Ralph
Jennings - VOA
28/12/2018
Theo giới quan sát, khi Luật An ninh mạng của Việt
Nam có hiệu lực vào ngày 1/1/2019, những ai đăng bài chống chính phủ trên mạng
hay gây phương hại đến không gian mạng có thể sẽ bị bắt giam. Dựa trên các dữ
liệu do các công ty mạng cung cấp, bao gồm cả Facebook, chính quyền sẽ thu thập
bằng chứng truy tố người dùng mạng xã hội. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích,
Việt Nam vẫn lưu ý đến vai trò của nền kinh tế kỹ thuật số vừa mới nổi, nên sẽ
không đóng cửa các trang mạng này giống như Trung Quốc đã thực hiện.
Từ lâu, Việt Nam đã cố gắng cân bằng giữa việc áp dụng
một nền Internet tự do xem như là một biện pháp để giúp tăng trưởng kinh tế và
thực thi các biện pháp cứng rắn đối với điều Giám đốc Quốc gia Lâm Nguyễn của
công ty nghiên cứu thị trường IDC gọi là “các thảm họa kỹ thuật số.” Song song
đó, Việt Nam ngày càng mạnh tay trừng phạt các tiếng nói bất đồng chính kiến
trên mạng xã hội.
Một dự thảo nghị định về Luật An ninh mạng có hiệu lực
từ ngày 1/1/2019, sau 18 tháng soạn thảo, sẽ giúp chính phủ cộng sản đạt được
các mục tiêu này bằng cách ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện một số
công việc giám sát.
Bất chấp sự phản đối của công ty Google và Facebook,
các mạng xã hội toàn cầu cũng như các nhà cung cấp thương mại điện tử và email
có thể sẽ bị yêu cầu lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, theo Luật An ninh
mạng.
Ông Lâm Nguyễn cho biết thêm rằng các công ty mạng
cũng có thể sẽ phải dùng tới biện pháp thay thế, đó là sẽ tự kiểm duyệt, giao nộp
dữ liệu người dùng và xóa một số nội dung nhất định.
Tăng cường
an ninh mạng
Theo số liệu của LHQ, Việt Nam xếp hạng 101 trong số
165 quốc gia dễ bị tấn công mạng.
Trong một bài bình luận trên Cyber Research
Databank, ông Emilio Iasiello, nhà phân tích tình báo không gian mạng, viết: “Từ
trước đến nay, Việt Nam yếu kém trong vấn đề an ninh mạng.”
Báo Việt Nam News đưa tin, trong tám tháng đầu năm
2018, các websites trong nước đã hứng chịu hơn 6.500 cuộc tấn công bằng mã độc.
Việt Nam chưa chặn các trang mạng xã hội do các công
ty nước ngoài cung cấp, vốn có thể được sử dụng để truyền bá các thông tin “chướng
tai, gai mắt”. Cũng như các quốc gia châu Á khác, Việt Nam đang cố gắng phát
triển một nền kinh tế kỹ thuật số. Nhưng Việt Nam không có các mạng nội địa dễ
kiểm soát để thay thế cho các trang mạng nước ngoài giống như Trung Quốc.
Ông Lâm Nguyễn cho biết: “Rõ ràng, cộng đồng doanh
nghiệp và người dùng mạng mong sẽ tránh được sự kiểm duyệt Internet, vì nền
kinh tế thương mại kỹ thuật số đang phát triển và mong muốn có một nền tảng cho
phép tự do ngôn luận và tự do bày tỏ ý kiến.”
Có khoảng 70% trong số 92 triệu dân Việt Nam sử dụng
internet, với 53 triệu người dùng mạng xã hội.
Các công ty
Internet đa quốc gia phản đối
Sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng
vào tháng 6/2018, có đến 17 dân biểu Hoa Kỳ gửi thư cho công ty Google và công
ty Facebook, kêu gọi không lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, đồng thời
thiết lập “các hướng dẫn minh bạch” trong việc xóa bỏ nội dung và công bố số lượng
các yêu cầu xóa bài đăng trên mạng.
Vào đầu tháng 12, các công ty Facebook, Google và
các công ty Internet nước ngoài khác cho biết thông qua một nhóm vận động hành
lang rằng các yêu cầu lưu dữ liệu sẽ cản trở đầu tư, cản trở tăng trưởng kinh tế
tại Việt Nam. Luật An ninh mạng cũng yêu cầu các công ty có hơn 10.000 người
dùng mạng trong nước phải thiết lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Trả lời cho bài viết này, Facebook nói rằng họ vẫn
“cam kết với cộng đồng của mình tại Việt Nam và giúp các doanh nghiệp Việt Nam
phát triển cả trong và ngoài nước.”
Ông Lâm Nguyễn nói rằng các nhà cung cấp dịch vụ
Internet cũng lo ngại rằng Luật An ninh mạng trao cho Bộ Công an quá nhiều quyền
lực, vượt thẩm quyền, không “đúng quy trình.”
Các nhà
hoạt động lo ngại
Các blogger và các nhà hoạt động tin rằng cùng với
việc thực thi Luật An ninh mạng, Việt Nam sẽ gia tăng đàn áp các tiếng nói chỉ
trích chính phủ. Hàng loạt các blogger trong nước đã bị bắt từ 2016 cho đến
nay.
Các nhà phân tích và các thông tin trên mạng cho rằng
chính quyền sẽ có thể thu thập danh tính người dùng trên mạng, cả hồ sơ và dữ
liệu về bạn bè của họ.
Blogger và
nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng ở Hà Nội nói với VOA: “Luật này bót nghẹt quyền tự do
thông tin, xâm phạm đời tư cá nhân, và là một công cụ theo đó trao thêm quyền
cho lực lượng công an, họ toàn quyền xâm phạm một cách thô bạo, thậm chí thay mặt
cả tòa án ra phán quyết gây ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet của người dân.”
Các nhà hoạt động Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các
phương tiện truyền thông Internet để đăng bài, đặc biệt là các tin tức về bất
công xã hội, ô nhiễm môi trường, cũng như tệ quan chức tham nhũng.
Ông Vũ Quốc
Ngữ, một blogger ở Hà Nội và đồng thời là Tổng Giám đốc của tổ chức phi lợi nhuận
Người Bảo vệ Nhân quyền nói: “Luật An ninh mạng sẽ có một tác động rất lớn đối với giới bất đồng
chính kiến và các nhà hoạt động online ở Việt Nam. Đó sẽ là một công cụ để bịt
miệng giới bất đồng chính kiến, những người phản biện xã hội, và các nhà hoạt động
nói chung.”
----------------------------------
XEM
THÊM
RFA
2018-12-26
2018-12-26
Việc
làm bất thường
Theo văn bản của Bộ quy tắc, người làm báo không được
đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền
hoặc các mục đích không trong sáng khác; không đưa ra các quan điểm, chia sẻ cá
nhân, hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trái với nội dung, quan điểm của tác
phẩm báo chí mà bản thân đã viết, đăng tải và trái với quan điểm của cơ quan
báo chí nơi mình công tác.
Các nhà báo Việt Nam không được bình luận, nhận xét,
chia sẻ các thông tin mang với mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng
tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng,
đối ngoại có yếu tố phức tạp, nhạy cảm, thái độ tích cực mang tính xây dựng của
cộng đồng và sự đồng thuận xã hội.
Người làm báo còn không được thông tin vụ việc chưa
kiểm chứng, gây hoang mang trong dư luận, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh
tế, xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc người thi
hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm của công dân...
Đây là các nội dung chính trong 8 điều quy tắc ứng xử
trên mạng xã hội của nhà báo do Hội Nhà báo Việt Nam công bố và có hiệu lực từ
ngày 1/1/2019.
Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang khẳng định với chúng
tôi rằng điều này không được bình thường, vì nhà báo cũng là công dân mà tất cả
điều luật đối với công dân đều đã có rồi nên việc ban hành quy định này là điều
dư thừa và không cần thiết.
“Tôi nghĩ rằng nhà báo cũng là một công dân cũng chịu
hình phạt của bộ luật hình sự cho nên động tác của hội nhà báo đưa ra là thừa
và không cần thiết, bó hẹp quyền công dân của nhà báo, nhà báo cũng là công dân
đúng ra nhà báo phải có quyền lực lớn hơn, được ưu ái hơn về quyền lực nay còn
thua kém cả một công dân thì tôi thấy nó không hợp lý.”
Ngoài ra, nhà báo Võ Văn Tạo còn nói thêm rằng nhà
nước do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo nên họ muốn quy định điều gì thì họ sẽ
ra quy định chứ không cần nó có hợp lý hay không và nhà nước không quan tâm đến
việc đó.
Còn đối với nhà báo Phạm Thành, chủ trang mạng Bà Đầm
Xòe thì quy định của Hội Nhà Báo vừa nêu chỉ là trò lừa dân và vớ vẩn của cơ
quan lập ra. Ông cho hay:
“Tưởng như là nếu là bạn đọc thông thường thì cho rằng
đó là một quy định tốt cho người nghe về những thông tin sạch thông tin đúng
cho người cần được tiếp cận nhưng đấy chỉ là tư duy ấu trĩ thôi, đó là không biết
tình hình của các quan chức cộng sản tự cho mình là thông tin đúng thôi. Đấy là
trò để lừa dân người ta không biết gì thôi, còn những nhà báo những người có
trình độ là người ta thừa biết đó chỉ là nhũng trò vớ vẩn mà thôi, ấu trĩ của
cơ quan lập ra. Thế nhưng nó lại có tác dụng răn đe một số nhà báo tự do run sợ
đi, không dám mạnh dạng tự tin vào mình nữa.”
Đồng thời, nhà báo Phạm Thành còn trao đổi thêm rằng,
hiện nay thông tin lan truyền trên mạng cơ bản 90% là đúng sự thật, bình luận từ
70-80% đúng với thực tế, nếu thông tin liên tục như thế sẽ tạo được lòng tin chứ
không cần truyền thông nhà nước chính thống.
Qui định
khó thực thi
Tại buổi công bố quy tắc sử dụng mạng xã hội đối với
người làm báo Việt Nam, ông Hồ Quang Lợi phó chủ tịch hội nhà báo Việt Nam nhấn
mạnh rằng: việc ban hành quy tắc là cơ sở quan trọng để hội đồng xử lý vi phạm
đạo đức nghề nghiệp ở các cấp để xử lý những hành vi vi phạm đạo đức của người
làm báo khi tham gia mạng xã hội.
Nhà báo Võ Văn Tạo khẳng định rằng, ông hoàn toàn
không đồng ý với điều đó bởi vì đạo đức nhà báo không phải nằm ở chuyện đó. Ông
giải thích:
“Tôi nghĩ là đạo đức báo chí không phải là chỗ đó,
mà đạo đức là anh có đưa tin đúng sự thật hay không, khách quan hay không có vậy
thôi. Thế còn nói theo quan điểm chính trị này, chính trị kia thì chuyện đó không
phải là đạo đức gì cả. Mà ở Việt Nam thì cứ quy vào việc chính trị, cái gì cũng
chính trị hóa hết lạ lùng là ở chỗ đó. Thế nên nhiều người bị trừng phạt oan uổng
với những việc chính trị hóa mọi lĩnh vực đời sống xã hội.”
Còn nhà báo Phạm Thành thì cho rằng đó chỉ là trò mà
người xưa gọi là “bắt cóc bỏ đĩa”, bởi vì theo nhà báo việc đưa nguồn tin lên mạng
là một điều không khó và có nhiều cách khác nhau. Cho nên để quy định chế tài xử
lý các nhà báo như vậy là việc vô cùng khó và bất khả thi.
“Bởi vì người ta có thể cung cấp thông tin cho bạn
bè chiến hữu hoặc thậm chí họ lập một nick khác họ đưa lên thì cái đó cũng chỉ
là dọa vớ vẫn thôi, mấy trò trẻ con thôi. Và nó cũng thể hiện một cái sự bất lực
trong quản lý yếu kém, trong nền tảng thông tin bùng nổ, không chạy theo kỹ thuật
đó để quản lý như thế nào cho đúng thì lại gom lại bắt người ta bưng bít thông
tin của chế độ cộng sản độc tài lâu nó vẫn làm như vậy. Cho nên bắt được một
người như thế là vô cùng khó khăn, làm sao bắt được.”
Bộ Quy tắc Sử dụng Mạng Xã Hội đối với nhà báo được
đưa và có hiệu lực trùng với thời điểm Luật An Ninh Mạng của Việt Nam được thi
hành.
Giới quan tâm cả trong và ngoài nước đều cho rằng những
biện pháp như thế đều nhằm xiết chặt quyền tự do ngôn luận mà báo giới cũng
không là ngoại lệ.
No comments:
Post a Comment