Saturday 31 October 2020

BẢO TÀNG VIỆN TƯỢNG SÁP TẠI BÁ LINH GỠ BỎ TƯỢNG TRUMP TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ TỔNG THỐNG (Hiếu Kỳ Nguyễn)

 


BẢO TÀNG VIỆN TƯỢNG SÁP TẠI BÁ LINH GỠ BỎ TƯỢNG TRUMP TRƯỚC NGAỲ BẦU CỬ TỔNG THỐNG   

Hiếu Kỳ Nguyễn

16:21  31/10/2020    

https://www.facebook.com/hieuky.nguyen.906/posts/2835231210039678

 

BẢO TÀNG VIỆN TƯỢNG SÁP TẠI BÁ LINH GỠ BỎ TƯỢNG TRUMP TRƯỚC NGAỲ BẦU CỬ TỔNG THỐNG

 

Không biết họ đã thấy "điềm" gì trong cuộc đua Tổng thống trong vài ngaỳ nưã sẽ kết thúc tại Hoa kỳ, mà hôm qua viện bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds nổi tiếng tại Bá Linh đã cho ngừơi tháo bỏ tượng sáp của Trump vào thùng rác cùng với biểu ngữ "DUMP TRUMP: MAKE AMERICA GREAT AGAIN" một cách phũ phàng!

 

Tại sao những tượng sáp các Tổng thống tiền nhiệm như Reagan và Obama đều được giữ nguyên mà TRUMP THÌ KHÔNG?

 

 *

*

Berlin's Madame Tussauds removes Trump waxwork   

Reuters Videos

October 30, 2020

https://ca.news.yahoo.com/berlins-madame-tussauds-removes-trump-171939808.html

 

Their forecast is clear: Donald Trump will lose.

 

The museum removed the waxwork of the current president "as a preparatory measure" and placed it in a garbage container with a banner reading "Dump Trump: Make America Great Again".

 

Trump has trailed rival Joe Biden in national opinion polls for months, partly because of widespread disapproval of his handling of the coronavirus crisis. Opinion polls in the most competitive states that will decide the election have shown a closer race.

 

 

 

 


NỐT MỘT ĐIỀU HAY HO CỦA NĂM 2020 (Tim Alberta - Politico)

 


Nốt một điều hay ho của năm 2020

Tim Alberta  -  Politico   

Người dịch: Tom Nguyen, Anh Ho

29/10/2020

https://www.the-interpreter.org/post/not-mot-dieu-hay-ho-cua-nam-2020

 

Translated from Politico article One Last Funny Feeling About 2020

 

Chỉ còn bảy ngày cho đến Ngày Bầu cử, và chúng ta đang gần đi đến cuối chặng đường

 

Tim Alberta, ngày 27 tháng 10, 2020

 

 

https://static.wixstatic.com/media/322f9a_5173202e5b2249cdbd23a3a840a83695~mv2.jpg/v1/fill/w_740,h_493,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/322f9a_5173202e5b2249cdbd23a3a840a83695~mv2.webp

AP Photo/Alex Brandon

 

                                                     ***

 

Trong một tháng qua, tôi đã chia sẻ vài điều khám phá được sau một năm miệt mài trên hành trình chuyện trò với cử tri tại các tiểu bang cạnh tranh khốc liệt nhất trên cả nước. Mục đích là mang lại cái nhìn chân thực nhất về diễn biến tranh cử trong mấy tuần cuối, dựa theo cảm nhận cá nhân đúc kết từ vô số những mẫu chuyện gợi ý và liên kết chúng với các dữ liệu khảo sát, số liệu tranh cử, và đối thoại từ đại diện các đảng phái.

 

Lần đầu tôi dám đi ngược dòng dư luận là vào bốn tuần trước Ngày Bầu cử, với lập luận rằng cử tri đang trở nên mệt mỏi với ông Trump vào đúng thời điểm bất lợi, và dự đoán rằng ngài tổng thống sẽ bỏ lỡ sự ủng hộ của một lượng đông đảo các cử tri nữ. Ba tuần trước Ngày Bầu cử, tôi viết rằng những cuộc chiến bảng hiệu trước sân nhà thể hiện sự mâu thuẫn giữa đảng phái là điềm báo cho tỷ lệ bỏ phiếu kỷ lục. Sau đó, hai tuần trước Ngày Bầu cử, tôi cho rằng chúng ta đang căng thẳng quá mức về cuộc bầu cử này; rằng chưa cần nhắc đến yếu tố Covid-19 hay nền kinh tế sụp đổ, chính sự khó ưa của ông Trump sẽ là nguyên do chủ yếu cho một thất bại có thể xảy ra.

 

Còn một điều hay ho nữa về năm 2020 mà tôi muốn chia sẻ - và qua đây tôi cũng chẳng giấu diếm gì phỏng đoán của mình về ngày mùng 3 tháng Mười Một và cả về sau.

 

Nó sẽ không như năm 2016.

 

Tất cả chúng ta – dù theo đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ, dù là nhà báo hay đại diện đảng phái, dù kẻ nghiện chuyện chính trị hay người quan sát thông thường – đều đang bị những ký ức về tháng Mười Một bốn năm trước trói buộc. Ta nhớ rằng những cuộc khảo sát hồi đó khẳng định một mực rằng ông Donald Trump sẽ thất cử. Đã có nhiều thành viên đảng Cộng Hòa quay lưng với ông Trump và lên kế hoạch xây dựng lại hình ảnh cho đảng sau khi ông thất bại. Ta nhớ lại lúc chứng kiến kết quả đêm ấy, tự hỏi mình đã bỏ qua điều gì để rồi nhận lấy một kết quả hoàn toàn nằm ngoài dự liệu.

 

Tin tốt cho những người ủng hộ ông Trump là ông đang ở vị thế khá giống bốn năm trước: thua thiệt rõ rệt trên dữ liệu khảo sát, bị quay lưng, và chỉ có nhờ phép màu mới thắng cửi. Họ đã chứng kiến ông đánh bại những dự báo xấu một lần, và vì thế tin lần này ông cũng sẽ làm được như vậy.

 

Tin xấu cho người ủng hộ ông Trump: 2020 khác hẳn 2016.

 

Chúng ta luôn mải mê với cuộc chiến chính trị sau cùng. Nhưng nếu ta có học hỏi được điều gì từ những cuộc tranh cử tại Hoa Kỳ ở kỷ nguyên hậu 9/11, thì đó là sự biến động chính là một đặc điểm chứ không phải khuyết điểm của cuộc chơi. “Luật bắt buộc” của ông George W. Bush hồi 2004 đã bị gạt phăng bởi làn sóng phản đối từ phe Dân Chủ năm 2006. Chiến thắng thuyết phục năm 2008 của ông Barack Obama là tiền đề cho cuộc cách mạng Tea Party (tạm dịch: Đảng Trà) năm 2010. Pha đảo lộn đầy bất ngờ của ông Trump năm 2016 gặp thách thức với làn sóng xanh năm 2018. Những biến động này thấy sự điều chỉnh mạnh mẽ - về nhân khẩu, tư tưởng, và nhiều khía cạnh khác – đang liên tục tăng tốc, khiến cho cả hai đảng không kịp trở tay. Lực lượng mang lại thắng lợi thường sẽ sụp đổ chỉ hai năm sau đó. Tuy nhiên trong trường hợp này nó lại kéo dài bốn năm làm tưởng chừng như là bất tận.

 

Theo đó, sau đây là 16 lý do vì sao cuộc bầu cử năm 2020 khác hẳn năm 2016:

 

1. Bốn năm trước, ông Trump trúng cử nhờ một liên minh cử tri. Mặc dù tầng lớp lao động da trắng là cốt lõi của liên minh này, ông sẽ không làm sao thắng lợi nếu không có sự ủng hộ đáng kể từ nhóm phụ nữ da trắng vùng ngoại ô, cử tri 65 tuổi trở lên, và các cử tri độc lập vốn từng bỏ phiếu cho Barack Obama trước đó. Ngày nay, liên minh này đã rã rời. Ông Trump quyết liệt vận động phụ nữ da trắng có trình độ đại học khi tranh cử với bà Hillary Clinton, và bỏ lỡ họ ở mức 7 điểm; khảo sát nay cho thấy ông có khả năng bỏ lỡ ít nhất 25 điểm với nhóm cử tri này. Ông Trump giành được 7 điểm ở nhóm cử tri lớn tuổi so với Clinton; khảo sát nay cho thấy ông đều đặn về sau 5 đến 15 điểm ở nhóm này. Ông Trump trước đây hơn 4 điểm đối với cử tri độc lập; khảo sát nay cho thấy ông Joe Biden đang bỏ xa ở nhóm này. Tuy nhiên việc này không có nghĩa ngài tổng thống không thể quy tụ một liên minh mới giúp ông về đích trước vào tháng Mười Một này. Thật vậy, đội ngũ của ông đang dành nhiều thời gian và nguồn lực ngắm vào cử tri gốc Mỹ Latin và đàn ông Da Đen, với niềm tin rằng lôi kéo được những nhóm này sẽ khỏa lấp cho những lỗ hổng khác. Cho dù có thành công hay không, thực tế vẫn là: liên minh của ông Trump từ hồi 2016 không còn tồn tại.

 

2. Bốn năm trước, chỉ một phần ba cử tri toàn quốc tin rằng nước Mỹ đang đi đúng hướng. Điều này là lợi thế căn bản của ông Trump, một kẻ ngoại đạo đối với chính trường, bộ mặt của một đảng phái đã đánh mất quyền lực suốt tám năm. Ngày nay, chỉ một phần năm cử tri tin rằng Hoa Kỳ đi đúng hướng. Tuy nhiên, lần này ông Trump là người đứng mũi chịu sào trước sự bức xúc của dư luận, chủ yếu do cách xử lý trước đại dịch Covid-19.

 

3. Bốn năm trước, ông Trump đánh bại một đại diện phe Dân Chủ vốn bị căm ghét bởi hàng chục triệu cử tri, người mà đại đa số coi là bất tín, người bị FBI điều tra gần như suốt cuộc tranh cử phổ thông. Ngày nay, ông Trump đang đối mặt với một đại diện khác của phe Dân Chủ, người với tính tình dễ ưa không gây chia rẽ đất nước và không lên án cánh hữu.

 

4. Bốn năm trước, tỷ lệ bỏ phiếu là khá lẫn lộn, với số liệu rõ ràng ở một số tiểu bang nhưng lại trầm lắng ở các nơi khác. Số liệu phiếu bầu sớm khá thấp ở một số tiểu bang cạnh tranh đã thể hiện một sự thiếu tổ chức. Hôm nay, một tuần trước Ngày Bầu cử, tổng số phiếu bầu sớm đã qua mặt con số cuối cùng của năm 2016. Đó là chưa kể số phiếu vắng mặt đang đổ về văn phòng kiểm phiếu với số lượng khó tin. Tổng số phiếu bầu có thể sẽ phá vỡ nhiều kỷ lục. (Chi tiết ở các phần tiếp theo.)

 

5. Bốn năm trước, cử tri bỏ phiếu vô cùng ít ở các tiểu bang cạnh tranh như Michigan và Wisconsin. (Thông tin ngoài lề: Mặc dù thắng lợi ở Wisconsin, ông Trump giành được ít phiếu bầu hơn ở đây so với ông Mitt Romney năm 2012; ông Romney hụt mất 7 điểm ở Wisconsin.) Lượng phiếu bầu thấp này chủ yếu là do sự ảm đạm ở những điểm chủ chốt của phe Dân Chủ như Detroit và Milwaukee. Ngày nay, các nhà tổ chức ở những thành phố này đang cho thấy nỗ lực vận động cử tri mạnh mẽ vượt trội so với 2016.

 

6. Bốn năm trước, tỷ lệ bỏ phiếu ảm đạm giúp ông Trump giành thắng lợi sít sao phiếu Đại Cử tri Đoàn (77,744 phiếu bầu ở cả Michigan, Wisconsin và Pennsylvania cộng lại) mặc dù nhận được ít hơn gần 3 triệu phiếu phổ thông. Nhiều khẳng định cho rằng nếu cử tri đi bỏ phiếu chỉ nhiều hơn một chút so với mức 137 triệu người đi bầu cử, bà Clinton sẽ trúng cử. Ngày nay, các chuyên gia cho rằng chúng ta sẽ chứng kiến lượng phiếu bầu lên đến 160 triệu hoặc nhiều hơn – tương đương với quy mô kỷ lục của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018, khi phe Dân chủ giành lấy Hạ viện với chiến thắng gần 10 triệu phiếu bầu.

 

7. Bốn năm trước, gần 8 triệu người Mỹ bỏ phiếu cho một đảng thứ ba với ứng viên Gary Johnson từ Đảng Tự Do nhận khoảng 4.5 triệu phiếu bầu. Ngày nay, kết quả khảo sát của cuộc bầu cử cho thấy hai luồng ý kiến nghiêng về ứng viên Trump và Biden và số phiếu của đảng thứ ba sẽ thâm hụt. (Đây có triển vọng sẽ là con ách chủ bài trong tay áo của Trump; Johnson cướp số phiếu của Trump nhiều hơn ứng viên Jill Stein từ Đảng Xanh cướp từ Clinton; theo báo cáo của tôi, nhiều cử tri đã bỏ phiếu cho Johnson ở các quận bảo thủ, đang trở lại Đảng Cộng hòa và bỏ phiếu cho ứng viên họ vốn không ưa từ hồi năm 2016.

 

8. Bốn năm trước, các kết quả khảo sát… thật sự rất chính xác, ít nhất ở tầm quốc gia. Khảo sát cuối cùng của RealClearPolitics ước tính trung bình Clinton sẽ thắng số phiếu bầu phổ thông với 3.3 điểm; bà thắng 2.1 điểm. Nếu điểm trung bình sai lệch giống năm nay—nếu Biden đánh bại Trump 7.1 điểm về mặt quốc gia, thay vì số điểm 8.3 mà Biden hiện đang dẫn đầu—nghĩa là Biden sẽ nốc ao Trump không chỉ ở đa số mà thậm chí còn có thể ở tất cả các bang chiến trường và đưa ông xích lại gần hơn với mức 350 phiếu đại cử tri.

 

9. Bốn năm trước, một vài cuộc khảo sát tiểu bang thông báo điểm lệch hoàn toàn vì người khảo sát gặp khó khăn trong việc nhận dạng người ủng hộ Trump—một là họ không muốn chia sẻ hoặc họ chưa xác định ủng hộ ai. Ngày nay, các nhà khảo sát đã chỉnh sửa phương pháp và tự tin rằng họ đang nắm bắt thực trạng của người hâm mộ Tổng thống một cách chính xác hơn. Ngoài ra, theo báo cáo của tôi, dạo này rất khó kiếm người “bầu phiếu cho Trump nhút nhát” mà chúng ta nghe rất nhiều đến bốn năm về trước. Các viên chức địa phương của Đảng Cộng hòa sẽ là người đầu tiên kể cho quý vị về người đắn đo treo bảng Trump trước thảm cỏ nhà vào bốn năm trước nhưng năm nay gắn 5 bảng cộng thêm 2 sticker dán sau xe.

 

10. Bốn năm trước, cuộc khảo sát cấp địa hạt cho thấy nhiều báo động đỏ cho Clinton khi các địa phương thuộc Đảng Dân chủ phát hiện số điểm đứng yên vì sự tham gia khá khiêm tốn của người đi bầu. Ngày nay, cũng cuộc khảo tương tự lại cho thấy sự nhiệt tình đi bầu rất khả quan và các số liệu phiếu bầu của các ứng viên dẫn đầu cũng thay đổi: Ở nhiều địa hạt quốc hội, nơi Trump đã từng thắng từ 5 tới 10 điểm vào năm 2016, thì lần này lại cho thấy ông có khả năng thua từ 5 tới 10 điểm ở năm 2020.

 

11. Như tôi làm rõ ở điều số 8, 9 và 10, kết quả khảo sát của 4 năm trước không ảm đạm cho Trump như thời điểm hiện tại.

 

12. Bốn năm trước, tất cả những yếu tố có lợi nhưng khó xảy ra cho Trump nhằm thúc đẩy chiến thắng của ông ở giai đoạn ba tuần cuối đã xảy ra. Rất nhiều người Cộng Hòa đã hợp nhất sau khi cơn ngỡ ngàng về băng ghi âm Access Hollywood vào đầu tháng 10; sự hỗ trợ tích cực và hữu hiệu của truyền thông trong toàn bộ chiến dịch vào 2 tuần cuối; và lá thư từ giám đốc FBI James Convey tới Quốc hội đã dẫn đến việc mở lại cuộc điều tra vụ email của bà Clinton chỉ 11 ngày trước ngày bầu cử gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự quyết định của các cử tri phe trung gian và độc lập. Kết quả cuối cùng? Trump gặt hái lượng phiếu bầu đáng kể từ Clinton chỉ trong gang tấc. Ngày nay… thì, giữa hai cuộc tranh luận đầy lúng túng, việc chẩn đoán Covid-19, và sự bất lực từ Washington trong việc đồng thuận về gói cứu trợ lần hai, tất cả dường như đang làm kỳ đà cản mũi trên con đường tái tranh cử của tổng thống.

 

13. Bốn năm trước, Đảng Dân chủ không coi Trump là một đối thủ đáng gờm. Cách tổ chức của Đảng ở cấp bậc địa phương và tiểu bang cứ như một trò đùa. Bộ phận tiểu bang sụp đổ bởi những người hướng dẫn gà mờ thuê từ chiến dịch tranh cử của Clinton ở Brooklyn, người mang lại vốn cho Đảng Dân chủ địa phương không buồn giúp đỡ chính ứng viên của họ vì họ cảm thấy bị xúc phạm bởi phong cách làm việc hống hách của đội ngũ Clinton (và không lo sợ Trump sẽ thắng). Ngày nay, chiến dịch tranh cử của Biden đã hợp nhất với các tổ chức ở cấp tiểu bang và địa phương, giao phần lớn quyền đưa ra quyết định cho những người tổ chức bản địa tại các địa điểm như Detroit, Phoenix và Charlotte.

 

14. Bốn năm trước, bản đồ chiến trường không mấy rộng lớn. Trump yên tâm dẫn đầu ở các cuộc khảo sát tại Ohio, Iowa, Georgia và Texas, nơi mà ông thắng với sự chênh lệch lớn. Bang đỏ an toàn toàn duy nhất mà Clinton muốn giành thắng lợi là Arizona. Ngày này, Trump phải dùng chiến lược phòng thủ ở 5 bang đó và nguồn tiền của ông ngày càng thưa dần hơn khi phải chiến đấu xuyên suốt bản đồ chiến trường ngày càng mở rộng.

 

15. Bốn năm trước, không ai biết Trump sẽ điều hành đất nước như thế nào. Đảng Cộng hòa lo—và Đảng Dân chủ mong—rằng vị Tổng thống mới sẽ chia tiền cho guồng máy chính quyền New York, bỏ lơ phe bảo thủ để thương lượng và giao kèo với Chuck Schumer và Nancy Pelosi trên tất cả các vấn đề dân túy phổ biến. Ngày nay, không còn thắc mắc về định hướng chính trị của Trump: Ông ôm trọn chính sách bảo thủ xã hội, hạn chế chính sách quản lý và gia tăng giảm thuế cho người giàu và các tập đoàn giúp ông, ít nhất là về phương diện chính sách, được yêu thích bởi số đông đảng Cộng Hòa. Bất chấp cách ứng xử thô lỗ của ông, người bảo thủ từng do dự bây giờ biết rõ họ sẽ nhận được gì từ chính quyền của Trump.Những người trung lập và độc lập bầu cho Trump 4 năm trước cũng không khó để nhìn ra điều này.

 

16. Bốn năm trước, một chỗ trống trong Tối Cao Pháp Viện vẫn còn đang lơ lửng. Sự ra đi của Chánh án toà Antonin Scalia, sư tử bảo thủ của tòa, cho Trump một đòn bẩy để ông có thể tận dụng tập hợp người bảo thủ xung quanh chiến dịch tranh cử của mình. Các lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa ghi khắc điều này trong tâm trí cử tri của họ: Cuộc bầu cử này không phải bầu Trump; đây là cớ để bầu một người bảo thủ vào Tối Cao Pháp Viện. Ngày nay, điều họ mong muốn đã trở thành hiện thực. Lễ nhậm chức của bà Amy Coney Barrett vào thứ Hai đã bảo đảm phái bảo thủ có số lượng áp đảo 6-3 trong nhiều năm tới. Điều này có thể mang thêm nhiều người cử tri ủng hộ cho Trump. Nhưng vẫn có khả năng chính vị tổng thống sẽ thành nạn nhân từ chính lời hứa của mình; một số người theo đạo và chống phá thai đành ngậm đắng phải ủng hộ ông ở năm 2016 vì họ lo cho tương lai của toà án thì nay có thể theo đúng lương tâm mà bầu chống lại ông, hoặc vui vẻ ngồi ở nhà với hiện thực rằng phe bảo thủ đã nắm đa số trong Tư pháp.

 

Người dịch: Tom Nguyen, Anh Ho

Biên tập: Tri Luong

 

 

 

 


18 CUỘC TỤ HỌP VẬN ĐỘNG TRANH CỬ CỦA TRUMP LÀM CHO 30.000 NGƯỜI MỸ BỊ NHIỄM COVID-19 (Đại Học Stanford)

 


NỘI DUNG :

 

Đại Học Stanford: 18 Cuộc Tụ Họp Vận Động Tranh Cử Của Trump Làm Cho 30,000 Người Mỹ Bị Truyền Nhiễm Covid-19

Việt Báo

.

Mỹ lập kỉ lục thế giới về COVID-19 với hơn 100.000 ca nhiễm một ngày

VOA Tiếng Việt

 

===========================================

.

.

Đại Học Stanford: 18 Cuộc Tụ Họp Vận Động Tranh Cử Của Trump Làm Cho 30,000 Người Mỹ Bị Truyền Nhiễm Covid-19

Việt Báo

31/10/2020

https://vietbao.com/a305582/dai-hoc-stanford-18-cuoc-tu-hop-van-dong-tranh-cu-cua-trump-lam-cho-30-000-nguoi-my-bi-truyen-nhiem-covid-19

 

Một nghiên cứu mới từ Đại Học Stanford cho thấy 18 trong số các cuộc tụ họp vận động tranh cử của Tổng Thống Trump đã dẫn tới hơn 30,000 trường hợp bị truyền nhiễm vi khuẩn corona và làm cho hơn 700 người thiệt mạng, theo bản tin của báo The Hill cho biết hôm Thứ Bảy, 31 tháng 10 năm 2020.

 

Các nhà nghiên cứu đã kiểm nghiệm các cuộc tụ họp được tổ chức từ ngày 20 tháng 6 tới 22 tháng 9 năm 2020, chỉ 3 trong số đó được tổ chức bên trong hội trường.

 

Các nhà nghiên cứu so sánh sự lây lan của vi khuẩn trong các quận đã tổ chức các cuộc tụ họp với các quận nằm trên quỹ đạo trường hợp tương tự trước khi các cuộc tụ họp diễn ra.

 

Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng các cuộc tụ họp làm gia tăng các trường hợp Covid-19 hơn 250 người bị truyền nhiễm tính theo 100,000 cư dân. Họ cho thấy rằng các sự kiện đã đưa tới hơn 30,000 trường hợp bị lây dịch bệnh mới trên toàn quốc và dẫn tới 700 tử vong, nhưng đã thừa nhận rằng các tử vong thì “không nhất thiết phải là những người có tham dự.”

 

Trong một tuyên bố gửi cho The Hill, phó thư ký báo chí quốc gia của ban vận động Trump là Courtney Parella nói rằng, “Người Mỹ có quyền tụ họp theo Tu Chính Án Thứ Nhất để nghe Tổng Thống Hoa Kỳ.”


                                                             ***

Các cuộc vận động tranh cử của Trump liên quan đến 30,000 nhiễm COVID-19 và

Lisa M. Krieger  -  Mercury News

Người dịch/Biên tập: L. Tạ

31/10/2020

https://www.the-interpreter.org/post/cac-cuoc-van-dong-tranh-cu-cua-trump-lien-quan-den-30000-nhiem-covid-19-va-700-nguoi-chet

 

Translated from Mercury News article Stanford study: Trump rallies linked to 30,000 COVID cases, 700 deaths

 

Các cộng đồng nơi Trump vận động tranh cử đã phải trả giá đắt về bệnh tật và tử vong

 

Lisa M. Krieger, ngày 31 tháng 10, 2020

 

https://static.wixstatic.com/media/322f9a_b6749cd26eda4456bd1069f871a01f9d~mv2.jpg/v1/fill/w_740,h_493,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/322f9a_b6749cd26eda4456bd1069f871a01f9d~mv2.webp

Người ủng hộ, hầu hết không có khẩu trang, đợi chờ Tổng Thống Trump trong buổi vận động tranh cử tại Henderson, Nev. Chủ Nhật, 13, tháng 9, 2020, (Doug Mills/The New York Times)

 

                                                        ***

 

Một nghiên cứu mới của Stanford kết luận rằng các cuộc vận động tranh cử của Trump đã dẫn đến hơn 30.000 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 và có khả năng khiến hơn 700 người chết trong số những người tham dự và những người gần gũi với họ.

 

Kết luận của nghiên cứu do các nhà kinh tế từ Viện Nghiên cứu Chính sách Kinh tế của trường đại học Stanford thực hiện: "Các cộng đồng nơi Trump vận động tranh cử đã phải trả giá đắt về bệnh tật và tử vong".

 

Phân tích mới, nghiên cứu đà nhiễm của đại dịch ở các quận là địa điểm của 18 cuộc vận động tranh cử của chiến dịch Trump vào mùa hè ở các thành phố như Phoenix, Tulsa và Pittsburgh. Nó so sánh số lượng trường hợp trước và sau các cuộc vận động tranh cử, cũng như số lượng trường hợp ở các hạt vận động tranh cử đến các hạt không có cuộc vận động tranh cử.

 

Mặc dù được công bố vào những ngày cuối cùng của cuộc tranh cử, nó khẳng định rằng mục tiêu của nó là khoa học. Nó so sánh số trường hợp được xác nhận ở các hạt vận động tranh cử với các hạt phù hợp nơi không có vận động tranh cử - cho thấy tác động của các cuộc tụ tập nhóm lớn đối với sự lây lan của virus.

 

Các các cuộc vận động tranh cử của Tổng Thống Trump đã bị các quan chức y tế chỉ trích vì không thực thi các hướng dẫn cách ly xã hội và đeo khẩu trang. Các bức ảnh cho thấy các đám đông tụ tập với biển hiệu và biểu ngữ. Một số cuộc vận động tranh cử diễn ra trong không gian đóng, chẳng hạn như sự kiện ngày 23 tháng 6 tại một siêu thị ở Phoenix.

 

Đáp lại, chiến dịch tranh cử của Trump cho biết họ đã thực hiện các bước để bảo vệ những người tham dự cuộc vận động tranh cử, chẳng hạn như dán các biển hiệu thúc giục sử dụng mặt nạ. "Người Mỹ có quyền tụ tập theo Tu chính án thứ nhất để nghe ý kiến ​​từ tổng thống Hoa Kỳ và chúng tôi thực hiện các biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ cho các sự kiện chiến dịch của mình, yêu cầu mọi người tham dự phải kiểm tra nhiệt độ, cung cấp khẩu trang mà họ được hướng dẫn đeo và đảm bảo tiếp cận với nhiều chất khử trùng tay ", Courtney Parella, phó thư ký báo chí quốc gia của chiến dịch, cho biết trong một tuyên bố.

 

Chiến dịch tranh cử Biden đã dùng nghiên cứu này làm bằng cớ, nói rằng đó là bằng chứng nữa cho thấy Trump đang tổ chức các sự kiện "siêu lan truyền".

 

"Donald Trump thậm chí không quan tâm đến cuộc sống của những người ủng hộ mạnh mẽ nhất của mình", phát ngôn viên Andrew Bates nói với The Washington Post.

 

Nghiên cứu được quản lý bởi giáo sư kinh tế B. Douglas Bernheim, người cũng là chủ nhiệm Khoa Kinh tế của Stanford và là Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Stanford. Ba sinh viên tiến sĩ - Nina Buchmann, Zach Freitas-Groff và Sebastian Otero - đã đóng góp vào dự án.

 

Theo nhóm nghiên cứu, các cuộc vận động tranh cử của Trump có một số đặc điểm khác biệt giúp chúng ta nghiên cứu về sự lây lan.

 

Ví dụ: Các cuộc vận động tranh cử là các sự kiện riêng lẻ xảy ra vào những ngày có thể xác định được. Ngoài ra, vì chúng diễn ra ở một quận cụ thể, hậu quả của chúng có thể được so sánh với các hạt tương tự mà không có các cuộc tụ họp như vậy. Cũng có thể so sánh mức độ phổ biến COVID-19 trước và sau các cuộc vận động tranh cử.

 

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng các cuộc vận động tranh cử của Trump đã làm tăng hơn 250 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 trên mỗi 100.000 cư dân ở các quận đó.

 

Người dịch/Biên tập: L. Tạ

 

----------------------------------------------------------

.

.

Mỹ lập kỉ lục thế giới về COVID-19 với hơn 100.000 ca nhiễm một ngày

VOA Tiếng Việt

31/10/2020

https://www.voatiengviet.com/a/my-lap-ki-luc-the-gioi-ve-covid-19-voi-hon-100000-ca-nhiem-mot-ngay/5643208.html

 

Một sự tăng vọt số ca nhiễm virus corona ở Mỹ đã khiến các bệnh viện hoạt động ở mức gần hết công suất và đẩy số ca nhiễm được báo cáo hàng ngày vào ngày thứ Sáu lên mức kỉ lục thế giới là 100.000 ca, bốn ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

 

Mỹ cũng ghi nhận ca nhiễm thứ 9 triệu vào ngày thứ Sáu, chiếm gần 3% dân số, với gần 229.000 người chết kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm nay, theo một thống kê dữ liệu được báo cáo công khai của Reuters.

 

Trong khi đất nước đang trong những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống đầy biến động và bị chi phối bởi đại dịch, nhà chức trách y tế Mỹ ngày thứ Sáu cũng xác nhận có thêm 100.233 người đã xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong 24 giờ qua.

 

Con số được báo cáo ngày thứ Sáu lập kỉ lục mới lần thứ năm trong 10 ngày qua về số ca nhiễm trong một ngày ở Mỹ, vượt qua mức cao nhất trước đó là 91.248 ca mới được báo cáo trước đó một ngày.

 

Đó là con số hàng ngày cao nhất của một quốc gia trên thế giới trong suốt đại dịch, vượt qua kỉ lục trong 24 giờ của Ấn Độ là 97.894 ca vào tháng 9.

 

Tốc độ gia tăng của các ca nhiễm ở Mỹ tiếp tục khi dữ liệu được cập nhật trong ngày thứ Sáu, với ít nhất 12 bang báo cáo riêng lẻ một số lượng kỉ lục các ca nhiễm mới hàng ngày, Reuters đưa tin.

 

Hãng tin này cho biết các ca COVID-19 nghiêm trọng cũng đang gia tăng, trong khi các bệnh viện ở sáu bang cho biết có nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Số bệnh nhân COVID-19 nhập viện đã tăng hơn 50% trong tháng 10 lên 46.000, cao nhất kể từ giữa tháng 8.

 

Trong số các bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những bang mà hai ứng cử viên tổng thống tranh chấp gay gắt nhất trong chiến dịch tranh cử giữa Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và đối thủ Đảng Dân chủ Joe Biden, chẳng hạn như Michigan, North Carolina, Ohio, Pennsylvania và Wisconsin.

 

Hơn 1.000 người đã chết vì virus trong ngày thứ Năm, lần thứ ba số người chết hàng ngày vượt quá con số đó trong tháng này, và tốc độ tử vong dự kiến sẽ tiếp tục tăng. COVID đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 926 người vào ngày thứ Sáu.

 

“Các bệnh viện của chúng ta không thể theo kịp tỉ lệ nhiễm bệnh ở Utah. Các bạn xứng đáng hiểu được thảm trạng mà chúng ta đang đối mặt,” Thống đốc bang Utah, Gary Herbert, nói trên Twitter, đưa ra cảnh báo giống như các quan chức ở các bang khác và các chuyên gia y tế công.

 

Ông Trump đã nhiều lần hạ giảm mức độ nghiêm trọng của virus trong những tuần qua, nói rằng đất nước đang “bẻ cua,” ngay cả khi số ca nhiễm mới và số ca nhập viện tăng vọt. Ông vẫn tỏ ra lạc quan trên Twitter vào ngày thứ Sáu, nói rằng Mỹ đang làm tốt hơn nhiều so với Châu Âu trong việc đối đầu với đại dịch.

 

Ông Biden và các nghị sĩ Đảng Dân chủ trong Quốc hội chỉ trích tổng thống về cách xử lý cuộc khủng hoảng y tế.

 

Sau khi nhập viện vì nhiễm COVID-19 vào đầu tháng 10, ông Trump tiếp tục các cuộc tập hợp vận động tranh cử lớn thu hút hàng ngàn người ủng hộ tụ tập với nhau, nhiều người không đeo khẩu trang. Ban vận động tranh cử Trump nói rằng các cuộc tập hợp diễn ra an toàn và việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội được khuyến khích.

 

 

 

 

 

 


BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ và NHỮNG ĐIỀU LẠ LÙNG THEO CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI DÂN PHÁP (Thùy Dương - RFI)

 


Bầu cử tổng thống Mỹ và những điều lạ lùng theo cái nhìn của người dân Pháp  

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 30/10/2020 - 10:23

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-x%C3%A3-h%E1%BB%99i/20201030-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-v%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-%C4%91i%E1%BB%81u-l%E1%BA%A1-l%C3%B9ng-theo-c%C3%A1i-nh%C3%ACn-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n-ph%C3%A1p

 

Chỉ còn có vài ngày nữa là đến ngày 03/11/2020, ngày nước Mỹ chính thức bỏ phiếu bầu tổng thống. Kỳ bầu cử tổng thống Mỹ có thu hút báo chí, công luận Pháp hay không ? Nhìn từ nước Pháp, bầu cử tổng thống Mỹ có gì đặc biệt ?

 

https://s.rfi.fr/media/display/c2709544-19f1-11eb-9197-005056a98db9/w:980/p:16x9/72c20dc7d92591068f921f2bd123c005.webp

Ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và Joe Biden. REUTERS

 

Khi hai ứng viên Mỹ bước vào giai đoạn nước rút thì tại Pháp lại xảy ra rất nhiều chuyện, nhất là vụ khủng bố Hồi Giáo chặt đầu một thầy giáo sử - địa vì cho học trò xem ảnh biếm họa đấng tiên tri Mohamet trong giờ học về quyền tự do ngôn luận, khiến dư luận Pháp rúng động, trong khi đó dịch bệnh Covid-19 trong những ngày qua bùng lên dữ dội vượt tầm kiểm soát khiến tổng thống Macron phải ban hành lệnh giới nghiêm rồi sau đó là lệnh tái phong tỏa đất nước. Tình hình trong nước phức tạp như vậy nhưng báo chí Pháp vẫn dành nhiều chỗ cho kỳ bầu cử tổng thống Mỹ.

 

Thực ra, bầu cử tổng thống Mỹ là một trong những đề tài được báo chí, truyền thông Pháp đặc biệt quan tâm khai thác từ nhiều tháng trước nay. Không chỉ nói về quy định, thể thức bầu cử, chiến dịch vận động tranh cử của các ứng viên, các cuộc tranh luận trên truyền hình, rất nhiều câu chuyện bên lề thú vị cũng được truyền thông Pháp đề cập đến, chẳng hạn tại sao ngày chính thức bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ luôn diễn ra vào ngày 03/11, tại sao voi đại diện cho đảng Cộng Hòa còn lừa là biểu tượng của đảng Dân Chủ, hình thức bỏ phiếu qua đường bưu điện, bỏ phiếu sớm …

 

Có thể nói là « nhất cử nhất động » trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ đều được truyền thông Pháp theo dõi sát sao, dù là báo giấy hay phát thanh, truyền hình, báo chí thiên tả hay thiên hữu … Năm nay, chưa có kết quả khảo sát về việc người Pháp có quan tâm đến bầu cử Mỹ không, nhưng hồi năm 2016, tuần báo Le Point cho biết theo một cuộc khảo sát Odoxa công bố trên báo Le Parisien, có đến 64% người Pháp quan tâm đến bầu cử tổng thống Mỹ. Bà Céline Bracq, tổng giám đốc Odoxa giải thích 84% người Pháp cho rằng bầu cử tổng thống Mỹ quan trọng đối với thế giới và 63% nghĩ rằng kỳ bầu cử tổng thống Mỹ quan trọng với nước Pháp.

 

 

Bầu cử Pháp – Mỹ khác nhau thế nào ?

 

Vì thể thức bầu cử ở hai nước có nhiều nét khác nhau, nên mỗi lần đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, truyền thông Pháp lại có những chương trình giải thích « Bầu cử Mỹ diễn ra như thế nào ? », chẳng hạn trên đài France Télévision ngày 29/09, nhà báo Raphael Godet khái quát cho người dân Pháp hiểu về vài nét đặc biệt của kỳ bầu cử tổng thống Mỹ :

 

« Trái ngược với người Pháp, người Mỹ không trực tiếp bầu cho một ứng cử viên. Họ bầu ra những người được gọi là « đại cử tri ». Có tổng cộng 538 đại cử tri, và chính những người này lựa chọn chủ nhân tương lai của Nhà Trắng. Số đại cử tri thay đổi từ bang này sang bang khác tùy theo quy mô và dân số của bang. Chẳng hạn các bang Montana và Wyoming chỉ có 3 đại cử tri, trong khi đó Texas có 38 và California có 55 đại cử tri. Một ứng viên tổng thống muốn đắc cử phải có đa số tuyệt đối phiếu đại cử tri, tức là ít nhất 270 phiếu trên tổng số 538 phiếu đại cử tri.

 

Ở mỗi bang, ứng viên của đảng nào có nhiều phiếu nhất thì có được toàn bộ phiếu đại cử tri của bang đó. Chẳng hạn, nếu ứng viên đảng Dân Chủ ở bang Florida về đầu thì họ thu được toàn bộ 29 phiếu đại cử tri. Trên thực tế, cuộc đua vào Nhà Trắng diễn ra ở khoảng chục bang, đây là những địa phương mà cử tri ngả từ phe này sang phe kia tùy theo từng kỳ bầu cử. Đó là những bang được gọi là swing states, chẳng hạn như các bang Florida hay Wisconsin. Những bang này nắm giữ chìa khóa kết quả chung cuộc. »

 

 

Tại sao dân Mỹ không trực tiếp bầu tổng thống ?

 

Bầu cử tổng thống không phải là chỉ bầu tổng thống cũng là nét khác biệt lớn của kỳ bầu cử Mỹ. Thế nhưng, phiếu đại cử tri có lẽ là một trong những điều người Pháp cảm thấy khó hiểu nhất vì bầu cử tổng thống tại Pháp là bầu cử trực tiếp, theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Trả lời phỏng vấn của RFI tiếng Việt, nhà báo Nguyễn Văn Huy, Paris nhấn mạnh :

 

« Trong suốt thời gian qua, người Pháp vẫn không bao giờ có thể hiểu được thể thức bầu cử tổng thống ở nước Mỹ. Bên châu Âu thì rất giản dị, bầu của tổng thống thì chỉ bầu tổng thống mà thôi, không có chung với các bầu cử khác. Hoặc bầu Quốc Hội thì chỉ có bầu Quốc Hội thôi, không có bầu các nhân vật lãnh đạo địa phương hay các nhân vật chính trị. Trong lúc đó bên Mỹ lại khác. Khi bầu cử tổng thống Mỹ thì trong đó có kèm theo cả nhân vật trong lưỡng viện Quốc Hội, thành ra danh sách bầu của họ cũng rất dài dòng, khó hiểu. Nhưng đặc biệt điều người châu Âu và người Pháp không hiểu được là tại sao khi dân chúng ủng hộ một nhân vật chính trị nào đó thì phải qua một người đại diện của họ, rồi người đó mới bầu tổng thống.

 

Người Pháp thấy rằng theo lối đại cử tri ở đây là có điều không bình thường. Hơn một trăm, gần hai trăm năm qua, xã hội Mỹ đã tiến bộ nhiều nhưng họ vẫn giữ lối bầu cử ngày xưa. Người Pháp nghĩ tại sao nước Mỹ không chịu cải tổ để có cuộc bầu cử bình thường. Chẳng hạn một người được 50-60% dân số ủng hộ thì phải được tương đương 50-60% số phiếu ủng hộ, nhưng đằng này … Nhất là sau cuộc bầu cử 2016, người Pháp rất ngạc nhiên là bà Hilary Clinton mặc dù có sự ủng hộ của cử tri, tức là của dân chúng, cao hơn Donald Trump nhưng mà theo kết quả bầu cử thì lại là Donald Trump thắng ».

 

.

Vận động tranh cử sao mà phải hình thức thế ?

 

Về chiến dịch vận động tranh cử, nhất là chiến dịch của ứng viên Donald Trump, nhiều người dân Pháp cho rằng quá chú trọng đến hình thức thể hiện và tốn kém. Về điểm này, nhà báo Nguyễn Văn Huy cho biết thêm : « Cử tri Pháp và Mỹ ủng hộ cử tri của mình thì giống nhau, họ đều có sự đam mê, họ ủng hộ hết mình, nói thẳng ra sự ủng hộ các nhân vật chính trị thì rất cuồng nhiệt. Điểm này thì người Pháp và người Mỹ giống nhau. Nhưng khác nhau là ở chỗ người Pháp họ ủng hộ ứng viên không theo kiểu hình thức màu mè, ồn ào. Nhưng dù sao, tổng thống Donald Trump cũng là người trong lĩnh vực truyền thông nên ông ồn ào, nhạc um xùm, tạo hình ảnh để gây tiếng vang như một người nghệ sĩ trên sân khấu.

 

Nhưng người Pháp quan niệm rằng dù sao ông cũng làm chính trị, là một lãnh đạo quốc gia thì phải thể hiện theo cách của người lãnh đạo quốc gia chứ không phải theo cách người nghệ sĩ trước sân khấu. Khác biệt nằm ở chỗ đó, chứ sự cuồng nhiệt của người ủng hộ ứng cử viên hai nước là giống nhau, họ sẵn sàng hy sinh thì giờ công sức để hy vọng ứng viên của mình thắng cử ».

 

.

Người Pháp nghĩ gì về Donald Trump ?

 

Liên quan đến cuộc đối đầu của hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden năm nay, người Pháp ngả về bên nào hơn ? Theo một cuộc thăm dò ý kiến YouGov thực hiện cho trang mạng L’Internaute, 69% số người được hỏi cho rằng Donald Trump là một vị tổng thống tệ hại, thậm chí 61% muốn ông Trump bị truất phế trước khi hết nhiệm kỳ.

 

Trả lời câu hỏi « Quý vị muốn Donald Trump hay Joe Biden thắng cử hơn ? », 52% muốn chiến thắng thuộc về Joe Biden, chỉ có 10% ủng hộ ứng viên đảng Cộng Hòa, 19% không muốn Trump hay Biden đắc cử và 19% không đưa ra ý kiến. Nhưng nếu chỉ được chọn giữa Trump hoặc Biden, 84% người Pháp ủng hộ ứng viên Biden của đảng Dân Chủ, chỉ có 16% « bỏ phiếu » cho ông Trump.

 

Thực ra, không phải bây giờ mà trong mấy năm qua, năm nào cũng có những cuộc thăm dò ý kiến dân Pháp về tổng thống Mỹ Donald Trump và lần nào cũng vậy người Pháp đều có cái nhìn không mấy thiện cảm về tổng thống Mỹ Donald Trump. Chẳng hạn, theo một cuộc thăm Viện Elabe thực hiện cho đài truyền hình BFMTV hồi giữa năm 2019, 75% người Pháp có cái nhìn không mấy tốt đẹp về nguyên thủ Mỹ Trump. Chỉ có 25% công chức cao cấp và 16% những người thuộc các tầng lớp trung lưu và bình dân có cái nhìn tích cực về Donald Trump.

 

Trước đó 1 năm, theo một cuộc khảo sát của Viện Ifop, 77% người Pháp coi chính quyền Obama là đáng tin cậy, nhưng chỉ có 44% nhận định chính quyền Trump đáng tin và chỉ có 17% dân Pháp đánh giá cao tổng thống Trump. Cũng theo khảo sát của Ifop, nước Mỹ vẫn được dân Pháp coi là « bạn » trong lĩnh vực an ninh và đấu tranh chống khủng bố, hoặc là đồng minh để đối phó với Trung Quốc và Nga. Nhưng về kinh tế thì có đến 78% cho rằng Mỹ là một đối thủ của Pháp.

 

Trả lời phỏng vấn của RFI tiếng Việt, nhà báo Nguyễn Văn Huy giải thích : « Lúc đầu khi Donald Trump đắc cử, thì người Pháp nghĩ là nhân vật mới này có thể đem lại sinh khí mới cho Pháp, nhất là về xuất nhập khẩu hoặc quan hệ hai nước tích cực hơn nhưng sau khi quan sát họ thấy đây là vị tổng thống bảo thủ, muốn co cụm lại và đặt châu Âu như một đối thủ kinh tế và nhất là vì Pháp cũng có nền kinh tế tương đối phát triển và có những hàng hóa được người Mỹ ưa chuộng. Ông Trump muốn đánh thuế cao để bình thường hóa nhập siêu. Vì thế, người Pháp rất bất mãn.

 

Và họ thấy ông Trump không phải là người họ tin tưởng, và người Pháp nói đây là người không có văn hóa lãnh đạo quốc gia, không có tầm vóc của một người lãnh đạo của cường quốc số một thế giới qua cách nói chuyện, đối xử. Pháp mặc dầu là nhỏ hơn so với Mỹ, nhưng họ đánh giá quan trọng cái tư cách, kiến thức văn hóa, cách cư xử của một nhân vật lãnh đạo. Khi một vị tổng thống cứ dùng những lời thô tục, không thể hiện sự trung thực, hôm nay nói ừ mai lại nói không, thì người ta không thể tin tưởng là Donald Trump có giữ lời hay không, nhất là Donald Trump coi Pháp là đối thủ.

 

Mặc dù chính sách của Mỹ thì họ vẫn ủng hộ, dù sao thì cũng phải bảo vệ châu Âu trước sự đe dọa của Nga và Trung Quốc, nhưng về mặt cá nhân con người thì người ta không đánh giá cao nhân vật Donald Trump. »

 

 

 

 

 

 


VIỆN BROOKINGS : Ý TƯỞNG CHÍNH SÁCH CHO VỊ TỔNG THỐNG MỸ TIẾP THEO (Hiền Minh - Luật Khoa)

 


Viện Brookings: Ý tưởng chính sách cho vị tổng thống Mỹ tiếp theo

Hiền Minh  -  Luật Khoa

31/10/2020

https://www.luatkhoa.org/2020/10/vien-brookings-y-tuong-chinh-sach-cho-vi-tong-thong-my-tiep-theo/

 

Bất kể là ai, vị tổng thống Mỹ sắp tới cũng sẽ cần các ý tưởng sáng suốt để lèo lái qua một giai đoạn nhiều thách thức.

 

 

Viện Brookings ngày 27/10 công bố 19 khuyến nghị chính sách cụ thể đối với tổng thống Mỹ sắp đắc cử. Luật Khoa trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những ý tưởng liên quan mật thiết đến Việt Nam.

 

                                                ***

Mục lục

Các chính sách đối ngoại với châu Á

“Cần thúc đẩy quan hệ thương mại với Đài Loan”

“Mỹ nên tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP”

“Tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á do Trung Quốc khởi xướng”

“Khôi phục các chương trình của Peace Corps và Fulbright ở Trung Quốc”

“Theo đuổi một thỏa thuận tạm thời với Triều Tiên”

Phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển

 

Thế giới ngày nay đã hoàn toàn khác biệt so với chính nó bốn năm trước; quan hệ của nước Mỹ với các đồng minh, đối trọng và các định chế khác cũng vậy.

 

Dù người thắng trong cuộc bầu cử tuần tới là ai, họ cũng sẽ phải đối mặt với một cơn đại dịch đang lan rộng cùng với hậu quả kinh tế xã hội trầm trọng mà nó gây ra, những xung đột triền miên ở Trung Đông, quan hệ căng thẳng sâu sắc với châu Âu, và một cuộc khủng hoảng khí hậu. Người đó cũng sẽ có những cơ hội, bao gồm việc đưa ra những quyết định gây ảnh hưởng tích cực về vấn đề Trung Quốc, thương mại quốc tế, và quá trình phục hồi hậu COVID.

 

Người đó sẽ có những liên minh dù cũ kỹ nhưng hoàn thiện, và một quân đội Hoa Kỳ đầy sức mạnh vốn đã thành công trong việc tái định hướng sang phía phòng thủ hơn trước Trung Quốc và Nga. Tổng thống sắp tới, dù ông ta là ai, sẽ cần có trong tay các ý tưởng chính sách sáng suốt, cụ thể, khả thi, để có thể lèo lái qua một môi trường quốc tế nhiều thách thức.

 


 

                 Các chính sách đối ngoại với Châu Á

 

“Cần thúc đẩy quan hệ thương mại với Đài Loan”

Richard C. Bush, Thành viên không thường trực tại Trung tâm Chính sách Đông Á và Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2020/10/taiwan-us-china-diplomacy_9df748ea-dad9-11ea-a145-8bf15479dae6.jpg

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Đại sứ Mỹ về các vấn đề Sức khoẻ và Con người Alex Azar chào nhau ở trong cuộc gặp chính thức ở Đài Bắc, 8/2020. Ảnh: AFP.

 

Chính quyền Mỹ sắp tới nên bắt đầu ngay quá trình đàm phán thăm dò với Đài Loan để mở một hiệp định thương mại song phương. Hoặc có thể thiết lập một chuỗi các hiệp định thương mại và đầu tư có giá trị tương đương với một hiệp định song phương.

 

                                             --------------------------

 

“Mỹ nên tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP”

David Dollar, Thành viên cao cấp tại Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton, và Mireya Solís, Thành viên cao cấp kiêm Giám đốc Trung tâm Chính sách Đông Á

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2020/10/RTS1MRVX-768x432.jpg

Đại diện các nước thành viên của Hiệp định CPTPP tại Chile, tháng 8/2018. Mỹ rút khỏi hiệp định này vào phút chót. Ảnh: Reuters.

 

Chúng tôi đề xuất Mỹ tái gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Sau khi Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, tiền thân của CPTPP), Nhật Bản phải đứng mũi chịu sào để duy trì một hiệp định thương mại đầy tham vọng cùng với 11 thành viên châu Á-Thái Bình Dương khác. Tuy vậy, các nước này vẫn có thể duy trì phần lớn hiệp định TPP, chỉ trừ một số điều khoản như các bằng sáng chế dược phẩm cao cấp phải có Mỹ đích thân thúc đẩy.

 

Gia nhập lại TPP sẽ có lợi về nhiều mặt: 

 

·         Động thái này sẽ củng cố mối quan hệ của nước Mỹ với đồng minh lớn nhất của chúng ta ở châu Á – Nhật Bản, ra tín hiệu cho các nước khác rằng Mỹ không hoàn toàn rút khỏi châu Á – Thái Bình Dương mà chỉ đang tái liên kết; 

 

·         Mỹ và Nhật Bản hợp tác hiệu quả để mở rộng quy mô của Hiệp định: kết nạp Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương khác, tạo ra một khối hùng mạnh gồm các quốc gia cùng chí hướng

 

·         CPTPP tập trung giải quyết các vấn đề như luồng dữ liệu xuyên biên giới, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ, đầu tư, trợ cấp và quản lý doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy đây sẽ là nơi lý tưởng để khoanh vùng những khác biệt trong luật thương mại của Mỹ với Trung Quốc, buộc nước này phải thích ứng với quy tắc chung hoặc bị gạt khỏi hiệp định thương mại lớn nhất khu vực; 

 

·         CPTPP tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ mở rộng mạng lưới nhà cung cấp đáng tin cậy;

 

·         Đây sẽ là cơ hội để Quốc hội mới quyết định những hiệp định thương mại nào là chấp nhận được đối với Mỹ. Ví dụ: Quốc hội mới có thể thấy thỏa hiệp với khối CPTPP về bằng sáng chế dược phẩm có lợi hơn là Mỹ đơn phương thúc đẩy đề nghị ban đầu. Như trong trường hợp của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mới, Quốc hội có thể muốn củng cố các điều khoản về lao động và môi trường.

 

Quốc hội mới khả năng cao sẽ muốn tránh xa các vấn đề gây tranh cãi như thương mại, nhưng đó sẽ là sai lầm khi các đối tác của chúng ta ở châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới đều đang trông đợi Mỹ lấy lại vai trò lãnh đạo quốc tế bằng việc thiết lập một trật tự kinh tế mở.

 

 

                                          ------------------------------

 

“Tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á do Trung Quốc khởi xướng”

Jamie P. Horsley, Nghiên cứu sinh tại Trung tâm John L. Thornton Trung Quốc

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2020/10/GettyImages-505201094mini-1024x654.jpg

Trụ sở của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) tại Bắc Kinh. Ảnh: Getty Images.

 

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng là một hướng hợp tác có thể giúp ổn định mối quan hệ vốn đang bất ổn giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như tăng cường sự hiện diện kinh tế của Mỹ ở châu Á.

 

AIIB, với 103 thành viên bao gồm các đồng minh của Mỹ ở châu Á và châu Âu, đang trong giai đoạn cập nhật các phương thức quản trị đạt chuẩn quốc tế, noi theo những ngân hàng phát triển đa phương truyền thống (MDB). Hiện có hai cựu quan chức chính phủ Mỹ phục vụ trong Ban Cố vấn Quốc tế của họ.

 

Được thành lập vào tháng 1 năm 2016, AIIB giúp đáp ứng khoản tiền 26 nghìn tỷ đô la cần để xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Á đến năm 2030. Hiện AIIB vẫn đang thận trọng trong quá trình mở rộng danh mục cho vay và thường hợp tác với các MDB khác để học hỏi kinh nghiệm. 

 

Trở thành thành viên của AIIB sẽ là dịp để Mỹ bắt tay với Trung Quốc trong công tác cải thiện quản lý cơ sở hạ tầng và tăng tính minh bạch cho các dự án do AIIB tài trợ, bao gồm cả Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI). BRI cho đến nay vẫn mang tính sơ khởi và phi tập trung, có nguồn vốn chủ yếu đến từ các chính sách không rõ ràng của Trung Quốc và các ngân hàng thương mại (không phải AIIB). Sáng kiến này được đánh giá là thiếu quan tâm đến tính bền vững về tài chính, xã hội và môi trường.

 

Tuy vậy cả hai sáng kiến ​​của Trung Quốc đều tạo ra các nỗ lực được quốc tế hoan nghênh và một môi trường cạnh tranh lành mạnh – nhằm rút ngắn khoảng cách về kinh phí cơ sở hạ tầng giữa các nước. Liên minh Châu ÂuNhật Bản và các nhà tài trợ quốc tế đã tăng cường nhiều chương trình chất lượng cao giải quyết vấn đề này; nhiều bên dù không phải thành viên của BRI cũng đang đầu tư vào các dự án BRI đạt chuẩn.

 

Năm 2019, Mỹ thành lập Cơ quan Tài chính Phát triển Quốc tế (DFC) trong động thái ganh đua với BRI của Trung Quốc và đã tuyên bố chủ quyền với hơn 800 dự án. Cơ quan này đã công bố Mạng lưới điểm Xanh (Blue Dot Network), do Úc và Nhật Bản cùng khởi xướng và dẫn dắt. Sáng kiến này như một con dấu chứng nhận tính minh bạch và chất lượng của các dự án cơ sở hạ tầng, giúp các nhà thầu, chính phủ và doanh nghiệp dựa vào đó để quyết định có tham gia dự án hay không.

 

Tất cả những nỗ lực này mang lại nguồn vốn bổ sung và các hỗ trợ chuyên môn cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị toàn cầu. Các dự án này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ cung cấp kỹ thuật, thiết kế cũng như các dịch vụ và thiết bị liên quan, ngoài ra cũng là dịp để nhiều tổ chức phi chính phủ ở Mỹ hỗ trợ các nước chủ nhà quản lý tốt hơn những dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu Mỹ hợp tác với Trung Quốc thực hiện các dự án đạt chuẩn được tài trợ bởi AIIB hoặc BRI, cơ hội cho Mỹ trên thị trường này sẽ thêm rộng mở. 

 

Giới lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết nâng cấp và đa dạng hóa các dự án thuộc BRI để xoa dịu những khiếu nại về tính bền vững, minh bạch và chất lượng quản trị đến từ quốc tế và các nước đối tác; cũng như hoan nghênh vốn tài trợ và sự tham gia của khu vực tư nhân. Với nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc, nước này hiện tập trung kiểm soát rủi ro tài khóa trong và ngoài nước và vô cùng nhạy cảm với sự hoài nghi của quốc tế cũng như một số đối tác BRI.

 

Chính vì vậy, việc Mỹ tận dụng hợp tác với Trung Quốc thông qua tư cách thành viên AIIB và tham gia vào các dự án BRI đủ điều kiện sẽ giúp ổn định mối quan hệ Mỹ-Trung; báo hiệu cho châu Á và các nước khác rằng họ không cần phải lựa chọn giữa Mỹ hoặc Trung Quốc làm đối tác các dự án có lợi; đồng thời giúp giải quyết vấn đề chênh lệch cơ sở hạ tầng toàn cầu, cải thiện chất lượng quản trị và tạo ra nhiều cơ hội tham gia cho khối tư nhân ở Mỹ.

 

 

                                             ---------------------------------

 

“Khôi phục các chương trình của Peace Corps và Fulbright ở Trung Quốc”

Cheng Li, Thành viên cấp cao kiêm Giám đốc Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton và Ryan McElveen, Phó Giám đốc Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2020/10/peace-corps-1024x411.jpg                

Một nhóm tình nguyện viên của Peace Corps tại Guinea năm 2018. Ảnh: John Froschauer/PLU.

 

Giữa một năm sóng gió trong quan hệ Mỹ-Trung với những làn sóng căng thẳng thương mại, trục xuất báo giới và đóng cửa các cơ quan lãnh sự ngoại giao – những nỗ lực của chính quyền Trump nhằm loại bỏ trao đổi văn hóa và giáo dục chỉ làm xấu đi vị thế của Mỹ trong mối quan hệ song phương quan trọng nhất này.

 

Danh sách các biện pháp được thực hiện để tách Mỹ khỏi Trung Quốc còn rất nhiều, nhưng có lẽ đòn giáng mạnh nhất vào mối hòa hảo giữa hai nước là việc hủy bỏ liên tiếp các chương trình của Tổ chức Hòa Bình và Fulbright ở Trung Quốc – những chương trình với mục đích cốt lõi tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy hòa bình.

 

Chương trình Fulbright được khởi tạo với hy vọng của Thượng nghị sĩ J. William Fulbright nhằm duy trì hòa bình sau Thế chiến thứ hai. Thỏa thuận Fulbright đầu tiên được ký với Trung Quốc vào năm 1947. Ngay sau khi chế độ Cộng sản tiếp quản, chương trình ngừng hoạt động vào năm 1950 nhưng đã được khởi động lại vào năm 1979. Trong 40 năm qua, các chương trình Fulbright Mỹ-Trung đã thu hút hơn 3.000 người Mỹ và Trung Quốc theo đuổi việc giảng dạy hoặc trao đổi học thuật ở cả hai nước.

 

Tổ chức Hòa bình (Peace Corps) là sáng kiến của Tổng thống John F. Kennedy thành lập năm 1961 để giúp cải thiện quan hệ với các quốc gia đang phát triển. Chương trình này mở rộng tới Trung Quốc lần đầu vào năm 1993 – đó cũng là lần đầu tiên một quốc gia Cộng sản tham gia chương trình. Kể từ đó, Tổ chức Hòa bình đã huy động 1.300 người Mỹ làm giáo viên tiếng Anh tại 140 trường cao đẳng và trường kỹ thuật ở các khu vực hẻo lánh và kém phát triển ở tây nam Trung Quốc.

 

Hậu quả của việc loại bỏ các chương trình này là những đòn tự giáng vào lợi ích của Mỹ. Những động thái này đã cắt đứt các kênh để giới tri thức Trung Quốc có thể tìm hiểu về một quốc gia phức tạp như Mỹ vào thời điểm nhạy cảm. Nhiều cựu sinh viên của các chương trình này đã tiếp tục phục vụ Mỹ và chia sẻ kiến ​​thức chuyên môn về Trung Quốc của họ trongnhiều khu vực, bao gồm khu vực nhà nước, truyền thông, các tổ chức phi chính phủ và viện đào tạo. Như Peter Hessler, một tác giả từng đoạt giải thưởng và là cựu sinh viên của Tổ chức Hòa bình đã chỉ ra, các cựu tình nguyện viên của chương trình Trung Quốc đã xuất bản không dưới 11 cuốn sách cùng nhiều bài báo về đất nước này.

 

Hơn nữa, những nỗ lực này lại thuộc quyền kiểm soát của những lãnh đạo bảo thủ ở Trung Quốc, những người luôn nghi ngờ các chương trình này của Mỹ. Nếu không có cơ hội nói chuyện, học hỏi và kết bạn với người Mỹ, người Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ đón nhận chủ nghĩa dân tộc chống Mỹ đang ngày càng gia tăng.

 

Cuối cùng, để Mỹ có được thế đòn bẩy đòi hỏi nước này phải có mức tiếp cận rộng rãi với các thành phần cử tri trong xã hội Trung Quốc. Đối thoại giữa các nền văn hóa về các vấn đề dân chủ và pháp quyền đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhà Trắng nên ngay lập tức quay đầu và khôi phục cả chương trình Peace Corps lẫn Fulbright ở Trung Quốc. Mỹ chỉ đang tự hại thân khi chối bỏ những vị thế vững chắc trong xã hội học thuật Trung Quốc – một siêu cường đang lên. 

 

                                          --------------------------------------

 

“Theo đuổi một thỏa thuận tạm thời với Triều Tiên”

Michael E. O’Hanlon, Thành viên cao cấp và Giám đốc Nghiên cứu của chương trình Chính sách Đối ngoại

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2020/10/85.jpeg

Một người đi ngang biển quảng cáo về Hội nghị Trump – Kim ở Hà Nội, tháng 2/2019.

 

Mặc dù nỗ lực đối thoại của Tổng thống Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cuối cùng đã thất bại, nhưng sẽ là sai lầm nếu quay trở lại cách tiếp cận “nhẹ nhàng ngó lơ” (benign neglect) của Tổng thống Obama. Khi một quốc gia đang chế tạo khoảng nửa tá vũ khí hạt nhân mỗi năm, hơn nữa lại đang cải tiến công nghệ vận chuyển tên lửa, đó không thể là một chuyện nhẹ nhàng. Tốt hơn hết là áp dụng lối suy nghĩ cứng rắn. Ví dụ, chính quyền tiếp theo nên tìm kiếm một thỏa thuận tạm thời yêu cầu Triều Tiên tiến hành và xác nhận dỡ bỏ tất cả hoạt động sản xuất hạt nhân, trong khi vẫn giữ lệnh cấm thử hạt nhân và thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, đổi lại việc dỡ bỏ một phần (nhưng không hoàn toàn) các biện pháp trừng phạt.

 


 

Phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển

Pavel K. Baev, Thành viên cao cấp không thường trú tại Trung tâm về Hoa Kỳ và Châu Âu

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2020/10/south-china-sea-john-j-mike_usn_getty.jpg

Ảnh: John J. Mike – U.S. Navy/Getty Images.

 

Việc xây dựng lại danh tiếng quốc tế đã bị tổn hại nặng nề của Hoa Kỳ sẽ là công việc khó khăn và kéo dài, nhưng trước mắt một việc đáng lẽ nên được làm từ rất lâu rồi có thể cho thấy một bước khởi đầu mạnh mẽ trong nỗ lực này: Chính quyền tiếp theo nên bắt đầu phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Đây là một nhân tố vững chắc và thiết thực trong luật pháp quốc tế. Các lập luận ủng hộ Mỹ tăng cường ảnh hưởng đã được nhắc đến kể từ khi chính quyền George W. Bush nỗ lực thực hiện việc này vào đầu những năm 2000; tuy nhiên các luồng ý kiến đối nghịch đã chiếm lợi thế trong quá trình Mỹ rút khỏi các diễn đàn thế giới, điển hình là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu hay Tổ chức Y tế Thế giới. Có hai thay đổi về địa chính trị đã dịch chuyển cán cân của những lập luận này về hướng ủng hộ – mặc cho bất đồng giữa các đảng chính trị Mỹ.

 

Thay đổi đầu tiên là sự leo thang căng thẳng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đã nâng cấp các căn cứ và mạnh mẽ phản đối các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ. Lập trường của Mỹ hoàn toàn phù hợp với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế vào tháng 7 năm 2016 – bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc về lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế xung quanh các đảo nhân tạo của họ, cũng như bác bỏ “Đường lưỡi bò” xác định toàn bộ vùng biển là bất động sản của Trung Quốc. Bằng việc tham gia UNCLOS, Hoa Kỳ sẽ có thể tăng cường cơ sở pháp lý cho các hoạt động của mình và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các quốc gia đối diện với vùng biển này.

 

Thay đổi cấp bách thứ hai diễn ra ở Bắc Cực, nơi Nga đang mở rộng các hoạt động quân sự và hạn chế sử dụng Tuyến đường Biển phía Bắc. Cho đến nay, Hoa Kỳ đã phải hạn chế hoạt động tự do hàng hải ở các vùng biển Bắc Cực, nhưng độ phủ của băng giảm dần trong giai đoạn mùa hè và mùa thu khiến các hoạt động hàng hải ngày càng khả thi. Quy định của Ủy ban Liên hợp quốc về giới hạn thềm lục địa đã chấp thuận yêu sách của Nga về việc mở rộng thềm lục địa thêm khoảng 1,2 triệu km vuông, tương tự với yêu sách của Đan Mạch và Canada. Sau khi tham gia UNCLOS, Mỹ sẽ có thể đưa ra yêu sách của riêng mình – và để củng cố lập trường rằng Bắc Cực vẫn là một phần quan trọng và cần được bảo vệ trong cộng đồng quốc tế.

 

Chính quyền tiếp theo có thể phải cân nhắc về việc sử dụng tài nguyên chính trị vốn có hạn của mình cho khu vực này, nhưng chắc chắn khi thực hiện động thái này, họ sẽ giành được quyền lực lẫn sự tín nhiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 


View My Stats