Tú Anh – RFI
Đăng ngày 30-12-2018
Chủ
nhật 30/12/2018 là ngày Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình
Dương CP-TPP, bắt đầu có hiệu lực, tạo nên một vùng mậu dịch tự do gồm 11 nước
châu Mỹ, châu Á và châu Đại Dương. Đây là một sáng kiến của Washington, đề xuất
năm 2008, nhưng cuối cùng lại vắng mặt Hoa Kỳ vì Donald Trump rút lui.
Câu chuyện lịch sử của TPP là một tiến trình chính
trị đầy biến động thăng trầm. Vòng đàm phán đầu tiên bắt đầu vào năm 2008 với
12 thành viên. Tổng thống Mỹ Barack Obama, với ưu tư ngăn chận mối đe dọa Trung
Quốc, đã nhiệt tình thúc đẩy dự án hợp tác đầy cao vọng từ kinh tế, thương mại
cho đến bảo vệ môi trường, cải thiện mức sống và quyền lợi của người lao động của
mỗi nước.
Nhưng từ khi Barack Obama rời Nhà Trắng đầu năm
2017, Hoa Kỳ cũng rời TPP, cho dù hiệp định bao hàm những biện pháp tự do hóa
thương mại quốc tế. Tổng thống Donald Trump không mặn mà với chủ trương đa
phương, do vậy bỏ TPP chỉ là phát súng đầu tiên.
Nhưng Donald Trump không ngồi đời đời ở ghế tổng thống
Mỹ. Vì lợi ích lâu dài, đại cường Nhật Bản cùng nhiều thành viên khác đã không
để cho hiệp định TPP biến thành giấy lộn.
Với sự thúc đẩy của thủ tướng Shinzo Abe, hiệp định
TPP trở thành CP-TPP có thêm từ "toàn diện và tiến bộ", đồng thời để
ngỏ cho Hoa Kỳ tái hội nhập trong tương lai.
---------------------------------
Thùy Dương – RFI
Đăng ngày 30-12-2018
Tổng
thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm
vào ngày hôm qua 29/12/2018. Chủ tịch Trung Quốc hy vọng mỗi bên đều tiến một
đoạn đường để đạt được thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên, cho toàn thế giới và
nhanh nhất có thể. Trên Twitter, tổng thống Mỹ cũng lạc quan viết : « Chúng ta
đang hướng tới một thỏa thuận. Nếu đạt được, thỏa thuận đó sẽ bao trùm rộng khắp
nhiều lĩnh vực và liên quan tới nhiều tranh chấp. Chúng ta đang đạt được những
bước tiến lớn ».
Tuy nhiên, theo thông tín viên RFI Grégoire Pourtier
từ New York, dường như những tham vọng lớn của Trung Quốc sẽ còn khiến Hoa Kỳ cảm
thấy bị đe dọa và phải dè chừng thêm trong những năm tới :
« Dùng cây gậy và củ cà rốt là một trong những chiến
thuật thương thuyết của tổng thống Donald Trump. Sau khi áp các lệnh trừng phạt
thương mại nhắm vào Bắc Kinh và dọa tăng thuế nhiều hơn nữa, ông Trump nay lấy
làm vui mừng trước các cuộc thảo luận mang tính tích cực, nhằm hướng tới một thỏa
thuận bao trùm trên nhiều lĩnh vực.
Thế nhưng, khi khiêu khích Trung Quốc, một siêu cường
kinh tế thế giới, thì tổng thống Mỹ cũng phải cảnh giác. Nếu tổng thống Donald
Trump vẫn duy trì được quan hệ « cá nhân » tốt đẹp với đồng nhiệm Tập Cận Bình,
người mà ông đã nói chuyện qua điện thoại ngày hôm qua, thì hai nước vẫn không
nương tay với nhau.
Trong tin nhắn Twitter mới nhất, Donald Trump tỏ ra
lạc quan nói rằng mọi tranh chấp giữa hai nước sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, với
các tham vọng lớn của Trung Quốc, không chỉ trong lĩnh vực thương mại, cuộc đọ
sức với Mỹ có thể sẽ còn kéo dài thêm một thời gian nữa. »
--------------------------------
BBC Tiếng Việt
30 tháng 12 2018
"Có
tiến bộ lớn" là lời Tổng thống Donald Trump mô tả mối quan hệ hiện tại giữa
Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ông Trump cho biết ông và Chủ tịch Tập Cận Bình đã
có cuộc điện đàm hôm thứ Bảy và các cuộc đàm phán đang "diễn ra rất tốt".
Tuy nhiên ông không cho biết thêm chi tiết cụ thể về
những tiến bộ lớn này là gì.
Trong khi đó Tân hoa xã xác nhận rằng đã có một cuộc
hội đàm nhưng cẩn trọng hơn trong ngôn từ.
Theo kênh CCTV, ông Tập khen ngợi Hoa Kỳ đã tìm kiếm
"một mối quan hệ Trung-Mỹ hợp tác và xây dựng".
Đây là một điều hơi bất thường vì ông Trump luôn là
bên xác nhận cuộc hội đàm với ông Tập.
Tình
hình cuộc chiến thương mại
Khi còn tranh cử, ông Trump cam kết sẽ tìm kiếm các
thỏa thuận thương mại công bằng hơn cho Hoa Kỳ, và đổ lỗi cho hoạt động thương
mại của Trung Quốc khiến các doanh nghiệp Hoa kỳ trở nên kém cạnh tranh hơn.
Ông Trump sau đó áp đặt thuế quan đối với một số sản
phẩm của Trung Quốc, bao gồm các mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp như túi xách
và gạo.
Trung Quốc đã phản ứng bằng hiện vật, và hai nền
kinh tế lớn nhất thế giới cuối cùng đã áp mức thuế hàng trăm tỷ đô la lên hàng
hóa của nhau.
Hoa Kỳ đã đánh thuế số hàng hóa Trung Quốc trị giá
khoảng 250 tỷ với mức thuế mới từ tháng 7 và Trung Quốc đã trả đũa bằng cách áp
thuế đối với số hàng hóa trị giá 110 tỷ của Hoa Kỳ.
Các mức thuế quan Hoa Kỳ và Trung Quốc áp đặt lên nhau
Nhưng đến đầu tháng 12, sau khi gặp nhau tại hội nghị
thượng đỉnh G20 ở Bueno Aires - cuộc gặp song phương lần đầu tiên kể từ khi cuộc
chiến thương mại bắt đầu.
Ông Trump đồng ý không tăng thuế đối với hàng hóa
Trung Quốc từ 10% lên 25% vào 1/1/2019 và Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc sẽ mua một
lượng "rất đáng kể" các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng.
Tuy nhiên, các chi tiết cụ thể của thỏa thuận này vẫn
chưa được giải quyết.
Các nhà đàm phán của Bắc Kinh và Washington đã liên
lạc trong những tuần gần đây và các cuộc đối thoại trực tiếp có thể diễn ra vào
tháng Một.
No comments:
Post a Comment