Thursday 31 January 2013

VINH DANH THIẾT THỰC CÁC CHIẾN SĨ CHỐNG BỌN THẾ LỰC THÙ ĐỊCH (Nguyễn Ngọc Già - Dân Luận)




Nguyễn Ngọc Già
Thứ Năm, 31/01/2013

Thế là đất trời Việt Nam lại chuẩn bị vào Xuân! Những hoa Mai, hoa Đào nở sớm cùng hàng ngàn hương sắc rợp trời trên quê hương này lại đang lấn át mất "MÙI [*]... đảng".
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất đảng, nhất định không chịu làm công bộc. Chúng ta thề một lòng bảo vệ đảng tới cùng (dù không biết tới cùng là tới đâu). Đồng chí nào thắc mắc đích đến này thì hãy ghi nhớ:

Tiến lên ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi tiến đi đâu?
Tiến đi đâu hổng biết
(Cứ) hàng đầu (ta) tiến lên!
Rõ?!

Chúng ta, những con sâu (ý lộn) con dân nước Việt ngày càng trở nên đổ đốn và rã rời, lắm mồm và nhiều nước bọt, chỉ giỏi cãi nhau sùi trắng mép tựa một lũ điên như tên khùng Lê Anh Hùng vừa bị đưa vào trại tâm thần. Suốt ngày đêm, chúng ta chỉ giỏi chí chóe với bọn phản động (mà không, từ nay phản động đã chết, chuyển qua thế lực thù địch, nhá!) mà chẳng làm nên trò trống gì dưới sự lãnh đạo của đảng! Chí ít, chúng ta cũng phải để cho thế lực thù địch thấy là chúng ta biết ăn và biết làm như đồng chí Nguyễn Bá Thanh, chứ đâu chỉ ăn rồi phá làng phá xóm như bọn côn đồ, thổ phỉ?! Không lẽ, chuyện nhỏ như thế mà chúng ta chịu thua lũ thế lực thù địch ư?

Chúng ta ngày càng trở nên ích kỷ và bội bạc, bủn xỉn và kèn cựa với biết bao chiến sĩ đang ngày đêm trằn trọc, bất an, xen lẫn nơm nớp, hốt hoảng như ngài Thủ tướng anh minh thần võ Nguyễn Tấn Dũng đã tự trấn an mà đăm chiêu và đau lòng trước nạn đói ăn của mấy thằng nhóc tì vùng cao.

Chúng ta quá tệ, bỏ mặc và lãng quên ngài cựu chủ tịch Nguyễn Minh Triết về lặng lẽ [1] trồng rau, nuôi cá trong cái "chòi trông cá" một trệt một lầu, mái ngói đỏ au với diện tích chỉ đâu cỡ 400 thước vuông. Chúng ta tàn nhẫn khi nhìn đồng chí Sáu Phong chiều chiều ra vườn tưới cây, sáng sáng ra ao bắt cá trong mảnh đất nhỏ bé, chỉ có 10.000 thước vuông (chớ mấy). Chúng ta chưa bao giờ băn khoăn trước sinh mạng con cháu đ/c mình, rủi ngày nào đó, đ/c Đỗ Hữu Ca vác súng ống, chó mèo nhào vào cào sạch cái chòi nhỏ bé của đ/c Triết sao?! Chúng ta bỉ ổi thật, các đồng chí ạ!

Không những thế, chúng ta đã để bọn phố BolsaTV chui sâu len vào tận cái hóc bà tó, nơi đ/c Triết của chúng ta quy ẩn để làm phóng sự [1]. Bọn chúng không buông tha người đ/c nhân từ, nhân hậu và nhân nghĩa, lợi dụng sự trong sáng, ngây thơ của đ/c Triết để ăn cơm, thăm thú và xéo xắt ngài chủ tịch bao dung và độ lượng, để chúng chửi mảnh vườn mà đ/c Triết đổ mồ hôi chăm sóc là "RẤT NHÀ QUÊ" ngay từ lời giới thiệu đầu tiên của tên phóng viên. Trong khi đó, chúng ta không chịu điều tra, xem đồng chí nào đã để sổng đồng chí thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cõng rắn cắn sáu Phong! Biết đâu, sau cuộc phỏng vấn và thăm thù này, bọn chúng gài con chip con chí gì đấy vào chòi của đ/c Sáu Phong thì sao? Tại sao các đ/c hớ hênh và hở hang quá vậy?!

Chúng ta quá tệ lậu, các đồng chí ạ! Chúng ta đã quên cái thuở "áo anh rách vai, quần tui có hai miếng vá", vì lý tưởng, vì đồng chí, đồng đội, đồng sàng, đồng liêu, đồng... bóng mà chúng ta bỏ ruộng bỏ nương để vợ chúng ta (tự) cày và để "gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay" mà đuổi theo lý tưởng sáng ngời chính nghĩa của... chúng ta!
Hỡi các đồng chí thân mến!

Chúng ta đang đứng trước những thách đố nghiệt ngã nhất trong mùa xuân này. Chúng ta phải hành động gì đi chứ! Chúng ta phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đi chứ! Không lẽ, chúng ta cứ suốt ngày cắn xé nhau thế này mãi? Thế thì bọn thế lực thù địch nó gọi chúng ta là loài cẩu có sai đâu?! Hở chút ra là chúng ta cắn nhau bằng giấy, bằng phe; hở chút ra là chúng nó dùi đồng chí này đớp đồng chí nọ. Chúng ta đang đi bằng hai chân và có một cái đầu để nghĩ suy và yêu thương lẫn nhau. Sao chúng ta không nhức nhối với những ngày khói lửa bên nhau, những đêm soi ếch về nấu cháo, đút từng muỗng cho đồng đội với cơn sốt rét rừng hành hạ? Giờ đây:

Có giây phút bình yên sao tôi quên, sao tôi quên
Bài ca tôi đã hát bài ca tôi đã rống
Với quê hương với đồng đội với cả lòng mình
Tôi không thể nào quên! Tôi không thể nào quên!

Các đồng chí thân yêu, trìu mến hãy lắng nghe tiếng lòng tôi đây! Giữa không gian tĩnh mịch, u sầu tại một cái chòi Phú Mỹ Hưng, tôi bỗng nhớ tới đồng chí Hồ Thu Hồng với tôn chỉ "Cho ta nương nhờ chút thở than". Ôi! Sao mà cay đắng đến vậy, các đồng chí?! Đồng chí Đông La nữa đó! Suốt ngày chỉ lang thang trên mạng để tìm "đánh" hết thằng này, đến con kia. Trong khi các đồng chí không chịu vinh danh những đồng đội đang xông pha khói lửa như đồng chí: Hữu Ước, Hữu Thỉnh, Hồng Thanh Quang, Trần Đăng Thanh, Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Phương Nga, Vũ Hải Triều, Phạm Bình Minh v.v... và hàng ngàn đồng chí khác đang nằm gai nếm mật trên mặt trận không tiếng súng!

Các đồng chí chúng ta vất vả quá, các đồng chí ạ!

Đồng chí Tư Sang đang giao phó nhiệm vụ nặng nề và tàn khốc cho tấm thân già còm cõi và hom hem này để nỉ non và thiết tha kêu gọi các đồng chí rằng: Xin đừng! Xin đừng chém giết nhau nữa! Xin đừng xỉa xói nhau nữa! Hãy chĩa mũi dao về bọn thù địch kia. Đừng có nghe lời bà cụ hết hơi Lê Hiền Đức mà chĩa súng vào chúng ta lẫn nhau! Cac đồng chí ơi!!! Tôi van các đ/c đấy!

Các đồng chí nhớ, có gì bực (cửa) mình thì nói riêng với đ/c Tư Sang, đừng đưa lên báo chí, nó rối lắm. Cái này là đ/c Tư Sang nói riêng với đ/c Nguyễn Trọng Vĩnh, nhá, đếch phải của tôi, khi đồng chí Tư Sang ghé thăm tư gia của đ/c Vĩnh. Nói thì tôi dẫn ra đây, chứ không các đồng chí bảo tôi nói láo (quen tật) [2]:

Đồng chí Tư Sang đề nghị với tôi: "Có ý kiến gì mỗi bác cứ gửi cho chúng tôi, không nên ký tập thể". Tôi nói: “Từng cá nhân gửi! Đến như Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi bao nhiêu kiến nghị cá nhân mà các vị lãnh đạo còn không chú ý đến, không hồi âm, mỗi chúng tôi gửi riêng lẻ thì có nghĩa lý gì. Chúng tôi bức xúc, phải ký tập thể may ra các vị còn chú ý đến". Đồng chí Tư Sang không nói gì.

Ấy thế mà, cái ông lão Nguyễn Trọng Vĩnh có tha cho đ/c Tư Sang đâu, lại tiếp tục đưa lên báo. Hỏi sao đồng chí chúng ta không đánh nhau sứt đầu mẻ trán?! Tôi đau lòng lắm các đồng chi ạ! Đau như Hương Đạo Vương khi xưa: "ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Các đồng chí biết rồi đó, ngày chúng ta quên ăn để còn lo kiếm vàng, kiếm đô, kiếm đất, lo cho con cái học ở xứ nào, nơm nớp coi đồng chí nào đang tính cầm dao đâm sau lưng ta; đêm thì quên ngủ để coi mầng thứ gì, mầng em nào, xảy ra biến thì trốn bằng đường nào, chạy ra nước nào nữa chứ!. Bởi lo quá nên bao tử ta đau, các đồng chí biết rồi đấy, đau bao tử phụ thuộc rất nhiều vào cái đầu (nghe nói đồng chí Lú cũng bị đau bao tử, không biết có phải lý do nghĩ suy quá độ thế này hay không).

Tấm lòng của tôi đối với các đồng chí bao la như trời như biển, bởi tôi thừa hưởng bản chất tốt đẹp, trong sáng như pha lê của đảng truyền vào "từ thuở còn nằm nôi, sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa", nên tôi quyết tâm bảo vệ đảng và yêu cầu các đồng chí cũng quyết liệt như vậy. Tôi nêu gương trước bằng hành động thiết thực để vinh danh, xốc lại tinh thần, phát huy truyền thống, tăng cường năng lực bằng cách cụ thể như sau:

- Vinh danh và tiếp tục giao đ/c Vũ Hải Triều kết (giao) hợp nhịp nhàng với đ/c Hồ Quang Lợi huy động gấp 10 lần dư luận viên cùng 50.000 máy vi tính để tổng tấn công bọn thế lực thù địch trên mặt trận truyền thông, đặc biệt chú ý các trang cực kỳ thù địch như: Dân Luận, Xcafe, Anh Ba Sàm, Vua Làm Báo, Dân Làm Báo, Bô Xít, Đàn Chim Việt, Pro & Contra, Con Đường Việt Nam, Đối Thoại, Tin Tức Hàng Ngày, Châu Xuân Nguyễn, Vàng Anh, Diễn Đàn Thế Kỷ, Viet-Stuides, Biển Đông v.v... theo đúng công văn 7169 của đ/c rất có lòng tử trọng - Nguyễn Tấn Dũng. Chỉ tiêu giao cho các đồng chí là phải đánh sập 400 đến 450 trang báo và blog xấu, nhằm vượt chỉ tiêu 50% kế hoạch đề ra trước đây (là 300), bởi vì truyền thống vẻ vang của đảng ta là năm sau cao hơn năm trước, bất kể chuyện gì, miễn cao hơn là được rồi. Chi phí để có nhân lực và máy móc, các đ/c qua chỗ đ/c Nguyễn Thiện Nhân lấy, vì tôi được báo cáo là đ/c Nhân cấp cho ông Ngô Bảo Châu 650 tỉ mà không cần biết ông Châu làm gì, chứng tỏ đ/c Nhân hói rất nhiều tiền.

- Vinh danh đ/c Hoàng Kông Tư đã hạ gục tên Cù Huy Hà Vũ bằng hai bao cao su đã xài. Phát huy tinh thần này, yêu cầu đ/c Hoàng Kông Tư suy nghĩ thêm từ việc các đ/c trong Tp.HCM moi móc chỗ kín của con phản động Nguyễn Hoàng Vy, coi xem còn moi móc được con nào nữa không thì báo cáo ngay để triển khai kịp thời hành động, để moi móc ra cho...hết. Ngoài con phản động này, chú ý đặc biệt các con khác, mà không nói ra thì các đồng chí đã nắm hết rồi. Đặc biệt từ sáng kiến bùi nhùi mà đ/c Nguyễn Xuân Phúc vừa vinh danh các đ/c công an Thanh Hóa đó. "Sáng kiến móc moi" nào cũng được, miễn là sáng kiến đó đủ độ bùi nhùi là ngon rồi. Các đ/c nhớ chưa?

- Giao các đ/c bên VTV, VOV, HTV, VTC, Hà Nội Mới, CAND, QĐND v.v... nhanh chóng triển khai và giao (kết) hợp với nhau thực hiện các phóng sự nhiều kỳ lấy đề tài: "Những khuôn mặt thế lực thù địch xuyên thế kỷ" nằm trong loạt đề tài "làm thất bại diễn biến hòa bình" đang rất thành công của chúng ta, trong đó phanh phui thật rõ ràng, với tình tiết nóng, thật nhất, (dù lột truồng bọn chúng như kiểu con phản động Hoàng Vy, ta cũng phải làm và nhớ lưu đĩa gốc thật kỹ làm tư liệu bảo quản vĩnh viễn cho lịch sử đời con cháu chúng ta coi thay phim sex loại hardcore) các khuôn mặt cộm cán cho dân càng tin tưởng vào nền dân chủ vạn lần hơn theo đúng yêu cầu của đ/c Nguyễn Thị Doan, dù bọn này còn sống hay vừa mới chết như tên thù địch Hoàng Tiến vừa chết xong hay lão Nguyễn Chí Thiện vừa chết cách đây mấy tháng bên Mỹ.

- Vừa qua, tôi mới nghe báo cáo tên Trần Huỳnh Duy Thức, một tên đặc biệt nguy hiểm bị biệt giam, thay mặt đảng và nhà nước tôi chúc mừng và vinh danh các đồng chí! Cứ thế mà làm cho đến khi nào nó chịu nhận tội. Riêng tên khủng bố Nguyễn Quốc Quân chúng ta vừa thả vì chế độ ta rất khoan hồng, tôi nghe nói hắn chuẩn bị làm gì nữa đó, thì giao các đồng chí ở hải ngoại kết hợp với đ/c Đào Ngọc Dung, Lê Văn Thái và nhiều đ/c khác theo dõi chặt chẽ tên này và tổ chức khủng bố Việt Tân. Nếu không biết đ/c Dung và đ/c Thái cùng nhiều đ/c đang hoạt động bí mật tại Mỹ hãy liên hệ với đài BBC, để nhận giúp đỡ liên lạc [3].

- Một chấn động mà tôi cũng thay mặt đảng và nhà nước kịp thời vinh danh các đ/c: Nguyễn Đức Hiển, Đông La, Lại Văn Long (tức Song Huy), Ngọc Điệp và nhiều đồng chí khác đã kịp thời vạch mặt tên cực kỳ thù địch Huy Đức. Tất cả các đ/c trong và ngoài nước phải luôn theo dõi từng bước đi, việc làm của tên ăn cháo đá bát này. Hắn làm gì, ở đâu đều phải báo cáo rõ, nhanh, kịp thời. Các đ/c phải nỗ lực tối đa để xứng đánh với từng nắm tiền, nắm đất, nắm vàng mà các đồng chí nhận của đảng hàng tháng. "Nuôi quân ba năm dùng một giờ" là lúc này đây. Các đ/c nên nhớ nó còn quan trọng hơn cả cái sổ hưu của đ/c Trần Đăng Thanh! Đặc biệt, sau khi ăn tết xong, các đ/c phải vận động thật đông các đ/c khác theo dõi sát sao khi nào tên Huy Đức về đến sân bay để chúng ta có kế hoạch chủ động đón lõng (hay đón chặt gì cũng được) tên thù địch này. Có thể nói, đây là một trong các mục tiêu trọng tâm trong kế hoạch "làm thất bại diễn biến hòa bình" do đảng ta chủ xướng. Nếu đ/c nào có sáng kiến hạ nhục tên này như đ/c Hoàng Kông Tư hạ nhục tên Cù Huy Hà Vũ, thì mật báo cho đ/c Lê Hồng Anh để duyệt trước khi triển khai phương án. Không được thắc mắc là sao không báo cáo đ/c Trần Đại Quang, vì đ/c Đại Quang không có kinh nghiệm hạ nhục bọn thù địch, vả lại, đ/c Quang tên là Đại Quang nghĩa là "sáng lắm lắm", làm sao chơi cái màn này được. Hiểu chưa các đ/c?

- Cuối cùng tôi nhiệt liệt vinh danh tất cả các đ/c trong ban soạn thảo Hiến pháp 2013, các đ/c đã thể hiện sự trung thành tuyệt đối với đảng (nghĩa là với tiền, vàng, sinh mạng của các đ/c và gia đình). Tôi chúc các đ/c phát huy tối đa trí tuệ mà chúng ta có được từ 83 năm qua để ra một bản Hiến pháp độc chiêu nhất thế giới, làm cho cả bọn hơn 1.700 tên phản động đang ký cọt gì đó, nó lé mắt chơi. Các đ/c cứ để nó ký với nhau, để chứng tỏ chúng ta rất dân chủ, còn xài hay không thì tụi nó hiểu rồi.

* * *

Các đồng chí thân mến!

Mùa Xuân là mùa của hy vọng và hân hoan; của rạng ngời và tươi mới; của xúc động và bồi hồi, trước cuộc giao mùa sắp diễn ra, trên tinh thần nhiệt liệt "mừng đảng, mừng xuân", chúng ta quyết tâm cùng nhau tiếp tục vinh danh các chiến sĩ chống bọn thế lực thù địch mà lâu nay chúng ta đã lãng quên với công việc bộn bề, đấu tắt mặt tối, chạy gạo đong cơm để rồi quên tình đồng liêu nghĩa đồng sàng.

Tất cả chúng ta đều hãnh diện đứng dưới lá cờ đảng bay phần phật trước gió mà nguyện một lòng:

Trung với đảng, [khỏi cần] hiếu với dân
Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
Khó khăn nào cũng vượt qua
Kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Quyết tâm! Quyết tâm! Quyết tâm! (nhớ vung tay lên cho quyết liệt các đ/c, nhé)

Cung hỷ phát tài! Cung hỷ phát tài! :)

Nguyễn Ngọc Già
________________

[*] Mùi đảng: là mùi tù ẩm mốc trên quần áo tù nhân, là mùi máu đang vấy đầy trên từng khuôn mặt dân đen, là mùi thối tha của những xác người sau bị cướp bóc, hãm hiếp. Tóm lại, ai thắc mắc mùi đảng là mùi gì thì đó là: mùi của máu, mùi tù, mùi xác chết hòa cùng vị mặn nước mắt của hàng triệu người dân. Đó là mùi đặc trưng mà người viết bài xin tạm đặt là "MÙI ĐẢNG". Ai chịu thì chịu, không chịu thì la lên :)

Mời đọc thêm:








TS NGUYỄN QUỐC QUÂN VỀ ĐẾN MỸ, MANG THEO THÔNG ĐIỆP ĐẤU TRANH DÂN CHỦ TRONG TÙ (Người Việt)




Thursday, January 31, 2013 5:54:21 PM

LOS ANGELES (NV) - Tiến sĩ toán học Nguyễn Quốc Quân, đảng viên cao cấp của đảng Việt Tân đã về đến phi trường Los Angeles khoảng 7 giờ tối ngày 30 tháng 1, 2013 trên chuyến bay của hãng hàng không Eva trong sự chờ đón của vợ, hai con trai, nhiều cơ quan truyền thông Việt-Mỹ, cùng với một số đảng viên đảng Việt Tân, gồm cả chủ tịch đảng Ðỗ Hoàng Ðiềm.

Xem thêm hình ảnh tại đây

“Tôi chỉ biết tin (được thả) trước khi tôi leo lên máy bay 2 tiếng đồng hồ. Nhưng tôi đánh hơi được trước đó một tuần.” Ông Nguyễn Quốc Quân nói với báo chí khi mọi người quây quần quanh ông để phỏng vấn ở khu vực nhà khách của phi trường quốc tế Los Angeles.
Khi được hỏi làm sao ông biết. “Nhìn sắc mặt chúng là biết ngay,” ông nói. Trông ông có vẻ khỏe mạnh và tươi cười với mọi người tuy có hơi gầy.
Ông Quân, 60 tuổi và mang quốc tịch Mỹ, bị công an CSVN bắt ngày 17 tháng 4, 2012 khi ông vừa đặt chân tới phi trường Tân Sơn Nhất. Nhà cầm quyền Việt Nam ghép ông vào tội “Âm mưu lật đổ” theo điều 79 của Luật Hình Sự với bản án có thể lên đến tử hình.
Ông Nguyễn Quốc Quân chỉ bị giam giữ 9 tháng và đã từng tuyệt thực trong khi những người đấu tranh dân chủ bất bạo động khác, nếu là người ở Việt Nam và mang quốc tịch Việt Nam, đều bị các án tù rất nặng dù là đảng viên Việt Tân hay không.
Ðây là lần thứ hai ông Quân bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt, giam giữ rồi cuối cùng là “trục xuất.”

* Vận động, điều đình bí mật?
Nhà cầm quyền Việt Nam từng loan báo đưa ông ra tòa để kết án ngày 22 tháng 1, 2013 vừa qua, nhưng phiên tòa đã không diễn ra mà không ai biết tại sao. Tuy nhiên theo một nguồn tin từ giới ngoại giao ở Hà Nội, hai ngày trước khi có phiên tòa, một viên chức cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ đã âm thầm đến Hà Nội. Các cuộc thảo luận gồm những gì không ai biết nhưng sau đó thì phiên tòa đã đình hoãn và một tuần lễ sau thì ông Nguyễn Quốc Quân đột ngột được thả và trục xuất.
Theo một nguồn tin khác ở Sài Gòn, nhà cầm quyền dự tính đưa ông ra tòa, tuyên cho một bản án dằn mặt cả chính phủ Mỹ cũng như ông Quân, rồi sau đó mới có chuyện trục xuất, giúp nhà nước giữ thể diện.
Nhưng sau chuyến thảo luận của viên chức Hoa Kỳ không được nêu danh tính không biết thuộc cơ quan nào, lại diễn ra lệnh trục xuất không qua thủ tục tòa án.

* Gặp gỡ 'Ðiếu Cày'
Ông Nguyễn Quốc Quân cho hay, trong tù, ông đã có cơ hội gặp hai người mà ông cảm phục. Một người là phụ nữ mà ông gọi là Betty và người kia là nhà báo tự do và blogger Ðiếu Cày.
“Tôi rất quý anh Ðiếu Cày. Sau khi lãnh án 12 năm tù và 5 năm quản chế. Anh bảo cái điều 88 sẽ chết trước khi ảnh có 5 năm quản chế. Tôi mong quý vị cùng tôi giúp cho không tới 10 năm, không tới 5 năm.” Ông nói trong cuộc họp báo.
“Tôi hy vọng là tôi sẽ là nhân chứng cho điều 79, làm thế nào để cho hai cái lỗ đen trong pháp luật đó, tức là bất cứ cái tội gì khác không được thì nhét vào đó thì trúng ngay. Hãy (cùng nhau) giúp cho những người thanh niên yêu nước bây giờ. Tại sao tôi già như thế này, đáng lẽ tôi phải hy sinh nhiều hơn mà lại chỉ bị giam có 9 tháng, còn người ta bị giam 12 năm, 13 năm. Không thể được.”
Ông cho hay trong tù có lần ông đã tuyên thực 16 ngày để phản đối sự đối xử của nhà tù Cộng sản.
“Tôi được cho đọc sách sau khi tôi nhịn đói 16 ngày, chỉ uống nước mà thôi, không ăn bánh, uống sữa. Những người khác trong tù không được đọc sách. Ðó là sự khác biệt của thiên đường B34. Quốc tịch Mỹ thì được đọc sách, còn không có quốc tịch Mỹ thì không. Tôi đọc sách truyện do ông tổng lãnh sự Mỹ gửi vào chứ không phải loại sách gì khác cả.”
Hỏi ông nghĩ gì về những ngày ở tù, ông nói, “Khi rời nhà tù, tôi vui nhưng cũng rất buồn vì còn rất rất nhiều người bị án tù 12 năm, 13 năm. Tôi có cảm giác mình lại rời bỏ những người đồng đội (đấu tranh cho tự do dân chủ) mà mình thương yêu. Nhưng mà mình sẽ phải hành động thôi.”
Khi được hỏi ông sẽ quay lại Việt Nam nữa không? “Khi nào tôi về nữa thì sẽ biết,” ông nói.

* Mang theo thông điệp
Dịp này, ông cho hay ông mang về Mỹ một thông điệp viết tay quan trọng của một nhà đấu tranh dân chủ mà nhiều người đã từng nghe nói và ông gặp ở trong nhà tù CSVN. Ông không chịu nói tên ngay mà sẽ chỉ công bố thông điệp đó vào ngày ông sẽ họp báo ở Quận Cam vào chiều Thứ Bảy, 2 tháng 2 tới đây.
Ông Quân cho hay, ông được một viên chức Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ thăm một lần mỗi tháng. Một lần gặp là 30 phút nhưng thật ra chỉ có một nửa vì viên chức Mỹ nói tiếng Mỹ rồi phải được dịch ra tiếng Việt. Ông bị buộc nói tiếng Việt rồi lại dịch ra tiếng Mỹ. Ông đã cố gắng ăn hết phần cơm được phát cho.
“Hầu hết những người khác chỉ ăn một nửa hay hai phần ba phần cơm. Tôi ăn hết vì vợ. Làm sao tôi giữ cho tôi mạnh được, vì tôi vận động, cũng chỉ vì vợ con gia đình. Tất cả những người khác ăn ít nên họ bị đau yếu. Tôi không thấy ốm vì tôi nghĩ đến mọi người và biết mọi người vẫn nghĩ đến tôi, săn sóc gia đình tôi,” ông nói.

Chủ tịch đảng Việt Tân, Ðỗ Hoàng Ðiềm, khi được hỏi tại sao có sự phân biệt đối xử giữa một người có quốc tịch Mỹ và một người ở trong nước. Ông cho rằng, “Ðó là điều chúng ta cần lên án. Nhà cầm quyền CSVN không thể nào đối xử tàn nhẫn như vậy được. Cùng bị truy tố theo điều 79 ‘Âm mưu lật đổ’ mà người thì được trả tự do, người thì bản án nặng nề. Ðó là cực kỳ phi lý và phản dân chủ, vi phạm nhân quyền trầm trọng. Cách hành xử của nhà cầm quyền CSVN tùy tiện, đáng để chúng ta lên án và vận động để họ sớm được tự do.”
Còn ông Nguyễn Quốc Quân thì cho biết, “Tôi muốn làm nhân chứng tất cả các tù nhân đều bị bỏ tù phi lý, tội danh đều là sự ngụy tạo của nhà cầm quyền.”
Vì vậy, ông đã tự đặt ra hai kế hoạch khác nhau tùy hoàn cảnh mà hành động.
“Thật sự, chuyến đi của năm 2012, tôi đoán trên 50% là tôi bị bắt. Tôi đặt ra 2 phương án. Một phương án là tôi làm một số việc. Phương án thứ hai sẽ làm nếu phương án 1 không được. Tôi có dịp may là tôi chia sẻ những gian nan và may mắn của các hoạt động đấu tranh cho các anh em ở trong tù,” ông Quân nói. (TN)

Bài liên quan





45 NĂM SAU MẬU THÂN - MÁU VẪN CHƯA KHÔ TRÊN THÀNH PHỐ HUẾ (Phạm Trần - Danlambao)




1-2-2013

Từ bao nhiêu năm qua, người dân ở Huế đã cố quên đi nỗi đau buồn khi mỗi dịp Xuân về, nhưng năm nay thì bà Lê Phong Lan thay vì đem đến cho họ món quà Tết thì bà lại cố tình lấy dao cắt vào thớ thịt của mỗi người bằng bộ phim “Mậu Thân 1968” để nhắc cho dân Cố Đô biết rằng máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế...

“Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã tìm hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng hòa đưa ra. Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đã làm sáng rõ: cái gọi là "cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ.” - Đạo diễn Lê Phong Lan.

*

“Không ai ảo tưởng sử học đứng ngoài chính trị nhưng lẽ ra phải biết nhìn thẳng, nhận thức quá khứ một cách sâu sắc mới có thể đạt tới một tương lai tốt đẹp thì dường như chúng ta lựa chọn một cái nguyên lý hời hợt hơn là “khép lại quá khứ” gần như đồng nghĩa với quên lãng quá khứ chỉ vì một nhận thức nông cạn nhằm đáp ứng một nhu cầu tế nhị đương đại. Một lịch sử thiếu công bằng như thế khó có thể tạo nên một niềm tin vào lịch sử, nhất là của giới trẻ.”

Đó là lời của Nhả sử học, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã viết trên báo Lao Động và được báo Dân Trí đăng lại này 07/08/2011.

Nếu đem quan điểm của ông ứng dụng vào lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam và Lịch sử cuộc chiến tranh được gọi là hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp “chống Mỹ cứu nước” hay “giải phóng miền Nam” thì quả thực bộ máy tuyên truyền, xuyên tạc sự thật của đảng đã “vo tròn bóp méo” lịch sử để nhồi nhét vào đầu thanh thiếu niên Việt Nam trong nhiều thế hệ những giả dối để đạt mục tiêu giết đi sự thật.

Nhưng sự thật thì muôn đời vẫn là sự thật và chỉ khi nào biết nhìn nhận sự thật thì mới làm tốt cho tương lai.

Đó cũng là ý tưởng của nhà sử học Dương Trung Quốc khi ông bảo:

“Ai đã vào thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ thấy có một số rất đông khách tham quan lại là người Mỹ, trong đó không chỉ có những cựu chiến binh mà cả giới trẻ thế hệ “sau Việt Nam”. Những người phát hiện và mong muốn giữ gìn chứng tích nạn đói năm Ất Dậu (1945) ở Việt Nam, trong đó có tội ác của chủ nghĩa phát xít Nhật lại chính là những bạn Nhật, trong đó có các nhà sử học Nhật Bản. Lẽ đơn giản vì họ coi sai lầm của những thế hệ trước, những người gây ra chiến tranh và tội ác là những bài học sâu sắc, sự hổ thẹn cần được tiếp thu để dân tộc Nhật Bản không lặp lại những sai lầm của quá khứ và vươn xa hơn trong sự tôn trọng của nhân loại.”
(nguồn: Báo Lao Động-Dân Trí đăng lại)

Rất tiếc đảng và nhà nước CSVN chỉ muốn xóa đi những quá khứ xấu xa của mình để giữ lại những cái tốt đã được thổi phồng khiến cho lịch sử cận đại không còn là môn học hấp dẫn cho thanh thiếu niên Việt Nam.

Sử học bị khôi hài?

Bằng chứng này đã xảy ra trong các kỳ thi môn sử cấp trung và đại học của Việt Nam trong những năm gần đây khiến cả nước bấn loạn, riêng giới lãnh đạo ngành giáo dục thì không!

Rất nhiều thí sinh không những chỉ bị điểm O mà vô số em khác đã “tự biên tự diễn sai lạc và khôi hài” như sau:

Theo một bài viết trên báo Giáo dục Việt Nam được Báo Zing News đăng lại vào ngày 21-7-2012 thì thảm kịch biết về lịch sử của các em bây giờ như thế này:

“Câu 2 (2,0 điểm): Từ năm 1919 đến năm 2000, lịch sử Việt Nam đã trải qua những thời kỳ nào? Khái quát nội dung chính của thời kỳ lịch sử diễn ra sự kiện quân và dân ta đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp.

Đây là câu mà nhiều thí sinh mắc nhiều lỗi nhất. Nhiều thí sinh không chia được thời gian theo từng thời kỳ như trong sách giáo khoa và đáp án. Các giám khảo cho rằng, thí sinh ôn để thi đại học nhưng không đọc và nắm kỹ nội dung cơ bản của bài “Tổng kết lịch sử Việt nam từ 1919 đến năm 2000” trong SGK Lịch sử 12.

Ở vế thứ 2 của câu này, rất nhiều thí sinh đã xác định sai kiến thức nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử từ 1945 đến 1954. Hầu hết, các thí sinh sa vào trình bày nội dung chi tiết của chiến thắng Điện Biên phủ 1954 (ý này chỉ có 0,25 điểm) nhưng lại không nhớ chính xác nên cứ “ngây thơ” mà viết: “Từ năm 1945 nhân dân ta vật lộn với Pháp vì Pháp nổ súng chiếm nước ta làm thuộc địa”; “Năm 1945 chúng ta đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1975 đã cùng Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân chiến thắng Điện Biên Phủ”...

Giáo dục Việt Nam viết tiếp: “Câu 3 (3,0 điểm): “Cuối tháng 3.1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã có quyết định gì để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam? Quyết định đó được đề ra dựa trên những cơ sở nào? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Một trong những sự nhầm lẫn gây “choáng” nhất của thí sinh đối với nhiều giám khảo là khi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nói về sự kiện chiến dịch Hồ Chí Minh, nhiều thí sinh đã nhầm lẫn vô cùng tai hại về thời gian, không gian và bản chất của sự kiện: “Hồ Chí Minh về nước năm 1975 trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam”; “Năm 1975 nhân dân ta bầu Nguyễn Ái Quốc lên là Chủ tịch nước”; “Hồ Chí Minh đã chọn cách đánh Mỹ và lấy tên mình đặt tên cho chiến dịch Hồ Chí Minh”;

Hay là: “Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt và nhận thấy thời cơ đánh Pháp nên Hồ Chí Minh ra lệnh mở chiến dịch mang tên mình để kết thúc chiến tranh với Pháp năm 1975”; “Năm 1975 nhờ sự kêu gọi trực tiếp của Hồ Chí Minh nên bà già, em bé, phụ nữ đã xông lên đánh Pháp giải phóng miền Nam, hóa ra Việt Nam vi phạm công ước chiến tranh của Liên Hiệp quốc”...

Chuyện phim Mậu Thân

Như thế thì rõ ràng là học sinh Việt Nam ngày nay không muốn học sử đảng hay vì các em biết nhà nước đã nói dối nên đồng tình bịa những huyền thoại để nhạo báng, hay các em ngây thơ thật sự?

Khó ai biết được trong đầu các em nghĩ gì mà có thể “sáng tác” ra những “tuyệt phẩm lịch sử đảng” và “vai trò lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh, một người đã chết từ năm 1969”, bỗng dưng được lôi sống lại cho cầm quyền đến tận năm 1975?

Nếu đem những mẩu chuyện “lịch sử” này lồng vào câu chuyện Cuốn phim tài liệu dài 12 tập “Mậu Thân 1968” của Nhà Đạo diễn (bà) Lê Phong Lan, chủ Hãng phim Bản sắc Việt, bắt đầu chiếu trên đài Truyền hình Việt Nam từ ngày 25 tháng 01 năm 2013 thì không hiểu sự thật của lịch sử có được tôn trọng như nhà sử học Dương Trung Quốc trông đợi không?

Bởi lẽ khi viết sử đã khó mà dựng phim dựa theo lịch sử lại càng khó hơn gấp bội phần, dù là phim tài liệu như câu chuyện Tết Mậu Thân 1968 cách nay 45 năm.

Nếu người biên tập và nhà đạo diễn chỉ làm phim “theo cảm tính” nhằm thỏa mãn cho nhu cầu một phía trong trận chiến Tết Mậu Thân, nhất là khi phải nói đến những chuyện mà bà gọi là “nhạy cảm” đã xảy ra ở mặt trận cố đô Huế trong 26 ngày thì những giả dối, thiên vị chỉ đồng nghĩa với xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử.

Theo loan báo của bà Lê Phong Lan thì bộ phim đang gây chú ý trong vào ngoài nước gồm 12 tập đã mất 10 năm để thực hiện bằng tiền túi của bà, nhưng sau khi làm xong thì Đài Truyền Hình Việt Nam đã mua ngay để chiếu ngay trong dịp Tết Quý Tỵ (2013).

Bà chia bộ phim này ra như sau:

Tập 1: Cuộc đối đầu lịch sử
Tập 2: Bí mật kế hoạch X
Tập 3: Trước giờ G
Tập 4: Nghi binh Khe Sanh
Tập 5: Tết Mậu Thân 1968
Tập 6: Mục tiêu chiến lược
Tập 7: Huế - 26 ngày đêm
Tập 8: Khúc ca bi tráng
Tập 9: Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh,
Tập 10: Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tập 11: Mậu Thân trong lòng nước Mỹ
Tập 12: Tượng đồng bia đá.

Tuy nhiên đây không phải là phim tài liệu đầu tiên thuộc về chiến tranh do bà sản xuất mà tất cả các phim tài liệu của bà đều được Truyền hình Việt Nam đặt hàng và chiếu trên màn ảnh gồm: “Huyền thoại về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn”, “Người thanh niên đến từ nước Mỹ”, “Đi giữa kẻ thù“, “Con đường bí ẩn” nói về tướng tình báo cộng sản Đặng Trần Đức (bí danh Ba Quốc).

Ngoài ra cuốn phim “Hiệp định Paris 1973” của bà cũng đã lên Truyền hình Việt Nam vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày ký kết hiệp định (27-1-1973 - 27/01/2013).

Các nhận vật tình báo cộng sản từng “ăn cơm quốc gia” của Việt nam Cộng hòa như Nhà báo (Thiếu tướng) Phạm Xuân Ẩn (bí danh Hai Trung), Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (bí danh Hai Nhạ), một thời từng cố vấn trong Dinh Độc Lập và Đại tá Quân đội Việt Nam Cộng hòa (chuyên viên đảo chính) Phạm Ngọc Thảo cũng đã được đạo diễn Lê Phong Lan đề cao trong các phim do bà thực hiện theo đơn đặt hàng của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) từ sau năm 1975.

Ông Nguyễn Hà Nam - Trưởng Ban thư ký biên tập của VTV cho biết: “Hướng ưu tiên tới đây của VTV là sẽ đầu tư cho những bộ phim tài liệu truyền hình dài tập, với dạng phim này, chúng tôi không đặt nặng doanh thu trong khi đầu tư là rất tốn kém. Nguồn kinh phí sẽ lấy từ doanh thu quảng cáo trong các chương trình giải trí để đưa sang, vì vậy rất mong khán giả thông cảm cho việc có những chương trình ăn khách thì sao phải xem quảng cáo nhiều thế. Tôi xin phép được bí mật về con số đầu tư cho mỗi tập phim “Mậu Thân 1968”, mặc dù rất cao, cao hơn một tập phim truyện nhưng cũng chưa đủ bù đắp chi phí cho nhà sản xuất. Cá nhân tôi thấy, đây là bộ phim tài liệu mà khi đã xem, tôi bị cuốn hút tới mức không thể dứt ra được” (Truyền hình Việt Nam)

Tất nhiên là phải “cuốn hút” vì nó đáp đúng nhu cầu của đảng và nhà nước trong mặt trận tuyên truyền để xóa đi mặc cảm mà suốt 45 năm qua nhà nước Việt Nam vẫn bị ám ảnh.

Vì vậy nhà đạo diễn đã tiết lộ lý do tại sao đã thực hiện phim “Mậu Thân 1968”: “Khi tôi làm phim về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, ông đã bảo tôi: “Cháu phải làm phim về Mậu Thân 1968 vì đó là sự hy sinh vô cùng lớn lao để giành thắng lợi năm 1975, không hiểu tại sao mọi người có nói đó là vấn đề nhạy cảm của lịch sử, nhưng thực ra không có một chút gì nhạy cảm hết”.

Nhưng tại sao lại cho là “nhạy cảm”, Lê Phong Lan nói: “Vì sao mọi người phía ta tránh nhắc đến Mậu Thân, đó là vì sự tổn thất của quân đội nhân dân Việt Nam ở sự kiện này quá nhiều. Tâm sự với tôi khi trả lời phỏng vấn, nhiều chỉ huy các sư đoàn dạn dày chiến trận còn khóc nức lên vì thương lính. Đó là lý do duy nhất”.

Quả nhiên về phương diện quân sự thì cả quân miền Bắc và du kích trong Nam đã thiệt hại rất nặng. Theo các ước tính quân sự thì trong cuộc tấn công Mậu Thân, CSVN đã vận động từ 323,000 đến 595,000 quân chính quy và địa phương trong Nam để thực hiện kế họach chống lại khoảng 1 triệu 200 quân VNCH và Hoa Kỳ với dự kiến chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ của VNCH.

Tuy nhiên kế họach hồ hởi của Hà Nội đã bị quân và dân VNCH được sự yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ đánh bại. Khoảng từ 85,000 đến 100,000 quân Cộng sản bị loai khỏi vòng chiến, so với thiệt hại của đồng minh có trên 6,000 tử thương, ngót 30,000 bị thương và trên 1,000 quân bị mất tích.

Thương vong thường dân, tính riêng tại Huế cũng đã có từ 5,000 đến 6,000 người chết và mất tích, đa số bị quân Cộng sản thảm sát bằng nhiều hình thức, kể cả chôn sống hay đập đầu cho chết vì muốn tiết kiệm đạn để chiến đấu.

Nhưng phía Cộng sàn đã liên tiếp phủ nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho bom đạn của Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa gây ra.

Vì vậy, theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì bà Lê Phong Lan cho rằng: “Thấy trên mạng có quá nhiều thông tin sai lệch về sự kiện lịch sử này, tới nỗi các thế hệ sinh sau 1975 không còn biết đâu là thông tin sai, đâu là thông tin đúng vì vậy lại càng quyết tâm để làm phim.”

Báo Công an TP HCM ngày 25-01-013 cho biết: “Để hoàn tất bộ phim có đề tài khó này, đạo diễn đã gặp, phỏng vấn tại VN và Mỹ đến 200 nhân chứng cả ba phía Quân đội nhân dân VN, quân đội Mỹ và những người trong bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa để tìm ra sự thật. Ra mắt đúng vào dịp kỷ niệm 45 năm cuộc tổng tấn công Mậu Thân.”

Rồi bà Lê Phong Lan còn lý giải thêm rằng: “12 tập phim, tôi chỉ muốn tập trung đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao Mỹ - một cường quốc, lại can dự vào công việc của một nước nhỏ bé bằng cách phân tích bối cảnh, tình hình, lật lại hồ sơ tư liệu, tìm hiểu ý nghĩa thật sự của Mậu Thân 1968.” (Đài Truyền hình Việt Nam)

“Tôi đã gặp những nhà báo Mỹ, những người lính bên kia chiến tuyến, họ đã nói, tất cả những thông tin về vụ thảm sát năm 1968 tại Huế chỉ là sự vu cáo của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa đổ lên đầu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Để khỏa lấp cho sự thất bại nặng nề, phía Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã phát động những tin đồn nhảm gây nhiễu loạn như một cuộc chiến tranh tâm lý, và nó đã kéo dài trong một thời gian. Nhưng sự thật là sự thật. Chiến dịch Mậu Thân trải qua thời gian càng khẳng định là bản anh hùng ca vĩ đại của quân dân Việt Nam.”

Vẫn theo người đạo diễn này thì: “Nhiều câu chuyện lịch sử ít người biết được lật lại. Một trong số đó là sự kiện 26 ngày đêm tại Huế từng bị cho là "cuộc thảm sát đẫm máu” được mô tả trong cuốn sách Dải khăn sô cho Huế của nhà văn chế độ cũ - Nhã Ca.”

Báo Dân Việt (23-01-2013) trích lời bà này viết rằng: “Chị nói, nhiều người đã dựa vào cuốn sách “Vành khăn xô cho Huế” của tác giả Nhã Ca để dựng nên những chuyện vô cùng sai lệch về Mậu Thân 1968, làm oan uổng cho rất nhiều người. (Chú thích: Tên đúng là Giải khăn sô cho Huế”   - Phạm Trần)

Trong cuốn sách đó, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị vu oan là dẫn đầu một cánh quân đi thảm sát các nhân viên công quyền và người dân Huế, thực tế, trong thời điểm ấy, ông Tường vẫn ở trên chiến khu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cũng chịu một nỗi oan tương tự, ông chỉ dẫn đầu một toán học sinh, sinh viên nhưng Nhã Ca cũng viết ông dẫn quân đi thảm sát. Tất cả các nhân chứng mà đạo diễn Phong Lan gặp, trong đó có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định không có một vụ thảm sát nào. Các nhà báo quốc tế yêu cầu được tiếp cận với những hố chôn người tập thể như cáo buộc của chính quyền Việt Nam cộng hòa nhưng họ cũng bị từ chối. Một nhân chứng đạo diễn Phong Lan đã gặp và phỏng vấn là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết, quân đội Bắc Việt Nam vô cùng nghiêm túc, kỷ luật, không hề có chuyện thảm sát.”

Tuy nhiên cũng chính Hoàng Phủ Ngọc Tường lại nói với Nhà văn Thụy Khuê trong cuộc phỏng vấn cho chương trình tiếng Việt đài Phát thanh Quốc tế Pháp (Radio France International, RFI) ngày 12/07/1977 rằng:

“Trong cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế, của Nhã Ca in sau biến cố Mậu Thân, tác giả cũng nói rằng: Phủ (tức là tôi), không về Huế, và nếu có về thì chắc cũng không giết người. Tôi thành thật cảm ơn chị Nhã Ca đã dành cho tôi điều nhìn nhận khách quan rất quan trọng này, dù trong cảnh tượng máu lửa hỗn quan hỗn quân của Huế Mậu Thân. Đã không có mặt ở Huế thì làm sao tôi -Hoàng Phủ Ngọc Tường- lại có thể làm cái việc ghê gớm gọi là "đồ tể" Mậu Thân ở Huế được?”

Như vậy thì bà đạo diễn Lê Phong Lan có nói và làm phim đúng không?

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, thành viên của Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế đi theo Cộng sản trong vụ Mậu Thân, còn đối đáp như sau:

“Thụy Khuê: Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xảy ra trong một trình tự như thế nào?

HPNT: Huế Mậu Thân đã xảy ra cách đây gần 30 năm. Sách vở, tài liệu đã được công bố từ nhiều phía của cuộc chiến, khá đầy đủ, có thể làm cơ sở cho những phân tích khoa học để giải phẫu một cuộc chiến mà thật ra, không thể đơn giản tách riêng ra trong biến cố Mậu Thân. Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.

Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế, chứ không phải một chính sách toàn cục của cách mạng. Bởi vì tình trạng giết chóc bừa bãi như vậy, đã không xảy ra ở những địa phương khác trong Mậu Thân, ngay cả trên một địa bàn rộng lớn với tình trạng xen kẽ giữa những lực lượng đối địch rất phức tạp như ở Sài Gòn thời ấy.

Thụy Khuê: Vậy, theo anh, ai trách nhiệm những thảm sát ở Huế?

HPNT: “Tôi không đủ thẩm quyền để phán xét bất cứ cá nhân nào. Xin trích dẫn theo trí nhớ một ý tưởng trong hồi ký của chính ông Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân: Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi. Qua bài hồi ký tâm huyết này, đã được công bố trên tạp chí Sông Hương, Huế, và sau đó, nếu tôi không nhớ lầm, đã được dịch và in toàn bộ trên báo Mỹ Newsweek, tác giả, Lê Minh (lúc đó đã nghỉ hưu), còn nhắc nhở rằng, điều quan trọng có thể làm, và phải làm bây giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ.”

Những tiếng nói khác

Ông Đinh Lâm Thanh, trong Bài thuyết trình trong dịp tưởng Niệm 40 năm biến cố Mậu Thân tổ chức tại Paris ngày 02.03.2008, nói:

“Tại Huế, CS lùng bắt thành phần quân-cán-chính, tập trung dân để tổ chức đấu tố, bắn giết, chôn sống tại chỗ một số và dẫn những người còn lại theo làm tù dân - tôi nói tù dân, vì tù là những người dân vô tội - trước rút lui tháo chạy trước sức tấn công mãnh liệt của QLVNCH và Đồng Minh.

Nếu tính nạn nhân tại Huế, ngoài số quân nhân, cảnh sát, nhân viên cán bộ hành chánh về nghỉ Tết cũng như những người sống tại địa phương làm việc cho chính quyền Sài Gòn bị Cộng sản bắn ngay tại chỗ là 1.892 người. Ngoài ra người ta còn tìm được 2326 tử thi thường dân trong 22 hố chôn tập thể tại những địa điểm như Trường Gia Hội, Chùa Theravada, Bãi Dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng viện, Quận tả ngạn, Phía đông Huế, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng Khánh, Cầu An Ninh, Cửa Đông Ba, Trường An, Ninh Hạ, Trường Vân Chí, Chợ Thông, Chùa Từ Quang, Chùa Từ Đàm, Lăng Gia Long, Đồng Di, Vịnh Thái, Phú Lương, Phú Xuân, Thượng Hòa, Thủy Thanh, Vĩnh Hưng và Khe Đá Mài.

Mỗi hố chôn tập thể từ 5, 7 người đến trên 400 nạn nhân như ở Khe Đá Mài. Những nạn nhân nầy bị thảm sát một cách dã man như: Cột chùm nạn nhân lại với nhau và đốt cháy bằng xăng, bắt ngồi trên mìn rồi cho nổ tan xác, chặt đầu, bắn vào ót, đập chết bằng bá súng, đóng cọc từ dưới bàn tọa lên đến cổ, trói tay chân thành từng chùm rồi xô xuống hố chôn sống. Nạn nhân là thường dân vô tội tuổi từ 15 trở lên, gồm có sinh viên học sinh, 6 linh mục là các cha Bửu Đồng, Hoàng Ngọc Bang, Lê Văn Hộ, cha Guy và cha Urbain (dòng Thiên An), và cha Cressonnier (Hội Thừa sai Paris), 5 thầy dòng gồm 3 sư huynh dòng Thánh Tâm là thầy Hec-Man, thầy Mai Thịnh và thầy Bá Long, 2 sư huynh dòng Lasan là thầy Agribert và thầy Sylvestre. Hai thầy dòng Lasan bị bắt và bị chôn sống chung một hố với linh mục Bửu Đồng tại Sư Lỗ, quận Phú Thứ. Ngoài ra Cộng sản còn giết các giáo sư đại học người nước ngoài trong lúc họ đang dạy ở đại học Y khoa Huế và thân nhân họ hàng của những người phục vụ dưới chế độ VNCH. Người ta ước lượng tại thành phố Huế có gần 5.000 người bị Cộng sản giết trong vòng mấy tuần lễ.

Những người lớn tuổi còn sống tại Huế là những nhân chứng sống. Trong đó có hai thanh niên nguyên là học sinh trung học, nay đã 56 tuổi, trả lời phỏng vấn của các nhà báo ngoại quốc. Người thứ nhất tên Tuấn cùng với những học sinh khác đã bị CSBV bắt đào lỗ chôn sống 5 người tại Gia Hội ngay trong ngày đầu tiên khi CS vừa chiếm Huế. Học sinh thứ hai, xin giấu tên, ở Phủ Cam bị bắt đi theo đoàn tù dân đưa chôn sống ở Khe Đá Mài. Cả hai học sinh nầy nhờ một phép nhiệm mầu nào đó họ đã thoát được và sống sót đến ngày hôm nay.” (Khối 8406Tự do Dân chủ cho Việt Nam, 01-2009)

Hai Linh mục Phan Văn Lợi và Nguyễn Hữu Giải hiện còn sống ở Việt Nam kể lại như sau:

“…tại núi Ba Tầng (núi Bân), phía Nam thành phố Huế. Ngôi mộ này lưu giữ hơn 400 bộ hài cốt chủ yếu bốc từ Khe Đá Mài nhưng đã bị chính quyền cộng sản phá đổ trụ bia và để cho hoang phế suốt 32 năm trời...

“Trong toàn bộ biến cố Tết Mậu Thân, có lẽ những gì xảy ra tại Huế là đau thương và đánh động hơn cả, có lẽ cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài là rùng rợn, dã man và thê thảm nhất. Tiếc thay, theo sự am hiểu của chúng tôi, hình như người ta chỉ biết đến kết cục của nó là hàng trăm bộ hài cốt dồn lại một đống dưới khe sau khi thịt thối rữa bị nước cuốn đi lâu ngày, từ đó suy diễn ra sự việc hơn là biết rõ diễn tiến của toàn bộ sự việc kể từ lúc nạn nhân bắt đầu bị dẫn đi đến chỗ hành quyết”. (Đối Thoại online, 17-01-2008)


Hai linh mục Lợi và Giải cho biết họ họ gặp một nhân chứng sống lúc bấy giờ ông ta mới 17 tuổi cũng bị bắt theo đoàn người bị đưa đi giết ở Khe Đá Mài  nhưng may mắn lợi dụng lúc đêm tối nên ông đã trốn thoát và hiện còn sống ở trong nước đã kể lại:

“Hồi ấy, tôi mới 17 tuổi, đang là học sinh trung học đệ nhị cấp. Vì tình hình bất an, gia đình tôi đã từ quê chạy về thành phố, cư ngụ tại giáo xứ Phủ Cam, thôn Phước Quả, xã Thủy Phước, tỉnh Thừa Thiên (nay gọi là phường Phước Vĩnh, thành phố Huế) từ mấy năm trước... Khuya mùng Một rạng mùng Hai Tết, tôi nghe tiếng súng nổ khắp nơi và được tin Việt Cộng đã chiếm nhiều nơi trong thành phố Huế... Cả gia đình tôi cũng như nhiều giáo dân ở Phủ Cam đều chạy đến ẩn núp trong nhà thờ để tránh bom đạn. Lính Nghĩa quân của xã và một số quân nhân về phép chiến đấu bên ngoài để bảo vệ đồng bào. Sau mấy ngày, không có tiếp viện nên chiều mùng 5 Tết (3 tháng 2 / 1968) phải rút chạy... Khuya mùng 5 Tết, Việt Cộng tràn vào nhà thờ bắt những người từ 15 tuổi đến ngoài 50 tuổi bất kể là học sinh hay thường dân... và tuyên bố ‘cho đi học tập trong vòng 3 ngày sẽ trở về’ trong đó có tôi... Sáng hôm sau, chúng tôi bị dẫn đi theo đường xe lửa từ Phủ Cam ra Bến Ngự và đến chùa Từ Đàm... Tại đây tôi thấy Việt Cộng rất đông vừa du kích địa phương vừa bộ đội miền Bắc... Ngôi nhà 5 gian thì 4 gian đã đầy người bị bắt từ mấy ngày trước, còn một gian để giam giữ những người mới bị bắt... Tôi gặp những người quen như ông Tín (thợ chụp ảnh), ông Hồ (thợ hớt tóc), anh Trị (con ông Ngọc người đánh đàn trong nhà thờ), ông Hoàng (Đông y sĩ ở Chợ Xép), hai người con trai ông Thắng (làm nghề nấu rượu nuôi heo), hai người con trai ông Vang (nhạc sĩ thổi kèn đồng), anh Thịnh (con ông Năm), hai anh em Bình và Minh (con ông Thục), anh Minh (16 tuổi, con ông Danh nhân viên Công Ty Thủy Điện Huế) đều là học sinh... Chúng tôi ngồi tại chùa Từ Đàm suốt cả một ngày từ sáng tới tối không được ăn uống gì cả... Họ đưa cho chúng tôi mỗi người một tờ giấy để viết bản ‘khai lý lịch’ tên, nghề nghiệp, tên cha mẹ, sinh quán ở đâu... Ai khai gian sẽ bị đem ra bắn... Tôi thấy một số người bị trói vào gốc cây bồ đề và bị đem ra bắn chôn ngay trong sân chùa, trong đó có anh Hoàng Sự (Cảnh Sát) mà tôi biết tên. Họ cho một vài người về nhắn với gia đình tiếp thế lương thực và quần áo, thuốc men cho những người đang bị giam giữ... Khi trời xẩm tối, họ bắt chúng tôi ra ngồi xếp hàng giữa sân chùa. Một anh cán bộ tuyên bố:

- Anh em yên tâm, Cách Mạng sẽ đưa anh em đi học tập trong 3 ngày rồi sẽ cho về với gia đình! Bây giờ chúng ta lên đường!.

Rồi họ dùng dây điện thoại trói tay chúng tôi ra phía sau lưng từng người một, rồi dùng dây kẽm gai nối 20 người làm một toán. Tôi đếm được trên 25 toán như thế (tất cả 500 người). Một người địa phương đi nhìn mặt anh em chúng tôi và nói với nhau:

- Không thấy Trọng Hê và Phú Rỗ trong số giáo dân Phủ Cam ở đây.

(Anh Trọng con ông Hê và anh Phú là hai thanh niên ở Phủ Cam có võ nghệ mà giới du đãng ở Huế biết tiếng. Hai anh đã chạy theo lính Nghĩa Quân xã rút lui khi Việt Cộng vào nhà thờ! Những người bị bắt đến đây đều là dân lành vô tội).

Họ dẫn chúng tôi đi vào đường bên trái Đàn Nam Giao, vòng qua Dòng Thiên An, đến lăng Khải Định, vòng phía sau trụ sở Quận Nam Hòa, ra đến bờ sông Tả Trạch (Thượng nguồn sông Hương)... Đến bờ sông, Việt Cộng cho chặt cây lồ ô (nứa) làm bè để tất cả đoàn người vượt qua sông (khu vực lăng Gia Long), thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc (vùng núi tranh). Từ đó, chúng tôi bắt đầu đi sâu vào rừng, ban đêm, trời lạnh lắm, khi lên đồi, lúc xuống lũng, lúc lội qua khe... Khoảng 30 bộ đội miền Bắc dẫn chúng tôi đi, họ dùng đèn pin hay đuốc để soi đường, chúng tôi đi trong rừng tre nứa và cây cổ thụ dày đặc... Khoảng nửa đêm, chúng tôi được dừng lại để nghỉ và mỗi người nhận được một vắt cơm. Chúng tôi đoán đã đi được trên 10 cây số rồi! Chúng tôi ngồi gục đầu dưới cơn mưa, cố gắng ngủ một chút để lấy sức còn phải đi tiếp... Bỗng như có linh tính báo trước, người tôi run lên bần bật... Tôi nghe hai tên bộ đội nói nhỏ với nhau:

- Trong vòng 15-20 phút nữa sẽ thủ tiêu hết bọn nầy!

Tôi liền ghé miệng vào tai thằng bạn bị trói ngay trước mặt:

- Tụi mình ráng mở dây trốn đi! Mười lăm phút nữa là bị bắn chết hết đó!

Trời mưa, dây điện trơn trợt, lát sau, chúng tôi mở được giây nhưng vẫn ngồi yên sợ chúng biết. Tôi nói nhỏ:

- Hễ tao vỗ nhẹ sau lưng là tụi mình chạy nghe!

Bọn Việt Cộng đánh thức chúng tôi dậy, một tên nói lớn cho mọi người nghe:

- Chúng ta sắp đến trại học tập rồi. Ai có vàng, tiền, đồng hồ, bật lửa... thì đem nộp, không được giữ trong người... Học tập xong sẽ được trả lại...”

Thế là bọn chúng lột sạch và cho tất cả vào mấy cái ba lô vải. Tên bộ đội đứng gần chúng tôi còn mang trên vai cả chục cái radio mà chúng đã cướp được của dân ở thành phố... Một tay mang súng, một tay mang các thứ vừa cướp được, hắn đi chậm lại cách xa mấy tên kia một quãng... Chúng tôi bắt đầu xuống dốc, nghe tiếng nước chảy róc rách... Tôi vỗ nhẹ vai thằng bạn và cả hai chúng tôi vung tay và nhanh nhẹn phóng ra khỏi hàng. Tôi đá mạnh và tên bộ đội mang nhiều radio... Hắn ngã nhào! Hai chúng tôi lao vào rừng...

Trời tối, rừng già chúng không giám đuổi theo... Khi nghe tiếng đoàn người đi khá xa, chúng tôi mới bò ra khỏi chỗ ẩn núp và đi ngược trở lại... Chừng 15-20 phút sau, chúng tôi bỗng nghe từ phía dưới vọng lên tiếng súng AK, rồi lựu đạn nổ vang rền... Một góc rừng rực sáng! Chen vào đó tiếng khóc la khủng khiếp... không hiểu sao lúc đó, tai tôi nghe rất rõ ràng... Lúc đó khoảng 12-12 giờ 30 khuya... đầu ngày 8 Tết(6/2/1968). Về sau tôi mới biết chỗ đó là Khe Đá Mài...” (Bài thuyết trình của cựu Dân biểu VNCH Nguyễn Lý Tưởng tại cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại Việt Nam Center (Lubbock, Texas) từ ngày 13 đến 15/3/2008)

Đối diện sự thật

Ông Võ Văn Bằng, Trưởng Ban Cải táng Nạn nhân Cộng sản Tết Mậu Thân nói với đài Á Châu Tự Do (RFA) năm 2008:

“Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạc trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng...”

Vẫn theo RFA thì Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên mặt trận hệ thống Truyền thanh quốc gia VNCH, đã có mặt tại Huế từ ngày 5 đến 29 Mậu Thân và đi theo nhiều nhóm tìm hầm chôn tập thể kể lại cảm giác của ông:

“Vùng nhiều nhất là quận Phú Thứ và Dạ Lê Thượng có nhiều hầm chôn xác tập thể. Cảm giác của tôi lúc ấy rất lạ, như là bị tê liệt khi nhìn các hình ảnh đó…

“Ngay ở hầm Phú Thứ, chắc khoảng gần 1.000 người. Khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống”. (RFA online ngày 1-2-2008)

Trong bài nói chuyện tại buổi 40 năm Tưởng niệm Tết Mậu Thân, Việt Báo Gallery, thứ Bảy 29-3-2008, Nhà văn Nhã Ca tác giả “Giải Khăn Sô Cho Huế” nói:

“Bốn mươi năm trước đây, đúng vào giờ trưa mùng Hai Tết, tại Cửa Đông Ba Huế, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi đột nhập, cộng sản khai diễn cuộc tàn sát. Toán nạn nhân đầu tiên gồm 5 thường dân-không hề có người lính Cộng Hòa nào. Tất cả bị trói, bắt đứng quay lưng vào tường thành. Dân chúng đứng coi. Súng AK nổ. Từng người gục chết. Sau cuộc hành hình, thân nhân những người bị bắn nhào ra muốn ôm xác. Họ bị đánh, bị đá, bị đuổi. Xác người bị phơi ngày phơi đêm. Nắng. Máu. Ròi bọ...

“Và cuộc tàn sát tiếp tục. Không bằng súng đạn mà bằng cách chôn sống. Những nạn nhân bị cột trói bằng dây điện dính chùm xếp hàng bên hố. Một vài người bị đập đầu. Cả dây người đang sống bị đạp xuống hố đè lên nhau. Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc. Cứ thế mà chôn hàng ngàn người. Bạn tôi, chị Tâm Túy cũng đã bị chôn sống. Khi xác đào lên, thấy hai tay chị vói lên như đang cố cào bới đất. Móng tay, móng chân mọc dài hơn. Tóc mọc dài hơn... Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống..”

“Huế Tết Mậu Thân. Hàng ngàn người đã bị chôn sống như thế”. (Việt Báo ngày 31-3-2008)

Cư sĩ Trí Lực, người đã chôn cất những xác chết nằm lại sau biến cố Mậu Thân kể lại với RFA về nỗi kinh hoàng của ông:

“Hai mươi sáu ngày sau, sau khi Cố đô Huế bình định trở lại thì tôi tận mắt chứng kiến những hầm chôn tập thể được khai quật lên từ vùng Bãi Dâu Gia Hội, những người xấu số đã bị trói quật lại sau lưng và có những mảnh xương sọ bị vỡ nát. Cảnh kinh hoàng là cộng sản đã chon sống bao nhiêu người dân vô tội.

Nhà văn Đinh Lâm Thanh, hiện sống ở Pháp, cũng là chứng nhân của biến cố Mậu Thân kể:
“Gia đình của tôi vùng Phủ Cam là một, vùng An Vân Thượng là hai, Gia Hội là ba. Bà con xa bà con gần của bên họ ngoại của tôi gồm cả thảy 12 người. Trong 12 người đó, có người bị chôn sống, có người bị bắn tại chỗ, có người bị chặt đầu, có người bị mổ bụng”. (RFA online ngày 7-2-2012)

Ông Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên Huế kể lại trong Cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại Việt Nam Center (Lubbock, Texas) từ ngày 13 đến 15/3/2008:

“Mồ chôn tập thể: Các nạn nhân bị thảm sát tại Huế và Thừa Thiên được tìm thấy tại trường tiểu học Gia Hội, chùa Therevada, Bãi dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng Viện, khu vực phía Tây Huế gần lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh, cầu An Ninh Thượng, cửa Đông Ba, trường An Ninh Hạ, trường Văn Chí, Chợ Thông, Lang Xá Cồn, gần lăng Gia Long, gần chùa Tường Vân, Đông Gi (Di), Vinh Thái, Thủy Thanh, Lương Viện, Phù Lương, Phú Xuân (Phú Thứ), Thượng Hòa, Vinh Hưng, Khe Đá Mài... tất cả 23 địa điểm tại tổng cộng 2326 xác chết (sọ người). Còn khoảng trên 3,000 nạn nhân thuộc tỉnh Thừa Thiên và Huế đã được thân nhân xác nhận là chết hoặc bị bắt đi thủ tiêu, mất tích... không biết họ đã bị giết chết và chôn xác ở đâu?!

Dã man nhất là tại Khe Đá Mài (thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên) Việt Cộng đã dùng súng trung liên, đại liên, lựu đạn và mìn giết tập thể các nạn nhân, vất xác xuống dưới khe, lâu ngày thịt thối rữa bị nước cuốn đi, chỉ còn 428 sọ người, xương người dồn lại một đống. Người ta đã dựa vào các dấu vết còn lại của nạn nhân như áo len, tượng ảnh, giấy căn cước bọc nhựa(ID)... để biết được thân nhân của mình đã chết ở trong đống sọ và xương lẫn lộn đó. Đa số những nạn nhân nầy là giáo dân bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam vào đêm mùng 5 Tết (3 tháng 2/1968) Người ta cũng tìm thấy vết tích của hai ông Lê Hữu Bôi (chủ tịch sinh viên Phật tử năm 1963) và Lê Hữu Bá (sĩ quan Quân Cảnh) tại Khe Đá Mài. Các em học sinh như Bùi Kha (16 tuổi), Phan Minh (16 tuổi), Nguyễn Duyệt(17 tuổi) và nhiều bạn trẻ khác thuộc giáo xứ Phủ Cam cũng bị VC giết hại tại đây...”

Lê Phong Lan có nói thật?

Trái với những lời kể này, Bà Lê Phong Lan cho biết bà đã phỏng vấn ông Lê Khả Phiêu - người chỉ huy một trung đội trong sự kiện Mậu Thân 1968 tại Huế; lãnh đạo Thanh niên phật tử tranh đấu ở Huế theo Cộng sản nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân; nhà báo Mỹ Stanley Karnow, cựu phóng viên tờ Washington Post Don Lux; GS sử học Larry Berman, và cả những người lính từ hai phía.

Bà nói: “Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã tìm hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng hòa đưa ra. Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đã làm sáng rõ: cái gọi là "cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ.”

Nhưng, “ông Trương Như Tảng (cựu Bộ trưởng Tư pháp Cộng hòa miền Nam Việt Nam, về sau ly khai chính phủ và vượt biên sang sống lưu vong ở Pháp), thì trong cuộc chiếm đóng Huế, một số lớn người đã bị xử tử vì thuộc thành phần phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa (viên chức, cảnh sát, sĩ quan, chính trị gia, địa phương quân...) nhưng cũng có người bị giết mặc dù không tham gia chiến trận. Ông dẫn lời một người bạn rằng do kỷ luật kém ở một số đơn vị, một số thường dân cũng nhân dịp hỗn loạn để trả thù nhau nên đã có những vụ giết hại vô cớ. Một bản báo cáo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng bắt được ngày 25 tháng 4 năm 1968 ghi nhận, họ đã "diệt 1.892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, 790 tên ác ôn, sáu đại úy, 1 trung úy, 20 thiếu úy và nhiều sĩ quan trừ bị…" trong cuộc chiếm đóng Huế.” (Tài liệu trích theo Hồi ký của ông Trương Như Tảng trên Internet)

Ngoài ra, báo cáo chính thức sau Mậu Thân ở Huế còn cho biết: “Một vụ thảm sát gây phẫn nộ dư luận quốc tế là vụ giết 4 bác sĩ người Đức sang giảng dạy và làm việc tại trường Đại Học Y Khoa Huế. Trong bài viết “The Vietcong Massacre at Hue,” xuất bản năm 1976, một bác sĩ có tên Elje Vannema, kể rằng ông bà bác sĩ Horst Gunther Krainick và hai bác sĩ Raymund Discher cùng Alterkoster đã bị giết trong tháng Hai năm 1968 tại chùa Tường Vân hoặc một vùng đất nhiều cây cối cách chùa chừng nửa dặm, nơi người ta tìm thấy thi hài của các nạn nhân. Bác sĩ người Pháp, có tên Le Hir khám nghiệm tử thi các nạn nhân cho biết có dấu vết đạn xuyên qua đầu và ót.”

Như vậy thì người ta nên tin ai?

Chẳng nhẽ những người sống sót và nhân chứng đã bịa đặt ra chuyện thảm sát để vu oan cho quân Cộng sản hay bà Lê Phong Lan đã cố tình làm phim để chạy tội cho quân Cộng sản?

Dù cho thế nào thì cũng sẽ có ngày vụ giết thường dân vô tội ở Huế trong vụ Mậu Thân 1968 sẽ được bạch hóa vì lịch sử và những nạn nhân, hay con cháu của những người bị lính Cộng sản tàn sát ở Huế vẫn còn đó. Ngay cả những oan hồn do họng súng, dao găm, búa rìu hay dây nhợ cột vào thân nối nhau bị đẩy xuống hố vẫn còn vất vưởng ở khắp thành phố Huế và vùng phụ cận.

Từ bao nhiêu năm qua, người dân ở Huế đã cố quên đi nỗi đau buồn khi mỗi dịp Xuân về, nhưng năm nay thì bà Lê Phong Lan thay vì đem đến cho họ món quà Tết thì bà lại cố tình lấy dao cắt vào thớ thịt của mỗi người bằng bộ phim “Mậu Thân 1968” để nhắc cho dân Cố Đô biết rằng máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế.










View My Stats