Friday, 30 October 2020

TẠI VIỆT NAM, NGOẠI TRƯỞNG MỸ POMPEO KÊU GỌI KHU VỰC ĐOÀN KẾT CHỐNG TRUNG QUỐC (RFI)

 


NỘI DUNG :

Tại Việt Nam, ngoại trưởng Mỹ kêu gọi khu vực đoàn kết chống Trung Quốc

Trọng Nghĩa  -  RFI

.

Ngoại trưởng Mỹ: ‘Chúng tôi rất tôn trọng nhân dân Việt Nam và chủ quyền của quý vị’  

An Hải  -  VOA Tiếng Việt

 

===================================================

.

.

Tại Việt Nam, ngoại trưởng Mỹ kêu gọi khu vực đoàn kết chống Trung Quốc

Trọng Nghĩa  -  RFI

Đăng ngày: 30/10/2020 - 14:07

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20201030-my-viet-doan-ket-chau-a-trung-quoc

 

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã kết thúc chuyến công du năm nước châu Á vào hôm nay 30/10/2020 tại Việt Nam, một chặng dừng mà ông đã thêm vào giờ chót. Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ AP, tại Hà Nội, ngoại trưởng Mỹ đã lên tiếng kêu gọi toàn khu vực đoàn kết để chống lại các hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong vùng.

 

https://s.rfi.fr/media/display/5d51f5ea-1aa5-11eb-b96a-005056bf87d6/w:980/p:16x9/POMPEO_Vietnam.webp

Ngoại trưởng Mỹ MIke Pompeo (T) và đồng nhiệm Việt Nam Phạm Binh Minh, Hà Nội ngày 30/10/2020. via REUTERS - LAM KHANH/VNA

 

Ngoại trưởng Pompeo ghé thăm Việt Nam với lý do chính thức được nêu lên là kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt-Mỹ. Tuy nhiên, như ông đã từng làm trong các chặng dừng trước đó ở Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia, mục tiêu chính của ông Pompeo là đoàn kết các nước trong mục tiêu ngăn chặn đà bành trướng của Bắc Kinh.

 

Phát biểu với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, ông Pompeo khẳng định lập trường của Mỹ trong việc tôn trọng nhân dân và chủ quyền đất nước Việt Nam. Trong các bình luận ngắn gọn mà các phóng viên nghe được, cả hai đều không nhắc đến tên Trung Quốc, nhưng theo AP, việc ông Pompeo sử dụng từ “chủ quyền” đã ám chỉ thái độ phản đối các hành vi xâm lấn của Trung Quốc.

 

Việt Nam là một nước đang phải đối phó với Trung Quốc trên nhiều mặt, từ việc chủ quyền biển đảo ở Biển Đông bị Bắc Kinh tranh chấp, cho đến việc công cuộc phát triển ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long bị Trung Quốc, nước nắm thượng nguồn sông Mêkông gây hại.

 

Trong một tuyên bố đưa ra trước khi ông Pompeo đến Việt Nam, bộ Ngoại Giao Mỹ đã công kích Trung Quốc, vì đã từ bỏ các cam kết hợp tác với các nước Mêkông khác, và vì đã tìm cách áp đặt các yêu sách chủ quyền đáng ngờ ở Biển Đông.

 

Bản tuyên bố ghi rõ: “Các hành động ác ý và gây bất ổn của Trung Quốc ở khu vực sông Mêkông, bao gồm cả việc thao túng lưu lượng con sông đã ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu người sống dựa vào dòng sông để kiếm sống”.

 

Tuyên bố nhắc lại: “Hoa Kỳ sát cánh với các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ-Thái Bình Dương trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở Biển Đông, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế”.

 

Riêng trong trường hợp Việt Nam, bản tuyên bố nhấn mạnh: “Hoa Kỳ bác bỏ yêu sách (của Trung Quốc) đối với vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) ngoài khơi bờ biển Việt Nam… Chúng tôi sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá hoại trật tự hàng hải dựa trên luật lệ ở Biển Đông hoặc các nơi khác”.

 

Tại Hà Nội, ngoại trưởng Mỹ đã tái khẳng định mong muốn của Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác với Việt Nam, để phát triển quan hệ song phương và biến toàn bộ vùng Đông Nam Á, châu Á và Ấn Độ - Thái Bình Dương thành một khu vực an toàn, hòa bình và thịnh vượng. 

 

AP nhắc lại rằng chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt vấn đề chống lại cách hành xử hung hăng của Trung Quốc, nhắm vào các láng giềng nhỏ hơn, thành một trong những ưu tiên đối ngoại của Washington.

 

                                                        ***

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo công du Việt Nam

 

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo thăm Việt Nam nhằm củng cố quan hệ chiến lược song phương

 

 

----------------------------------------------------

.

.

Ngoại trưởng Mỹ: ‘Chúng tôi rất tôn trọng nhân dân Việt Nam và chủ quyền của quý vị’  

An Hải  -  VOA Tiếng Việt

30/10/2020

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-my-chung-toi-rat-ton-trong-nhan-dan-vn-va-chu-quyen/5641488.html

 

Hôm 30/10, tại Hà Nội, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông bày tỏ lòng tôn trọng đối với nhân dân và chủ quyền của Việt Nam, cũng như mong muốn thiết lập mối quan hệ tốt hơn với Hà Nội để đảm bảo an ninh cho khu vực.

 

https://gdb.voanews.com/2B1AA7AD-6E00-4801-9207-36A7163386CA_cx0_cy14_cw0_w1023_r1_s.jpg

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Hà Nội, ngày 30/10/2020.

 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói:

“Chúng tôi rất tôn trọng nhân dân Việt Nam và chủ quyền của đất nước quý vị.”

“Chúng tôi mong muốn tiếp tục làm việc cùng nhau để xây dựng mối quan hệ của chúng ta và làm cho khu vực — khắp Đông Nam Á, Châu Á và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương — an toàn, hòa bình và thịnh vượng,” ông nói thêm.

 

Trước đó, Thủ tướng Phúc nói rằng Hoa Kỳ và Việt Nam “là những người bạn tốt của nhau,” “tin cậy và cùng phát triển vì hòa bình khu vực và thế giới.”

 

https://gdb.voanews.com/8A80AB23-DB24-4505-AC0D-CF88D593C68F_w650_r0_s.jpg

Ngoại trưởng Mike Pompeo và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 30/10/2020.

 

Nhà ngoại giao Hoa Kỳ dù không đề cập đến Trung Quốc trong cuộc đối thoại với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhưng theo giới quan sát, rõ ràng ông Pompeo muốn chuyển tải thông điệp ngăn chặn sự bá quyền của Bắc Kinh trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

 

Từ Hà Nội, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nêu nhận định với VOA:

 

“Điều này thể hiện rất rõ là chính sách của nước Mỹ là ủng hộ Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền của mình trước những đòi hỏi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là thông điệp rõ nhất.”

 

XEM THÊM:

Ngoại trưởng Mỹ kết thúc chuyến công du ‘chống Trung Quốc’ tại Việt Nam

 

Tiến sĩ Hà Hoàng HợpNhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore, cho biết thêm:

 

“Ngày 23/7/2020, có loạt tuyên bố rất rõ về quan điểm của Chính phủ Mỹ về Biển Đông, trong đó ủng hộ chủ quyền về quyền thềm lục địa của các nước trên Biển Đông. Hoa Kỳ có quan điểm nhất quán đề Biển Đông. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cũng công nhận chủ quyền này. Đó không phải là chủ quyền về đảo – vì hiện nay còn tranh chấp, mà là chủ quyền về tài nguyên, quyền đi lại gắn với thềm lục địa, và điều này phù hợp với luật pháp quốc tế.”

 

https://gdb.voanews.com/A9F5A015-D270-4D89-A6CC-C546A6CF57AD_w650_r1_s.jpg

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Hà Nội, ngày 30/10/2020

 

Trang The Hindu hôm 30/10 viết rằng trong các phát biểu ngắn mà các phóng viên nghe được, cả ông Mike Pompeo và ông Phúc đều không nhắc đến tên Trung Quốc, “nhưng việc ông Pompeo sử dụng từ “chủ quyền” đã trở thành quy tắc ám chỉ sự phản đối sự xâm lấn của Trung Quốc, đặc biệt là ở châu Á.”

 

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện ISEAS–Yusof Ishak Singapore, viết trên trang The Diplomat hôm 29/10 rằng chặng dừng chân vào phút chót của ông Mike Pompeo tới Hà Nội được thiết kế để “củng cố những lợi ích chiến lược gần đây khi cả hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam đều nhận thấy một Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn.”

 

XEM THÊM:

Ngoại trưởng Mike Pompeo thăm Việt Nam

 

Trước đó, trong chuyến công du châu Á, Ngoại trưởng Pompeo, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á đứng lên chống lại sự bắt nạt của Bắc Kinh và đánh giá lại các giao dịch kinh doanh với các công ty nhà nước của Trung Quốc.

 

Tại Sri Lanka hôm 28/10, ông Pompeo nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang hoạt động như một “kẻ săn mồi”. Ở Ấn Độ một ngày trước đó, ông đã kêu gọi hợp tác để đối đầu với cái mà ông gọi là các mối đe dọa của Trung Quốc đối với an ninh và tự do trong khu vực.

 

XEM THÊM:

Ngoại trưởng Mỹ ‘ủng hộ một Việt Nam vững mạnh và độc lập’

 

Từ trước đến nay Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ nên dừng các cáo buộc và tấn công vô cớ.

Trong một tuyên bố đưa ra khi ông Pompeo đến Việt Nam hôm 29/10, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ ủng hộ một Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, bao gồm cả Biển Đông.

 

Tuyên bố viết: “Chúng tôi tôn trọng các quyền và lợi ích của Việt Nam, đồng thời tìm cách gìn giữ hòa bình và duy trì tự do trên biển theo cách thức phù hợp với luật pháp quốc tế.”

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats