Ukraine dụ Nga bắn tên lửa vào các hệ thống
tên lửa Mỹ được làm giả
Cù
Tuấn dịch từ The Washington Post
KYIV,
Ukraine - Ukraine có thể có ít súng đạn hơn nhưng trong lần đánh giá mới nhất,
quốc gia này đã tỏ ra khá mưu trí. Ukraine đã xây dựng một đội pháo binh giả
làm mồi nhử, với bề ngoài tương tự như các hệ thống tên lửa tiên tiến của Mỹ.
Chúng đã lừa được quân Nga tập trung các tên lửa hành trình tầm xa đắt tiền để
bắn vào các mục tiêu giả này, theo các cuộc phỏng vấn với tướng lĩnh cấp cao của
Mỹ, các quan chức Ukraine và các bức ảnh của các hệ thống giả này được The
Washington Post thu thập.
Các hệ thống
tên lửa giả mạo này của Ukraine được làm bằng gỗ, nhưng nhìn từ bên ngoài chúng
giống hệt và không thể phân biệt được với một khẩu đội tên lửa thật của Mỹ khi
nhìn qua ống kính của thiết bị bay không người lái của Nga. Các thiết bị bay
này sau đó truyền vị trí của chúng tới các tàu sân bay có tên lửa hành trình của
hải quân Nga ở Biển Đen.
Một quan
chức cấp cao của Ukraine cho biết: “Khi các UAV của Nga nhìn thấy một hệ thống
giả, chúng tưởng lầm là đã thấy một mục tiêu VIP”.
Sau một
vài tuần trên thực địa, các hệ thống giả làm mồi nhử này đã thu hút được ít nhất
10 lần tấn công của tên lửa hành trình Kalibr. Thành công ban đầu này đã dẫn đến
việc Ukraine mở rộng sản xuất các hệ thống giả này để sử dụng rộng rãi hơn,
theo một quan chức cấp cao Ukraine giấu tên để có thể thảo luận về các vấn đề
quân sự nhạy cảm.
Việc sử dụng
hệ thống tên lửa giả làm mồi nhử, vốn chưa được báo cáo trước đây, là một trong
nhiều chiến thuật phi đối xứng mà lực lượng vũ trang Ukraine đã áp dụng để chống
trả một kẻ thù xâm lược lớn hơn và được trang bị tốt hơn. Trong những tuần gần
đây, các đặc nhiệm của Kyiv đã cho nổ tung đường sắt và đường dây điện trên các
lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, kích nổ các chất nổ được đặt bên trong các kho vũ
khí của Nga và ám sát những cộng tác viên với quân Nga.
Việc phá hủy
các hệ thống tên lửa giả của Ukraine có thể giải thích một phần cho việc Nga tự
hào một cách bất thường với việc họ nhiều lần tuyên bố đã phá hủy nhiều hệ thống
pháo binh của phương Tây, đặc biệt là Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao
(HIMARS) do Mỹ sản xuất.
“Họ tuyên
bố đã bắn trúng các hệ thống HIMARS, thậm chí số lượng HIMARS mà Nga tuyên bố
đã bắn hạ còn nhiều hơn cả số lượng HIMARS chúng tôi đã gửi tới Ukraine,” một
nhà ngoại giao Hoa Kỳ nhận xét.
Việc
Ukraine đã bỏ ra chừng đó công sức để bảo vệ các hệ thống tên lửa do phương Tây
cung cấp, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng trên chiến trường.
Các hệ thống
tên lửa này được cho là đã ngăn chặn bước tiến của Nga ở phía đông và nam bằng
cách cho phép Ukraine có khả năng tấn công từ khoảng cách 50 dặm, tiêu diệt
hàng trăm mục tiêu được đánh giá cao của Nga, bao gồm đường tiếp tế, kho vũ khí
và các trung tâm hậu cần và hỗ trợ, theo lời của các quan chức Mỹ.
Tháng trước,
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ra lệnh cho các tướng của mình ưu
tiên tiêu diệt các hệ thống pháo tầm xa sau khi các hệ thống này đã tấn công
các tuyến tiếp tế quan trọng của Nga.
Gần như mỗi
tuần, Shoigu và các quan chức quốc phòng Nga khác đều công bố các cuộc tấn công
thành công mới nhằm vào các hệ thống tên lửa do phương Tây cung cấp, bao gồm cả
HIMARS - hệ thống pháo có trọng lượng nhẹ hơn do Mỹ sản xuất.
Đầu tháng
này, một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc đã phủ nhận một cách dứt khoát các
tuyên bố của Nga, tuyên bố rằng tất cả các hệ thống HIMARS do Hoa Kỳ cung cấp đều
đang an toàn.
“Chúng tôi
biết những tuyên bố mới nhất của Bộ trưởng Shoigu và chúng lại là sai lầm một lần
nữa”, Todd Breasseale, quyền phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, cho biết. “Tuy
nhiên, điều đang xảy ra là người Ukraine đang sử dụng từng hệ thống tên lửa định
vị khác nhau với độ chính xác và hiệu quả cao kinh khủng, và các hệ thống tên lửa
này vẫn chưa mất đi hệ thống nào”.
Lầu Năm
Góc cho biết họ đã cung cấp 16 HIMARS cho Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến
tranh. Các đồng minh của Mỹ đã cung cấp hệ thống tên lửa M270 có chức năng
tương tự. Không thể xác minh một cách độc lập có bao nhiêu chiếc vẫn còn hoạt động
hay bao nhiêu chiếc, nếu có, đã bị Nga phá hủy.
Thói quen
tô điểm hiệu suất chiến trường của người Nga hầu như là không mới, nhưng các
chuyên gia cho rằng các hệ thống giả dùng làm mồi nhử có lẽ là nguyên nhân dẫn
đến sự thổi phồng đáng kể.
George
Barros, một nhà nghiên cứu quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức
nghiên cứu của Washington, cho biết: “Nếu người Nga nghĩ rằng họ đã bắn trúng một
HIMARS, họ sẽ tuyên bố rằng họ đã bắn trúng một HIMARS. Quân Nga có thể đang
phóng đại quá mức độ hiệu quả khi chiến đấu của họ sau khi bắn trúng các hệ thống
giả HIMARS."
Sử dụng mồi
nhử để đánh lừa kẻ địch đã có lịch sử lâu đời đối với quân sự ở cả phương Đông
và phương Tây.
Người Nga
gọi chiến thuật ngụy trang và lừa bịp là “maskirovka”, liên quan đến việc mua sắm
các máy bay chiến đấu MiG-31 bơm hơi và hệ thống tên lửa S-300 giả cùng các
công cụ khác. Lực lượng Nam Tư của Slobodan Milosevic đã sử dụng xe tăng giả và
mục tiêu giả để chống lại lực lượng NATO trong cuộc xung đột ở Kosovo. Các cường
quốc Đồng minh trong Thế chiến II đã sử dụng thiết bị mồi nhử và tín hiệu giả
tình báo để cố gắng đánh lừa quân Đức trước cuộc đổ bộ vào Normandy của quân Đồng
minh.
Các nhà
phân tích quân sự cho biết đối với Ukraine, lợi thế chiến trường của mồi nhử là
gấp đôi.
Trong một
cuộc chiến dùng pháo binh kéo dài, việc tìm cách làm suy giảm và cạn kiệt kho
vũ khí tên lửa và pháo binh lớn hơn nhiều của Nga là rất quan trọng đối với một
lực lượng quân đội nhỏ hơn của Ukraine.
Các quan
chức quốc phòng Mỹ cho biết kho dự trữ tên lửa dẫn đường chính xác của Nga đã cạn
kiệt và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đối với vi mạch đang khiến Nga
"khó khăn hơn rất nhiều" trong việc bổ sung các loại vũ khí này,
Colin Kahl, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về chính sách cho biết.
Rob Lee, một
nhà phân tích quân sự tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại cho biết: “Một
tên lửa Kalibr được phóng vào một mục tiêu HIMARS giả trên thực địa sẽ khiến
tên lửa đó không thể sử dụng để bắn phá một thành phố của Ukraine”.
Một lợi thế
khác của các hệ thống giả làm mồi nhử là chúng có thể buộc người Nga phải đề
phòng và di chuyển kho đạn cũng như các địa điểm khu chỉ huy và kiểm soát ra xa
tiền tuyến hơn - ngoài phạm vi được dự kiến của
HIMARS.
“Việc sắp
xếp lại và tái tổ chức quân nhu như vậy sẽ làm suy giảm khả năng nã pháo rải thảm
của người Nga - một chiến thuật mà họ đã dựa vào để tiến đánh từng bước ở miền
đông Ukraine,” Barros nói.
Những
thách thức đang đặt ra trước mắt đối với quân đội Ukraine vẫn còn rất nhiều. Tổng
thống Nga Vladimir Putin tuần trước đã ký sắc lệnh tăng quy mô lực lượng vũ
trang của Nga từ 1,9 triệu lên 2,04 triệu người, trong một động thái mà các nhà
phân tích cho biết thể hiện quyết tâm tiếp tục chiến đấu của Nga.
Các quan
chức Mỹ ước tính Nga đã mất tới 8.000 quân, nhưng quân Ukraine cũng đã thừa nhận
mất từ 100 đến 200 quân mỗi ngày vào thời điểm nước
này chuẩn bị đối mặt với một trong những mùa đông lạnh giá nhất trong nhiều thập
kỷ qua.
Khi mô tả
các hệ thống tên lửa giả dùng làm mồi nhử này, vị quan chức Ukraine cho biết
quân đội của nước ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng các chiến
thuật độc đáo để chống lại một kẻ thù mạnh hơn. Quan chức này nói: “Một đội
quân nhỏ của Liên Xô không thể đánh bại một đội quân lớn của Liên Xô. Chúng tôi
cần phải chiến đấu theo những cách bất đối xứng."
Ảnh: https://www.facebook.com/photo?fbid=5645685525470081&set=a.124320747606614
Một hệ thống
HIMARS (thật) tại miền đông Ukraine. Ảnh WP chụp ngày 1/7.
.
No comments:
Post a Comment