30/12/2018
Và tại sao Cuba một thời lừng danh là Đảo Ngọc vẫn
mãi vướng vào vòng “hiên ngang Cuba”?
Cuba
vẫn hiên ngang
Sau một khoảng thời gian ngắn hy vọng và thấp thỏm đợi
chờ, giờ đây, thế giới yêu chuộng tự do và tiến bộ đã thực sự thất vọng não nề
về Cuba và buồn thương cho nhân dân Cuba. Ngày 22-12 vừa qua, quốc hội Cuba đã
hoàn tất dự thảo cuối cùng về bản hiến pháp mới, theo đó, đảng cộng sản vẫn độc
tôn lãnh đạo, không có đa đảng đa nguyên, tuy nhiên bản dự thảo hiến pháp mới
khẳng định kinh tế thị trường là điều cần thiết.
Không phải lúc nào những vẻ đẹp rực rỡ và nhiệm màu
của tự do- dân chủ- nhân quyền cũng chiến thắng sự khao khát quyền lực tột độ của
các chế độ độc tài. Nhân loại, trên con đường phát triển và hoàn thiện, luôn
luôn bị những thế lực đen tối quấy phá, tấn công. Tuy vậy, thực tế đã chứng
minh rằng, tự do- dân chủ- nhân quyền luôn có giá trị lớn lao hơn bạo lực và cấm
đoán của độc tài, và tự do- dân chủ- nhân quyền luôn luôn là đích đến, là khát
khao mãnh liệt của thế giới tiến bộ.
Đó là hai hình ảnh trái ngược nhau giữa hai nước
Đông Đức và Tây Đức. Cùng chung chủng tộc, cùng chung ngôn ngữ và văn hóa,
nhưng Tây Đức với thiết chế tự do- dân chủ- nhân quyền đã biến đất nước thành
cường quốc, con người hết sức bao dung và độ lượng. Trong khi đó, Đông Đức với
thiết chế độc tài, đã có một nền kinh tế kiệt quệ, con người tồn tại bằng nghi
kỵ và giả dối. Cộng hòa liên bang Đức sau khi thống nhất đất nước đã nhanh
chóng xóa mờ sự khác biệt giàu nghèo giữa hai miền đông- tây, nhưng đã 30 năm
trôi qua, đất nước này vẫn không thể xóa bỏ hết những nỗi đau tâm hồn và trí tuệ
tồn đọng trong tâm thế những người dân đã sống trong chế độ độc tài. Bằng chứng
sống động là, kỹ năng làm việc trong các doanh nghiệp của người dân vùng đông
chỉ có giá trị bằng 67% của người dân vùng tây.
Còn đó một Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên để đối sánh về
giá trị của tự do- dân chủ- nhân quyền và quái thai độc tài gia tộc. Cuối những
năm 1965 trở về trước, Bắc Triều Tiên có đầy đủ trọn vẹn những cơ sở công nghiệp
do Nhật Bản để lại, có nhiều tài nguyên khoáng sản, trong khi Hàn Quốc không có
gì, nên có thu nhập trên đầu người cao gấp đôi Hàn Quốc. Nhưng chỉ 5 năm sau,
nghĩa là vào năm 1970, Hàn Quốc đã đuổi kịp Bắc Triều Tiên về thu nhập
trên đầu người. Vào năm 1989, khi thực sự có thiết chế dân chủ, Hàn Quốc đã
nhanh chóng trở thành một quốc gia giàu có và sáng tạo, có nhiều thương hiệu nổi
tiếng thế giới như Samsung, Huyndai…, con người Hàn Quốc nhân bản cao cả và
giàu lòng vị tha. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên có gì ngoài đói nghèo, bất hạnh
và ngu muội?
Lãnh thổ Hongkong và Đài Loan được điều hành bởi người
Hoa như chính người Hoa điều hành đất nước Trung Quốc. Nhưng với thiết chế dân
chủ lâu đời được người Anh dày công xây dựng, Hongkong đã mau chóng thịnh vượng,
trở thành trung tâm tài chính và dịch vụ của cả Châu Á, con người Hongkong cũng
đầy chất yêu thương và dung dị, có văn hóa cao. Lãnh thổ Đài Loan chỉ thực sự
có dân chủ khoảng hơn 20 năm, nhưng thiết chế dân chủ đã giúp Đài Loan nhảy vọt
về kinh tế với thu nhập 26.000 USD/ người/ năm, gấp 3 lần “kỳ tích” Trung Quốc.
Cũng là người Hoa, nhưng người Hoa Đài Loan nói nhỏ, ăn nhẹ, lịch sự không như
người Hoa Trung Quốc ăn to nói lớn, bất lịch sự, thô lỗ cục cằn và nhiều bạo lực.
Điều gì làm nên sự khác biệt đó, tất cả là câu chuyện của thể chế. Một thể chế
xấu sẽ tạo ra những kỳ quái, một thể chế tốt sẽ tạo ra những điều tốt đẹp.
Zimbabwe và Venezuela cách đây 40-20 năm là những đất
nước có thiết chế tự do- dân chủ- nhân quyền. Hai đất nước này là điển hình về
thành công kinh tế- xã hội ở Châu Phi và Nam Mỹ với sự giàu có, ổn định và hạnh
phúc. Nhưng khi hai đất nước này vướng vào vòng kim cô độc tài (Zimbabwe vướng
vòng độc tài vào năm 1979, Venezuela vướng vòng độc tài vào năm 1998), cả hai
đã tụt dốc không gì cưỡng được. Hiện tại, đói khát, thiếu thực phẩm, thuốc men
y tế, bệnh tật hoành hoành và lạm phát kỷ lục đang hành hạ nhân dân hai nước.
Chừng đó dẫn chứng liệu có đủ sức thuyết phục về các
giá trị của tự do- dân chủ- nhân quyền, về quái đản độc tài chưa nhỉ? Và tại
sao Cuba một thời lừng danh là Đảo Ngọc vẫn mãi vướng vào vòng “hiên ngang
Cuba”?
Vừa
biết xây, vừa giỏi phá
Cộng đồng mạng trên toàn thế giới đang thể hiện nhiều
trạng thái tâm lý và nhận thức khác nhau về một hình ảnh lạ đời ở Trung Quốc:
người dân Bắc Kinh đang chụp hình tự sướng (selfie) với những chiếc khẩu trang
bịt kín mặt. Một người bình luận: “Tự sướng mà thế này ư, thật quái gở”. Một
người khác bình luận: “ Một kiểu tự sướng độc đáo”. Ai đó xót xa: “Tự sướng có
nghĩa là che giấu nỗi đau”…..
Selfie kiểu Trung Quốc!
Tháng 12-2018, tròn 40 năm mở cửa về kinh tế, Trung
Quốc đã đạt được một số thành quả. Trước khi mở cửa, Trung Quốc đắm chìm trong
đói khát, nội chiến- chiến tranh, loạn lạc của những khát vọng điên rồ. Hiện tại,
GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đang ở mức 8600 USD/ người/năm, thuộc mức
trung bình thấp, và chính thức rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp, nếu biết rằng,
GDP của Hongkong là 38.000 USD/ người/ năm, Đài Loan là 26.000 USD/ người/ năm,
còn Macau thì cao ngất trời 120.000 USD/ người/ năm. Tại sao cũng là chủng tộc Hán
cả, tại sao cùng chung ngôn ngữ, văn hóa, tập tính nhưng các vùng này có sự
cách biệt về thu nhập bình quân tính trên đầu người quá cách biệt?
Đó
là câu chuyện của thể chế chính trị. Hongkong, Makau đều
là những vùng đất mà Trung Quốc tô nhượng cho hai quốc gia tư bản là Anh và Bồ
Đào Nha. Và hai quốc gia tư bản này đã thiết lập thiết chế dân chủ lên Hongkong
và Makau. Giàu có và thịnh vượng nhanh chóng đến. Đài Loan chỉ thực sự có dân
chủ vào khoảng 20 năm sau khi Tưởng Kính Quốc quyết tâm từ bỏ thiết chế độc tài
mà cha ông kiên quyết thực hiện. Thịnh vượng kéo đến.
Trung
Quốc đã 40 năm mở cửa kinh tế nhưng không hề mở cửa chính trị. Hàng trăm triệu người dân Trung Hoa đại lục vốn chịu thương chịu khó, giỏi
kinh doanh, giỏi kiến trúc đã phải kinh doanh và làm việc trong một môi trường
có quá nhiều cấm đoán. Trong một môi trường không hề có tự do, sáng tạo đã
không xuất hiện trong xã hội Trung Quốc. Tài năng và thiên phú của nhân dân
Trung Quốc chỉ được phát huy một phần rất nhỏ, phần lớn nhất đã bị tiêu hao
trong một xã hội không có tự do. Với các phẩm tính đã trở thành thuộc tính, người
dân Trung Quốc xứng đáng nhận được nhiều hơn rất nhiều mức 8600 USD/ người/
năm!
Để có được khoản thu nhập trung bình thấp, Trung Quốc
đã phải trả giá đắt cho việc phát triển bằng mọi giá, phát triển thiếu trách
nhiệm với tự nhiên, với cộng đồng. Thiên nhiên và mội trường ở Trung Quốc bị
tàn phá nghiêm trọng. Trong sách Chết Bởi Trung Quốc, GS Peter Navarro cho rằng,
Trung Quốc phải mất hàng trăm năm, hàng chục ngàn tỉ USD để có hệ sinh thái như
thời điểm vào năm 1978- thời điểm mở cửa kinh tế.
Ở Bắc Kinh, người dân chụp hình tự sướng với những tấm
khẩu trang kín mít và nặng nề. Tấm hình này chính là sự thể hiện nỗi đau tột
cùng khi môi trường bị tàn phá không thương tiếc, nỗi đau của tâm hồn bị bóp
méo bởi những ảo tưởng ngây dại.
Từ trước đến nay, người cộng sản trên toàn thế giới
không biết xây chỉ giỏi phá. Riêng người cộng sản Trung Quốc lại có đặc thù
khác: họ vừa biết xây vừa giỏi phá.
No comments:
Post a Comment