Monday 31 December 2018

THẾ GIỚI CHUẨN BỊ ĐÓN NĂM 2019 (RFI)




Minh Anh – RFI
Đăng ngày 31-12-2018

Những thời khắc cuối cùng của năm 2018 đang đến gần. Người dân trên khắp năm châu hồi hộp đón chờ năm 2019 trong niềm hân hoan xen lẫn lo âu. Dư âm của nhiều biến động chính trị, xã hội và kinh tế trên thế giới trong năm qua vẫn còn đó và có nguy cơ kéo dài sang năm 2019.

Màn pháo hoa chào đón năm mới trên cầu Harbour và nhà hát Opera ở Sydney, ngày 31/12/2018 PETER PARKS / AFP

Nhưng AFP khẳng định có một điều chắc chắn không thể thiếu và rất được mọi người trông đợi vào thời khắc linh thiêng : Những màn pháo hoa rực rỡ đón mừng năm mới. Tại Úc, một trong những nơi đầu tiên đón năm 2019, chính quyền Sydney hứa hẹn mang đến cho người xem 12 phút trình diễn pháo hoa đẹp nhất và lộng lẫy nhất từ trước đến nay tại Vịnh Sydney.

Năm 2019 còn được Liên Hiệp Quốc mệnh danh là Năm Quốc tế các Ngôn Ngữ Bản Địa. Vịnh Sydney sẽ là nơi diễn ra các lễ hội tôn vinh các nền văn hóa bản địa, bao gồm cả việc chiếu phim hoạt hình trên các trụ cầu Sydney Harbour Bridge nổi tiếng.

Ở Hồng Kông, dự kiến có khoảng 300.000 người tập trung đông đảo ở Victoria Harbour tận hưởng 10 phút pháo hoa được bắn đi từ năm chiếc thuyền.

Còn tại châu Âu, Anh Quốc bước sang năm 2019 trong một mối quan hệ mới với Liên Hiệp Châu Âu sau quyết định Brexit, đang gây chia rẽ đất nước. Như để khẳng định quyết tâm duy trì mối quan hệ hữu hảo với châu lục, màn pháo hoa từ London Eye sẽ được tiếp nối với các chương trình âm nhạc do các nghệ sĩ đến từ châu lục trình diễn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2019 vẫn sẽ tiếp tục chiếm lĩnh trang nhất các nhật báo quốc tế lớn. Thế cân bằng địa chính trị trên thế giới trong năm qua đã bị chao đảo và tiếp tục sẽ có những đổi thay vì tính cách khó lường của vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Dù vậy, AFP cũng nhận thấy là nếu như tại nhiều nơi trên địa cầu, người dân hân hoan mừng năm mới trong cảnh an bình, thì đâu đó vẫn còn nhiều người phải đón năm 2019 trong loạn lạc như tại Yemen, Syria hay Afghanistan…

Pháo hoa : Niềm đam mê tốn kém và nguy hiểm của người Đức

Người Đức rất thích pháo hoa. Đêm giao thừa, hàng triệu người dân trên khắp cả nước trở thành những nghệ sĩ pháo hoa. Thế nhưng, tai nạn cũng thường xuyên xảy ra và làm dấy lên cuộc tranh luận xưa cũ mỗi năm về việc cấm pháo hoa.

Từ Berlin, thông tín viên đài RFI Nathalie Versieux cho biết vì sao :

« Hàng năm, vào ba ngày cuối cùng trong năm, các loại pháo hoa tại các quầy hàng đều được bán sạch. Năm 2017, người dân Đức tiêu tốn hết 137 triệu euro cho các loại pháo và đủ kiểu pháo hoa mầu.

Trên nguyên tắc, chỉ có những loại pháo lớn nhập bất hợp pháp từ Ba Lan là bị cấm. Những du khách nào từng đón năm mới ở Berlin hẳn không quên tiếng nổ lốp đốp không ngừng của các loại pháo hoa trên các ngõ phố từ lúc màn đêm vừa buông xuống cho đến lúc trời hừng sáng.

Ầm ĩ, xác pháo rơi vãi khắp vỉa hè, bụi pháo cực kỳ ô nhiễm, và nhất là hàng chục cánh tay, ngón tay thậm chí là những con mắt bị mất đi mỗi năm, cái giá phải trả cho niềm đam mê pháo của người Đức là rất cao.

Hiện một số địa phương của Đức như Hanovre, Dusseldorf hay Suttgart đang tìm cách cấm đoán hay thiết lập các vùng cấm đốt pháo. Ngay cả Berlin cũng đang nhắm đến việc cấm đốt pháo hoa bừa bãi trước nỗi lo của cảnh sát, làm thế nào buộc người dân phải tuân thủ một lệnh cấm như vậy ».

-------------------------

Thu Hằng – RFI
Thứ Hai, ngày 31 tháng 12 năm 2018

Một năm mới may mắn, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng là điều ước của người dân trên khắp thế giới. Dù vô thần hoặc theo bất kỳ tôn giáo nào, nhiều người vẫn giữ một số phong tục hoặc kiêng kị một số điều để tránh bị « giông » cả năm. Một bữa ăn thịnh soạn, trả hết nợ năm cũ, mừng tuổi, dầm mình trong nước lạnh, tặng bát đĩa vỡ… là một vài phong tục độc đáo đón năm mới.

Hôn nhau dưới bó ghi trắng (S’embrasser sous le gui)
Người Pháp tin rằng hôn nhau dưới bó ghi trắng, một loại cây tầm gửi, vào đúng lúc chuông điểm giao thừa sẽ có một năm mới phồn thịnh. Theo giải thích của báo Le Figaro, nhiều người dân ở châu Âu còn tin rằng mọi bất đồng và xích mích đều được hóa giải khi hôn nhau dưới loài cây tầm gửi này.

« Phong tục này có từ thời Gaulois. Thời đó, ghi trắng là loại cây duy nhất cho quả vào mùa đông và vẫn giữ sắc xanh nên các đạo sĩ Gaulois coi đó là loại cây linh thiêng, biểu tượng của sự phồn thịnh và khả năng sinh sản.
Người Scandinavơ còn nghĩ rằng cây ghi trắng biểu tượng cho hòa bình. Tục truyền rằng hai kẻ thù vô tình đụng nhau trong rừng dưới một bụi cây ghi trắng thì sẽ tạm ngừng đánh nhau. Đôi vợ chồng có xích mích ôm hôn nhau dưới bó ghi trắng thì mọi vấn đề sẽ nguôi ngoai.
Vào thế kỷ 18, người Anh treo kissing ball trên cửa nhà. Đây là một quả cầu được kết từ ghi trắng, gắn ruban và đồ trang trí. Còn theo truyền thống Hy Lạp, một người phụ nữ không được từ chối một nụ hôn nếu người đó đứng dưới một bó ghi trắng.
Tóm lại, những tín ngưỡng này dần dẫn đến ý tưởng là ôm hôn nhau dưới bó ghi trắng sẽ mang lại giầu có cho cả năm đó ».

« Kiêng » và « không kiêng » món gì trong bữa tiệc ?
Một bữa ăn thịnh soạn và ấm cúng bên người thân và bạn bè vẫn là truyền thống của nhiều nước trên thế giới với niềm tin năm mới sẽ đầy đủ và hạnh phúc. Tại Pháp, bữa ăn vào dịp lễ cuối năm không thể thiếu món gan béo (foie gras) và cá hồi hun khói (saumon fumé). Nhiều đặc sản của một số vùng, như ốc sên Bourgogne, con hàu Marennes d’Oléron, thịt vịt vùng Tây Nam, trứng cá (caviar) Aquitaine, ngày càng phổ biến trên bàn tiệc. Khi chuông điểm đúng thời khắc giao thừa, sâm-banh sẽ được bật cùng với những lời chúc mừng năm mới.

Người Nga cũng uống sâm-banh lúc giao thừa nhưng đặc biệt hơn, họ viết một điều ước lên giấy, sau đó đốt nó và đổ tro vào ly rượu. Khi uống hết ly rượu có tro, họ tin là điều ước sẽ thành hiện thực trong năm mới.

Ngày đầu năm của người Estonia phải no đủ để chắc chắn có thức ăn dồi dào quanh năm. Vì thế, họ ăn đến bẩy bữa trong ngày đầu năm mới.

Người Ý vẫn giữ thói quen ăn món cotechino e lenticchie truyền thống, được làm từ xúc xích và đậu lăng. Hình dạng tròn của những thức ăn này tượng trưng cho phồn thịnh và mang lại của cải.

Cua và tôm hùm bị coi là mang lại điềm gở vì di chuyển ngược, nên người dân Croatia kiêng hai loại hải sản này trong ngày đầu năm. Tương tự, gà và các loại chim cũng bị loại khỏi bàn tiệc vì họ sợ chúng bay đi cùng với may mắn.

Người dân Bỉ, đặc biệt là ở thành phố Liège, bắt đầu năm mới cùng với gia đình bằng món choucroute đầy dinh dưỡng, gồm dưa bắp cải nấu nhừ, các loại xúc xích, khoai tây, thịt ba chỉ. Khi ăn món này, họ thường nắm chặt trong tay một đồng tiền, hoặc để dưới đĩa, vì tin sẽ có một năm dồi dào về tài chính.

Để mong được 12 tháng trong năm mới ấm no và hạnh phúc, người dân Tây Ban Nha ăn 12 hạt nho, từng hạt một, đúng với từng tiếng chuông nhà thờ điểm từ nửa đêm. Phong tục xuất hiện vào năm 1909 nhưng theo một số nhà trồng nho ở vùng Alicante (đông nam Tây Ban Nha), đây chỉ là chiêu marketing để bán hết lượng nho bội thu năm đó.

Một khu vực ở Matxcơva được trang trí lộng lẫy nhân dịp lễ cuối năm 2018. REUTERS/Tatyana Makeyeva

Xông đất, bùa chú, « mừng tuổi » bằng bát đĩa vỡ…
Khá giống với phong tục xông đất ở Việt Nam, ngay lúc giao thừa, người dân Scotland bắt đầu « tản bộ » đầu năm (First footing). Người đầu tiên đặt chân vào nhà sẽ quyết định may mắn cho gia đình suốt năm đó. Nếu như người Việt thường chọn người hợp tuổi, hợp mệnh với chủ nhà, người Scotland thường để bạn bè và người nhà vào trước, nhưng với điều kiện phải bước bằng chân phải và luôn mang theo quà.

Người Anh cũng có truyền thống ra khỏi nhà sau giao thừa, nhưng trong túi họ luôn có một đồng xu, một chút muối và một mẩu than, tượng trưng cho dồi dào tiền bạc, thức ăn và sự ấm cúng trong năm mới. Ngược lại, nếu xuất hành đầu năm mà không có gì trong túi, thì cả năm đó sẽ không gặp may.

Người dân Ailen tiên đoán tương lai chính trị quốc gia qua chiều gió vào lúc giao thừa. Nếu gió đến từ hướng tây, sẽ là một năm tốt đẹp. Nhưng nếu gió thổi từ hướng đông, Ailen sẽ gặp vài sóng gió đến từ nước Anh láng giềng.

Cũng vào đúng giao thừa, người dân Ecuador đốt một hình nộm bằng giấy, tượng trưng cho một điều gì đó của năm cũ mà họ muốn bỏ lại đằng sau, hoặc một người mà họ không thích và không muốn gặp lại người đó nữa.

Tại Mêhicô, những người muốn đi du lịch trong năm mới, vào lúc chuông bắt đầu điểm 12 tiếng, sẽ chạy vòng quanh nhiều ngôi nhà, một tay cầm chiếc vali rỗng, tay kia cầm một xấp tiền.

Người dân Đan Mạch có một truyền thống độc đáo đón năm mới. Họ đặt trước cửa nhà bạn bè bát đĩa, cốc chén cũ hoặc bị vỡ trong năm cũ. Chồng bát đĩa, cốc chén vỡ càng cao, càng chứng tỏ chủ nhà được bạn bè yêu quý đến chừng nào. Chỉ khổ cho gia chủ sau đó phải đi đổ rác !

Tắm trong ngày đầu năm
Dầm mình trong nước lạnh trở thành truyền thống của nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Mỹ, ngay đầu thế kỷ 20, phương pháp này được cho là có lợi cho sức khỏe và là cách vệ sinh nhất để bắt đầu một năm. Thực ra, đứng sau lời truyền này là ý tưởng của hai câu lạc bộ bơi lội đối thủ ở Mỹ để thu hút khách hàng vào mùa đông.

Phong tục này lan sang cả Hà Lan từ những năm 1960, nhưng trong dòng nước biển lạnh, với niềm tin sẽ có nhiều ý tưởng minh mẫn trong năm mới. Hóa trang thành ông già Noel hoặc mặc trang phục đỏ cùng với chiếc mũ chóp nhọn rồi ùa xuống biển hoặc nhảy xuống sông trở thành truyền thống ở rất nhiều nước châu Âu khác, như ở Pháp, Scotland, Ý, Bồ Đào Nha, Croatia, Nga…

Té nước trong ngày đầu năm mới cũng là tập tục của một số nước như Cuba, Cam Bốt, Thái Lan. Người dân Cuba thường hắt vài lít nước qua cửa sổ để ngừa nạn hạn hán. Đây cũng là phong tục của người dân Cam Bốt, theo giải thích của EANG Sokminh, một nhà báo đồng nghiệp RFI ban tiếng Khmer :

« Ở nước chúng tôi, phải nói rằng chúng tôi không biết chính xác phong tục này có từ đâu. Nhưng theo một số nhà sử học, thuộc đại học Hoàng gia Phnom Penh, như sử gia Vong Sotheara, thường thì vào ngày thứ ba trong ba ngày đầu năm, các Phật tử lấy nước để tắm Phật, còn con cái mang nước để bố mẹ tắm nhằm thể hiện lòng hiếu thảo…

Sau đó, phong tục này được lan sang Thái Lan và với nắng nóng, mọi người hắt nước vào nhau, rồi dần thành ngày hội. Những ngôi làng Cam Bốt gần biên giới với Thái Lan bắt chước lễ hội té nước này. Người ta cho rằng ngày lễ này bắt nguồn từ lễ tắm Phật ở Cam Bốt ».

Còn rất nhiều phong tục độc đáo khác vẫn được duy trì trên thế giới. Dù dưới hình thức nào, người dân luôn mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Đây cũng là lời chúc của RFI tiếng Việt gửi đến quý thính giả. Chúc quý thính giả Năm Mới 2019 an khang, thịnh vượng !

Ded Moroz, ông già Noel của Nga, chúc mừng một thành viên của Cryophile, CLB tắm trong nước lạnh mùa đông, bên bờ sông Yenisei, ở Krasnoyarsk, ngày 30/12/2018.REUTERS/Ilya Naymushin






VIỆT NAM LÀM GÌ TRƯỚC CUỘC SO GĂNG TRUNG-MỸ (PHƯƠNG TÂY) ? (Nguyễn Anh Tuấn)





BẢN CHẤT CUỘC SO GĂNG

Không giống như sự nổi lên của Nhật Bản thập niên 70s-80s biến nước này thành một hội viên được đón chào của câu lạc bộ phương Tây, sự trỗi dậy của Trung Quốc mang dáng dấp của Nga Sô sau Thế Chiến II ở chỗ đều thách thức trật tự quốc tế hiện hành do phương Tây kiểm soát với sự tự tin rằng họ đang vận hành một mô hình phát triển ưu việt hơn.

Những thành tựu phát triển của Nga Sô thời bấy giờ và của Trung Quốc hiện nay quả nhiên có thể biện minh cách tiếp cận này của họ. Hơn thế nữa, trở thành siêu cường khi mà phương Tây đã bao vây khắp mọi nơi, không có nhiều lựa chọn cho Nga Sô và Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh sinh tồn này ngoài việc phải xô đổ trật tự cũ. Nếu Nga Sô phải phá vòng vây bằng cách hỗ trợ các dân tộc thuộc địa vùng lên chống thực dân phương Tây và sau đó tham gia vào hệ thống XHCN do họ dẫn dắt, thì Trung Quốc đang tổng hợp những nỗ lực tương tự của mình trong Sáng kiến Vành đai Con đường đầy tham vọng nhằm chia lại vùng ảnh hưởng toàn cầu.

Như vậy, cũng như Nga Sô trước đây, cuộc so găng của Trung Quốc với phương Tây không chỉ bó hẹp trong một lãnh vực cụ thể mà thực chất là sự cạnh tranh chiến lược giữa hai mô hình phát triển: Về kinh tế, một bên nhấn mạnh vai trò quyết định của nhà nước, bên kia coi trọng sáng kiến tư nhân; về chính trị, một bên tăng cường độc đoán cưỡng bách đảng trị, bên kia dựa vào dân chủ tự do pháp trị. Bản chất mô hình phát triển dựa vào nhà nước là không khác nhưng Trung Quốc hơn Nga Sô ở chỗ tận dụng thành công bối cảnh toàn cầu hoá để học hỏi phương Tây bổ sung các yếu tố thị trường vào nền kinh tế; và cũng vì thế mà kém Nga Sô ở chỗ chưa thể xây dựng một hệ thống toàn cầu theo mô hình của mình bởi lẽ chính Trung Quốc cũng chưa đủ thời gian để hệ thống hoá chặt chẽ một mô hình mà họ chỉ mới mày mò nhờ ‘dò đá qua sông’. Nghĩa là hơn Nga Sô về chiến thuật nhưng kém về chiến lược vậy.

ĐẤU TRƯỜNG CHÍNH CỦA CUỘC SO GĂNG

Lenin từng nói một câu mà hậu bối của ông ít khi muốn nhớ, rằng xét đến cùng chủ nghĩa xã hội nếu muốn thắng chủ nghĩa tư bản sẽ phải thắng về năng suất lao động [1]. Cuộc đối đầu giữa các mô hình phát triển cuối cùng cũng nằm ở chỗ mô hình nào tạo ra năng suất lao động cao hơn.

Đó là lý do vì sao người ta đang dần nhận ra cuộc chiến Mỹ-Trung hiện nay chính yếu không phải về thương mại, mà là về công nghệ [2] – yếu tố quan trọng bậc nhất để tăng năng suất. Điều này cũng giải thích vì sao hai nước vừa tuyên bố đình chiến thương mại tạm thời nhưng ngay sau đó con gái chủ tịch Huawei – tập đoàn chủ đạo trong tham vọng cường quốc công nghệ của Trung Quốc – vẫn bị bắt.

Trung Quốc hiểu hơn ai hết tầm quan trọng của vấn đề này khi mà sự phát triển vượt bậc vài thập kỷ qua của họ không dựa vào công nghệ phát triển tự thân. Phương Tây sáng tạo công nghệ, Trung Quốc sao chép và tận dụng lợi thế quy mô (economies of scale) không thể so bì của mình để tăng năng suất, giảm giá thành rồi tranh thủ bối cảnh toàn cầu hóa để vươn lên thành thế lực sản xuất hùng mạnh bậc nhất.

Công thức phát triển này của Trung Quốc, bởi vậy, đặt trọng tâm vào việc sao chép công nghệ của phương Tây bằng 3 cách thức chủ yếu sau (1) gián điệp công nghệ, (2) mua bán&sát nhập tập đoàn phương Tây để chiếm lấy công nghệ, và (3) dùng thị trường nội địa khổng lồ để áp lực các tập đoàn phương Tây muốn làm ăn ở Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ.

Không phải Tây phương không nhận ra chiến lược này của Trung Quốc, song chỉ khi họ vỡ mộng rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc không dẫn đến cởi mở về chính trị mà trái lại còn giúp gia tăng quyền lực độc đoán đảng trị, và bừng tỉnh rằng siêu cường mới nổi này muốn tiếp bước Nga Sô thách thức trật tự quốc tế hiện hành, họ mới bắt đầu ra tay tấn công vào công thức phát triển của Đại lục với 3 đòn tương ứng sau (1) truy bắt gián điệp công nghệ, (2) siết chặt việc mua bán & sát nhập có yếu tố Trung Quốc (qua cơ chế CFI/Ủy ban Đầu tư Nước ngoài), và (3) đẩy mạnh thương chiến nhằm sắp xếp lại chuỗi sản xuất toàn cầu vào tạo thế bảo vệ các tập đoàn làm ăn trên đất Trung Quốc.

Trung Quốc quả thật nên lo lắng, nhất là khi mới đây họ đã thất bại trong việc dùng lợi ích gây chia rẽ nội bộ khối Tây phương [3] và đang chứng kiến mỗi khi một quốc gia Tây phương ra đòn thì cả khối lại hùa theo hưởng ứng. Giờ đây vận mệnh của Trung Quốc, như Tập tuyên bố, sẽ được đặt trong nỗ lực của quốc gia này tự lực phát triển công nghệ. [4]

PHE NÀO SẼ THẮNG?

Thái độ cẩn trọng không cho phép chúng ta dựa trên thiên kiến mà vội vàng đưa ra câu trả lời, đặc biệt khi chứng kiến sự phát triển vũ bão của Trung Quốc vài thập niên qua.

Tuy nhiên nếu đồng ý rằng công nghệ là đấu trường chính của cuộc so găng, Trung Quốc rõ ràng đang gặp quá nhiều bất lợi:

Đầu tiên, những diễn biến thời gian gần đây cho thấy mặc dù rất nỗ lực, Trung Quốc vẫn chưa chế ngự được khả năng sáng tạo công nghệ. Sự khốn đốn của ZTE – tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc, dưới lệnh cấm vận công nghệ của Hoa Kỳ là một minh chứng không thể rõ nét hơn.

Hơn thế, trong khi nhiều nghiên cứu chỉ ra tự do chính trị quan trọng thế nào đối với khả năng sáng tạo về dài hạn [5], yếu tố này lại không thể chấp nhận được đối với mô hình phát triển của Trung Quốc. Nghĩa là tham vọng tự lực công nghệ thông qua chiến lược Made in China 2025 của họ, ngay cả khi không bị để ý cũng đã không dễ thành công, huống hồ hiện nay lại đang là đích nhắm tấn công của toàn khối Tây phương thì lại càng khó khăn bội phần.

Hi vọng sót lại của Trung Quốc được nuôi dưỡng bằng niềm tin rằng tinh thần quốc gia phục thù một khi được thổi bùng lên sẽ là nhiên liệu cho cỗ máy sáng tạo quốc gia như những gì từng xảy ra ở Đức sau Thế Chiến I. Chưa rõ nỗ lực này sẽ đi về đâu nhưng nếu nhớ rằng trong khi Đức thuộc về nòng cốt của khối Tây phương, thừa hưởng sinh lực sáng tạo mạnh mẽ bắt rễ trong lối nghĩ, lối sống lý tính hóa cao độ hàng trăm năm của Tây phương nên đã chế ngự được khả năng sáng tạo, thì Trung Quốc, dù tăng trưởng liên tục những thập kỷ vừa qua nhưng chỉ mới chập chững những bước đầu tiên trong việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, sẽ thấy hi vọng của Trung Quốc dẫu chưa tới mức áo tưởng nhưng vẫn khá mong manh.

Một thước đo khác, trực quan hơn, có thể giúp dự đoán kết quả cuộc so găng. Sáng tạo vốn dĩ gắn liền với nhân tài, là sản phẩm của cá nhân và tập thể nhân tài. Thử xem nhân tài trên thế giới đã, đang và sẽ đổ về Mỹ và phương Tây hay là về Trung Quốc để thấy viễn cảnh Trung Quốc u ám ra sao nếu vẫn đẩy quốc gia dấn sâu vào cuộc cạnh tranh chiến lược này. [6]

VIỆT NAM PHẢI CHỌN

Câu hỏi đầu tiên đặt ra là liệu Việt Nam có thể đứng bên lề cuộc so găng lịch sử này với một tư thế trung lập được không? Khả năng cao là không. Việt Nam là một nước nhỏ yếu nằm ở vị trí trung tâm của đấu trường so găng là khu vực Biển Đông, mà đã nhỏ yếu thì khó thoát vòng chi phối của các siêu cường mỗi khi họ đụng độ. ‘Các nước Đông Nam Á có thể bị buộc phải chọn một trong hai’[7], lời phát biểu mới tháng trước của Lý Hiển Long tuy ngắn gọn nhưng đủ cho thấy đảo quốc này, nhờ đứng chân trên một di sản và kinh nghiệm ngoại giao phong phú, đã thấu hiểu thời cuộc ra sao.

Nghĩa là, dù Việt Nam có muốn hay không thì các siêu cường cũng sẽ tính toán trên lưng các nước nhỏ như Việt Nam, thế thì chi bằng Việt Nam chọn lựa vị trí của mình trước, ít ra cũng chiếm được đôi chút thế chủ động.

Tuy đáng lo ngại khi lịch sử chứa đầy các ví dụ cho thấy nước nhỏ, gồm cả Việt Nam, đã trở thành chiến trường ủy nhiệm của các siêu cường ra sao, nhưng lịch sử đồng thời cũng cho thấy các quốc gia chậm tiến chỉ có thể phát triển vượt bậc nhờ khéo léo khai thác mâu thuẫn giữa các siêu cường như thế nào. Nếu Nhật Bản nương vào cuộc tranh giành thuộc địa giữa các thực dân Tây phương thì Hàn Quốc tận dụng mâu thuẫn Chiến tranh Lạnh, nếu Đài Loan khai thác thù địch Mỹ-Trung thì chính Trung Quốc sau đó lại chủ động khoét sâu mâu thuẫn Mỹ-Nga Sô (mà việc xâm lược Việt Nam năm 1979 là một phần trong kế hoạch đó) – tất cả đều là để tìm cơ hội phát triển và hiện đại hóa quốc gia.

Vì sao lại thế? Vì chỉ khi đụng độ lớn các siêu cường mới sẵn sàng hỗ trợ hết mình cho đồng minh nhược tiểu nhằm phục vụ cho lợi ích của chính các siêu cường. Bên cạnh đó, vì nhu cầu chứng minh mô hình phát triển của mình là tốt nhất, sự hỗ trợ của các siêu cường cũng mang tính toàn diện, không chỉ gói gọn trong lãnh vực quân sự, mà lan rộng ra cả kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội.

Hiểu như thế để thấy Việt Nam chẳng nên lo ngại cuộc so găng lịch sử này mà trái lại cần hoan nghênh nó như một cơ hội, nếu đã coi phát triển quốc gia là mục tiêu tối thượng.
Cũng có nghĩa là, câu hỏi bây giờ không phải là có chọn phe hay không, mà là phải chọn phe nào?

CHỌN PHE NÀO?

Với những phân tích ở trên rõ ràng là nên nghiêng về phương án Mỹ/phương Tây bởi ưu thế vượt trội của phe này. Thực tế thì tất cả những nước Đông Á kể trên (Nhật, Hàn, Đài, Trung) cũng đã từng lựa chọn tương tự trong những thời điểm quốc gia đòi hỏi hiện đại hóa.

Đó là chưa nói đến có nhiều lý do khiến việc đứng về phe Trung Quốc không hề đảm bảo một kết cục tốt đẹp.

Trước hết, chiến lược ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc đang dấy lên lo ngại khắp nơi và thực tế là chưa có nước nhỏ yếu nào trở nên thịnh vượng nhờ gắn vận mệnh của mình vào Trung Quốc khi mà cách tiếp cận cùng thắng (win-win) chưa bao giờ là ưu tiên của quốc gia này.

Thứ nữa là tâm lý chống Trung Quốc lan rộng của người dân Việt Nam, hàm ý rằng ngay cả khi những người lãnh đạo bằng cách nào đó nhìn thấy lợi ích quốc gia trong việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc thì sự hợp tác đó cũng khó lòng được công chúng ủng hộ, nghĩa là đã để ngỏ sẵn sự thất bại.

Cuối cùng nhưng quan trọng không kém là hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo sẽ khiến mọi chọn lựa đứng về phía Trung Quốc, nếu thành hiện thực, đồng nghĩa với đánh đổi chủ quyền quốc gia trên thực tế.

PHẢI LÀM GÌ?

Ngoại giao dù khéo léo đến đâu chỉ có thể trì hoãn chứ không thể chấm dứt được hiểm họa bành trướng Trung Quốc phủ bóng lên dân tộc chúng ta, và cũng không thể ngăn các siêu cường thương lượng trên lưng những nước nhược tiểu như chúng ta.

Ở một vị trí như nước ta trong tình thế hiện nay, ngoại giao cùng lắm chỉ giúp mua thời gian để chúng ta hiện đại hóa quốc gia nhanh nhất có thể. Mục tiêu của chúng ta không bao giờ là đổi danh dự lấy hòa bình để rồi đánh mất cả hai trong ô nhục, mà phải tìm mọi cách để xây dựng quốc gia hùng mạnh nhất có thể. Chỉ khi quốc gia chúng ta đủ hùng mạnh thì Trung Quốc mới phải cân nhắc thật kỹ trước khi chọn chúng ta làm đối tượng bành trướng của họ, và chính chúng ta mới đủ khả năng xoay sở vượt thoát thân phận con cờ trên bàn cờ nước lớn.

Mà muốn thế thì:

Đầu tiên, phải xóa bỏ tâm lý yếm thế, lo ngại xung đột của một thứ chủ nghĩa hòa bình thiếu chân đế. Nếu tin rằng phát triển quốc gia là mục tiêu tối thượng, trước là để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ sau là để dân tộc có cơ ngẩng mặt lên, chúng ta phải hoan nghênh và đón chào cuộc so găng lịch sử này như một cơ hội trăm năm cho dân tộc chúng ta. Vì rằng ngay cả khi chúng ta ở một vị trí chiến lược song nếu không có mâu thuẫn giữa các siêu cường thì chúng ta cũng chẳng vin vào đâu để phát triển vượt bậc cho được; tương tự, nếu mâu thuẫn giữa các siêu cường có nảy sinh đi chăng nữa nhưng nếu chúng ta nằm ngoài khu vực đấu trường trung tâm thì cũng rất khó tìm thấy cơ hội.

May thay chúng ta chẳng những có cả hai mà lại đang sở hữu lợi thế thời gian vì cuộc mâu thuẫn này chỉ mới chớm nở và còn nhiều đánh giá khác nhau xung quanh nó. Nhiều người, dựa trên tính khí thất thường của Trump cũng như động thái xuống nước gần đây của Trung Quốc, nghĩ rằng cuộc đụng độ này chỉ khởi lên tạm thời và mang tính chất giai đoạn, trong khi chúng ta, nhìn vào đồng thuận chống Trung Quốc của giới lãnh đạo chính trị phương Tây hiện nay [8] và dựa trên trải nghiệm va đập với Trung Quốc suốt chiều dài lịch sử của chính chúng ta, sẽ thấy cuộc so găng chiến lược này còn kéo dài, mở rộng nhiều thập kỷ tới, và Trung Quốc sẽ không bao giờ dừng lại cho đến khi nó thất bại. Thời gian ở đây là một lợi thế chỉ khi chúng ta nhanh chóng đưa ra quyết định chọn phe của mình thay vì mải mê đu dây, bởi lẽ một khi cuộc đụng độ đã định hình, phe phái đã phân chia, sự lựa chọn chậm trễ của chúng ta sẽ không còn ý nghĩa, hay nói đúng hơn, chúng ta khi đó sẽ không còn quyền chọn lựa nữa.

Sau khi đã có một thái độ đúng đắn với cuộc so găng lịch sử và chọn đúng phe của mình, chúng ta mới có thể đưa ra những đối sách phù hợp. Đó là dù có khoác mặt nạ ngoại giao hòa hiếu với Trung Quốc tới cỡ nào, chúng ta cũng phải ý thức rõ rằng đó chỉ để mua thời gian nhằm ra sức hợp tác toàn diện với Mỹ và phương Tây, vốn đã tỏ rõ đồng thuận mong muốn một Việt Nam thịnh vượng (dĩ nhiên là vì lợi ích chiến lược của chính họ). Sự hợp tác này phải ở mức đồng minh bất luận tên gọi của nó là gì, phải đủ toàn diện ở tất cả các lãnh vực kinh tế, giáo dục, chính trị, quân sự, xã hội và với cả ba chủ thể là nhà nước, thị trường, xã hội dân sự, phải đủ sâu sắc tới mức tạo được sự chuyển biến về chất. Trong sự hợp tác toàn diện đó, lẽ dĩ nhiên là nước chậm tiến đi sau, Việt Nam phải đóng vai một người học trò siêng năng, học lấy học để một cách chủ động như Nhật, Hàn, Đài, Trung đã từng (nghĩa là không chỉ sao chép máy móc mô hình), và còn phải chạy đua với thời gian, vì như đã nói, ngoại giao dù khéo léo đến đâu cũng không kéo dài được cuộc hòa hoãn quá lâu. Sự chủ động của chúng ta là tối quan trọng: chúng ta phải đòi hỏi hợp tác 10 ngay cả khi họ chỉ sẵn lòng hợp tác 1, chứ không phải ngược lại như hiện nay.

Dĩ nhiên là sẽ có những trở ngại đến từ thế chế chính trị hiện hành của Việt Nam nhưng cần lưu ý rằng hiện đại hóa quốc gia là quá trình diễn ra rộng khắp trên nhiều lãnh vực mà hình thức chế độ chỉ là một trong số đó, có thể thay đổi trước hoặc sau tùy hoàn cảnh, miễn sao mục đích phát triển đạt được. Trung Quốc cũng có thể phá hoại những nỗ lực ngoại giao câu giờ của Việt Nam bằng cách chất vấn vì sao các đồng chí là cộng sản mà lại hợp tác sâu rộng với Mỹ/phương Tây, nhưng không khó để đáp trả bằng cách nhắc họ nhớ rằng chính những người cộng sản Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình đã từng mong muốn liên minh quân sự với Mỹ và trên thực tế là đã hợp tác sâu rộng với siêu cường này nhiều thập kỷ sau đó để mưu tìm phát triển.

Tóm lại, trở lực lớn nhất ngăn Việt Nam chớp lấy cơ hội trăm năm có một này không đến từ bối cảnh quốc tế bên ngoài hay hiện tình chính trị nội bộ mà chính là viễn kiến của những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay.

Với lề lối thực hành chính trị thiếu minh bạch ở đất nước chúng ta, người dân hiện không ở vị trí có thể biết được liệu những người lãnh đạo có nhìn ra cơ hội này không và có đang tìm cách chớp lấy hay không. Song khả năng cao là không, nếu chúng ta để ý những động thái sau (1) tuyên truyền chống Mỹ/phương Tây trong hệ thống giáo dục, báo chí chính thống, và đặc biệt trong lực lượng vũ trang vẫn tiếp tục được duy trì, (2) sự cương quyết không nhượng bộ Mỹ/phương Tây khi đụng đến một số vấn đề nhân quyền không quá cốt yếu phản ánh tâm lý thắng-thua với Mỹ/phương Tây còn đậm nét, và (3) sự rụt rè trong hợp tác với Mỹ/phương Tây mà gần đây là việc hủy bỏ nhiều chương trình giao lưu quốc phòng với Mỹ – tất cả đều cho thấy những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay chỉ coi việc hợp tác với Mỹ/phương Tây mang tính chất tình thế và giai đoạn nhằm cân bằng áp lực từ Trung Quốc, chứ hoàn toàn không thấy ở đó cơ hội phát triển và hiện đại hóa vượt bậc cho quốc gia như nó nên là.

Cũng có nghĩa là, cơ hội để Việt Nam không bị nhỡ tàu như bao lần trước đây trong lịch sử nằm ở chỗ liệu mỗi chúng ta, trong tư cách phần tử quốc gia, có làm đủ không trong việc khiến những người lãnh đạo phải đặt quyền lợi dân tộc lên trên đảng phái, phe nhóm, cá nhân để từ đó thấu triệt vấn đề thời cuộc, hoặc chúng ta đã sẵn sàng chưa trong việc thay thế họ một khi thời gian không cho phép sự chậm trễ của họ thêm một giây phút nào nữa.




*
Đây là cách Ba Lan (một nước ở vào tình thế rất tương tự Việt Nam) nuôi dưỡng và chào đón xung đột siêu cường để phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia. Khi nào mục tiêu phát triển quốc gia đạt được, bỗng dưng lại chuyển sang chủ nghĩa hoà bình ngay (pacifism).
Vậy nê…Xem thêm

VI.RFI.FR

*
Nguyen Anh Tuan Một ví dụ khác là Hàn Quốc, khi đã đạt mục tiêu phát triển quốc gia rồi (lại không giống Nhật Bản ở chỗ không cảm thấy bị thách thức bởi sự nổi lên của Trung Quốc vì vốn dĩ chỉ là cường quốc cỡ trung) nên bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa hòa bình (pacifism) chứ còn vài thập kỷ trước khi còn đang mưu cầu phát triển chẳng bao giờ …Xem thêm

HANOIMOI.COM.VN







TRUNG QUỐC : ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN "HÁN HÓA" NGƯỜI HỒI GIÁO Ở TÂN CƯƠNG (RFI)




Đăng ngày 31-12-2018

Tại vùng Tân Cương rộng lớn, giáp với Kazakhstan, có ít nhất 220 địa điểm giam giữ khoảng 1 triệu người thiểu số theo Hồi Giáo. Những trại tập trung, mà Trung Quốc gọi là “các trung tâm đào tạo nghề nghiệp” này, với diện tích khác nhau, nằm trong chương trình giam giữ có quy mô lớn cộng đồng người nói tiếng Thổ và người theo đạo Hồi ở Tân Cương, nơi sinh sống của khoảng 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ và 1,5 triệu người gốc Kazakhstan.

Trung Quốc tăng cường an ninh ngăn chận phóng viên quốc tế tại thủ phủ Tân Cương, Urumqi. Ảnh ngày 27/11/2018.Reuters

Nhà báo Brice Pedroletti đã đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) và Almaty (Kazakhstan) gặp gỡ một số người bị đi cải tạo ở Tân Cương. RFI tiếng Việt xin tóm tắt cuộc tiếp xúc “Với một số nạn nhân của trại lao cải Trung Quốc” được đăng trên nhật báo Le Monde ngày 29/12/2018.

Lừa để bắt giam người theo Hồi Giáo
Orinbek Koksebek, 38 tuổi, bị giam 125 ngày vào đầu năm 2018, là nhân chứng đầu tiên được nhà báo Brice Pedroletti nêu trong bài phóng sự. Sống tại Kazakhstan từ năm 2005 và đã nhập tịch nước này, Orinbek Koksebek về Trung Quốc thăm gia đình hai lần, vào năm 2016 và 2017. Chính lần cuối, vì không rành tiếng Hoa, Orinbek Koksebek bị lừa ký vào một tờ khai bằng chữ Hoa mà theo lời giải thích của nhân viên hải quan Trung Quốc, đó là mẫu đơn xin từ bỏ quốc tịch Trung Quốc.

Khi trở lại cửa khẩu để về Kazakhstan, thanh niên này bị “đưa về đồn cảnh sát với lý do phải ký vào một tài liệu. Tiếp theo là vào trạm xá để kiểm tra sức khỏe. Sau đó, họ dẫn vào một trại có tường rào quanh, như một nhà tù. Họ nói : Anh phải ở đây 3 ngày, đây là thủ tục”.

Chỉ khi đó, quản giáo mới cho Orinbek Koksebek biết rằng tờ khai anh ký khi nhập cảnh là đơn xin giữ quốc tịch Trung Quốc, chứ không phải là từ bỏ. Lý do hai quốc tịch chỉ là cái cớ vì hàng triệu người Trung Quốc gốc Hán có nhiều hộ chiếu khác nhau nhưng vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc dù luật pháp cấm điều này.

Trường hợp cụ thể thứ hai, được nêu trong bài báo, là lời kể của Marmar Torekhan, một bé gái 12 tuổi có cha mẹ bị “mời” về Trung Quốc để hoàn tất một số thủ tục hành chính. Cả hai có thẻ định cư ở Kazakhstan nhưng chưa nhập tịch đều một đi không trở về.

Ali (tên đã được đổi), khoảng 40 tuổi hiện sống ở Istanbul, từng là kĩ sư tin học cho một công ty nhà nước Trung Quốc (không được nêu tên) ở Urumqi, thủ phủ vùng Tân Cương. Ông bị hai lần đưa vào trại giam giành cho “những người không đáng tin cậy” chỉ vì tải phần mềm nén dữ liệu KuaiZip của Trung Quốc. Sau khi ra khỏi trại, Ali đã hối lộ 50.000 đô la để có được hộ chiếu và rời Trung Quốc. Theo ông, chính quyền Trung Quốc “sợ những người có học, biết được nhiều điều về hệ thống hơn là những người bình thường”.

Sophia (tên giả), gốc Kazakhstan, là nhân chứng cụ thể thứ ba “bị lừa”. Sinh ở Tân Cương và gia đình vẫn sống ở đó, nữ sinh viên 20 tuổi của một trường đại học ở phía Bắc Kazakhstan bị bắt khi về thăm gia đình ở Trung Quốc. Bị chất vấn rất lâu ở biên giới, nên cô quyết định ngủ lại đêm ở Urumqi. Đêm đó, một người bạn gái Duy Ngô Nhĩ gọi điện, nói muốn vay tiền. Cô đến gặp bạn và cảnh sát Trung Quốc đón lõng. Bị thẩm vấn trên chiếc ghế cọp, cảnh sát hỏi tại sao cô lại có bạn người Duy Ngô Nhĩ, tại sao lại đi học đại học ở Kazakhstan, trong khi hệ thống đại học Trung Quốc tốt hơn? Cuối cùng, cảnh sát chìa cho cô lệnh giam 6 tháng.

Từ 1 đến 3 triệu người sống trong 220 trại giam
Những người bị cải tạo phải sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Theo Kakharman Khozamberdi, một nhà đấu tranh người Duy Ngô Nhĩ sống ở Kazakhstan, “có khoảng 220 trại giam, chứa từ 1 đến 3 triệu người. (Giới lãnh đạo Trung Quốc) tự cho thời hạn 7 đến 9 năm để vào cải tạo hết những người Hồi Giáo từ 15 đến 84 tuổi”. Phòng giam quá tải, chen chúc nhau trong diện tích rất nhỏ là điểm chung được các nhân chứng kể lại.

Kĩ sư tin học Ali từng sống chung với 50 người khác trong phòng giam rộng 60 m2. Nơi ông bị giam nằm gần huyện Phụ Khang (Fukang) “có 12 dãy nhà, mỗi dãy gồm 20 phòng giam. Cửa sổ nằm tít trên cao và lính gác theo dõi họ qua những ô cửa đó. Khi họ mở cửa, mùi hóa chất xộc vào nồng nặc. Đèn công suất lớn chiếu sáng suốt đêm. Chúng tôi không thể duỗi người. Cứ hai tiếng, khoảng 15 người dậy để theo dõi những người khác. Thời gian còn lại, chúng tôi ngồi hàng giờ, không được phép nói chuyện”.

Khu trại cũng là nơi phân loại, một số người bị đi cải tạo giáo dục, một số khác bị ngồi tù. Điều tồi tệ nhất khi bị giam, theo Ali, là nỗi sợ : “Khoảng chục người bị giam, tay bị còng giữa hai chân trong suốt 15 ngày. Và họ bị chọn ngẫu nhiên. Chúng tôi phải giúp họ ăn uống, đi vệ sinh”.

Nữ sinh viên Sophia bị giam cùng với 23 người khác trong căn phòng rộng 25 m2, nhớ lại : “Ban đêm, chúng tôi phải thay nhau theo dõi những người khác để tránh ai đó tìm cách tự vẫn”. Cô bị đá vào vùng kín, kinh nguyệt bỗng dừng khi bị giam.

Đàn áp tôn giáo và âm mưu Hán hóa
Khác với ba nhân chứng bị “sập bẫy” ở trên, Bekbol (tên giả), một người Hoa gốc Kazakhstan, chuyển sang sống ở Almaty (Kazakhstan) năm 2014 khi cảm thấy chính quyền Trung Quốc ngày càng thắt chặt chính sách về người thiểu số Hồi Giáo. Cựu đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc này hiện là tình nguyện viên cho tổ chức phi chính phủ AtaZhurt (“Mẹ tổ quốc”, theo tiếng Kazakhstan) nhận xét : “Người Kazakhstan Trung Quốc là cộng đồng thiểu số ở Tân Cương tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều nhất. (Chính quyền Trung Quốc) sợ thiểu số Kazakhstan tiết lộ những đợt truy bức người Duy Ngô Nhĩ. Nhưng người Kazakhstan Trung Quốc không ưa người Duy Ngô Nhĩ lắm và người Hán luôn tìm cách đẩy hai cộng đồng thiểu số Hồi Giáo đối đầu nhau”.

Mưu đồ Hán hóa các cộng đồng thiểu số Hồi Giáo ở Tân Cương được thể hiện rõ qua lời kể của hai nhân chứng Orinbek Koksebek và Sophia. Trong những khu trại giam đã tồn tại, những nhà tù bí mật, những ngôi trường đảng hoặc những trại tập trung mới được xây, trong đó có khoảng 60 trại được vệ tinh chụp lại, tất cả học viên phải học thuộc ba bài hát : Hành khúc nghĩa dũng quân (quốc ca Trung Quốc) và hai bài hát “yêu nước”Đông phương hồng và Không có đảng Cộng Sản, không có tân Trung Hoa.

Ngoài những ca khúc yêu nước trên, nữ sinh viên Sophia còn phải học những điều răn của Khổng Tử, 33 điều về “hoạt động tôn giáo bất hợp pháp”, như không đội khăn hijab, không đi lễ ở đền thờ Hồi Giáo, không nói “nhân danh đấng tối cao” trước khi ăn…

Basitava Guzel, một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ 34 tuổi, sống ở Kazakhstan từ lâu. Chồng cô bị chính quyền địa phương ở Tân Cương cấm rời khỏi ngôi làng gần thành phố Y Ninh (Ghulja, Tân Cương), sau khi chồng cô về thăm bố mẹ. Cô kể lại với nhà báo Brice Pedroletti rằng “trong ngôi làng của cha mẹ, đền thờ bị đóng cửa. Họ sợ cầu nguyện ở nhà. Tất cả sách vở đều bị tịch thu và những cuốn không liên quan đến tôn giáo được trả lại, có đóng dấu. Ngày trước, mọi người vẫn quen vừa đi vừa cầu nguyện bằng cách khoanh tay trước ngực. Nhưng giờ những người bước đi như thế đều bị bắt giữ”. Mới đây, cô nhận được tin bố mẹ chồng và anh chị em nhà chồng đều bị đưa đi cải tạo. Riêng chồng cô vẫn bặt vô âm tín.
Nhà đấu tranh người Duy Ngô Nhĩ Kakharman Khozamberdi cho rằng “tất cả những người thể hiện khuynh hướng tôn giáo, tầng lớp tăng lữ, những sinh viên đặt quá nhiều câu hỏi… đều là đối tượng bị nhắm đến. Mục đích là loại mọi ý thức bản sắc Duy Ngô Nhĩ hay Kazakhstan và thay vào đó là bản sắc Trung Hoa”.

Còn theo phân tích của nhà nghiên cứu chính trị người Kazakhstan, Rasul Jumaly, Trung Quốc đang tiến hành “chính sách đồng hóa nhanh chóng với những phương tiện triệt để”. Ông giải thích : “So sánh với thời Liên Xô, Trung Quốc tương đối tự do : ở Tân Cương, người ta thấy có nhiều trường học, báo chí bằng tiếng Kazakhstan hoặc Duy Ngô Nhĩ, nhiều hơn cả Kazakhstan có vào thời thuộc Liên Bang Xô Viết. Nhưng dự án Một Vành đai, Một Con đường mang tính chiến lược rất lớn đối với giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Ưu tiên chính của họ là bình ổn khu vực, bỏ qua những lời chỉ trích của cộng đồng quốc tế”, như yêu cầu được đến kiểm chứng thông tin của Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet, bức thư gửi của khoảng 15 đại sứ phương Tây ở Bắc Kinh gửi đến ông Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), bí thư tỉnh Tân Cương.

Trong khi đó, theo xã luận của Le Monde, phần lớn các quốc gia Hồi Giáo không dám lên tiếng về thảm cảnh của sắc dân theo đạo Hồi ở Tân Cương vì sợ làm mất lòng Bắc Kinh. Chính quyền Astana hiện vẫn để các hiệp hội phi chính phủ lên tiếng bảo vệ quyền của người Kazakhstan bị giam ở Trung Quốc, nhưng không dám chính thức phản đối vì quá lệ thuộc vào nước láng giềng, đặc biệt trong dự án Con đường Tơ lụa mới.









BƯỚC VÀO MỘT NĂM ĐẦY ẨN SỐ (Nguyễn Văn Huy - Thông Luận)




31/12/18

Thư đầu năm

Thế giới từ giã một năm 2018 đầy thử thách để bước vào một năm 2019 đầy ẩn số. 2018 đã là một năm rất khó khăn cho dân chủ. Trong khi chế độ cộng sản Trung Quốc của Tập Cận Bình lộng hành và tiếp sức cho chế độ độc tài Nga của Putin lộng hành thì nước Mỹ của Donald Trump trên thực tế đã đào ngũ khỏi liên minh các nước dân chủ sau những tuyên bố ngang ngược đầy giọng đả phá.

Trong suốt hai năm, ở chức vụ tổng thống Mỹ, Donald Trump chưa bao giờ bày tỏ, dù chỉ là một lần, một quan tâm nào đối với các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền, ngay cả tình người. Hơn thế nữa, ông hầu như không bỏ lỡ một cơ hội nào để khiêu khích các nước đồng minh và bày tỏ cảm tình với các tay độc tài sát nhân như Vladimir Putin, Kim Jong-un và Tập Cận Bình. Và dĩ nhiên Trump cũng không hề phiền lòng trước những bản án chính trị cực kỳ thô bạo tại Việt Nam. Khối NATO, lực lượng quân sự của liên minh dân chủ phương Tây, chỉ còn trên giấy tờ chừng nào Trump vẫn còn cầm quyền.

Lời nói là hành động chính trị quan trọng nhất, và bằng lời nói Trump đã gây rất nhiều đổ vỡ cho dân chủ trên thế giới. Trump cũng phá hoại dân chủ bằng hành động cụ thể. Mỹ rút khỏi Cao ủy Nhân quyền và Tổ chức Văn hóa Giáo dục Liên Hiệp Quốc làm yếu đi định chế quốc tế lớn nhất đặt nền tảng trên nhân quyền với chức năng ngăn chặn các xung đột và các vi phạm luật pháp quốc tế. Liên Hiệp Quốc chưa làm tròn được sứ mạng của nó nhưng cũng đã đạt được những kết quả khả quan theo chiều hướng thăng tiến dân chủ, như buộc các quốc gia phải báo cáo định kỳ về nhân quyền trong những năm gần đây. Liên Hiệp Quốc cần được tăng cường nhưng đang yếu đi vì Trump.

Quyết định mới nhất của Trump là bội ước, rút quân khỏi Syria để mặc cho Nga, Iran và chính quyền diệt chủng al-Assad tiêu diệt các lực lượng dân chủ mà chính Mỹ đã khuyến khích thành lập và sau đó hỗ trợ. Chủ nghĩa cô lập vốn đã là một cám dỗ truyền thống của Mỹ nhưng lần này Donald Trump đẩy mạnh hơn, Mỹ không chỉ tự cô lập với thế giới mà với cả các nước thuộc Châu Mỹ, kể cả hai nước láng giềng Canada và Mexico. Donald Trump không chỉ khiến nước Mỹ xa cách với các nước khác mà còn cố tách rời nước Mỹ khỏi các giá trị đạo đức như tôn trọng các cam kết, liên đới với những người nghèo khổ, hoạn nạn. Nước Mỹ cũng chia rẽ như chưa bao giờ thấy và yếu đi.

Nếu nước Mỹ dân chủ của Donald Trump co cụm lại thì Trung Quốc chuyên chính của Tập Cận Bình đang tiếp tục bung ra bành trướng sự hiện diện và ảnh hưởng trên khắp thế giới, đặc biệt là Châu Phi và gần đây cả Châu Mỹ La Tinh, qua chiến lược Vành Đai và Con Đường. Các chế độ độc tài bạo ngược được Trung Quốc tài trợ, khuyến khích và củng cố. Trung Quốc không xét lại mà còn huênh hoang quảng bá mô hình chuyên chính của mình. Thế giới quá phẫn nộ với Donald Trump đến nỗi quên đi cuộc chiếm đóng thô bạo Tây Tạng và hàng triệu người đang bị giam giữ trong các trại tập trung tại Tân Cương. Cũng bị quên đi cuộc chiếm đóng bán đảo Crimea và những vụ ám sát những người đối lập của chế độ tội ác Putin.

Bối cảnh thế giới còn ảm đạm hơn khi người ta ý thức rằng Châu Âu, thành trì vững nhất hiện nay của dân chủ, sẽ rất khó có được những hành động tầm vóc để bảo vệ trật tự dân chủ vào giữa lúc chính mình cũng đang bối rối đương đầu với việc nước Anh ra đi và với sự trỗi dậy khắp nơi của các lực lượng dân túy. Pháp, một trong những cột trụ của Liên Hiệp Châu Âu, đang rã rượi vì phong trào phản đối Áo Vàng và sẽ còn bất lực khá lâu với một tổng thống đã mất gần hết uy tín. Câu hỏi đặt ra và có thể khiến nhiều người bi quan là phải chăng đà tiến của dân chủ trên thế giới đã khựng lại và bị đảo ngược ?

Hơn lúc nào hết những người dân chủ cần bình tĩnh và sáng suốt để ý thức rằng đây chỉ là những trở ngại nhất thời mà làn sóng dân chủ nào cũng đã gặp.

Hãy nhìn lại làn sóng dân chủ thứ ba bắt đầu bằng cuộc cách mạng hoa cẩm chướng năm 1974 tại Portugal mà thành quả lớn nhất là đánh gục chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế. Nó đã được tiếp theo ngay sau đó bằng hàng loạt chiến thắng lớn của cộng sản tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Angola, Ethiopia, Afghanistan, Nicaragua v.v. So với giai đoạn đó thì những khó khăn hiện nay của làn sóng dân chủ thứ tư mà chúng ta đang sống không là bao. Nhưng rồi sau đó Liên Xô và các chế độ cộng sản Đông Âu sụp đổ và chủ nghĩa Marx Lenin bị ném vào sọt rác lịch sử.

Những lý do cụ thể để chúng ta giữ vững lòng tin cũng đã có thể nhìn thấy. Quần chúng Mỹ đã bắt đầu thấy được những tác hại mà Donald Trump gây ra không chỉ cho thế giới mà còn cho chính nước Mỹ. Ảo tưởng và ngộ nhận đang qua đi, nhường chỗ cho thất vọng và phẫn nộ. Trump chắc chắn sẽ thảm bại trong cuộc bầu cử năm 2020 trừ khi bị truất phế trước đó. Có mọi triển vọng ngay trong năm 2019 này cảm tình dành cho ông sẽ xuống thấp tới mức mà dù trơ lì tới đâu Trump cũng không thể ngang ngược như trong hai năm qua. Tại họa Trump đang qua đi.

Sự sụp đổ của chế độ cộng sản Trung Quốc cũng không còn ngờ vực được nữa, như loạt bài gần đây của ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đã phân tích. Tất cả chỉ còn là vấn đề của một vài năm. Tập Cận Bình hiện nay không khác Napoléon đầu thế kỷ 19 : ào ạt xông ra trước khi kiệt sức và gục ngã.

Bước vào năm 2019, dù đang ở trong một thời điểm đầy hỗn loạn, chúng ta có mọi lý do để tin rằng làn sóng dân chủ thứ tư vẫn tiếp tục tràn tới để cuốn đi những chế độ cộng sản còn lại và nó sắp gia tăng vận tốc. Đất nước sẽ có dân chủ trong một ngày không còn xa.

Trong niềm tin đó, tôi lại thêm một dịp được hân hạnh thay mặt Khối Truyền thông Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên gửi tới quý độc giả và thân hữu lời chúc một năm mới tràn đầy niềm vui và ý chí tiếp tay đưa đất nước vào Kỷ Nguyên Dân Chủ.

Nguyễn Văn Huy





ĐIỀU ĐÁNG NÓI LÀ SỰ ĐỘC ÁC (Adam Serwer - The Atlantic)




Adam Serwer  - The Atlantic 
Sydney Tran dịch
Posted on December 31, 2018 by editor

Tổng thống Trump và những người ủng hộ tìm đến nhau bằng niềm vui trên sự đau khổ của những người họ ghét và sợ.

Trên một cách nhìn, Viện Bảo tàng Lịch sử và Văn hóa cho người Mỹ da đen là một bản liệt kê của sự tàn ác. Xen lẫn giữa những câu chuyện về lòng kiên trì, những bi kịch và một vài chiến thắng hiếm hoi của người da đen là các hiện vật của sự vô nhân đạo và man rợ. Người ta có thể thấy những gông cùm nhỏ dành cho trẻ em, cái áo choàng đỏ rực của “pháp sư” Ku Klux Klan, và những bản ghi âm người biểu tình đòi dân quyền bị cảnh sát đánh đập tàn bạo.

Nhưng cái làm tôi nhớ nhất, như một ánh sáng chói lóa bắt tôi phải nhắm mắt, là những bức ảnh treo cổ. Kế đến là hình ảnh của những xác người bị đốt cháy hoặc bị tùng xẻo. Nhưng chi tiết khắc sâu vào tâm trí của tôi nhất là những khuôn mặt của đám đàn ông da trắng trong đám đông.

Hình : Thomas Shipp và Abram Smith bị treo cổ ở Indiana năm 1930, . Nguồn: https://countercurrents.org/2017/06/29/lynching-mobs-street-violence-and-stifled-democracy/

Trong tấm hình treo cổ Thomas Shipp và Abram Smith ở Indiana năm 1930, một người đàn ông da trắng âu yếm cầm tay vợ hoặc bạn gái của mình, miệng cười toe toét trước ống kính. Trong một tấm hình khác không biết chụp lúc nào tại thành phố Duluth thuộc tiểu bang Minnesota, một nhóm người đàn ông da trắng cũng cười toe toét bên cạnh hai cơ thể trần truồng bị trói vào cột đường. Một người đàn ông da trắng đang cố chen vào để được chụp hình, miệng hắn cười rộng đến hở cả lợi. Có tấm hình chụp một đám đông đàn ông da trắng đang quây quần bên xác của một người bị thiêu chết, xác vẫn còn cháy âm ỉ. Trong hình có một ông da trắng mặc bộ com-plê, đội mũ fedora miệng cười rạng rỡ.

Thời gian đã xóa nhòa tên tuổi của họ. Nhưng những người đàn ông cười cợt này đã một thời là anh, là con trai, là chồng, hoặc là cha của ai đó. Họ là con người, nhưng là những loại người tìm vui trong sự tàn nhẫn của việc hành hạ người khác đến chết. Họ đã tự hào đến nổi họ muốn được chụp ảnh để cả thế giới biết những gì họ làm. Sự tàn nhẫn làm họ thoả dạ, tự hào, và sung sướng. Và nó làm cho họ cảm thấy gần gũi với nhau hơn.

Thời đại của Trump là một cơn lốc của sự tàn ác khó có thể theo dõi hết. Chỉ trong tuần này, chính quyền Trump đã tìm cách thanh lọc hơn 193.000 trẻ em dựa trên sắc tộc của chúng[i]. Tụi nó là con cháu của những người nhập cư từng nằm trong tình trạng được bảo vệ tạm thời mà nay đã bị chính quyền thu hồi.

Đối với những đứa trẻ bị tách rời khỏi cha mẹ tại biên giới, bộ Nội An đã nói dối về việc lập danh sách để chúng có thể đoàn tụ với gia đình[ii]. Tòa Bạch Ốc đang xét lệnh ngưng cấm cung cấp giấy thông hành cho các sinh viên đến từ Trung Quốc[iii]. Họ từ chối cung cấp giấy thông hành cho cho các nhân viên nước ngoài có vợ chồng đồng tính[iv]. Tại một cuộc biểu tình ở Mississippi, đám đông ủng hộ Trump hò reo khi ông ta chế giễu Christine Blasey Ford[v]. Bà Ford, một giáo sư về tâm lý học, là người tố cáo Brett Kavanaugh (người được Trump đề cử làm thẩm phán Tối Cao Pháp viện trọn đời) khi còn là thiếu niên đã hãm hiếp bà. Đám đông đồng la hét: “Bỏ Tù Nó”

Ngay cả khi nguời ta tin rằng bà Ford bịa đặt hoặc có nhầm lẫn về chi tiết thì việc Trump chế nhạo lời khai của bà ta là bằng chứng của sự tổn thương mà những nạn nhân sách nhiễu tình dục phải gánh chịu. Bất cứ ai từng ngại ngùng, không muốn tố cáo là mình bị sách nhiểu tình dục vì sợ người ta không tin thì bây giờ chỉ cần nhìn cách cư xử của Trump để thấy rằng nỗi sợ hãi của mình đã thành sự thật. Khi cái ác được chấp nhận thành thói quen thì người ta không kiềm chế được nó nữa.

Có một mối liên hệ mật thiết giữa cái ác trong các chính sách của chính quyền Trump và thói quen mắng mỏ đối thủ trước đám đông ủng hộ ông. Như Lili Loofbourow đã viết về vụ Kavanaugh[vi], khi những thằng con trai hành xử ác ôn với phái yếu thì sự khinh miệt nạn nhân làm chúng cảm thấy gần gủi, gắn bó với nhau hơn. Đám đàn ông da trắng trong những tấm hình treo cổ cũng vậy. Chúng không chỉ vui cười vì những gì chúng làm, mà chúng vui cười vì chúng đã làm những điều đó chung với nhau.

Chúng ta có thể nghe những tiếng cười ác độc như vậy trong suốt thời đại của Trump.

Nhân viên tuần tra biên giới cười khi các đứa trẻ khóc ròng vì bị tách rời khỏi gia đình của chúng[vii], một cố vấn của Trump làm nhóm kỳ thị da trắng cười khi ông ta chế nhạo một đứa bé mắc bệnh Down bị tách ly khỏi mẹ nó[viii].[ix] Cảnh sát cười rú khi Trump khuyến khích họ ngược đải người bị nghi là phạm tội[x], Fox News chế giễu người sống sót sau vụ thảm sát ở hộp đêm Pulse[xi], Laura Ingraham chế nhạo người bị tấn công tình dục khi họ phản đối Thượng nghị sĩ Jeff Flake [xii], Hanity chế nhạo các phụ nữ tố cáo Trump đã xách nhiễu tình dục họ[xiii], Laura Ingraham công kích những thiếu niên sống sót sau vụ bị bắn tại trường Parkland.[xiv]

Trump đã chế giễu nhại giọng của người Puerto Rico [xv] ngay sau khi hàng ngàn người thiệt mạng và hàng chục ngàn người phải di cư bởi cơn bão Maria. Trump chế nhạo các vận động viên da đen phản đối những vụ giết người phi lý của cảnh sát[xvi]. Trump chế nhạo những phụ nữ của phong trào #MeToo[xvii], và Trump chế nhạo một phóng viên bị khuyết tật chỉ vì anh ta đã tường trình trung thực về ông.

Không chỉ những người độc ác cảm thấy thích thú mà họ cùng có thích thú chung với nhau. Họ chia sẻ tiếng cười trên sự đau khổ của người khác và những tiếng cười đó là keo sơn gắn bó họ với nhau và với Trump.

Tuy ít được thừa nhận, nhưng hành động tìm niềm vui trên sự đau khổ của người khác là một bản chất của con người. Giữa hai lằn ranh của sự trêu chọc của đám trẻ mới lớn và những người đàn ông da trắng cười cợt trong các tấm ảnh treo cổ là đám người ủng hộ Trump. Họ đã xây dựng một bè nhóm cùng niềm vui trên nỗi thống khổ của những người khác họ. Qua mẩu số chung là sự tàn nhẫn, họ đã tìm được giải pháp cho đời sống hiện đại nhưng nhỏ nhen và cô đơn của họ.

Tiếng cười là nền tảng của sự giả dối hằng ngày của Trump và những người làm việc cho ông . Họ thề trung thành và cam kết củng cố một nền tảng dân chủ mặc dù họ không bao giờ có ý định tôn trọng nó. Trump đã đòi xử tử năm thiếu niên da đen và người Latinh mặc dù họ không bị phạm tội[xviii]. Những người ủng hộ Trump vỗ ngực xưng tên là các nhà đấu tranh cho tự do ngôn luận nhưng đối với Hillary Clinton hoặc với các phụ nữ tố cáo đã bị lạm dụng tình dục thi họ hô hào “Bỏ tù nó!”

Chính cái phong trào vận động bầu cử cho một tổng thống muốn cấm nhập cư dựa trên sự kỳ thị tôn giáo, khuyến khích cảnh sát đối xử tàn bạo với các nghi phạm, kết liễu hàng ngàn gia đình nhập cư bất hợp pháp thì bây giờ đang than thở vì bị tố tụng.

Nhưng đây không phải là một vấn đề khó hiểu. Nó phản ánh một nguyên tắc khá rõ ràng: Chỉ có Trump và đồng minh của ông ta, chỉ những người ủng hộ ông ta và những người được ông ta phong chức mới được hưởng các quyền lợi và được sự bảo vệ của pháp luật. Và nếu cần thiết, họ có quyền nằm trên pháp luật. Những thành phần khác, như chúng ta, chỉ đáng hưởng sự ác độc tùy lúc nào họ họ thích. Đây là cách “chia để trị” và làm giàu của kẻ mạnh.

Tờ New York Times hôm thứ ba đã báo cáo rằng sự giàu có của Trump phần lớn là do những mưu đồ lừa đảo[xix]. Trump đã trở thành triệu phú khi còn là một đứa trẻ, và tài sản của ông ta thừa hưởng vẫn tồn tại mặc dù ông làm ăn rất lơ mơ. Trump không phải giàu nhờ giỏi. Trump và các cố vấn của ông đã làm giàu trên xương máu của những người đóng thuế; họ đã tìm cách mua chuộc các cơ quan hành pháp liên bang để bảo vệ cho bản thân và phe nhóm của họ, và họ đã lợi dụng cơn bốc đồng đen tối nhất của nước Mỹ để làm lợi cho bản thân. Mặc dù vậy, nếu muốn được thành công trong sự lừa đảo, họ phải cần đến sự tàn ác.

Kỹ năng thật duy nhất của Trump là sự lừa đảo; niềm tin cơ bản duy nhất của Trump là chỉ những người đàn ông da trắng dị tính theo đạo Cơ Đốc mới có quyền thừa hưởng nước Mỹ; và niềm vui đích thực duy nhất của Trump là sự sự tàn nhẫn. Chính sự tàn nhẫn và niềm vui trên sự đau khổ của người khác là sợi dây liên kết những người ủng hộ nhiệt tình nhất của Trump và ông ta.

Những người họ khinh bỉ và ghét sợ là dân nhập cư, cử tri da đen, những người đấu tranh cho nữ quyền, và những người đàn ông da trắng mà họ cho là phản bội vì đã đồng cảm với nhóm người trên. Họ cho rằng nhóm người này sẽ đánh cắp quyền thừa hưởng nước Mỹ của họ.

Khả năng Trump thực hành được sự ác độc qua lời nói và hành động làm cho họ hừng chí. Nó làm cho họ thỏa dạ, tự hào, hạnh phúc, và đoàn kết. Và miễn sao Trump cho họ những cảm giác đó thì họ sẽ để Trump làm gì thì làm, mặc kệ cái giá mà họ phải trả.

Hình : Bức ảnh bức tượng đồng  tên “Giơ lên”, một phần trưng bầy tại Đài tưởng niệm hòa bình và công lý quốc gia ở Montgomery, Alabama. Nguồn: Brynn Anderson / AP.

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc Thể lệ “trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: — The Cruelty Is the Point | Adam Serwer | The Atlantic | OCT 3, 2018.

— Điều đáng nói là sự độc ác |SYDNEY TRAN | Facebook |SUNDAY, DECEMBER 30, 2018.




View My Stats