NỘI
DUNG :
ƯCV
Joe Biden chỉ trích việc người ủng hộ TT Trump bị bỏ ngoài trời lạnh
Người Việt
.
TCPV
giữ nguyên quyết định của Pennsylvania gia hạn nhận phiếu bầu
Người Việt
.
Trước
ngày bầu cử, một số lãnh đạo thế giới bày tỏ ủng hộ TT Trump
Người Việt
===============================================
.
.
ƯCV
Joe Biden chỉ trích việc người ủng hộ TT Trump bị bỏ ngoài trời lạnh
Người
Việt
Oct 28, 2020
OMAHA, Nebraska (NV) – Cả ngàn người tham dự buổi tập họp vận
động tranh cử của Tổng Thống Donald Trump vào tối Thứ Ba, 27 Tháng Mười, tại
phi trường Eppley đã phải đứng đợi ngoài trời giá buốt, nhiệt độ đông đá, mấy
giờ đồng hồ để đợi xe buýt đến đón họ trở lại bãi đậu xe.
Cảnh sát viên Michael
Pecha, phát ngôn viên của sở cảnh sát thành phố Omaha, nói rằng có 30 người phải
được chăm sóc y tế và có bảy người phải vào bệnh viện vì đủ mọi lý do, theo bản
tin của tờ báo địa phương Omaha World Herald.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/10/TS-Trumpnebraska-102820-1536x1034.jpg
Tổng Thống Donald
Trump nói chuyện tại Omaha, Nebraska. (hình: Steve Pope/Getty Images)
Ông Tim Conahan, chỉ huy
trưởng cảnh sát phi trường Omaha, cho hay có khoảng 21,000 người đi qua khu vực
kiểm soát để vào nơi Tổng Thống Donald Trump nói chuyện và có nhiều người khác
vẫn còn đứng sắp hàng khi buổi nói chuyện đang diễn ra. Trong bài diễn văn, ông
Trump nói có 29,000 người tới tham dự.
Tổng Thống Trump nói
trong gần 1 giờ đồng hồ, sau đó lên phi cơ Air Force One rời khỏi nơi này lúc
trước 9 giờ tối. Người sau cùng lên được xe buýt để đưa đến bãi đậu xe là lúc
11 giờ 50 phút tối, theo lời ông Pecha.
Thay vì đợi ngoài trời ở
nhiệt độ 31 độ F (âm .5 độ C), một số người trong đám đông quyết định đi bộ trở
lại nơi đậu xe, cách đó chừng 3 dặm (4.8 km). Cảnh sát đã phải giúp chở một số
người cao niên và có vấn đề sức khỏe. Phát ngôn viên Pecha nói nhiều người đã ước
tính sai lầm khoảng cách từ nơi nói chuyện tới bãi đậu xe.
Trong bài phát biểu ở
thành phố Wilmington, tiểu bang Delaware, vào ngày Thứ Tư, ứng cử viên Joe
Biden đã chỉ trích sự kiện này.
Ông Biden nói những người
ủng hộ ông Trump, gồm cả người cao niên và trẻ nhỏ, đã bị bỏ ngoài trời giá lạnh
trong mấy giờ đồng hồ sau khi buổi vận động tranh cử chấm dứt ở Omaha.
“Đó là hình ảnh
tiêu biểu cho cách đối phó của Tổng Thống Trump với cuộc khủng hoảng dịch bệnh
hiện nay. Ông ta đến để có hình ảnh rồi sau đó đi mất. Ông để mọi người khác phải
chịu đựng hậu quả của việc không có một kế hoạch rõ ràng,” theo lời ông Biden.
Bà Samantha Zager, phụ tá
tùy viên báo chí của Tổng Thống Trump, hôm Thứ Tư gửi ra thông cáo nói rằng ủy
ban vận động tranh cử của ông Trump quan tâm đến mọi người và đã có các biện
pháp để giúp đám đông đối phó với cái lạnh ở Nebraska. (V.Giang) [qd]
----------------------------------------
.
TCPV
giữ nguyên quyết định của Pennsylvania gia hạn nhận phiếu bầu
Người
Việt
Oct 28, 2020
WASHINGTON, DC (NV) – Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ giữ
nguyên quyết định của TCPV Pennsylvania gia hạn nhận phiếu bầu sau ngày bầu cử
tối đa ba ngày, cho dù không có dấu bưu điện rõ ràng, theo CNN.
Hôm Thứ Tư, 28 Tháng Mười,
các thẩm phán bác yêu cầu của đảng Cộng Hòa Pennsylvania đòi họ gấp rút xem xét
quyết định vừa nêu.
Thẩm Phán Amy Coney
Barrett, người vừa chính thức vào TCPV, không tham gia xem xét yêu cầu của đảng
Cộng Hòa Pennsylvania.
Phát ngôn viên TCPV cho
hay bà Barrett không tham gia vì cần có “giải pháp tức thời” trong khi bà chưa
có thời gian để xem toàn bộ hồ sơ.
Mấy ngày qua, đảng Dân Chủ
thúc ép vị tân thẩm phán này chủ động rút khỏi những vụ kiện liên quan bầu cử.
Pennsylvania là tiểu bang quan trọng với cả Tổng Thống Donald Trump lẫn ứng
viên đảng Dân Chủ Joe Biden.
Trong thông báo đi kèm
phán quyết hôm Thứ Tư, Thẩm Phán Samuel Alito, cùng Thẩm Phán Clarence Thomas
và Neil Gorsuch, cho hay bây giờ là quá gần ngày bầu cử nên các thẩm phán không
đủ thời gian can thiệp.
Tuy nhiên, ông Alito vẫn
để ngỏ khả năng tòa sẽ xử vụ này sau. Ông nhấn mạnh ông rất nghi ngờ phán quyết
của TCPV Pennsylvania. Ông nói vấn đề này mang “tầm quan trọng quốc gia” và “rất
có thể quyết định của TCPV Pennsylvania vi phạm Hiến Pháp Hoa Kỳ.” (Th.Long) [qd]
--------------------------
.
Trước
ngày bầu cử, một số lãnh đạo thế giới bày tỏ ủng hộ TT Trump
Người
Việt
Oct 28, 2020
WASHINGTON, DC (NV) – Theo truyền thống đã có từ nhiều năm
nay, phần lớn các nhà lãnh đạo thế giới không bày tỏ ý kiến gì về bầu cử tổng
thống Mỹ, vì lo ngại sẽ gặp phản ứng phe phái, hay làm thiệt hại các quyền lợi
chiến lược của quốc gia qua các hành động có thể bị coi là can dự vào nội tình
nước Mỹ.
Theo bản tin của tờ
Washington Post hôm Thứ Tư, 28 Tháng Mười, vào năm 2016, bà Hillary Clinton, ứng
cử viên tổng thống phía đảng Dân Chủ khi đó, nói rằng một số nhà lãnh đạo ngoại
quốc đã liên lạc để hỏi họ có thể công khai bày tỏ sự ủng hộ bà “để ngăn chặn
Donald Trump.”
Cũng có người, như thủ tướng
Ý khi đó, là ông Matteo Renzi, lên tiếng trước công chúng để tỏ sự ủng hộ cho
bà Clinton. Tuy nhiên, lúc đó bà không kể tên những vị nguyên thủ bày tỏ ủng hộ.
Trong khi đó, Tổng Tống
Donald Trump, cả vào năm 2016 và 2020, đã nhận được sự công khai hậu thuẫn của
một số ít các nhà lãnh đạo ngoại quốc, phần lớn là những người thuộc giới
khuynh hữu, có quan điểm chính trị và các phát biểu giống với ông, từ đại dịch
COVID-19 cho tới vấn đề di dân.
Ứng cử viên tổng thống đảng
Dân Chủ Joe Biden hiện cũng có sự ủng hộ từ nhiều cựu lãnh đạo thế giới. Tuy
nhiên, dù kết quả nhiều cuộc thăm dò ở các quốc gia khác cho thấy người dân những
nơi này đánh giá thấp về Tổng Thống Donald Trump, phần lớn các nhà lãnh đạo quốc
tế hiện nay đều giữ im lặng, không khen ngợi mà cũng chẳng chê bai.
Trong số nhà lãnh đạo quốc
gia bày tỏ ủng hộ cuộc tái tranh cử của Tổng Thống Trump có Thủ Tướng
Hungary Viktor Orban.
Vào năm 2016, ngay sau
khi ông Trump được đảng Cộng Hòa đề cử ra tranh chức tổng thống, ông Orban, người
có khuynh hướng thiên hữu, đã lên tiếng ủng hộ. Hồi tháng qua, Thủ Tướng Orban
một lần nữa bày tỏ ủng hộ cho ông Trump.
Ông Orban nói: “Chúng tôi
mong muốn Tổng Thống Donald Trump chiến thắng, vì chúng tôi biết rõ về chính
sách ngoại giao của các chính phủ đảng Dân Chủ ở Mỹ, là dựa trên sự áp đặt đạo
đức lên các quốc gia khác (moral imperialism). Chúng tôi đã từng phải thử nghiệm
điều này trước đây, chúng tôi không muốn thấy điều này tái diễn.”
Trước đây, thời chính phủ
Obama đã từng lên án các hành động vi phạm dân chủ, nhân quyền ở các quốc gia
khác, từ Philippines sang tới Hungary, và đã gặp phản ứng kịch liệt của các
chính phủ này.
Tổng Thống Brazil Jari Bolsonaro bày tỏ hậu thuẫn cho Tổng Thống Trump hồi đầu
tháng này, sau khi ký thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Ông Bolsonaro lúc đó hứa
sẽ sang dự lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ nhì của ông Trump. Ông Bolsonaro sau
đó nói thêm rằng ông không muốn can dự vào nội bộ Mỹ mà chỉ nói ra “từ tấm
lòng.”
Tại Philippines, Tổng
Thống Rodrigo Duerte bày tỏ ủng hộ cho nỗ lực tái tranh cử của Tổng Thống
Trump hồi Tháng Hai, sau khi hủy bỏ một thỏa thuận quân sự đã có từ lâu với Mỹ.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ
Mark Esper gọi quyết định hủy bỏ thỏa thuận gọi là VFA này là điều “đáng tiếc,”
nhưng ông Trump nói rằng ông không có gì phiền hà.
Tổng Thống Duerte sau đó
nói: “Thái độ cẩn trọng và sáng suốt của Tổng Thống Trump khi có lời phát biểu
về việc chấm dứt thỏa thuận VFA cho thấy ông là tổng thống tốt và xứng đáng để
được tái đắc cử.”
Các nhóm tranh đấu nhân
quyền ở Philippines nhiều lần cáo buộc rằng ông Duterte tạo ra tình trạng bạo động
giết người, vi phạm nhân quyền, trong “cuộc chiến chống ma túy” của ông, cùng
là thẳng tay đàn áp đối lập.
Thủ Tướng Janez Jansa của Slovenia, quê nhà của Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump,
hôm Thứ Sáu tuần qua gửi tweet nói rằng nếu ông Biden được đắc cử “thì sẽ là một
trong những tổng thống yếu kém nhất trong lịch sử” và kêu gọi chiến thắng cho
ông Trump. (V.Giang) [qd
No comments:
Post a Comment