Wednesday 31 August 2022

GORBACHEV : HY VỌNG TAN THÀNH MÂY KHÓI (Đàn Chim Việt)

 



Gorbachev: Hy vọng tan thành mây khói  

Đàn Chim Việt

31/08/2022

https://www.danchimviet.info/gorbachev-hy-vong-tan-thanh-may-khoi/08/2022/26966/

 

https://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2022/08/190301-reagan-gorbachev-ap-773-696x464.jpeg

Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan tại cuộc gặp tay đôi ở Reykjavik ngày 12 tháng 10 năm 1986. (Ảnh REUTERS/Denis Paquin)

 

Mikhail Gorbachev được phương Tây thương tiếc và xem là một chính khách lừng lẫy, một nhân vật đã giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh, nhưng sự ra đi của ông đã nhận được phản ứng lạnh lùng ở Nga. 

 

Nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, qua đời ở tuổi 91 tại một bệnh viện ở Moscow sau hai năm bệnh nặng. 

 

Anatoly Verbin, một cựu phóng viên gốc Nga của  Reuters nhớ lại những năm tháng của Gorbachev với những hy vọng đã tan thành mây khói.

 

VUI SAO NƯỚC MẮT LẠI TRÀO

 

Không có từ nào tốt hơn để diễn tả cảm xúc của tôi, cảm xúc của nhiều người trong giới trí thức Liên Xô, khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền và thực hiện những cải cách mà thế giới biết đến như perestroika và glasnost. 

 

Đó là sự hưng phấn khi được giải phóng, có tự do và hy vọng.

 

Những thay đổi tưởng chừng như không thể tưởng tượng được bỗng chốc trở thành hiện thực, hiện thực đến độ nhiều người vẫn hoài nghi. Bạn biết chưa? Bạn nghe chưa? Bạn đã đọc chưa?…

 

Bạn có biết nhà bất đồng chính kiến ​​Andrei Sakharov không còn bị lưu đày ở Gorky? Bạn có nghe nói đích thân Gorbachev đã gọi điện thoại cho Sakharov và yêu cầu nhà khoa học trở lại Moscow và tiếp tục “các hoạt động yêu nước”?

 

Và Sakharov đã làm y như vậy. Ông được bầu làm đại biểu tại Quốc hội, nơi tập hợp đại diện của tất cả 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô, lần đầu tiên được bầu tự do kể từ cuộc cách mạng Bolshevik.

 

Sakharov đã bước lên bục vào ngày khai mạc trong lúc thảo luận có nên bầu Gorbachev làm người đứng đầu ủy ban thường vụ hay không, dù ai cũng hiểu đó là chuyện đương nhiên. Ông mạnh dạn tuyên bố “Tôi ủng hộ Gorbachev, nhưng ủng hộ có điều kiện.”

 

Vào ngày cuối cùng của phiên họp kéo dài hai tuần, ông nắm micrô và phát biểu rằng đất nước cần phải cải cách triệt để hơn.

 

Gorbachev, rõ ràng là lộ vẻ khó chịu, tắt âm thanh nhưng không nhận ra rằng, mặc dù hội trường không còn nghe tiếng nói của Sakharov, phần còn lại của đất nước vẫn nghe được, vì khi đó truyền hình vẫn phát trực tiếp.

 

Đó là một dấu hiệu nhỏ cho thấy Gorbachev, dù không bịt miệng phe đối lập, vẫn muốn kiểm soát tốc độ và hướng đi của quy trình mà ông đã bắt đầu.

 

CHẠM TRÁN Ở ĐIỆN KREMLIN

 

Quay ngược lại thời gian hai năm trước khi đến cuối mùa xuân năm 1991, khi tôi cùng một nhóm nhà báo vẫn bám cứng Gorbachev ở tòa nhà quốc hội bên trong Điện Kremlin. Một số vệ sĩ vẫn đi cùng để bảo vệ ông.

 

Một người trong nhóm nhà báo chúng tôi đã lớn tiếng hỏi những câu đại loại như: “Mikhail Sergeyevich, có những tin đồn dai dẳng rằng nhiều người xung quanh ngài không hài lòng về những cải cách của ngài và có ý định loại bỏ ngài.”

 

Tôi chưa bao giờ thấy Gorbachev tức giận đến thế. Gần như muốn nhổ nước bọt, ông phủ nhận những tin đồn và bất kỳ gợi ý nào cho rằng có sự rạn nứt trong giới lãnh đạo.

 

Nhưng vào ngày 19 tháng 8 năm 1991, chính những người vệ sĩ đó đã tham gia một cuộc đảo chính khiến Gorbachev bị cô lập ba ngày tại biệt thự nghỉ dưỡng của ông ở Crimea.

Trong ba ngày đó, tôi đang ở Nhà Trắng để tường trình chuyện Boris Yeltsin, đối thủ của Gorbachev, lãnh đạo cuộc đảo chính và đắc cử tổng thống.

 

Vụ đảo chính nhanh chóng thất bại và Gorbachev quay trở lại để cố gắng lần chót cứu Liên Xô để nước này trở thành một hình dạng nào khác. Nhưng trước cuối năm đó, Yeltsin và lãnh đạo các nước cộng hòa thuộc Liên Xô đã giải thể Liên bang, Gorbachev mất việc.

 

DI SẢN CỦA GORBACHEV

 

Ở cấp độ toàn cầu, Gorbachev đã thay đổi tiến trình lịch sử thế kỷ 20 theo hướng tốt đẹp hơn. Ông đóng một vai trò lớn để kết thúc Chiến tranh Lạnh; ông đã không chống lại hoặc sử dụng vũ lực để ngăn chặn sự tan rã của Hiệp ước Warsaw, để yên cho các quốc gia cộng sản Đông Âu đi theo con đường riêng của họ; và ông đã rút quân đội Liên Xô khỏi Afghanistan để bớt tốn xương máu một cách vô ích.

 

Nhưng trên phương diện quốc gia, Gorbachev phần lớn đã thất bại. Những cải cách trong chính sách “perestroika” của ông không thể làm mới và bảo tồn Liên bang Xô viết. Quyền tự do ngôn luận – “glasnost” – mà ông hô hào đã biến mất hoàn toàn đối với công dân của hơn một nửa các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, trước hết là Nga, nơi các nhà lãnh đạo độc tài ít chấp nhận hoặc không dung thứ những người đối lập.

 

Tôi không thể tưởng tượng được sự dằn vặt của Gorbachev nếu tâm trí ông vẫn tỉnh táo vào ngày 24 tháng 2, khi quân đội Nga xâm lược Ukraine. Ông ấy có thể tự hỏi mình thuộc về nước nào, vì mẹ ông là người Ukraine, và cha của Raisa, người vợ quá cố yêu quý của ông cũng là người Ukraine.

 

Gorbachev đã thể hiện một phần con người của mình, mà tôi chưa từng thấy trước đây, trong bộ phim tài liệu “Thiên đường” do Vitaly Mansky thực hiện vào năm 2020.

 

Tướng người mập mạp và đi đứng khó khăn, nhưng vẫn tỉnh táo, ông né tránh khéo léo những câu hỏi hóc búa và tự hào về thành tích của mình – nhưng ông chỉ thực sự sống động khi nói về người bạn tri kỷ.

 

“Ý nghĩa trong cuộc sống? Không còn nữa,” ông nói. “Có – khi Raisa còn sống.” Sau một vài ly vodka, ông hát nhỏ và nhẹ nhàng bằng tiếng Ukraina trong cảm giác như một dư âm của thời gian hai người còn bên nhau.

 

CƠ HỘI ĐÃ MỞ, VÀ ĐÃ KHÉP

 

Trên phương diện cá nhân, tôi vĩnh viễn biết ơn Gorbachev. Trước perestroika, thật vô lý khi nghĩ rằng một người như tôi – một cựu thành viên của đoàn thanh niên Cộng sản Komsomol, con trai của một giảng viên triết học Mác-Lênin – lại có thể làm phóng viên được cấp phép cho một hãng tin phương Tây. Gorbachev giúp tôi có thể sống cuộc sống do mình lựa chọn, chứ không phải được quyết định bởi vì tôi được sinh ra ở xứ Liên Xô cộng sản.

 

Bây giờ tôi thấy thật thấm thía khi nhớ lại bài phát biểu từ chức của ông vào ngày 25 tháng 12 năm 1991: “Chúng ta đã tự mở cửa với thế giới, từ bỏ can thiệp vào công việc của người khác, từ bỏ sử dụng quân đội vượt ra ngoài biên giới đất nước – và đáp lại, chúng ta đã nhận được sự tin tưởng, đoàn kết và tôn trọng. Chúng ta đã trở thành một trong những nền tảng quan trọng để chuyển đổi sang một nền văn minh hiện đại dựa trên nền tảng dân chủ hòa bình.”

 

Đáng buồn thay, với cuộc chiến ở Ukraine, tất cả những chuyện này đã bị phá bỏ. Có thể nó cũng chỉ mới bắt đầu, giống như Gorbachev vừa mới qua đời.

 

Hãy yên nghỉ, Mikhail Sergeyevich, và xin cảm ơn ông.

 

Đàn Chim Việt

 





GORBACHEV, YELTSIN, TẠI SAO DÂN CHỦ HÓA THẤT BẠI TẠI NGA? (Nguyễn Việt Anh)

 



Gorbachev, Yeltsin, Tại sao dân chủ hóa thất bại tại Nga?   

Nguyễn Việt Anh

31-08-2022  03:00  

https://www.facebook.com/thong.luan.1/posts/pfbid02QxAAtRwM2iVYuLSetfDCBPo6EMbhbu5WfNxfrNu7m6fgYJPFXvb4JEfytwuZNaSJl

 

Sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga đã đứng trước một cơ hội đổi đời, nhưng nó đã thất bại trong cuộc chuyển hóa về dân chủ, để rồi cuối cùng bị cai trị bởi một chế độ độc tài mafia của Putin. Có phải ngẫu nhiên mà nước Nga thất bại dân chủ hóa?

 

Để giải đáp câu hỏi này, đầu tiên chúng ta hãy cùng trở lại trường hợp Gorbachev, một nhân vật ít nhiều có yếu tố quyết định tới sự sụp đổ của Liên Xô và mở ra một kỷ nguyên mới cho thế giới. Nhiều người cho rằng chúng ta phải cảm ơn Gorbachev, vì ông là người chính thức khai tử chế độ cộng sản Xô Viết. Dù người ta có nhiều quan điểm khác nhau về ông, không thể phủ nhận rằng ông dũng cảm vì ông dám nói ra một phần sai lầm của mình trong khi giới chính trị gia thường hiếm khi thừa nhận lỗi lầm của họ. Gorbachev đã từng thừa nhận cộng sản là một thứ chủ nghĩa dối trá, bịp bợm và cả nửa đời ông đã phục vụ cho sự dối trá, bịp bợm ấy. Ông đã từng tuyên bố, đáng lẽ ra ông phải rời khỏi cái đảng ấy sớm hơn thế. Nhiều người từng chỉ trích Gorbachev là thành vẫn hữu khuynh trong đảng cộng sản, cho rằng ông là người đã phản bội lại lý tưởng của mình, để cho chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, Gorbachev không hề muốn Liên Xô sụp đổ, thậm chí ông còn là một trong những người cộng sản trung kiên nhất bảo vệ Đảng.

 

Gorbachev là một sản phẩm của chế độ, ông trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô không phải nhờ thân phương Tây, mà bằng cách thăng tiến trong bộ máy của Đảng. Gorbachev lên cầm quyền vào năm 1985, thời điểm Liên Xô và khối cộng sản gặp nhiều khó khăn lớn. Người tiền nhiệm của ông Leonid Brezhnev đã đánh đổi hết nguồn tiền mà Nga thu được từ thập kỉ vàng của dầu mỏ (1960-1970) để chi viện cho các cuộc chiến bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô tại chiến trường Trung Đông và chạy đua vũ trang với Hoa Kì. Khi giá dầu mỏ thế giới tụt dốc thì Liên Xô rơi vào tình trang chao đảo khó khăn về kinh tế và xã hội, nhà nước hoàn toàn kiệt quệ về tài chính. Trong khi đó, sự nhất trí trong nội bộ khối Cộng Sản đã suy yếu đi trông thấy, đảng cộng sản tại nhiều nước đều trên tâm thế rã hàng và Liên Xô không còn đủ sức can thiệp quân sự hay viện trợ để cứu các quốc gia vệ tinh Đông Âu của mình một khi cách mạng xảy ra. Bản thân đảng cộng sản Liên Xô cũng lung lay và tê liệt. Trước những tình hình đó, Gorbachev được chọn để tiến hành một cuộc cải tổ bắt buộc để cứu lấy một chế độ đang có nguy cơ sụp đổ.

 

Có hai chính sách quan trọng mà Gorbachev đã thực hiện. Ngay khi lên cầm quyền Gorbachev đề xuất giảm 50% việc vận hành vũ khí hạt nhân và hướng về kết thúc chiến tranh lạnh dù không được chấp thuận hoàn toàn. Năm 1988, chính quyền Gorbachev đã cho phép các cá nhân được kinh doanh quy mô nhỏ như các cửa hàng và tiệm ăn, quán café dưới chính sách Perestroika (Tái Thiết). Theo nghĩa đó, tư nhân được phép hoạt động và thu về lợi nhuận dù nhà nước vẫn kiểm soát mức giá và phần lớn các phương tiện sản xuất. Các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu được phép hoạt động ở Liên Xô. Như năm 1990, người ta thấy cửa hàng Mc Donald đầu tiên được mở tại Moscow.

 

Glasnost (Mở/ Minh Bạch) cho phép đất nước tự do hơn về mặt chính trị, việc chỉ trích đảng cộng sản và các quan chức diễn ra công khai khiến nhiều quan chức phải từ chức. Vào đại hội thứ 19 của Đảng năm 1988, điều 6 Hiến Pháp quy định đảng cộng sản là lãnh đạo duy nhất của đất nước đã bị hủy bỏ. Các đảng phái bắt đầu được hoạt động tự do, mở rộng thảo luận và bầu cử. Và lần đầu tiên các đảng viên đảng cộng sản bội thất của tại địa phương.

Gorbachev đã được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình vì ông đã tạo điều kiện thuận lợi để bức tường Bá Linh sụp đổ trong hòa bình. Ông đại diện cho thế hệ lãnh đạo Liên Xô đầu tiên sinh ra sau thế chiến thứ nhất, trẻ trung và ít giáo điều. Gorbachev cũng được xem như một nhân vật thân thiện với phương Tây. Tuy nhiên, trong mọi phát ngôn trước công chúng và báo chí phương Tây Gorbachev đều “lên án mạnh mẽ” mọi âm mưu phá hoại sự ổn định và cầm quyền của đảng cộng sản và khối Liên Bang Xô Viết. Gorbachev chưa bao giờ có ý định dẹp bỏ đảng cộng sản và dân chủ hóa đất nước, cuộc cải tổ của ông được thực hiện nhằm mục đích cứu vớt đảng cộng sản. Các chính sách cải tổ như Glasnost hay Perestroika của Gorbachev hầu hết đều nửa vời nhằm giúp đảng cộng sản Liên Xô ứng phó với những tình huống khẩn cấp của thời đại. Nhưng thay vì cứu được Đảng Cộng Sản Liên Xô, các cải tổ trên góp phần đẩy nhanh mâu thuẫn và quá trình sụp đổ của nó.

 

Sau khi Gorbachev từ chức, đất nước Nga bước vào một giai đoạn chuyển tiếp cực kì quan trọng. Chính quyền mới một mặt phải giải quyết những hậu quả to lớn do chế độ cộng sản để lại, một mặt phải tiến hành công việc dân chủ hóa đất nước. Vào thời điểm này, không khí lạc quan dân chủ tràn ngập nước Nga bất chấp những khó khăn hiện tại về kinh tế, đại đa số dân chúng đều đồng thuận rằng nước Nga cần đi đến việc dân chủ hóa đất nước. Tuy nhiên, một điều nghịch lý là giới đối lập Nga hoàn toàn không có một sự chuẩn bị nào để đáp lại nguyện vọng dân chủ của nhân dân và cho cuộc chuyển hóa vĩ đại này.

 

Yeltsin là một cựu quan chức cộng sản sau trở thành một chính trị gia đối lập và được bầu là tổng thống đầu tiên của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ. Có lẽ thực tâm ông mong nước Nga có được dân chủ như phần lớn các nước phương Tây. Tuy nhiên, cũng như các lãnh đạo Nga thời hậu cộng sản khác khác, Yeltsin thuộc về một tầng lớp thế hệ cũ còn chưa dứt khoát được tâm lý độc tài. Ông không có một tư tưởng, một viễn kiến nào cho nước Nga dân chủ hết sức mới mẻ này, ông cũng không có một đội ngũ chính trị đủ để thực hiện cuộc chuyển hóa về dân chủ. Dưới sự lãnh đạo của mình, Yelstin có tới bốn lần thành lập các chính phủ. Các chính quyền này đều tồn tại trong ngắn hạn và thất bại.

 

Sau khi lên nắm quyền, Yeltsin cho mời một nhóm trí thức bởi Igor Timirovich Gaidar tham gia chính quyền để giải quyết bài toán kinh tế của Nga. Một thời gian không lâu sau đó, Yeltsin loại Gaidar khỏi chính quyền để liên minh với nhóm quan chức cựu cộng sản Viktor Chernomyrdin khi các chính sách cải tổ được đề xướng bởi Gaidar vẫn đang được tiến hành dang dở.

 

Năm 1993 chứng kiến những căng thẳng trong chính trường Nga. Các chương trình cải cách kinh tế nửa vời của Yeltsin làm tình hình kinh tế xấu đi (năm 1992 tăng trưởng kinh tế chạm đáy -19%). Nhiều chính trị gia ra mặt chống chính sách cải tổ nửa vời của Yeltsin, yêu cầu một cải tổ triệt để. Điều này dẫn đến một cuộc tranh chấp quyền lực giữa tổng thống và Quốc Hội và cuối cùng kết thúc bằng một cuộc bạo lực khiến tới hàng trăm người chết và bị thương. Để dàn xếp cuộc khủng hoảng năm 1993, Yeltsin mời Gaidar trở lại thành lập một chính quyền mới mà thực chất chỉ nhằm mục đích ổn định tình hình và bảo toàn hình ảnh của Yeltsin như một nhân vật cải tổ trong con mắt của nhân dân Nga và cộng đồng quốc tế. Ngay sau khi tình hình ổn định, Gaidar bị buộc phải rời khỏi chính quyền.

 

Mùa hè năm 1997, Yeltsin thành lập một nhóm ‘những người cải tổ trẻ” gồm hai nhân vật tiêu biểu Anotoli và Boris Nemtsov. Nhóm này được thành lập để mang lại bộ mặt mới cho chính quyền Yeltsin, và một mặt vẫn tiếp tục thực hiện những chính sách cũ đã chứng tỏ thất bại từ những ngày đầu.

 

Vào tháng Ba năm 1998 khi thời điểm bầu cử bắt đầu đến gần, Yeltsin cho mời Sergei Kirienko về làm thủ tướng. Chính quyền Yeltsin-Kirienko cố gắng trong tuyệt vọng cải thiện tình hình và đối phó với sự bất mãn, chán nản của quần chúng ngày một dâng cao. Để rồi năm 2000, Yeltsin biết rõ là sẽ thất cử trong cuộc bầu cử tổng thống sắp đến nên đã “nhường ngôi” lại cho Putin. Cũng từ đây, nước Nga quay trở lại chế độ độc tài chống phương Tây.

 

Nước Nga tuột mất cơ hội chuyển hóa về dân chủ và quay trở lại thành một chế độ độc tài khác. Chúng ta có thể giải thích sự thất bại đó như thế nào? Vào thời điểm chín muồi của cuộc cách mạng dân chủ tại Nga, giới đối lập nước này hoàn toàn yếu ớt, họ hoạt động trong các tổ chức xã hội dân sự lẻ tẻ, không có năng lực tham gia vào tiếp quản đất nước Nga hậu cộng sản. Tại Nga thời điểm bấy giờ, hoàn toàn thiếu một tổ chức chính trị đối lập có uy tín và tầm vóc. Một điều nghịch lý là phần lớn những người tiếp quản nhà nước dân chủ mới thành lập là những cựu quan chức cộng sản, từ bỏ Đảng Cộng Sản để đứng về phía dân chủ đại diện bởi Yeltsin. Họ là những con người vụng về, thiếu viễn kiến và hoàn toàn không phù hợp để tiếp quản một đất nước chuyển tiếp lên dân chủ. Yeltsin không hề có lấy một đội ngũ, một tổ chức chính trị đàng hoàng, ông thành lập chính phủ bằng cách triệu tập những nhân vật cải cách vào chính quyền của mình, rồi lại sẵn sàng đuổi họ một cách tùy tiện. Chính quyền Yeltsin tiếp quản đất nước một cách vụng về và cẩu thả.

 

Yeltsin tiếp tục cho tư nhân hóa lĩnh vực công từ thời Gorbachev, với hy vọng sự phát triển của tư nhân sẽ thúc đẩy nền kinh tế. Nhưng ông thậm chí còn không đưa ra một định nghĩa cụ thể về mặt luật pháp như “tư nhân hóa” hay “sở hữu” là gì và phải được tiến hành như thế nào? Quá trình tư nhân hóa này đã giải giáp toàn bộ hệ thống kinh tế chỉ huy dưới thời Liên Xô, nhưng sự cẩu thả của chính sách tư nhân hóa đã dẫn tới sự hình thành của một tầng lớp tư bản cơ hội, những kẻ nhanh chóng chiếm đoạt các khối tài sản mà trước đây thuộc về nhà nước. Giới tư bản này nhanh chóng bắt tay với quyền lực chính trị, trở thành cái móng vững chắc cho một chế độ độc tài mới của Nga.

 

Sự vụng về của Yeltsin còn vô tình gây ra những cuộc xung đột sắc tộc không đáng có. Nga vốn là một nước có tình hình khá phức tạp về sắc tộc, Stalin còn làm tình hình đó phức tạp hơn bằng cách lưu đầy những người thuộc cộng đồng thiểu số khỏi lãnh thổ của họ. Vào những năm đầu của thập niên 90 Yeltsin cho phép những dân tộc thiểu số trở về vùng đất của mình. Đây là một quyết định được chào đón, tuy nhiên ông đã không lường trước được hậu quả rằng tranh chấp lãnh thổ có thể xảy ra. Cụ thể, sau chiến tranh lạnh, người Inguish bị Liên Xô kết án “hợp tác với phát xít”. Vào năm 1944, quân đội được triển khai để tiến hành trục xuất những người thuộc cộng hòa Inguish, mọi cố gắng chống trả đều dẫn tới cái chết. Họ bị mang đi tới Kazakhstan, vùng đất xa lạ cách hàng ngàn cây số từ quê hương của mình. Những người Ossetian sau đó đến sinh sống trên vùng đất trống và trở thành chủ sở hữu của vùng đất này. Vì không có sự tính toán kĩ lưỡng, cho nên khi những người Ingush được trở về vùng đất của họ vào tháng mười năm 1992 thì bạo lực, xung đột tranh chấp đất ngay lập tức xảy ra.

 

Từ một viễn cảnh dân chủ với một tương lai tươi đẹp có được năm 1991, nước Nga kết thúc bởi chế độ độc tại mafia của Putin. Đây không phải một sự kiện diễn ra ngẫu nhiên, nó là kết quả của lối làm chính trị vụng về, vô tổ chức và thiếu một dự án chính trị nghiêm chỉnh. Hậu quả của tiến trình dân chủ hóa thất bại thì quá rõ. Nga là đất nước rộng nhất thế giới với 145 triệu dân. Nó có nguồn khoáng sản phong phú và có một nền văn minh tương đối. Ngày nay, Nga là một nước hầu như không biết sản xuất, chế tạo. Hoạt động kinh tế của Nga chủ yếu là khai thác dầu mỏ, than đá và khí đốt. Nga tụt hậu hơn rất nhiều so với các nước châu Âu khác và thế giới nói chung, đang không ngừng vươn lên về công nghệ-kĩ thuật.

 

Việt Anh (1/1/2019)

https://www.thongluan.blog/.../chung-ta-hoc-uoc-gi-tu-mot..

 

===============================

 

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

31-08-2022  00:30   

GORBACHEV ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG NOBEL VỀ HOÀ BÌNH (Nguyễn Gia Kiểng)

Gorbachev, người đã giúp cho Liên Xô, một đế quốc sừng sỏ một thời, tan rã trong hoà bình, đã qua đời hôm qua. Nhân đây xin chia sẻ lại với các bạn đọc một bài viết của ông Nguyễn Gia Kiểng vào năm 1990. Trong bài viết này, tác giả đã mong rằng ĐCSVN, lực lượng đã noi gương Liên Xô trong mọi sai lầm, sẽ học theo Liên Xô trong chọn lựa đứng đắn vào phút cuối cùng. Nhưng không. Sự tăm tối và thiển cận của ĐCSVN …

Xem thêm

 





MIKHAIL GORBACHEV, NGƯỜI THAY ĐỔI THẾ GIỚI, QUA ĐỜI (Hiếu Chân / Saigon Nhỏ)

 



 

 

Mikhail Gorbachev, người thay đổi thế giới, qua đời

Hiếu Chân  -  Saigon Nhỏ

30 tháng 8, 2022

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/mikhail-gorbachev-nguoi-thay-doi-the-gioi-qua-doi/

 

Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo đã chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô Viết - đã qua đời hôm Thứ Ba 30 Tháng Tám 2022 tại Moscow

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/GettyImages-138531768.jpg

Mikhail Gorbachev, nguyên Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên xô và Tổng thống đầu tiên của Nga trong một cuộc họp báo sau khi hội đàm với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ở Iceland năm 1986. Ảnh Bryn Colton/Getty Images.

 

Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo đã đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của Liên bang Xô Viết – đã qua đời hôm Thứ Ba 30 Tháng Tám 2022 tại Moscow ở tuổi 91 – truyền thông quốc tế dẫn nguồn tin từ thông tấn xã nhà nước Nga cho biết.

 

Ông Gorbachev sinh ngày 2 Tháng Ba năm 1931 trong một gia đình nông dân có nguồn gốc hỗn hợp Nga và Ukraine tại làng Privolnoye, thuộc vùng Stavropol phía Nam nước Nga. 

Ông là Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô thứ tám và cuối cùng, lên nhậm chức vào năm 1985, giữa lúc Liên Xô bị tụt hậu về mọi mặt so với phương Tây. Để thổi luồng sinh khí mới vào nền kinh tế và xã hội trì trệ của Liên Xô, ông đề xướng các chương trình “perestroika” (cải cách) và “glasnost” (cởi mở, minh bạch); chủ trương thay đổi đường lối kinh tế kế hoạch hóa do nhà nước tập trung kiểm soát bằng một hình thức kinh tế thị trường, đi kèm với cải tổ hệ thống chính trị và nới lỏng các quyền tự do dân sự, làm ấm quan hệ với phương Tây. 

 

Thế giới biết đến ông như kiến ​​trúc sư của “perestroika” và “glasnost” đã dẫn tới sự tan rã các chế độ cộng sản bén rễ sâu suốt 70 năm ở Liên Xô và Đông Âu. Trong khi đó, ở trong nước, ông bị đổ lỗi đã gây ra tình trạng nghèo đói và hỗn loạn kinh tế do nới lỏng quyền kiểm soát tập trung các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp và sản xuất công nghiệp và nhất là đã làm mất vị thế siêu cường của Liên Xô.

 

“Tôi không né bớt trách nhiệm về những cải cách tôi đã khởi xướng, bởi vì tôi vẫn tin tưởng sâu sắc rằng chúng rất quan trọng và cuối cùng sẽ mang lại hạnh phúc cho Tổ quốc của tôi và sẽ có lợi cho thế giới,” ông Gorbachev viết trong một cuốn sách nhan đề “Cuộc sống và những cải cách”, xuất bản năm 1995 sau khi ông bị đẩy khỏi chính trường nước Nga.

 

Sự kiện ông từ chối sử dụng vũ lực để đàn áp các phong trào đòi tự do ở Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu năm 1989-1990, việc ông quyết định bãi bỏ kiểm duyệt các phương tiện truyền thông và thúc đẩy tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng; đặc biệt việc ông quyết định rút quân đội Liên Xô ra khỏi Afghanistan sau gần mười năm chiếm đóng nước này và ký kết một thỏa thuận hạn chế vũ khí hạt nhân tầm trung với Hoa Kỳ đã giúp ông được ngưỡng mộ ở nước ngoài và ông được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1990.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/GettyImages-515209892.jpg

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng bí thư đảng CS Liên Xô Mikhail Gorbachev ký thỏa thuận kiểm soát vũ khí, cấm sử dụng hỏa tiễn tầm trung (INF) tại Washington Tháng Mười Hai 1987. Ảnh Getty Images

 

Nhưng người Nga không nhìn nhận vai trò lịch sử đó của ông. Tại Nga, Gorbachev bị lên án như là một kẻ phản bội chủ nghĩa cộng sản, là người gây ra “thảm họa địa chính trị trầm trọng nhất của thế kỷ 20”, “làm mất cân bằng lực lượng thế giới”, như lời của Tổng thống Nga Vladimir Putin và các lý thuyết gia cận thần của Putin. 

 

Nhà khoa học chính trị Mark Urnov làm việc tại quỹ của ông Gorbachev, nhận định: “Vấn đề thực sự là ở chỗ, ông ấy [Gorbachev] đã cố gắng mang lại tự do xã hội cho một cộng đồng không biết cách sử dụng tự do. Trong nhiều thế hệ, chúng tôi đã sống dưới một chế độ toàn trị rất cứng rắn. Chúng tôi đã bị tước đoạt mọi quyền tự do cá nhân căn bản. Để vượt qua loại di sản như vậy, cần ba hoặc bốn thế hệ”, theo trích dẫn trên The Wall Street Journal.

 

Hệ thống quan liêu trong đảng cộng sản và chính phủ Liên Xô cũ, được hưởng lợi từ hệ thống đặc quyền và bè phái đã cố đảo ngược các chính sách của ông Gorbachev. Một số bộ trưởng chủ chốt trong nội các và các cộng sự thân cận của ông đã tiến hành một cuộc đảo chính chống lại ông Gorbachev vào Tháng Tám năm 1991 khi ông đang đi nghỉ trên Hắc Hải. Nỗ lực đảo chính thất bại nhưng làm suy yếu đáng kể vị thế của ông Gorbachev.

 

Ông Gorbachev cuối cùng đã từ chức lãnh đạo nước Nga cộng sản vào ngày 25 Tháng Mười Hai năm 1991. Ngày hôm sau, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết chính thức bị giải tán. Trong một bài phát biểu trên truyền hình trước quốc dân, ông Gorbachev than thở rằng mặc dù Liên Xô may mắn được ưu đãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào như dầu và khí đốt, nhưng quốc gia này “ngày càng tụt hậu so với các quốc gia phát triển”, và ông giải thích đất nước cần có những chương trình cải cách triệt để mà ông đề ra. 

 

“Lý do đã được nhìn thấy rõ ràng – xã hội đang ngột ngạt trong sự kìm kẹp của một hệ thống quan liêu bao cấp. Tất cả những nỗ lực cải cách từng phần — và có rất nhiều nỗ lực như vậy — đã lần lượt thất bại. Đất nước đang mất dần phương hướng. Không thể sống tiếp như vậy được”, ông nói với quốc dân.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/GettyImages-635956209.jpg

Hai nhà lãnh đạo Liên Xô M. Gorbachev (trái) và Boris Yeltsin trong một cuộc họp sau vụ đảo chính thất bại và bàn việc giải tán Liên Xô năm 1991. Ảnh Peter Turnley/Corbis/VCG via Getty Images.

 

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống, ông đi diễn thuyết ở phương Tây, viết sách và gặp gỡ các chức sắc quốc tế, những người kính trọng và ngưỡng mộ ông. Trong khí đó tại quê nhà, ông bị đẩy ra bên lề chính trị; ông chứng kiến ​​nhiều cải cách dân chủ mà ông đã khởi đầu, chẳng hạn như bầu cử cạnh tranh và báo chí tự do, đã bị dẹp bỏ.

 

Đáp lại những lời phê phán ở trong nước Nga về hậu quả hỗn loạn trong di sản chính trị của ông, ông Gorbachev nói: “Tôi tin rằng perestroika bắt đầu vào thời điểm cần thiết và khi đất nước đã chín muồi cho perestroika. Không chỉ các điều kiện khách quan, mà cả các điều kiện chủ quan cũng sẵn sàng cho perestroika. Perestroika không thể bắt đầu vì sáng kiến ​​từ bên dưới. Nó không thể bắt đầu bên ngoài hệ thống của đảng”, ông Gorbachev nói trong một bài phát biểu năm 2002 tại Đại học Harvard. 

 

Chính sách glasnost của ông mang lại cho công dân nhiều quyền tự do hơn, cho phép họ nói những gì họ muốn mà không sợ bị trả thù. Ông khuyến khích các quan điểm khác nhau, thúc đẩy sự minh bạch và thành thật trong các vấn đề của chính phủ, trả tự do cho các tù nhân chính trị và cho phép công bố các thông tin tuyệt mật về tội ác của thời Stalin.

 

“Thành tựu chính của Gorbachev là giải phóng người dân Liên Xô khỏi hệ thống đàn áp do những người cộng sản bolshevik tạo ra và do đảng Cộng sản Liên Xô kiểm soát. Ông ấy đã đem lại tự do cho mọi người”, ông Dmitri Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow cho biết. 

 

Sau khi rời chính trường, ông Gorbachev đã chứng kiến ​​nhiều cải cách dân chủ mà ông khởi xướng đã bị xói mòn dưới triều đại của Tổng thống Vladimir Putin, bắt đầu từ năm 2000, bao gồm sự sụp đổ của các cuộc bầu cử cạnh tranh và sự kìm hãm quyền tự do báo chí. 

 

Mối quan hệ đang ấm lên mà ông Gorbachev đã tạo dựng với phương Tây rơi vào tình trạng đóng băng sâu sắc dưới thời ông Putin, với việc hủy bỏ hiệp ước kiểm soát vũ khí Gorbachev-Reagan vào năm 2019, đỉnh điểm là cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra đẩy nước Nga vào tình trạng bị cô lập và đối đầu với phương Tây hiện nay.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/GettyImages-166774893.jpg

Sinh viên Bắc Kinh biểu tình và dựng tượng “Nữ Thần Dân Chủ” trên quảng trường Thiên An Môn ngày 1-6-1989 trước khi bị đàn áp dã man bằng xe tăng theo lệnh của Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng. Ảnh Peter Charlesworth/LightRocket via Getty Images.

 

Chương trình perestroika và glasnost của ông Gorbachev không chỉ làm thay đổi số phận của Liên Xô, của nước Nga mà tác động sâu sắc đến toàn thế giới. Nó đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh giữa hai khối cộng sản và tư bản. Nó làm hồi phục chủ nghĩa dân tộc ở Đông Âu và cho ra đời hàng chục quốc gia độc lập, thoát khỏi sự kiểm soát của Moscow để đi theo con đường dân chủ và tự do mà tiêu biểu là sự thống nhất trong hòa bình hai miền Đông Đức và Tây Đức. Sau vài mươi năm chao đảo và hỗn loạn, hầu hết các nước này như Ba Lan, Cộng hòa Séc, các nước vùng Baltic… đã dần dần lập được sự ổn định và phát triển vững chắc.

 

Ở phương Đông, các chương trình của ông Gorbachev thôi thúc sự trỗi dậy của tinh thần tự do trong giới trẻ Trung Quốc, dẫn tới phong trào đòi dân chủ trong các trường đại học mà đỉnh cao là phong trào biểu tình kéo dài tại Quảng trường Thiên An Môn giữa năm 1989 của sinh viên Bắc Kinh. Đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng, đã dùng xe tăng đè bẹp cuộc phản kháng, hàng ngàn người chết, hàng ngàn người phải đào thoát ra nước ngoài. Không tán thành các chương trình cải cách của Gorbachev, Đặng Tiểu Bình chủ trương “làm giàu trước đã”, cải cách và mở cửa kinh tế nhưng duy trì sự kiểm soát chính trị, tạo ra một nước Trung Quốc giàu có nhưng người dân không có các quyền tự do căn bản, trở thành những thần dân trong một xã hội bị theo dõi và kiểm soát gắt gao.

 

Ở Việt Nam, các chương trình của Gorbachev đã khuấy động một giai đoạn đổi mới và mở cửa dưới thời ông Nguyễn Văn Linh là Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng khi thấy Liên Xô và cộng sản Đông Âu tan rã, các thủ lĩnh cộng sản bị hạ bệ, có người bị xử tử, đảng Cộng sản Liên Xô bị Boris Yeltsin đặt ra ngoài vòng pháp luật và đảng Cộng sản Trung Quốc dìm phong trào Thiên An Môn trong biển máu, Nguyễn Văn Linh đã run sợ, lập tức “đóng cửa” và chọn con đường thần phục Trung Quốc tại hội nghị Thành Đô năm 1990.

 

Cho đến nay, cả Nga, Trung Quốc và Việt Nam vẫn kiên trì đi theo chủ nghĩa độc tài toàn trị do một đảng duy nhất lãnh đạo mà chưa có dấu hiệu đổi mới chính trị, thực hiện glasnost như đề xướng của Gorbachev gần bốn mươi năm trước.

 

“Tôi tin rằng nước Nga chỉ có thể thành công thông qua nền dân chủ. Nước Nga đã sẵn sàng cho sự cạnh tranh chính trị, một hệ thống đa đảng thực sự, bầu cử công bằng và luân chuyển chính phủ thường xuyên”, ông Gorbachev viết trong ấn bản thường niên về 100 người có ảnh hưởng nhất của tạp chí Time năm 2017. Nhưng đến nay, dù ông đã nhắm mắt xuôi tay niềm tin của ông đã ngày càng xa vời với thực tiễn của nước Nga thời Putin.





MỘT CÁI NHÌN KHÁC VỀ GORBACHEV (Tuấn Khanh / Saigon Nhỏ)

 



Một cái nhìn khác về Gorbachev

Tuấn Khanh  -  Saigon Nhỏ

31 tháng 8, 2022

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/mot-cai-nhin-khac-ve-gorbachev/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/g-2-1024x728.jpg

Hình bìa sách “Đời Tôi” của Gorbachev

 

Ngày ông Mikhail Gorbachev, cựu Tổng bí thư cộng sản cuối cùng của Liên Xô qua đời, ông nhận được nhiều lời bình từ hai phía ca tụng và căm ghét. Những người chống cộng thì nhìn ông như một con người dũng cảm đã hy sinh xé toang bức màn đen của thế giới song cực. Còn những người yêu cộng sản thì căm hận ông vì đã mang tội làm sụp đổ thành trì cách mạng vĩ đại của phía Đông thế giới.

 

Đứng giữa những điều đó, Gorbachev còn hiện ra với tính cách của một nhà cách mạng của thế giới cộng sản nhưng đầy chất lãng mạn của người nông dân vùng Privolnoye, miền Nam nước Nga. Điều đáng ca ngợi ở Gorbachev là nhân tính. Ông nhìn mọi sự kiện quanh mình bằng con mắt của một người cộng sản trung thành, nhưng ở bên dưới là những lời chất vấn thầm lặng của một con người có nhân tính.

 

Tháng Mười Một 1969, ý thức về một hệ thống độc tài cộng sản đang hủy diệt con người bắt đầu đến với ông, trong chuyến thăm đến Tiệp Khắc. Một năm sau cuộc nổi dậy ở đất nước này, vì không muốn chịu ách cai trị của cộng sản Nga, Gorbachev kể ông bị choáng váng khi đến Bratislava, thành phố cổ kính vẫn còn y nguyên những vết đạn pháo và những bức vẽ graffiti khẩu hiệu và hình ảnh chống cộng sản và Nga. Đoàn đi thăm của Gorbachev phải tổ chức thêm cận vệ thường phục để phòng trường hợp bị tấn công.

 

Theo truyền thống, phái đoàn của Nga đến thăm Sbrojevka, một nhà máy lớn của Tiệp. Thế nhưng khi được đưa vào một vị trí tốt để phát biểu và mở lời chào, Gorbachev nhận ra rằng những người thuộc giai cấp công nhân ấy đã tìm cách quay mặt đi và không nhìn đoàn của Nga. “Đó là một cảm giác khủng khiếp”, Gorbachev nhớ lại điều mà ông nhận ra rằng trong hệ thống cộng sản, ngay cả ở vị trí cao, ông vẫn được tuyên truyền rằng mọi dân tộc của giai cấp vô sản luôn là tình đoàn kết hữu nghị nồng ấm không thể tách rời.

 

Nhiều năm sau nhắc lại về “cú sốc đầu đời” này, Gorbachev nói rằng ý nghĩa “bức màn sắt” mà phương Tây nói về sự ngăn cách hai thế giới cộng sản và tự do là có thật, nhưng bức màn sắt nó còn nằm ở ngay trong nội bộ của chính quyền cộng sản, để bịt mắt lẫn nhau. Phía căm ghét ông Gorbachev, nói ông là kẻ muốn đốt đền – tự tay tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản ngay ở đất nước mình – để lưu danh lịch sử. Nhưng thực ra, theo dõi cuộc đời của ông Gorbachev từ ban đầu mới hiểu rằng việc day dứt muốn làm điều đúng và khát khao thay đổi, để được làm điều đúng, là suy nghĩ của ông, có từ đầu những năm 1970.

 

Kể trong cuốn hồi ký của mình, Gorbachev nói ông giật mình nhận ra rằng vào lúc loài người đã đi đến mặt trăng thì Liên Xô vẫn sử dụng những phương thức nông nghiệp giống như ở thế kỷ 19. Vào lúc đó, hàng năm Liên Xô sử dụng 100 đến 110 triệu tấn thực phẩm làm thức ăn gia súc, trong khi các quốc gia châu Âu chỉ dùng hết gần 74 triệu tấn.

 

Ông tự mình tìm hiểu và thấy rằng ở phương Tây thù địch, ngoài thức ăn chính, họ cộng thêm 30% phụ gia protein, dẫn đến chuyện gia súc cân bằng dinh dưỡng, tăng trọng nhanh và các đợt nuôi gia súc nhiều hơn trong một năm. Có nghĩa là trên con đường đi tới tương lai, phương Tây luôn tìm và cải cách những điều bình thường nhất, trong khi đó ở Liên Xô, tất cả những suy nghĩ và của cải làm ra, đều được dành cho chính sách xây dựng sự lớn mạnh của công an và quân đội.

 

Bên cạnh đó, tham nhũng là từ ngữ mà Gorbachev không nói thẳng ra, nhưng trong phần ông ghi lại cuộc trao đổi với Bí thư Trung Ương Đảng Fyodor Kulakov vào năm 1977, nhấn mạnh rằng giá thu mua nông sản của nông dân luôn là rẻ mạt, trong khi đó, những giá ngũ cốc nhập khẩu từ nước ngoài vào thì lại cao gấp 2-3 lần. Những con số chênh lệch bí ẩn đó đi đâu?

 

Ông Gorbachev giải thích bằng một chuyện cười phổ biến ở nước Nga vào thời điểm đó là, Tổng bí thư Leonid Brezhnev trong một chuyến đi chơi với mẹ, giới thiệu một căn hộ lớn của mình tại Moskva, rồi sau đó là một căn khác Zarechye. Kế đến là về khu nghỉ dưỡng riêng tại Zavidovo, cùng đi săn. Rồi sau đó, lại nghỉ ở một cơ ngơi bí mật ở Krym. Tổng bí thư Brezhnev hỏi mẹ ông nghĩ gì về những thứ ông đang có. Bà nói “Mọi thứ tuyệt lắm Leonid, nhưng mẹ không biết con sẽ làm gì với tất cả những thứ tài sản đó khi cộng sản quay lại nắm quyền”.

 

Nhân tính của Gorbachev là nhìn thấy nỗi đau của con người, nhìn thấy ánh mắt căm giận của kẻ bị trị, và nhìn thấy tài sản quốc gia đang biến thành cơ ngơi, tiền của những lãnh đạo cao cấp mà luật pháp bảo vệ họ đến mức không ai dám lên tiếng. Và đó là những gì dồn đến, dẫn đến chuyện Gorbachev nói với người vợ của ông, bà Raisa rằng “Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này”.

 

Nhưng một góc khác của Gorbachev cũng cần phải được nhìn thấy rõ, đó là ông vẫn mang nặng tư duy chủ nghĩa Mác-Lê. Với một tinh thần cải cách đầy tính lãng mạn, Gorbachev vẫn muốn tồn tại một Liên Xô dân chủ hơn và nhân bản hơn, một tập hợp nhất thiết không nên để đổ vỡ. Một tập hợp với mơ ước có dân chủ và không độc tài trên nền khối xã hội chủ nghĩa cũ. Tháng Mười Một 1991, Gorbachev vẫn còn hy vọng khi tham gia soạn thảo “Hiệp ước liên bang các nước cộng hòa có chủ quyền – một nhà nước dân chủ liên bang”, nhằm xây dựng một Liên bang Xô viết khác, không theo hình thái cũ.

 

Dự thảo này được công bố vào ngày 27 Tháng Mười Một năm 1991. Một số quốc gia trong Liên bang Xô Viết cũ đã quyết định tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định còn tiếp tục tham gia Liên Minh này nữa hay không, hay sẽ là chọn con đường quốc gia độc lập. Cuộc trưng cầu dân ý quan trọng nhất và gây tác động đến tất cả những quốc gia trong liên bang đó là ở Ukraine.

 

Thay vì trưng cầu dân ý là có nên tham gia liên minh không, chính quyền và người dân Ukraine đã bỏ phiếu cho câu hỏi “Có nên xóa bỏ chế độ Cộng sản Liên Xô hay không?”. Đi xa hơn nữa, Ukraine và Belarus còn chuẩn bị cho ra một văn bản tuyên bố hủy bỏ những nền tảng chính trị pháp lý của sự tồn tại của Liên Xô và tuyên bố xóa bỏ sự tồn tại, vốn được ngụy trang dưới sự kêu gọi hình thành Cộng đồng các quốc gia độc lập.

 

Lịch sử có những cung đường kỳ lạ của nó, trong bối cảnh đó, lại xuất hiện một nhân vật khác là Boris Yelstin, người được coi là va chạm gay gắt với Gorbachev cho con đường để thay đổi, nhưng đồng thời cũng hợp nhất vào công việc tạo ra một nước Nga mới.

Gorbachev là người tạo ra sóng ngầm, làm chuyển động và sụp đổ tất cả những gì đang mục rữa trong lòng gã độc tài già nua. Nhưng Boris Yeltsin chính là người cưỡi trên ngọn sóng đó, tạo niềm cảm hứng và dẫn đến những cột mốc chấm dứt chủ nghĩa cộng sản trên nước Nga.

 

Dù hai nhân vật này là những người bất đồng với nhau nhưng họ đã có những sự phối hợp đầy kỳ lạ để đi đến một kết cục mới. Nếu theo dõi hồi ký của cả Boris Yeltsin lẫn Mikhail Gorbachev, có thể nhìn thấy rằng cuộc cách mạng đầu thập niên 1990 đó, nếu chỉ có một người, thì cả Gorbachev lẫn Yeltsin đều có thể bị các thế lực bảo thủ ở Nga thủ tiêu vào một lúc nào đó.

Điều mà người Việt cần nhớ về Mikhail Gorbachev, đó là một nhà chính trị chân thành. Một nhà chính trị cộng sản mang gương mặt con người. Từ lúc bước vào con đường chính trị đến lúc ra đi, ông trung thành với chủ trương “glasnost” đã đề ra, bạch hóa tất cả những gì nhân dân muốn biết. Chuyện chủ trương công khai thảm họa Chernobyl là một trong những điều mà ông làm thế giới phương Tây phải ngạc nhiên về tính cách của một lãnh đạo cộng sản. Nói trong cuộc họp với Bộ Chính Trị ngày 3 Tháng Bảy năm 1986, Gorbachev làm lay động cả một bộ máy quen sống trong giả dối và che đậy “Không thể chấp nhận được suy nghĩ rằng chúng ta có thể bị hạn chế trong những biện pháp nửa vời hay lẩn tránh vấn đề. Cần có thông tin toàn diện về sự cố này. Chính sách hèn nhát là một chính sách nhục nhã”.

 

Gorbachev cũng là người đã đưa ra sự thật ở rừng Katyn (Ba Lan) và chính thức là người xin lỗi thay cho hành động tàn bạo của Stalin. Ngày 25 Tháng Mười Một, Quốc hội Liên bang Nga bỏ phiếu thông qua nghị quyết thừa nhận vụ cảnh sát Nga sát hại 22,000 sĩ quan và công dân Ba Lan ở rừng Katyn, phía Tây nước Nga vào năm 1940, do nhà lãnh đạo Josef Stalin ra lệnh. Báo The Moscow News cho biết với tỉ lệ ủng hộ 342/450, Hạ viện Nga đã thông qua nghị quyết dựa trên tài liệu mật thu được từ đầu thập niên 1990. Con số phiếu thuận cho thấy vào thời điểm đó, việc chấp nhận sự thật của các quan chức Liên Xô cũ chỉ mới có được ở mức quá bán mà thôi.

 

Hơn hết, Gorbachev là một người thanh bạch. Ông bước vào chính trường từ tư cách là một người nông dân và bước ra khỏi nó cũng không đem theo mình bất kỳ của cải hay lợi lộc gì. Thậm chí lương hưu của ông còn bị cắt xén trong sự ghét bỏ của các quan chức cộng sản còn quyền. Vào thời gian cải cách và những sự thay đổi đầy tính con người nhưng vô cùng kỳ lạ với bộ máy cộng sản Nga Sô, một cánh bảo thủ đã chi đến $5 triệu, để nhờ một công ty ở phương Tây điều tra xem Gorbachev có phải gián điệp của phương Tây hay không, và có những ngân khoản bí mật nào ngoài Liên Xô không? Về sau khi biết được điều này, Gorbachev đã gửi đơn tố cáo đến Viện Công tố, nhưng cơ quan này hoàn toàn im lặng và làm lơ. Những chi tiết này có thể tìm thấy trong “Mikhail Gorbachev- Đời tôi”, phát hành bản tiếng Việt năm 2018.

 

Hôm nay khi ông Gorbachev ra đi, bối cảnh thế giới phức tạp hơn rất nhiều những gì ông đã trải qua. Cộng sản hôm nay tinh ranh và không còn ra vẻ cộng sản như ngày xưa. Tư bản thực dụng hơn và sẵn sàng thỏa hiệp với tất cả những gì có lợi cho mình. Thế giới đang hòa trộn vào nhau với tất cả những sự hỗn loạn và bất dung của nó.

 

Để nghĩ về một Mikhail Gorbachev, người đã tạo nên bước chuyển của thế giới, nên là ghi nhớ và trân trọng những điều tốt đẹp nhất ông đã làm được. Có lẽ không nên ca ngợi ông như một thần tượng, hoặc căm thù cho đến tận thế hệ sau. Mỗi nhân vật trên trường chính trị đều có những phần đời đúng và sai của mình. Hãy ghi nhớ những điều không thể quay lại. Và cũng cần ghi nhớ không có nhân vật nào có thể bị gán buộc sống mãi trong đời chúng ta, với những tình cảm không có sự thật.





GORBACHEV : BÌNH LUẬN 'YÊU, GHÉT' CỦA NGƯỜI VIỆT SAU KHI ÔNG QUA ĐỜI (BBC News Tiếng Việt)

 



Gorbachev : Bình luận ‘yêu, ghét’ của người Việt sau khi ông qua đời   

BBC News Tiếng Việt

31 tháng 8 2022, 22:05 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/world-62742603

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1044A/production/_126543666_gettyimages-1089036532.jpg.webp

Mikhail Gorbachev

 

Sau khi nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, Mikhail Gorbachev qua đời hôm 30/8, nhiều người dân Việt Nam bày tỏ thái độ của họ trên mạng xã hội.

 

Gorbachev là cái tên quen thuộc ở Việt Nam, dường như không phải vì ông từng được giải Nobel Hòa bình, mà trước hết ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ 1985 tới 1991.

 

Dư luận tại Việt Nam có những suy nghĩ trái ngược về Gorbachev, sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, cùng với sự tan rã của chủ nghĩa cộng sản ở các nước Đông Âu.

 

Ngay sau khi BBC News Tiếng Việt loan tải tin ông qua đời, nhiều độc giả đã để lại bình luận bên dưới bài. Cũng có nhiều bạn đăng tải trên trang cá nhân và nhóm bạn bè suy nghĩ của họ.

 

Những lời ca ngợi

 

Nhà văn Trần Thanh Cảnh viết: "Kính cẩn vĩnh biệt ông! Một vĩ nhân đã thay đổi lịch sử nhân loại cuối thế kỷ 20!"

 

Danh khoản Tuấn Nguyễn bình luận: "Cảm ơn ông, không có ông thì có lẽ giờ này người dân VN vẫn đi xe đạp, xếp hàng mua gạo xong về nhà bàn chuyện vượt biên."

 

"Vĩnh biệt ông, người đã dũng cảm giải thể cái thứ chủ nghĩa không tưởng. Cứu giúp con người khỏi cảnh nghèo đói, giết hại lẫn nhau" là lời ngậm ngùi của Quy Tran

 

Nguyễn Đình Chúc viết: "Cảm ơn ông đã giúp nhiều dân tộc thoát khỏi chế độ độc tài toàn trị,chấm dứt chạy đua vũ trang và sự bần cùng hóa của chế độ xã hội chủ nghĩa".

 

Trên nhóm Tiệp Khắc một thời, Phạm Văn An viết: "Với những người có lý trí, có lương tri, cụ là một vĩ nhân, nhìn thấy cái chết tất yếu của con khủng long mang tên Liên Xô và cụ đã tôn trọng cái chết tất yếu đó. Sự kiện này khiến những nước coi Liên xô là thành trì bỗng dưng tỉnh ngộ và lựa chọn cho mình một con đường khác để cứu dân tộc thoát chết, trong đó có Việt Nam."

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1526A/production/_126543668_gettyimages-693917185.jpg.webp

Mikhail Gorbachev, Bí thư thứ hai ĐCSLX cùng Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, sân bay London Heathrow 15/12/1984.

 

So sánh Gorbachev với Putin

 

Liên hệ với nước Nga ngày nay, nhiều người đã đặt hai ông Gorbachev và Putin cạnh nhau để so sánh.

 

Hien Nguyen viết: "Gorbachev mở cửa cho Nga đến với thế giới, Putin cô lập Nga với thế giới."

 

Danh khoản Hung Ngo Trong cho rằng: "Putin có được tư tưởng như ông (Gorbachev) thì nước Nga sẽ hùng cường!"

 

Trên nhóm Cập nhật tin tức và bàn luận chiến sự Nga - Ukraine, Thắng Toàn chia sẻ như sau: "Putin chỉ cần lắng nghe và làm theo ngài Mikhail Gorbachev thì nước Nga đã thịnh vượng và văn minh rồi."

 

Nhưng cũng có những ý kiến không đánh giá cao ông Gorbachev. Hung Ngo Trong viết: "Tư tưởng bán rẻ tài nguyên và tri thức à. Thôi xin kiếu làm như Gorbachev thì ngày tàn quốc gia đang đến gần."

 

Chieu Tran Khac viết: "Goorbachev một hạt giống được ươm mầm từ - Đoàn - thừa lý thuyết thiếu thực tế."

 

Tuy ông được giải Nobel Hòa bình,1990, được nhiều người ca ngợi, nhưng cũng bị không ít người ghét bỏ vì cho rằng ông không ngăn chặn được sự sụp đổ của Liên Xô.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1DD2/production/_126543670_gettyimages-515209892.jpg.webp

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký thỏa thuận kiểm soát vũ khí cấm sử dụng tên lửa hạt nhân tầm trung, Washington DC, 8/12/1987.

 

Nhìn từ phương Tây

 

Trong một bài mới đăng trên BBC News, Merlyn Thomas viết: "Mikhail Gorbachev đã thay đổi lịch sử, nhưng sai lầm về quan hệ với phương Tây".

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Mikhail Gorbachev "tác động to lớn đến tiến trình lịch sử".

 

Trong khi người đứng đầu Liên Hiệp Quốc, António Guterres, ca ngợi ông là "Thế giới đã mất đi một nhà lãnh đạo toàn cầu cao cả, cam kết theo chủ nghĩa đa phương và người ủng hộ hòa bình không mệt mỏi."

 

Trong lời bày tỏ sự kính trọng của mình, Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson cho biết ông ngưỡng mộ lòng dũng cảm và sự chính trực của ông Gorbachev.

 

Ông cho biết thêm: "Trong thời kỳ Putin gây hấn ở Ukraine, cam kết không mệt mỏi của ông ấy trong việc mở cửa xã hội Xô Viết vẫn là một tấm gương cho tất cả chúng ta."

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi ông là "nhà lãnh đạo hiếm có".

 

Truyền thông Việt Nam nói gì?

 

Ngày 31/8, trang web báo Công an Nhân dân có ba bài về ông Gorbachev.

 

Một bài trong đó viết: "Ông Gorbachev, nắm quyền tại Liên Xô từ năm 1985 đến 1991, qua đời đêm 30/8 sau thời gian dài chống chọi trọng bệnh. Ông được coi là người đã thay đổi mối quan hệ giữa Liên Xô với phương Tây sau nhiều thập kỷ căng thẳng và đối đầu trong Chiến tranh Lạnh."

 

"Ông đã tạo ra các thỏa thuận cắt giảm vũ khí với Mỹ và quan hệ đối tác với các cường quốc phương Tây để xóa bỏ "Bức màn sắt" chia cắt châu Âu kể từ Thế chiến II, giúp nước Đức thống nhất."

 

Trang VTV nói: "Khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1985 ở tuổi 54, ông đã đặt ra mục tiêu phục hồi hệ thống bằng cách đưa ra các quyền tự do chính trị và kinh tế hạn chế, nhưng các cải cách của ông đã vượt quá tầm kiểm soát."

 

Báo Lao Động ghi nhận: "Ông Gorbachev cũng lên tiếng về xung đột Nga - Ukraina. Ông ra tuyên bố kêu gọi "chấm dứt sớm các hành động thù địch và bắt đầu đàm phán hòa bình ngay lập tức"."

 

Còn tờ Thanh Niên nói: "Di sản chính trị của ông cũng gây nhiều tranh cãi."

 

----------------

TIN LIÊN QUAN

 

'Biết ơn Gorbachev vì có công khiến Liên Xô sụp đổ'

26 tháng 12 năm 2016

.

Mikhail Gorbachev, người ‘không cứu nổi Liên Xô’, đã qua đời

31 tháng 8 năm 2022

.

Vai trò của Gorbachev với Đổi Mới ở Việt Nam từ Đại hội VI năm 1986

4 tháng 1 năm 2022

.

30 năm Liên Xô tan rã: Nước Nga mới đã giúp nhiều người Việt 'đổi đời'

13 tháng 12 năm 2021

 





VÌ SAO GORBACHEV 'VẪN TIN PUTIN và CẢM THẤY BỊ PHƯƠNG TÂY PHẢN BỘI? (BBC News Tiếng Việt)

 



Vì sao Gorbachev ‘vẫn tin Putin và cảm thấy bị phương Tây phản bội’?

BBC News Tiếng Việt

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9924/production/_126540293_gorbachevpitun_getty976.jpg.webp

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9924/production/_126540293_gorbachevpitun_getty976.jpg.webp

Mikhail Gorbachev và Vladimir Putin năm 2004

 

Sau khi nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev qua đời, nhiều người ở phương Tây nhớ tới ông như lãnh tụ đã giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh, và không dùng vũ lực ngay cả khi Liên Xô sắp sụp đổ.

 

Mikhail Gorbachev, người ‘không cứu nổi Liên Xô’, đã qua đời

Mikhail Gorbachev: Nhớ về một người tử tế và hào phóng

 

Tuy vậy, để hiểu Mikhail Gorbachev đầy đủ hơn, có lẽ cũng cần biết suy nghĩ của ông trong 20 năm gần đây, khi nước Nga đi theo hướng khác dưới thời Tổng thống Vladimir Putin.

 

Một trong vài chuyên gia phương Tây am hiểu Mikhail Gorbachev nhất, từng mô tả thái độ phức tạp của Mikhail Gorbachev về Tổng thống Nga Vladimir Putin và về phương Tây.

 

Trong một thập niên, Gorbachev - người vừa qua đời ngày 30/8 ở tuổi 91 - đã dành cho sử giả Mỹ William Taubman tám cuộc phỏng vấn dài.

 

Đây là tư liệu quan trọng giúp Taubman ra mắt cuốn tiểu sử công phu về ông Gorbachev năm 2017, có tựa Gorbachev: His Life and Times, do NXB Simon & Schuster ấn hành.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0910/production/_125802320_gorbachevraisaphoto2-1.jpg.webp

Mikhail Gorbachev và vợ

 

Trong một phỏng vấn về cuốn sách, vào năm 2017, William Taubman giải thích vì sao Gorbachev đã nhiều lần bày tỏ ủng hộ Vladimir Putin.

 

"Tôi cố gắng hiểu mức độ mà Gorbachev đã ủng hộ Putin, và trước hết, Gorbachev hiểu rằng vào thời điểm Putin lên nắm quyền vào năm 2000 sau gần 10 năm sau khi Liên Xô sụp đổ khi Gorbachev lãnh đạo, thì Gorbachev tin rằng vào thời điểm đó, Nga cần một chế độ chuyên chế nhất định. Trên thực tế, ông ấy đã nói như vậy, nhưng ông ấy kèm theo điều đó bằng cách nói rằng ông ấy tin rằng Putin về cơ bản là một nhà dân chủ, và tất nhiên, không sớm thì muộn, Putin sẽ quay trở lại một số tính năng dân chủ mà ông Gorbachev và Yeltsin đã cố gắng nuôi dưỡng. Tôi nghĩ theo nghĩa đó, thì Gorbachev đã đánh giá sai về Putin. Cần biết rằng Gorbachev phản đối việc tái đắc cử của Putin vào năm 2012."

 

Vì vậy, Gorbachev đã rất chỉ trích Putin, nhưng vào cuối tháng 4 năm 2017, khi được một tờ báo Đức hỏi, "Ông có còn tin tưởng Putin không?" thì ông nói, "Vâng, tôi vẫn tin."

 

Và lại còn vấn đề đối ngoại. Gorbachev cảm thấy, khi nhìn lại, rằng ông ấy đã bị phương Tây phản bội, rằng phương Tây đã không cho ông ấy Kế hoạch Marshall kinh tế mà ông ấy cần vào phút chót.

 

Và vấn đề Đức và NATO. Gorbachev, như chúng ta đều biết, chấp nhận sự thống nhất của nước Đức, ông ấy chấp nhận việc nước Đức thống nhất trở thành thành viên của NATO, nhưng ông ấy nghĩ rằng ông ấy đã có lời hứa từ Ngoại trưởng James Baker rằng NATO sẽ không mở rộng thêm một tí ti về phía đông. Nhưng Gorbachev tin rằng ông đã có một lời hứa, và điều gì đã xảy ra? NATO mở rộng.

 

Tôi tưởng tượng rằng Gorbachev cảm thấy rằng khi đối phó với phương Tây, sự cứng rắn của Putin trước sự mở rộng của NATO có thể không phải là một điều hoàn toàn xấu."

 

Cũng trong phỏng vấn này, sử gia William Taubman chỉ ra rằng Gorbachev đã hoan nghênh việc Nga thời Putin sáp nhập Crimea của Ukraine.

 

Trong một bình luận trên Washington Post ngày 12/9/2017, William Taubman giải thích rõ hơn:

 

"Trong chính sách đối ngoại, Gorbachev đôi khi đã tìm thấy lý do chung với Putin. Khi nắm quyền, Gorbachev không chỉ tìm cách chấm dứt Chiến tranh Lạnh, mà còn mong vượt qua sự phân chia Đông-Tây của châu Âu và tạo ra cái mà ông gọi là "ngôi nhà chung của châu Âu". Ông hy vọng những nhà cải cách Đông Âu như ông sẽ tạo ra chủ nghĩa Cộng sản với "khuôn mặt con người" ở các quốc gia của họ và cuối cùng sẽ tham gia với người Tây Âu trong việc xóa bỏ cả NATO và Hiệp ước Warsaw và thay thế chúng bằng một cấu trúc hòa bình mới.

 

Nhưng hóa ra hầu hết người Đông Âu không muốn tham gia Chủ nghĩa Cộng sản cải cách, và phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, khăng khăng muốn mở rộng NATO - ban đầu là Đông Đức, sau đó là đến tận biên giới Baltic của Nga, và có khả năng đi vào Ukraine và Georgia.

Putin đã phản ứng với sự mở rộng của NATO, đặc biệt là trước triển vọng trở thành thành viên của Ukraine, bằng cách sáp nhập Crimea và xâm lược Ukraine. Bằng cách đó, Putin đã huy động được lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc của người Nga để củng cố uy tín của mình. Gorbachev đã cùng Putin phản đối sự mở rộng của NATO và hoan nghênh việc sáp nhập Crimea."

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/A892/production/_126545134_01h_57890732.jpg.webp

Mikhail Gorbachev ở Berlin năm 2014

 

Di sản Gorbachev

 

Ngày 30/8, sau khi ông Gorbachev qua đời, cũng sử gia William Taubman viết một bài tưởng niệm trên báo Mỹ The Wall Street Journal.

 

"Gorbachev đã cố gắng cứu Liên Xô nhưng hóa ra chỉ làm nó tiêu hủy nhanh chóng. Vào cuối năm 1991, khi rõ ràng rằng dự án vĩ đại của ông đã kết thúc, Gorbachev có thể đã huy động quân đội để cứu mình và những gì còn lại của Liên Xô, trước nguy cơ nội chiến. Thay vào đó, ông chấp nhận ra đi với lòng tự trọng."

 

"Nga đã từ bỏ con đường của Gorbachev và quay lại với chuẩn mực độc tài, chống phương Tây truyền thống của mình. Chiến tranh Lạnh cũ đã nhường chỗ cho một chiến tranh lạnh mới, và một chiến tranh nóng bỏng ở Ukraine. Ngay cả bản thân Gorbachev cũng trở nên bi quan hơn khi ông già đi, khi nhận xét vào tháng 11 năm 2003 rằng nền dân chủ đầy đủ ở Nga có thể mất "nhiều thập niên", có lẽ là "cả thế kỷ 21" để đạt được. Nhưng vào tháng 12 năm 2011, khi hàng nghìn người biểu tình đổ ra đường phố Moscow để phản đối việc Vladimir Putin gian lận bầu cử, sự lạc quan của Gorbachev lại trỗi dậy. Ông vui mừng vì "một thế hệ mới", một "phong trào cử tri đoàn kết mạnh mẽ", đã tuân theo lệnh của ông năm 1985: "Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này".

 

"Một ngày nào đó Nga có thể tiếp tục con đường tiến tới dân chủ và thế giới có thể tìm thấy con đường vượt ra khỏi chiến tranh lạnh. Nếu điều đó xảy ra và khi điều đó xảy ra, Gorbachev sẽ xứng đáng được ca ngợi là nhà lãnh đạo có mặt ngay từ buổi đầu."

 

---------------------------------

TIN LIÊN QUAN

 

Mikhail Gorbachev, người ‘không cứu nổi Liên Xô’, đã qua đời

31 tháng 8 năm 2022

.

Mikhail Gorbachev: Nhớ về một người tử tế và hào phóng

31 tháng 8 năm 2022





View My Stats