tố cáo với cơ quan điều tra và ông Đỗ Hữu Ca bị bắt.

 

Khám xét nhà của hung thần một thời này công an cho biết đã phát hiện vô số tiền mặt Việt Nam lẫn đô la, vàng vòng các loại và đặc biệt nhất là 40 cuốn sổ đỏ do vợ và thân nhân ông ta đứng tên.

 

Những cuốn sổ đỏ này là bằng chứng về thói ăn đất của quan chức Việt Nam đã trở thành truyền thống. Nhà cửa đất đai vẫn là mơ ước lớn nhất của họ vì dễ chiếm đoạt và tẩu tán. Cứ một quan tham khi bị bắt là hàng loạt biệt phủ nguy nga xuất hiện với lời khai do dành dụm lâu năm. Người dân che miệng khinh bỉ cười vào mặt, còn tòa án thì nửa kín nửa hở nửa tin nửa ngờ tùy vào sự quan hệ đối với bị can, nhưng nói chung, quan nào cũng trơ tráo và dày mặt khi bị hỏi về tài sản mà chúng có được.

 

Cựu giám đốc Công An Hải Phòng bị bắt lộ ra số tài sản kếch xù đang làm cho người dân từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, và ngạc nhiên lớn nhất là nhà nước đã bị qua mặt trong một thời gian rất dài để cho một quan chức không có vị trí lớn lắm lại gây ra cơn bão phẫn nộ của dư luận chỉ vì ông này tỏ ra xem thường từ nhân dân tới chính quyền, tới khi tra tay vào còng ông ta mới bừng tỉnh cho cơn mê quá dài, quá ngông cuồng của mình.

 

Ông ta là một “tên tuổi” trong làng công an. Ông ta nổi tiếng vì là người cầm quân đánh lại một gia đình nhân dân bằng “một trận đánh đẹp,” ông ta được dân biết mặt chúa biết tên từ câu chuyện đã đi vào lịch sử: Vụ án Đoàn Văn Vươn.

 

Sáng ngày 5 Tháng Giêng, 2012, gia đình ông Đoàn Văn Vươn là người có đơn khiếu nại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, trả lại khu đất mà gia đình ông bị chiếm giữ, bị lực lượng vũ trang hơn 100 người do ông Nguyễn Văn Khanh, phó chủ tịch huyện, dẫn đầu cưỡng chế. Gia đình ông Vươn đã cố thủ và dùng mìn tự chế chống trả, khi ấy không có mặt ông Đoàn Văn Vươn mà những người em trai của ông ấy đứng ra chống lại lực lượng công an, quân đội do ông Đỗ Hữu Ca chỉ huy. Kết quả là bốn công an và hai bộ đội bị thương.

 

Ông Đỗ Hữu Ca lúc ấy là giám đốc Công An Hải Phòng, đã trả lời báo VnMedia mô tả “trận đánh” này như sau: “Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách.”

 

Những lời lẽ của ông Đỗ Hữu Ca bị mạng xã hội phê phán kịch liệt vì đối với một gia đình nông dân vì bị đàn áp phải dùng vũ khí tự chế chống lại những “nô bộc nhân dân” trang bị vũ khí tận răng thì có gì đáng tự hào nếu không muốn nói là ngược lại? Cái “trận đánh đẹp” ấy tuy làm nhân dân phẫn nộ nhưng ngược lại có lẽ giúp cho người phát ngôn ra chúng có cơ hội ăn nên làm ra trong vị trí mà quan chức nào cũng mơ ước

 

Có lẽ vịn vào câu nói này mà ông Đỗ Hữu Ca trở nên có “thế lực” ngay cả khi đã về hưu, để khi bị bắt thì tài sản của ông ta đã làm cho người còng tay ông ta cũng chóng mặt!

 

Những sai phạm vô cùng trắng trợn của quan chức công an này không những trên lĩnh vực hối mại quyền thế mà ông cũng không ngại giẫm chân lên hệ thống luật pháp để đưa ra những quyết định giết người do năng lực yếu kém và cơn say ảo giác quyền lực khiến y trở thành đồ tể trong ít nhất một vụ án nổi tiếng nhất hiện nay đó là vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng, người tử tù nhiều lần kêu oan nhưng nhóm người mang danh “Tòa Án Tối Cao” hay “Viện Kiểm Sát Tối Cao” nhiều lần bác đơn ân xá cho người tử tù nổi tiếng này.

 

Người trực tiếp mang hồ sơ điều tra ra tòa là Thiếu Tướng Đỗ Hữu Ca, người ngay từ đầu đã thụ lý vụ án cho tới khi bản án oan khuất được quyết định.

 

Ông Đỗ Hữu Ca không chấp nhận bằng chứng ông Nguyễn Văn Chưởng là ngoại phạm trong đêm vụ án xảy ra. Ông bác bỏ tất cả mọi lời khai của nhân chứng cũng như bằng chứng mà ông Nguyễn Văn Chưởng từng hiện diện. Trong vai trò trưởng ban điều tra, ông Đỗ Hữu Ca từ chối mọi tiếp cận thông tin của luật sư khiến mọi buổi hỏi cung của công an đối với ông Nguyễn Văn Chưởng đều trở thành khuất tất và bức cung.

 

Hành động khống chế luật pháp cho thấy hệ thống công an không khác gì các hệ thống khác trong quần thể nhà nước đó là căn bệnh thành tích. Tìm ra cho được một nghi can giết người, nhất là người chết là công an, là tiêu chí hàng đầu cho bất cứ điều tra viên nào huống chi là một thiếu tướng trên vai đầy những ngôi sao lấp lánh quyền lực. Ông Đỗ Hữu Ca đem ôn Nguyễn Văn Chưởng làm vật tế thần để cái ngôi sao trên vai không rơi xuống là thành tích máu xương của người khác.

 

Ngoài Bắc có Nguyễn Văn Chưởng thì trong Nam có Hồ Duy Hải. Hai tử tù lưu tiếng xấu ngàn năm cho hệ thống tòa án Việt Nam mà ông Đỗ Hữu Ca đến hôm nay mới tra tay vào còng là quá chậm. Ngay cả Thượng Đế cũng không làm sao lôi ông ta ra tòa về tội danh bức cung, phải nhờ vào một tội danh khác sau hàng chục năm để yên cho ông ta ung dung tiếp tục phạm thêm nhiều tội ác khác.

 

Ông Đỗ Hữu Ca bị bắt để trả lời những sai phạm trong vụ án lừa đảo nhưng không tòa án nào lật lại hồ sơ mà ông ta từng vi phạm trong hai vụ Đoàn Văn Vươn và Nguyễn Văn Chưởng cho thấy công lý tại Việt Nam chỉ “ăn theo,” hay nói đúng hơn chỉ xử theo chỉ thị. Ông Đỗ Hữu Ca rồi đây có thể trả lại tiền cho nhà nước, chứ không phải cho người hối lộ ông ta, để giảm án nhưng ông ta không thể trả lại sự bất công cho hai vụ án do chính ông ta thực hiện một cách khuất tất và nhẫn tâm.

 

Ông Đỗ Hữu Ca rồi đây sẽ ra tù như bao quan tham táng tận lương tâm khác, tuy nhiên, người dân vẫn tin rằng lưới trời lồng lộng không một tội ác nào xâm phạm vào tính mạng con người sẽ được bỏ qua cho dù bao nhiêu năm ung dung tiếp tục cười vào luật nhân quả ở cõi âm dương bất định này. [qd]

 

 

 



View My Stats