Viện
Brookings: Ý tưởng chính sách cho vị tổng thống Mỹ tiếp theo
Hiền Minh
- Luật Khoa
31/10/2020
https://www.luatkhoa.org/2020/10/vien-brookings-y-tuong-chinh-sach-cho-vi-tong-thong-my-tiep-theo/
Bất kể là ai, vị tổng thống Mỹ
sắp tới cũng sẽ cần các ý tưởng sáng suốt để lèo lái qua một giai đoạn nhiều
thách thức.
Viện Brookings ngày 27/10 công bố 19 khuyến nghị chính sách cụ thể đối với tổng thống Mỹ
sắp đắc cử. Luật Khoa trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những ý tưởng
liên quan mật thiết đến Việt Nam.
***
Mục
lục
Các
chính sách đối ngoại với châu Á
“Cần
thúc đẩy quan hệ thương mại với Đài Loan”
“Mỹ
nên tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
CPTPP”
“Tham
gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á do Trung Quốc khởi xướng”
“Khôi
phục các chương trình của Peace Corps và Fulbright ở Trung Quốc”
“Theo
đuổi một thỏa thuận tạm thời với Triều Tiên”
Phê
chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
Thế giới ngày nay đã hoàn
toàn khác biệt so với chính nó bốn năm trước; quan hệ của nước Mỹ với các đồng
minh, đối trọng và các định chế khác cũng vậy.
Dù người thắng trong cuộc
bầu cử tuần tới là ai, họ cũng sẽ phải đối mặt với một cơn đại dịch đang lan rộng
cùng với hậu quả kinh tế xã hội trầm trọng mà nó gây ra, những xung đột triền
miên ở Trung Đông, quan hệ căng thẳng sâu sắc với châu Âu, và một cuộc khủng hoảng
khí hậu. Người đó cũng sẽ có những cơ hội, bao gồm việc đưa ra những quyết định
gây ảnh hưởng tích cực về vấn đề Trung Quốc, thương mại quốc tế, và quá trình
phục hồi hậu COVID.
Người đó sẽ có những liên
minh dù cũ kỹ nhưng hoàn thiện, và một quân đội Hoa Kỳ đầy sức mạnh vốn đã
thành công trong việc tái định hướng sang phía phòng thủ hơn trước Trung Quốc
và Nga. Tổng thống sắp tới, dù ông ta là ai, sẽ cần có trong tay các ý tưởng
chính sách sáng suốt, cụ thể, khả thi, để có thể lèo lái qua một môi trường quốc
tế nhiều thách thức.
Các chính sách đối ngoại với Châu Á
“Cần thúc đẩy quan
hệ thương mại với Đài Loan”
Richard
C. Bush, Thành viên không thường trực tại Trung tâm Chính
sách Đông Á và Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton
Tổng thống Đài Loan
Thái Anh Văn và Đại sứ Mỹ về các vấn đề Sức khoẻ và Con người Alex
Azar chào nhau ở trong cuộc gặp chính thức ở Đài Bắc, 8/2020. Ảnh: AFP.
Chính quyền Mỹ sắp tới
nên bắt đầu ngay quá trình đàm phán thăm dò với Đài Loan để mở một hiệp định
thương mại song phương. Hoặc có thể thiết lập một chuỗi các hiệp định thương mại
và đầu tư có giá trị tương đương với một hiệp định song phương.
--------------------------
“Mỹ nên tham gia
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP”
David
Dollar, Thành viên cao cấp tại Trung tâm Trung Quốc John
L. Thornton, và Mireya Solís, Thành viên cao cấp kiêm Giám đốc Trung tâm
Chính sách Đông Á
Đại diện các nước
thành viên của Hiệp định CPTPP tại Chile, tháng 8/2018. Mỹ rút khỏi hiệp định
này vào phút chót. Ảnh: Reuters.
Chúng tôi đề xuất Mỹ tái
gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Sau khi Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP,
tiền thân của CPTPP), Nhật Bản phải đứng mũi chịu sào để duy trì một hiệp định
thương mại đầy tham vọng cùng với 11 thành viên châu Á-Thái Bình Dương khác.
Tuy vậy, các nước này vẫn có thể duy trì phần lớn hiệp định TPP, chỉ trừ một số
điều khoản như các bằng sáng chế dược phẩm cao cấp phải có Mỹ đích thân thúc đẩy.
Gia nhập lại TPP sẽ có lợi
về nhiều mặt:
·
Động thái này sẽ củng cố
mối quan hệ của nước Mỹ với đồng minh lớn nhất của chúng ta ở châu Á – Nhật Bản,
ra tín hiệu cho các nước khác rằng Mỹ không hoàn toàn rút khỏi châu Á – Thái
Bình Dương mà chỉ đang tái liên kết;
·
Mỹ và Nhật Bản hợp tác hiệu
quả để mở rộng quy mô của Hiệp định: kết nạp Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và
các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương khác, tạo ra một khối hùng mạnh gồm các quốc gia cùng chí hướng;
·
CPTPP tập trung giải quyết
các vấn đề như luồng dữ liệu xuyên biên giới, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại
dịch vụ, đầu tư, trợ cấp và quản lý doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy đây sẽ là nơi
lý tưởng để khoanh vùng những khác biệt trong luật thương mại của Mỹ với Trung
Quốc, buộc nước này phải thích ứng với quy tắc chung hoặc bị gạt khỏi hiệp định
thương mại lớn nhất khu vực;
·
CPTPP tạo điều kiện thuận
lợi cho Mỹ mở rộng mạng lưới nhà cung cấp đáng tin cậy;
·
Đây sẽ là cơ hội để Quốc
hội mới quyết định những hiệp định thương mại nào là chấp nhận được đối với Mỹ.
Ví dụ: Quốc hội mới có thể thấy thỏa hiệp với khối CPTPP về bằng sáng chế dược
phẩm có lợi hơn là Mỹ đơn phương thúc đẩy đề nghị ban đầu. Như trong trường hợp
của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mới, Quốc hội có thể muốn củng cố
các điều khoản về lao động và môi trường.
Quốc hội mới khả năng cao
sẽ muốn tránh xa các vấn đề gây tranh cãi như thương mại, nhưng đó sẽ là sai lầm
khi các đối tác của chúng ta ở châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới đều
đang trông đợi Mỹ lấy lại vai trò lãnh đạo quốc tế bằng việc thiết lập một trật
tự kinh tế mở.
------------------------------
“Tham gia Ngân
hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á do Trung Quốc khởi xướng”
Jamie
P. Horsley, Nghiên cứu sinh tại Trung tâm John L. Thornton
Trung Quốc
Trụ sở của Ngân
hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) tại Bắc Kinh. Ảnh: Getty Images.
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ
tầng Châu Á (AIIB)
do Trung Quốc khởi xướng là một hướng hợp tác có thể giúp ổn định mối quan hệ vốn
đang bất ổn giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như tăng cường sự hiện diện kinh tế của
Mỹ ở châu Á.
AIIB, với 103 thành viên
bao gồm các đồng minh của Mỹ ở châu Á và châu Âu, đang trong giai đoạn cập nhật
các phương
thức quản trị đạt chuẩn quốc tế, noi theo những ngân hàng phát triển
đa phương truyền thống (MDB). Hiện có hai cựu quan chức chính phủ Mỹ phục vụ
trong Ban
Cố vấn Quốc tế của họ.
Được thành lập vào tháng
1 năm 2016, AIIB giúp đáp ứng khoản tiền 26 nghìn tỷ
đô la cần để xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Á đến năm 2030. Hiện AIIB vẫn
đang thận trọng trong quá trình mở rộng danh mục cho vay và thường hợp tác với
các MDB khác để học hỏi kinh nghiệm.
Trở thành thành viên của
AIIB sẽ là dịp để Mỹ bắt tay với Trung Quốc trong công tác cải thiện quản lý cơ
sở hạ tầng và tăng tính minh bạch cho các dự án do AIIB tài trợ, bao gồm cả
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
BRI cho đến nay vẫn mang tính sơ khởi và phi
tập trung, có nguồn vốn chủ yếu đến từ các chính sách không rõ ràng của
Trung Quốc và các ngân hàng thương mại (không phải AIIB). Sáng kiến này được
đánh giá là thiếu quan tâm đến tính bền vững về tài chính, xã hội và môi trường.
Tuy vậy cả hai sáng kiến của Trung Quốc đều tạo ra các nỗ lực được quốc tế hoan nghênh và một
môi trường cạnh tranh lành mạnh – nhằm rút ngắn khoảng cách về kinh phí cơ sở hạ
tầng giữa các nước. Liên
minh Châu Âu, Nhật
Bản và các nhà tài trợ quốc tế đã tăng cường nhiều chương trình chất
lượng cao giải quyết vấn đề này; nhiều bên dù không phải thành viên của BRI
cũng đang đầu tư vào các dự án BRI đạt chuẩn.
Năm 2019, Mỹ thành lập Cơ
quan Tài chính Phát triển Quốc tế (DFC) trong động thái ganh
đua với BRI của Trung Quốc và đã tuyên bố chủ quyền với hơn 800 dự án. Cơ quan này đã công bố Mạng
lưới điểm Xanh (Blue Dot Network), do Úc và Nhật Bản cùng khởi xướng và dẫn
dắt. Sáng kiến này như một con dấu chứng nhận tính minh bạch và chất lượng của
các dự án cơ sở hạ tầng, giúp các nhà thầu, chính phủ và doanh nghiệp dựa vào
đó để quyết định có tham gia dự án hay không.
Tất cả những nỗ lực này
mang lại nguồn vốn bổ sung và các hỗ trợ chuyên môn cần thiết để phát triển cơ
sở hạ tầng bền vững, nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định chính
trị toàn cầu. Các dự án này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ cung cấp kỹ thuật,
thiết kế cũng như các dịch vụ và thiết bị liên quan, ngoài ra cũng là dịp để
nhiều tổ chức phi chính phủ ở Mỹ hỗ trợ các nước chủ nhà quản lý tốt hơn những
dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu Mỹ hợp tác với Trung Quốc thực hiện các dự
án đạt chuẩn được tài trợ bởi AIIB hoặc BRI, cơ hội cho Mỹ trên thị trường này
sẽ thêm rộng mở.
Giới lãnh đạo
Trung Quốc đã cam kết nâng cấp và đa dạng hóa các dự án thuộc BRI để
xoa dịu những khiếu nại về tính bền vững, minh bạch và chất lượng quản trị đến
từ quốc tế và các nước đối tác; cũng như hoan nghênh vốn tài trợ và sự tham gia
của khu vực tư nhân. Với nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc,
nước này hiện tập trung kiểm soát rủi ro tài khóa trong và ngoài nước và vô
cùng nhạy cảm với sự hoài nghi của quốc tế cũng như một số đối tác BRI.
Chính vì vậy, việc Mỹ tận
dụng hợp tác với Trung Quốc thông qua tư cách thành viên AIIB và tham gia vào
các dự án BRI đủ điều kiện sẽ giúp ổn định mối quan hệ Mỹ-Trung; báo hiệu cho
châu Á và các nước khác rằng họ không cần phải lựa chọn giữa Mỹ hoặc Trung Quốc
làm đối tác các dự án có lợi; đồng thời giúp giải quyết vấn
đề chênh lệch cơ sở hạ tầng toàn cầu, cải thiện chất lượng quản trị và tạo
ra nhiều cơ hội tham gia cho khối tư nhân ở Mỹ.
---------------------------------
“Khôi phục các
chương trình của Peace Corps và Fulbright ở Trung Quốc”
Cheng
Li, Thành viên cấp cao kiêm Giám đốc Trung tâm Trung Quốc
John L. Thornton và Ryan McElveen, Phó Giám đốc Trung tâm Trung Quốc John L.
Thornton
Một nhóm tình nguyện viên của Peace Corps tại Guinea năm 2018. Ảnh: John
Froschauer/PLU.
Giữa một năm sóng gió trong quan hệ Mỹ-Trung với những làn sóng căng thẳng
thương mại, trục xuất báo giới và đóng cửa các cơ quan lãnh sự ngoại giao – những
nỗ lực của chính quyền Trump nhằm loại bỏ trao đổi văn hóa và giáo dục chỉ làm
xấu đi vị thế của Mỹ trong mối quan hệ song phương quan trọng nhất này.
Danh sách các biện pháp được thực hiện để tách Mỹ khỏi Trung Quốc còn rất
nhiều, nhưng có lẽ đòn giáng mạnh nhất vào mối hòa hảo giữa hai nước là việc hủy
bỏ liên tiếp các chương trình của Tổ chức Hòa Bình và Fulbright ở Trung Quốc –
những chương trình với mục đích cốt lõi tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy
hòa bình.
Chương trình Fulbright được khởi tạo với hy vọng của Thượng nghị sĩ J.
William Fulbright nhằm duy trì hòa bình sau Thế chiến thứ hai. Thỏa thuận
Fulbright đầu tiên được ký với Trung Quốc vào năm 1947. Ngay sau khi chế độ
Cộng sản tiếp quản, chương trình ngừng hoạt động vào năm 1950 nhưng đã được khởi
động lại vào năm 1979. Trong 40 năm qua, các chương trình Fulbright Mỹ-Trung đã
thu hút hơn 3.000 người Mỹ và Trung Quốc theo đuổi việc giảng dạy hoặc trao đổi
học thuật ở cả hai nước.
Tổ chức Hòa bình (Peace Corps) là sáng kiến của Tổng thống John F. Kennedy
thành lập năm 1961 để giúp cải thiện quan hệ với các quốc gia đang phát triển.
Chương trình này mở rộng tới Trung Quốc lần đầu vào năm 1993 –
đó cũng là lần đầu tiên một quốc gia Cộng sản tham gia
chương trình. Kể từ đó, Tổ chức Hòa bình đã huy động 1.300 người Mỹ làm
giáo viên tiếng Anh tại 140 trường cao đẳng và trường kỹ thuật ở các khu vực hẻo
lánh và kém phát triển ở tây nam Trung Quốc.
Hậu quả của việc loại bỏ các chương trình này là những đòn tự giáng vào
lợi ích của Mỹ. Những động thái này đã cắt đứt các kênh để giới tri thức Trung
Quốc có thể tìm hiểu về một quốc gia phức tạp như Mỹ vào thời điểm nhạy cảm.
Nhiều cựu sinh viên của các chương trình này đã tiếp tục phục vụ Mỹ và chia sẻ
kiến thức chuyên môn về Trung Quốc của họ trongnhiều
khu vực, bao gồm khu vực nhà nước, truyền thông, các tổ chức phi chính phủ
và viện đào tạo. Như Peter Hessler, một tác giả từng đoạt giải thưởng và là cựu
sinh viên của Tổ chức Hòa bình đã chỉ
ra, các cựu tình nguyện viên của chương trình Trung Quốc đã xuất bản không
dưới 11 cuốn sách cùng nhiều bài báo về đất nước này.
Hơn nữa, những nỗ lực này lại thuộc quyền kiểm soát của những lãnh đạo
bảo thủ ở Trung Quốc, những người luôn nghi ngờ các chương trình này của Mỹ. Nếu
không có cơ hội nói chuyện, học hỏi và kết bạn với người Mỹ, người Trung Quốc
có nhiều khả năng sẽ đón nhận chủ nghĩa dân tộc chống Mỹ đang ngày càng gia
tăng.
Cuối cùng, để Mỹ có được thế đòn bẩy đòi hỏi nước này phải có mức tiếp
cận rộng rãi với các thành phần cử tri trong xã hội Trung Quốc. Đối thoại giữa
các nền văn hóa về các vấn đề dân chủ và pháp quyền đang trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết. Nhà Trắng nên ngay lập tức quay đầu và khôi phục cả chương trình
Peace Corps lẫn Fulbright ở Trung Quốc. Mỹ chỉ đang tự hại thân khi chối bỏ những
vị thế vững chắc trong xã hội học thuật Trung Quốc – một siêu cường đang
lên.
--------------------------------------
“Theo đuổi một thỏa thuận tạm thời với Triều Tiên”
Michael E. O’Hanlon, Thành viên cao cấp và Giám đốc Nghiên cứu của chương trình Chính sách Đối
ngoại
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2020/10/85.jpeg
Một người đi ngang
biển quảng cáo về Hội nghị Trump – Kim ở Hà Nội, tháng 2/2019.
Mặc dù nỗ lực đối thoại của
Tổng thống Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cuối cùng đã thất bại,
nhưng sẽ là sai lầm nếu quay trở lại cách tiếp cận “nhẹ nhàng ngó
lơ” (benign neglect) của Tổng thống Obama. Khi một quốc gia đang chế
tạo khoảng nửa tá vũ khí hạt nhân mỗi năm, hơn nữa lại đang cải tiến công nghệ
vận chuyển tên lửa, đó không thể là một chuyện nhẹ nhàng. Tốt hơn hết là áp dụng
lối suy nghĩ cứng rắn. Ví dụ, chính quyền tiếp theo nên tìm kiếm một thỏa thuận
tạm thời yêu cầu Triều Tiên tiến hành và xác nhận dỡ bỏ tất cả hoạt động sản xuất
hạt nhân, trong khi vẫn giữ lệnh cấm thử hạt nhân và thử tên lửa đạn đạo xuyên
lục địa, đổi lại việc dỡ bỏ một phần (nhưng không hoàn toàn) các biện pháp trừng
phạt.
Phê chuẩn Công ước
Liên Hợp Quốc về Luật Biển
Pavel
K. Baev, Thành viên cao cấp không thường trú tại Trung tâm
về Hoa Kỳ và Châu Âu
Ảnh: John J. Mike –
U.S. Navy/Getty Images.
Việc xây dựng lại danh tiếng
quốc tế đã bị tổn hại nặng nề của Hoa Kỳ sẽ là công việc khó khăn và kéo dài,
nhưng trước mắt một việc đáng lẽ nên được làm từ rất lâu rồi có thể cho thấy một
bước khởi đầu mạnh mẽ trong nỗ lực này: Chính quyền tiếp theo nên bắt đầu phê chuẩn Công ước Liên
hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Đây là một nhân tố vững chắc và thiết thực
trong luật pháp quốc tế. Các lập luận ủng
hộ Mỹ tăng cường ảnh hưởng đã được nhắc đến kể từ khi chính quyền
George W. Bush nỗ lực thực hiện việc này vào đầu những năm 2000; tuy
nhiên các luồng ý
kiến đối nghịch đã chiếm lợi thế trong quá trình Mỹ rút khỏi các diễn
đàn thế giới, điển hình là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu hay Tổ chức Y tế
Thế giới. Có hai thay đổi về địa chính trị đã dịch chuyển cán cân của những lập
luận này về hướng ủng hộ – mặc cho bất đồng giữa các đảng chính trị Mỹ.
Thay đổi đầu tiên là sự
leo thang căng thẳng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đã nâng cấp các căn cứ và mạnh
mẽ phản đối các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ. Lập trường của Mỹ hoàn
toàn phù
hợp với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế vào tháng 7 năm 2016 –
bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc về lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế xung
quanh các đảo nhân tạo của họ, cũng như bác bỏ “Đường lưỡi bò” xác định toàn bộ
vùng biển là bất động sản của Trung Quốc. Bằng việc tham gia UNCLOS, Hoa Kỳ sẽ
có thể tăng cường cơ sở pháp lý cho các hoạt động của mình và nhận được sự ủng
hộ mạnh mẽ từ các quốc gia đối diện với vùng biển này.
Thay đổi cấp bách thứ hai
diễn ra ở Bắc Cực, nơi Nga đang mở rộng các hoạt động quân sự và hạn chế sử dụng
Tuyến đường Biển phía Bắc. Cho đến nay, Hoa Kỳ đã phải hạn
chế hoạt động tự do hàng hải ở các vùng biển Bắc Cực, nhưng độ phủ của
băng giảm dần trong
giai đoạn mùa hè và mùa thu khiến các hoạt động hàng hải ngày càng khả thi. Quy
định của Ủy ban Liên hợp quốc về giới hạn thềm lục địa đã chấp thuận yêu sách của
Nga về việc mở rộng thềm lục địa thêm khoảng 1,2 triệu km vuông, tương tự với
yêu sách của Đan Mạch và Canada. Sau khi tham gia UNCLOS, Mỹ sẽ có thể đưa ra
yêu sách của riêng mình – và để củng cố lập trường rằng Bắc Cực vẫn là một phần
quan trọng và cần được bảo vệ trong cộng đồng quốc tế.
Chính quyền tiếp theo có
thể phải cân nhắc về việc sử dụng tài nguyên chính trị vốn có hạn của mình cho
khu vực này, nhưng chắc chắn khi thực hiện động thái này, họ sẽ giành được quyền
lực lẫn sự tín nhiệm.
No comments:
Post a Comment