Thursday, 29 October 2020

BẢN TIN NGÀY 29/10/2020 (BTV Tiếng Dân)



BẢN TIN NGÀY 29-10-2020

BTV Tiếng Dân

29/10/2020

https://baotiengdan.com/2020/10/29/ban-tin-ngay-29-10-2020/

 

Tin Biển Đông

 

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc đã sẵn sàng hoạt động ở Biển Đông? Đài truyền hình trung ương TQ (CCTV) vừa khoe khoang rằng, tàu sân bay Sơn Đông “gần đây hoàn tất cuộc thử nghiệm và huấn luyện trên biển nhằm tập trung vào khả năng tác chiến thật sự và kiểm tra vũ khí trên tàu”. CCTV đăng tải clip, cho thấy chiến đấu cơ J-15 cất/hạ cánh trên tàu sân bay Sơn Đông và cảnh tàu khai hỏa.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img7-3.jpg

Chiến đấu cơ J-15 cất cánh từ tàu sân bay Sơn Đông, trong đoạn video CCTV công bố trên Weibo ngày 27/10 vừa qua. Ảnh của báo Thanh Niên cắt từ clip của CCTV

 

Lý Kiệt, chuyên gia quân sự TQ ca tụng, một tàu sân bay mới vào biên chế thường mất khoảng 1-2 năm mới có thể hình thành khả năng tác chiến cơ bản, nhưng tàu Sơn Đông đã đạt khả năng này trong vòng chưa đầy một năm, dù Trung Quốc khi đó chỉ có một tàu sân bay là Liêu Ninh đang hoạt động và bị hạn chế về kinh nghiệm.

 

VnExpress có clip: Tàu sân bay Sơn Đông hoàn tất thử nghiệm:

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/T%C3%A0u-s%C3%A2n-bay-S%C6%A1n-%C4%90%C3%B4ng-ho%C3%A0n-t%E1%BA%A5t-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-VnExpress.mp4?_=1

 

Đáp lại yêu sách của TQ, Philippines xây dựng hạm đội ở Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc, VTC đưa tin. Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin cho biết: “Chúng tôi đang tập trung vào các khu vực này bởi vì đó là chiến lược của Trung Quốc – họ cũng muốn tràn ra khu vực bằng các tàu đánh cá”.

 

Ông Locsin thừa nhận, “khả năng xảy ra tai nạn tăng lên rất nhiều” khi triển khai tàu ở các vùng biển tranh chấp, hiệp ước quốc phòng của Philippines với Mỹ sẽ có hiệu lực nếu một trong các tàu quân sự của nước này bị bắn trúng.

 

Mời đọc thêm: Mỹ – Trung Quốc gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng (NLĐ). – Bắc Kinh “nổi đóa” yêu cầu Mỹ ngừng can thiệp xung đột này ngay (DV). – Mỹ rút khỏi thỏa thuận hợp tác cấp địa phương với Trung Quốc (PLTP). – Mỹ – Indonesia ‘đồng sàng dị mộng’ (TT). – Mỹ mong muốn hợp tác với Indonesia để đảm bảo an ninh Biển Đông (VOV). – Philippines ‘học bài’ Trung Quốc, phát triển đội tàu ở Biển Đông (TN). 

 

.

Ngày thứ 4 xử vụ “rút ruột” BIDV

 

Phiên tòa xử vụ đại án Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục phần tranh luận. Trang Kinh Tế Đô Thị đặt câu hỏi về đại án kinh tế tại BIDV: Không hưởng lợi cá nhân trong việc gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tiền cho vay? LS Huỳnh Phương Nam nói rằng, trong hoạt động giải ngân 700 tỉ đồng cho Công ty Trung Dũng, bị cáo Nguyễn Xuân Giáp chịu áp lực từ cố Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà, bị buộc phải làm theo dù biết là không đúng quy định của BIDV. 

 

Kết thúc phần tranh luận, trước khi nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng, nguyên phó tổng giám đốc BIDV nói từng được tặng nhiều huân, huy chương, báo Người Lao Động đưa tin. Cựu Phó Tổng GĐ BIDV Trần Lục Lang mong “HĐXX ghi nhận những đóng góp của bị cáo trong việc phát triển kinh tế đất nước”.

 

Bị cáo Đoàn Ánh Sáng và Ngô Duy Chính cũng nói tương tự, mong được xem xét các tình tiết giảm nhẹ. Riêng bị cáo Đinh Văn Dũng, cựu Tổng GĐ Công ty Bình Hà, một trong các “sân sau” của cố Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà, tiếp tục kêu oan: “Bị cáo oan sai đến giờ phút này đã gần 3 năm. Bị cáo mong HĐXX xem xét lại các tình tiết trong vụ án để sớm được minh oan”. Phiên tòa tạm ngưng đến chiều 2/11, tức thứ hai tuần sau, sẽ tuyên án.

 

Mời đọc thêm: Xét xử vụ án tại BIDV: Làm rõ hành vi của các bị cáo (BNews). – Xét xử vụ đại án tại BIDV: Nói lời sau cùng, các bị cáo mong được giảm án (HNM). – Lời đau xót của cựu Phó TGĐ BIDV dính vụ Trần Bắc Hà (VNN). – Cựu sếp BIDV mong nhận mức án nhẹ nhất (Zing). – Xét xử vụ BIDV thất thoát 1.600 tỷ: Bị cáo duy nhất phản bác cáo trạng là ai? (DNVN). – Chiều 2-11, Tòa án sẽ phán quyết về vụ án tại BIDV (ANTĐ). – 9 tháng, BIDV mới chỉ hoàn thành 56,5% kế hoạch lợi nhuận năm (BizLive).

.

Thiên tai sau bão số 9

 

Bão số 9 đã tan nhưng hậu quả để lại cho người dân miền Trung quá lớn. Các từ khóa “sạt lở” tiếp tục nóng trên mặt báo và các trang mạng. Trong số các vụ sạt lở liên tiếp xảy ra từ chiều qua tới bây giờ, nghiêm trọng nhất là vụ sạt lở vùi lấp 53 người ở Quảng Nam, Zing đưa tin. Vụ việc xảy ra vào tối 28/10 ở huyện Nam Trà My, tại hai thôn là thôn 1 xã Trà Leng và thôn 1 xã Trà Vân.

 

Tại thôn 1 xã Trà Leng đã xảy ra vụ sạt lở đất vùi lấp 45 người, 4 người thoát nạn. Tại thôn 1 xã Trà Vân cũng có vụ sạt lở khiến 8 người bị vùi lấp. Đến 11h tối qua, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 7 thi thể. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thanh minh: “Dù lường trước được sạt lở đất do mưa lũ kéo dài ở vùng núi, những sự cố này rõ ràng vẫn rất khó đoán định. Bão vào, chúng ta chủ động ứng phó được nhưng sạt lở đất thì rất khó khăn”.

 

VTV có clip về vụ sạt lở vùi lấp 53 người ở Quảng Nam: Tìm thấy 7 thi thể | Lũ lên nhanh trong đêm ở Quảng Nam

https://www.youtube.com/watch?v=rB0fRr6yrhg&feature=youtu.be

 

Báo Người Lao Động cập nhật vụ sạt lở núi vùi lấp ở xã Trà Leng: Cứu sống được 33 người. Tin cho biết, “lực lượng chức năng đã tìm được nhiều nạn nhân trong số hàng chục người bị mất tích trong các vụ sạt lở tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ghi nhận tại hiện trường cho thấy nhiều người bị thương rất nặng. Những nạn nhân này đang được khiêng ra bên ngoài để kịp thời cấp cứu”.

 

Đối với những người không qua khỏi, VTC dẫn lời Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tìm thấy thi thể 16 nạn nhân trong 2 vụ sạt lở núi khiến 53 người bị vùi lấp. Phó Chủ tịch Hồ Quang Bửu thông báo, sáng nay, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 8 người bị đất đá vùi lấp trong vụ sạt lở ở xã Trà Vân: “Cũng trong sáng nay, 8 thi thể nạn nhân trong vụ sạt lở ở xã Trà Leng được tìm thấy”

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img1-1.png

Lực lượng chức năng vẫn đang ra sức xử lý hàng ngàn khối đất đá gây ách tắc đường dẫn lên hiện trường sạt lở. Ảnh: VTC

 

Vụ sạt lở nghiêm trọng thứ 2 cũng ở Quảng Nam: Phước Sơn sạt lở núi, 11 người mất tích, tìm được 1 thi thể, theo báo Thanh Niên. Trưa nay, ông Lưu Huyền Thoại, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc, cho biết, một vụ sạt lở núi xảy ra chiều qua trên địa bàn thôn 3, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn đã khiến 11 người dân mất tích. Hiện đã có 1 thi thể được tìm thấy. Cũng tại huyện này, trước đó có một cán bộ huyện đoàn và một cán bộ ban dân vận huyện trên đường đi sơ tán dân ở xã Phước Lộc, bị núi sạt lở vùi lấp, khiến 2 người bị mất tích.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img2-23.jpg

Hiện trường vụ sạt lở ở xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn. Ảnh: M.C/TN

 

Mưa sau bão đã tạo nên lũ thượng nguồn sông Đăk Mi, hàng trăm công nhân bị cô lập, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Lê Xuân Tuấn, Tổng GĐ Công ty cổ phần Năng lượng Agrita Quảng Nam, chủ đầu tư dự án thủy điện Đăk Mi 2, cho biết, chưa bao giờ chứng kiến một cơn lũ ở thượng nguồn đổ về với sức công phá mạnh như vậy: “Người dân ở đây cho biết cả trăm năm nay từ đời xưa đến giờ chưa có khi nào xảy ra cơn lũ, nước dội về ầm ầm như thác đổ”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img3-18-1068x801.jpg

Nước thượng nguồn từ sông Đăk Mi đổ về. Ảnh: Hùng Hương/TT

 

RFA có clip về cảnh nước lũ ở Quảng Nam: Người đàn ông bị nước lũ cuốn như thác may mắn được cứu.

https://www.youtube.com/watch?v=ht9s6T4gn3Y&feature=emb_logo

 

Báo Pháp Luật TP HCM dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê: 10 tháng, thiệt hại 10,1 nghìn tỷ đồng vì thiên tai.  “Tính chung 10 tháng đầu năm 2020, thiên tai đã làm 249 người chết và mất tích, 516 người bị thương; gần 2.000 ngôi nhà bị sập đổ; hơn 200 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng; gần 190 nghìn ha lúa và gần 90 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính hơn 10,1 nghìn tỷ đồng”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img4-15.jpg

Thiệt hại do thiên tai từ tháng 1 đến tháng 10/2020. Ảnh: TCTK/ PLTP

 

Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu bình luận“Tan nát Quảng Trị, tan hoang Quảng Bình, tan tác Huế, xơ xác Quảng Nam… Những điệp khúc quen thuộc, phá rừng và thuỷ điện. Bất chấp những hình ảnh quen thuộc, dân chết nhà cửa trôi sông, thi thể người không may bị vùi dưới bùn nhão… Không ban bệ nào mà dân không lo cho đến tận khăn giấy trên xe ô tô, đẻ ra thêm bao nhiêu ghế dân cũng chấp nhận nuôi. Để rồi, cứ phải chìm đắm trong tang thương mất mát”.

 

Nhà báo Nguyễn Tiến Tường viết về hành động chặt bỏ những cây rừng lâu năm để rồi vội “chữa cháy” bằng những cây nhỏ tuổi: “Đốn một cây to, trồng một cây nhỏ, là phá bỏ cái nền tảng thâm sâu, trả lại bằng cái rễ cạn lớt ở bên trên. Cạo trọc rừng, róc xương núi xong phát động trồng rừng, phủ xanh đồi núi, là lấy cái khẩu khí u mê để ru ngủ mình… Làm việc bạc ác xong lấy cái việc nghĩa nhỏ mong cứu chuộc thì mãi mãi không thể lấp đầy nghiệp chướng!”

 

Nhà báo Mai Quốc Ấn bình luận“Công dân Mai Quốc Ấn đề nghị Chính phủ tổ chức Quốc tang cho đồng bào thiệt mạng vì lượng người thương vong đã quá lớn! Thực sự quá lớn! Đến mức ám ảnh… Và người Việt còn mong xuất khẩu gỗ cao nhất thế giới, còn coi đồ gỗ quý là hình thái đẳng cấp, còn coi ăn thú rừng để thể hiện sang trọng thì sẽ còn trả giá tiếp tục”.

 

Mời đọc thêm: Bão số 9 gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tại miền Trung (TTXVN). – Sạt lở đất nghiêm trọng tại Nam Trà My, 53 người mất tích, lập Sở Chỉ huy tiền phương (HNM). – Ảnh vệ tinh 2 khu vực sạt lở kinh hoàng vùi lấp 53 người ở Quảng Nam (VTC). – Quảng Nam: Vụ sạt lở kinh hoàng ở Nam Trà My: Cứu sống 33 người (DT). – Thảm họa sạt lở ở Nam Trà My: Nỗ lực tìm kiếm 14 người còn đang mất tích (TN). – Hai vụ sạt lở ở Nam Trà My: Còn 13 người mất tích (VNE). 

– Nóng: Thêm vụ sạt lở núi kinh hoàng vùi lấp ngôi làng ở Quảng Nam, 3 người chết, 8 người mất tích (NLĐ). – Cận cảnh hiện trường vụ sạt lở núi ở Phước Sơn, Quảng Nam khiến 11 người mất tích (DNVN). – Diễn biến 4 vụ sạt lở ở Quảng Nam (Zing). – Còn 200 công nhân xây dựng thủy điện Đắk Mi2 bị cô lập ở Phước Sơn (LĐ). – Hiện trường 200 công nhân mắc kẹt ở Phước Sơn (Zing). – Lũ trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Nam tiếp tục dao động (KTĐT). – Núi bục (FB Nguyễn Thùy Dương). – Khí methane có thoát ra từ Bắc Băng Dương (FB Sam Carana). 

 

.

Tin giáo dục

 

Bất cập trong vấn đề dạy Tiếng Việt lớp 1: Bộ trao quyền chủ động, giáo viên vẫn thấy khó, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Cô giáo Lê Thu Hương cho biết: “Chỉ dạy đủ 12 tiết/tuần theo đúng yêu cầu của chương trình mới đã là rất mệt với học sinh. Nếu giáo viên rút ngắn thời gian dạy học thì sẽ tăng về lượng kiến thức, nếu kéo giãn thời gian dạy học, bài 1 tiết dạy lên 1,2 hay 1,5 tiết thì không kịp vì không thể kéo dài khung thời gian năm học từ một năm lên 1,5 năm. Nếu lấy thời lượng của môn khác để dạy Tiếng Việt thì sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học của môn đó”.

 

Liên quan đến giáo dục thiếu nhi, VOV có bài: Nghịch lý, có hàng trăm chỉ tiêu biên chế GV mầm non, nhưng… thiếu người thi. Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Nguyễn Bá Minh cho biết: “Trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TW của Trung ương về việc tinh giản biên chế trong các cơ sở công lập, các địa phương hiện nay rất lúng túng đối với việc sắp xếp, tuyển dụng đội ngũ giáo viên đảm bảo nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên hợp đồng lao động triển khai rất chậm”.

 

Liên quan đến chương trình GD Tiểu học càng “cải cách” càng bế tắc, trang Kinh Tế Nông Thôn đặt câu hỏi về chương trình tiếng Việt lớp 1 khiến dư luận “đau đầu”: Đâu là hướng giải quyết?  PGS Nguyễn Hữu Đạt nhận định về sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Cánh Diều, đây là sách “không đạt, nếu tiếp tục giảng dạy sẽ có hại cho học sinh”.

 

Có những nội dung trong sách chưa phù hợp mà các chuyên gia, phụ huynh và báo chí đã nêu không chỉ là “sạn”, mà là những lỗi sai cơ bản cả về phương pháp biên soạn, ngữ liệu, tri thức về ngôn ngữ học, về mục đích dạy Tiếng Việt: “Ngữ liệu của các bài đọc ngô nghê. Người biên soạn không có tư duy văn học; phương pháp học âm vần gán ghép các từ ngữ rất tùy tiện; nghĩa của từ đưa vào sách sai rất nhiều, không đúng thực tế sử dụng”.

 

Sách đầy lỗi, nhưng bộ sách giáo khoa Cánh diều chiếm xấp xỉ 1/3 thị phần cả nước, theo báo Giáo Dục VN. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có khoảng 14.000 trường Tiểu học, gần 500.000 giáo viên Tiểu học, trong đó có khoảng 100.000 giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 năm học 2020-2021, nghĩa là trực tiếp lựa chọn sách giáo khoa lớp 1. Với tỉ lệ lựa chọn bộ Cánh Diều tới 32% như thống kê dưới đây thì đúng là tin buồn cho nền giáo dục nước nhà:

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img6-5.jpg

 

Mời đọc thêm: Cần Thơ: trường ĐH buộc sinh viên đóng tiền để trồng cây (PLTP). – ‘Đề xuất phụ cấp 36% cho giáo viên mầm non chưa phải là cao’ (VNN). – Nhiều sách giáo khoa có “sạn” (NLĐ). – SGK nhiều “sạn”, lỗi thuộc hội đồng thẩm định (SGGP). – Đừng để cả thầy và trò ở các nhà trường cứ mãi là đối tượng “thử nghiệm”… (GDVN). – “Sạn” trong sách giáo khoa, phụ huynh học sinh có được bồi thường không? (PL Plus). – Xã hội hóa SGK có đạt mục đích để có bộ sách tốt nhất? (VOV).

 

                                                         ***

 

Thêm một số tin: Việt Nam và Mỹ ký 7 thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ đôla (BBC). – Việt kiều Micheal Phương Minh Nguyễn nói bị an ninh Việt Nam bắt cóc, bịt mắt và còng tay (RFA). – Tổng Liên đoàn Lao động yêu cầu trường Đại học Tôn Đức Thắng cung cấp bảng lương chi tiết (FB Kiểm Tin). – Bầu cử Mỹ 2020: Một cuộc bầu cử không giống cuộc bầu cử nào khác — TT Trump cảnh báo đời sống Mỹ dưới thời Biden sẽ giống ngày tận thế (VOA).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats