Thursday, 29 October 2020

NẾU BIDEN THẮNG, 100 NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG SẼ NHƯ THẾ NÀO? (Daniel Strauss & Julian Borger - The Guardian)

 


Nếu Biden thắng, 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống sẽ như thế nào?

Daniel Strauss and Julian Borger  - The Guardian   

Trà Mi dịch thuật

Posted on October 29, 2020

http://dcvonline.net/2020/10/29/neu-biden-thang-100-ngay-dau-tien-cua-nhiem-ky-tong-thong-se-nhu-the-nao/

 

Nếu Biden đánh bại Trump, đảng Dân chủ sẽ phải cấp bách giải quyết đại dịch và xây dựng lại mối bang giao toàn cầu.

 

https://i.guim.co.uk/img/media/b45e9e4eb9be53b8cd1a6f8880d89f598bafbd69/705_189_2291_1374/master/2291.jpg?width=1020&quality=45&auto=format&fit=max&dpr=2&s=6f1d695851959caa88ea2e23f2656a6f

Joe Biden lần cuối cùng tại Tòa Bạch Ốc, vào năm 2016. Một người trong đảng Dân chủ cho biết, “Về cơ bản, ông ấy phải làm điều gì đó có tính lịch sử.” Ảnh: Kevin Lamarque / Reuters

 

Nếu Joe Biden thắng Donald Trump trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2020 vào tuần tới, tổng thống đắc cử sẽ phải đối phó với áp lực rất lớn để lập một danh sách ưu tiên giải quyết một loạt các vấn đề từ chính sách đối ngoại đến khủng hoảng khí hậu, đảo ngược nhiều thay đổi rõ ràng mà người tiền nhiệm đã làm.

 

Nhưng nhiệm vụ đầu tiên và cấp bách nhất của Biden trong 100 ngày đầu tiên ở Tòa Bạch Ốc sẽ là đưa ra ngay một kế hoạch toàn quốc mới để chống lại cuộc khủng hoảng coronavirus, đã cướp đi sinh mạng của hơn 220.000 người ở Mỹ và lây nhiễm cho hàng triệu người – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới – cũng như có nhưng hành động khác để khắc phục sự suy thoái kinh tế thảm hại.

 

Và, tổng thống đắc cử, một Biden ôn hòa cũng sẽ phải đấu tranh với phe của mình – một đảng Dân chủ với khối tự do ngày càng có ảnh hưởng, khao khát những thay đổi thể chế lớn để cố gắng trả lời một số câu hỏi cấp bách nhất về tương lai của nước Mỹ.

 

Saikat Chakrabarti, một người hoạt động của đảng Dân chủ và là cựu chánh văn phòng cho dân biểu cấp tiến của New York, Alexandria Ocasio-Cortez, nói:

 

“Về cơ bản ông ấy phải làm điều gì đó mang tính lịch sử. Ông ấy vừa được trao cho một nền kinh tế suy thoái, cùng với đại dịch và ông ấy được bầu vào nhiệm vụ [tổng thống] để thực sự giải quyết vấn đề này và làm điều gì đó lớn lao.”

 

Trong trường hợp tốt nhất cho Biden, ông sẽ thắng lớn và đảng Dân chủ sẽ chiếm đa số Thượng viện, giành quyền kiểm soát cả hai viện của Quốc hội. Nếu điều đó xảy ra, Biden và đảng của ông có thể đưa ra kế hoạch đầy tham vọng nhất của họ cho một nhiệm kỳ tổng thống với cảm giác giống như thời của Franklin Delano Roosevelt, đã thực hiện ​​các chương trình cứu trợ và phục hồi với Chính sách kinh tế mới (New Deal) sâu rộng để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1930. Cựu thú trưởng bộ lao động của chính quyền Obama, Chris Lu, người điều hành nhóm chuyển tiếp của tổng thống thứ 44 năm 2008, nói :

 

“Bằng nhiều cách, họ sẽ bước vào hoàn cảnh giống như chúng tôi đã từng trải qua năm 2009. Nhưng ở nhiều khía cạnh khác, nó còn tồi tệ hơn. Chúng tôi cầm quyền trong cuộc Đại suy thoái, họ cũng sẽ tiếp quản trong một cuộc suy thoái. Họ cũng có thêm nhiều thách thức và khó khăn hơn trong việc đối phó với một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.”

 

Vào thời điểm của lễ nhậm chức tổng thống vào tháng 1 năm 2021, hơn 350.000 người Mỹ có thể đã chết vì coronavirus, theo các dự báo, giả sử các chính sách và quỹ đạo hiện tại vẫn được giữ như cũ.

 

Neera Tanden, giám đốc chính sách đối nội của chiến dịch tranh cử tổng thống Obama-Biden, cho biết “việc đầu tiên” của Biden có thể nhằm mục đích kiềm chế số người chết và giải quyết thiệt hại kinh tế. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) :

 

 “Việc đầu tiên của Biden khi nhậm chức có lẽ nhằm mục đích kiềm chế số người chết và giải quyết thiệt hại kinh tế.”

 

 

https://i.guim.co.uk/img/media/496d2f3d8e043a8e4abb21ab2fce910a0d8bb38a/0_24_7665_4602/master/7665.jpg?width=620&quality=45&auto=format&fit=max&dpr=2&s=24d7917bdc851b640f4be120cc5a461a

Một người đàn ông rời trung tâm xét nghiệm Covid-19 giữa đại dịch coronavirus ở Los Angeles. Ảnh: Kyle Grillot / EPA

 

Ban vận động tranh cử của Biden đã đề nghị một kế hoạch dựa trên khoa học gồm lệnh đeo mặt nạ trên toàn quốc (mặc dù chính quyền địa phương sẽ có quyết định cuối cùng về việc thực hiện), mở rộng việc xét nghiệm và truy tìm liên hệ, tìm cách  ngăn chặn việc bệnh nhân phải bất ngờ bị đòi tiền điều trị Covid và hỗ tài chính liên bang nhiều hơn trợ giúp các gia đình đang gặp khó khăn.

 

Tại Quốc hội, ý thức cấp bách đang nằm ở một dự luật cứu trợ COVID mà giới lập pháp đã không thể thông qua trong vài tuần qua. Trong khi đảng Dân chủ đang thúc đẩy gói cứu trợ 2 tỷ đô la, thì đảng Cộng hòa đã kêu là tốn quá nhiều, đặc biệt là đối với việc mở rộng việc xét nghiệm.

 

Tanden cho biết:

“Tôi nghĩ điều quan trọng nhất có thể là một đạo luật nhằm giải quyết vấn đề virus, và khả năng ngăn chận virus và sau đó đối phó với vết thương kinh tế mà virus đã gây ra.”

 

Trong suốt cuộc vận động tranh cử tổng thống, Biden đã trình bầy với cử tri một danh sách về những gì ông sẽ làm nếu được bầu làm tổng thống, nhiều mục trong đó sẽ trực tiếp đảo ngược việc làm của chính quyền Trump. Chúng gồm việc gia nhập lại thỏa thuận khí hậu Paris, mà Mỹ sẽ rút ra vào ngày 4 tháng 11, 24 giờ sau ngày Donald Trump đắc cử. Ông cũng sẽ tham gia thỏa thuận hạch tâm Iran 2015, trong đó Tehran đồng ý hạn chế các hoạt động hạch tâm để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt. Và ông cũng sẽ thúc đẩy việc gia hạn Đạo luật Bảo hiểm Y tế Giá phải chăng của Barack Obama (Obama Care), mà Trump và các đồng minh của ông đã nhiều lần cố gắng dỡ bỏ.

 

Quyền kiểm soát của Thượng viện là rất quan trọng đối với một nhiệm kỳ tổng thống của Biden. Không có nó, phần lớn chương trình làm việc của ông ấy chắc chắn sẽ ở trong tình trạng lấp lửng.

 

Cũng có một kỳ vọng lớn rằng Quốc hội sẽ xem xét một số cải cách chính sách về an ninh công cộng sau các cuộc biểu tình hàng loạt vào mùa hè về việc cảnh sát giết chết George Floyd ở Minneapolis, mặc dù không rõ liệu những đề nghị như vậy cuối cùng có thể thoát khỏi những bế tắc đảng phái và những tiểu tiết vô ích trong quy trình lập pháp hay không.

 

Và sẽ có áp lực rất lớn đối với chính quyền Biden trong việc tu chính luật tranh biện kéo quá dài, một quy tắc cổ hủ của Thượng viện mà đảng không nắm quyền đã dùng để ngăn chặn việc phê chuẩn luật pháp và các đề cử trong viện.

 

Số phận của nghị trình 100 ngày đầu tiên của Biden phần lớn phụ thuộc vào đảng nào kiểm soát Hạ viện và Thượng viện – và bao nhiêu ghế. Các tổng thống đắc cử thường có được đa số Thượng viện mới với họ. Năm 1980, Ronald Reagan đắc cử đã mang lại cho ông 12 ghế của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện. Năm 2004, khi George Bush tái đắc cử, đảng Cộng hòa đã giành được 5 ghế Thượng viện. Và khi Barack Obama đắc cử tổng thống năm 2008, đảng Dân chủ đã lật 8 ghế Thượng viện. Đảng Dân chủ đang nắm giữ Hạ viện và năm nay, đảng này có cơ hội giành thêm từ một đến tám ghế Thượng viện. Nếu họ có thể thêm bốn ghế ở Thượng viện, hoặc ba ghế cộng với Tòa Bạch Ốc, nó sẽ giúp đảng Dân chủ chiếm đa số mỏng ở Thượng viện.

 

Quyền kiểm soát của Thượng viện rất quan trọng đối với nhiệm kỳ tổng thống của Biden. Không có nó, phần lớn chương trình làm việc của ông ấy chắc chắn sẽ ở trong tình trạng lấp lửng. Biden đã nói rằng có một số lớn các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa (ít được thấy) sẵn sàng làm việc với Đảng Dân chủ dưới chính quyền của Biden. Nhưng các thượng nghị sĩ hiện nay bi quan hơn một chút.

 

Thượng nghị sĩ Sherrod Brown, một đảng viên Đảng Dân chủ ở Ohio, nhún vai khi được hỏi liệu có nhiều hơn vài thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa có thể làm việc với đảng Dân chủ dưới thời tổng thống Biden hay không.

 

Brown nói:

“Tất cả những gì tôi biết là chúng ta đã chứng kiến ​​46 người rưỡi đảng Cộng hòa không xương sống (hèn nhát) trong bốn năm qua và tuy nhiên, cũng có nhiều người trong Hạ viện đã tỏ ra không can đảm để chống lại vị tổng thống tham nhũng, gây chia rẽ nhất trong đời chúng ta.”

 

https://i.guim.co.uk/img/media/c335f236740755a0e992de899a8a274b62973a05/64_0_3099_1859/master/3099.jpg?width=620&quality=45&auto=format&fit=max&dpr=2&s=cf298f986283438720fa5261f4dd0d2b

Một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa của Nga cất cánh từ bệ phóng gắn trên xe tải ở đâu đó ở Nga. Ảnh: AP

 

Tuy nhiên, dù có hay không sự kiểm soát của đảng Dân chủ ở Thượng viện, những ngày đầu tiên của chính quyền Biden cũng có khả năng ban hành một loạt các sắc lệnh hành pháp giải quyết các vấn đề cấp bách về chính sách đối ngoại và các đảo ngược một số việc của chính quyền Trump.

 

Đến ngày tuyên thệ nhậm chức, tính ra chỉ còn hơn hai tuần nữa là hiệp ước Khởi đầu Mới (New Start), hiệp định kiểm soát vũ khí duy nhất hiện hữu dưới thời Trump, sẽ hết hạn. Nếu Moscow sẵn sàng (và Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã đề nghị điều đó), hiệp ước có thể được gia hạn tới 5 năm bằng cách trao đổi công hàm.

 

Các đảng viên cao cấp của Đảng Dân chủ cũng cho biết Biden sẽ ngay lập tức khôi phục tư cách thành viên của Hoa Kỳ trong Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tiếp tục đóng góp tài chính, thông báo Hoa Kỳ sẽ tham gia hiệp định khí hậu Paris và đảo ngược lệnh cấm du lịch của chính quyền Trump đối với du khách từ các nước Hồi giáo.

 

Biden đã cam kết ông cũng sẽ tham gia thỏa thuận hạch tâm năm 2015 với Iran, Chương trình Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), mặc dù thời gian của việc đó sẽ phụ thuộc vào một thỏa thuận theo thứ tự với Iran về những gì Tehran sẽ phải làm trước để trở lại tuân thủ hoàn toàn với những giới hạn của JCPOA đối với các hoạt động hạch tâm của họ.

 

Chính quyền Biden cũng có khả năng ban hành một loạt những sắc lệnh hành pháp để giải quyết các vấn đề cấp bách về chính sách đối ngoại và hủy bỏ một số chính sách của chính quyền Trump. Cố vấn chính sách đối ngoại thân cận nhất của Obama, Ben Rhodes, nói :

 

“Tôi nghĩ rằng một phần của những gì họ sẽ làm là cố gắng xây dựng lại trật tự quốc tế – không phải để trông giống hệt như trước đây – mà là một lần nữa tập trung vào các chuẩn mực, thỏa thuận, hiệp ước quốc tế.

Có rất nhiều thứ có thể được thực hiện để tận dụng tốt nhất có thể những phần của cơ sở hạ tầng đã có vào năm 2016. Và sau đó sẽ có những lĩnh vực khác phải bắt đầu lại từ đầu như khi bị một cơn bão ập đến và thổi bay tất cả.”

 

Rhodes đã trích dẫn việc chống lại sự tuyên truyền tin vịt và các mối đe dọa khác đối với nền dân chủ là những ưu tiên toàn cầu mới, để những thể chế và chính sách có thể phải được phát triển từ đầu. Chương trình của Biden kêu gọi triệu tập hội nghị thượng đỉnh các nước dân chủ trong năm đầu tiên ông cầm quyền, trong nỗ lực giành lại danh hiệu “nước lãnh đạo của thế giới tự do” cho Hoa Kỳ.

 

Sẽ có áp lực từ những người tiến bộ trong đảng vượt ra ngoài việc đơn giản là tái thiết trật tự quốc tế thời kỳ trước Trump, đặc biệt trong việc đánh giá lại mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh chuyên quyền như Saudi Arabia. Một lựa chọn trên bàn là sớm có một chữ ký tổng thống dưới một đạo luật, đã được Quốc hội đồng ý, để hạn chế sự ủng hộ của Mỹ đối với cuộc chiến do Ả Rập Saudi dẫn đầu ở Yemen.

 

Matt Duss, cố vấn chính sách đối ngoại của Bernie Sanders cho biết:

 

“Có một danh sách toàn bộ những việc Trump đã làm với quyền hành pháp khá dễ để đảo ngược – về cơ bản là tái đầu tư vào LHQ, WHO, hiệp định khí hậu Paris, JCPOA. Câu hỏi đặt ra là, làm cách nào để bạn thực hiện bước tiếp theo và bước sau đó và bắt đầu chuyển sang một chương trình làm việc mới.”

 

Trong nhiều tháng, khối tự do của đảng Dân chủ và khói có khuynh hướng truyền thống hơn đã làm việc một cách tương đối hòa hợp khi họ đến với nhau quanh một nhiệm vụ duy nhất: ngăn Trump tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai.

 

https://i.guim.co.uk/img/media/3d82192df830f258da345b7be148bca2e71ab6e8/0_62_4000_2401/master/4000.jpg?width=620&quality=45&auto=format&fit=max&dpr=2&s=f9735024632a02deb50399dc890baf58

Thượng nghị sĩ cấp tiến Elizabeth Warren đã được cho là đã được mời làm Bộ trưởng Tài chánh hoặc Tổng chưởng lý. Ảnh: Rex / Shutterstock

 

Nhưng căng thẳng đang bắt đầu nổi lên về việc Biden có thể dùng những ai để lập nội các mới. Công khai và riêng tư, các nhóm Dân chủ đã thăm dò ý kiến ​​đảng viên, bắt đầu lập chiến lược và đưa ra những cảnh cáo về cách Biden nên chọn người thế nào vào toán lãnh đạo của một chính quyền có thể sẽ có đầu năm 2021.

 

Bản thân Biden đã thề sẽ làm cho nó trở nên đa dạng hơn bất kỳ nội các nào khác. Giới lãnh đạo có ảnh hưởng của đảng Dân chủ cũng đã ủng hộ một chính quyền Biden gồm những người Mỹ gốc châu Phi đang điều hành các cơ quan khác ngoài Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị hoặc Bộ Giao thông Vận tải.

 

Nhưng về mặt tư tưởng, các đảng viên Dân chủ tự do đã bắt đầu âm thầm thúc đẩy đảng viên cấp tiến như thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts Elizabeth Warren, thượng nghị sĩ Bernie Sanders của Vermont hay Lael Brainard, thành viên hội đồng thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang, vào được những vị trí quyền lực và cao cấp. Warren đã được đề cập đến như có thể sẽ là Bộ trưởng tài chánh hoặc Tổng chưởng lý. Sanders đang để mắt đến việc điều hành Bộ Lao động. Brainard cũng đã được đề cập như người có thể là Bộ trưởng Tài chính.

 

Biden được cho là sẽ đưa các đồng minh thân cận vào Tòa Bạch Ốc nếu ông đắc cử, nhiều người trong số họ theo chủ nghĩa trung dung hơn là tự do. Ron Klain, cựu chánh văn phòng của Biden khi ông là phó tổng thống trong chính quyền Obama, có thể trở lại. Thượng nghị sĩ Delaware Chris Coons, một người bạn lâu năm của Biden, đã được nhắc đến trong giới chính sách đối ngoại có thể sẽ là ngoại trưởng, cùng với cựu cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền Obama Susan Rice và thượng nghị sĩ Connecticut Chris Murphy, một ứng viên ít được biết đến. Các đồng minh của Coons đã phát hành một tài liệu dài năm trang lập luận rằng ông ta nên được đưa vào nội các.

 

“Cuối cùng, chúng ta không thể chống lại virus này hoặc bất kỳ virus nào khác nếu chúng ta không có đồng minh và bạn bè.” Thượng nghị sĩ Chris Murphy nói với Guardian chính sách đối ngoại là chìa khóa để chống lại coronavirus.   Murphy cho biết:

 

“Cuối cùng, chúng ta không thể chống lại virus này hoặc bất kỳ virus nào khác nếu chúng ta không có đồng minh và bạn bè, trừ khi chúng ta tham gia vào nỗ lực chế tạo thước chủng ngừa toàn cầu, trừ khi chúng ta xây dựng cơ sở hạ tầng y tế cộng đồng và phòng ngừa dịch bệnh toàn cầu của mình.”

 

Một số người có thể được bổ nhiệm phụ thuộc vào kết quả của các cuộc bầu cử năm 2020 khác. Thượng nghị sĩ Doug Jones của tiểu bang Alabama, một người bạn lâu năm của Biden và là đảng viên Đảng Dân chủ đang gặp nguy hiểm nhất đang tranh cử lại, đã được đề cập đến với tư cách có thể là một tổng chưởng lý. Những người khác đã nêu tên Warren hoặc Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, hoặc cựu quyền tổng chưởng lý Sally Yates vào vai trò đó. Bản thân Biden đã nói rằng ông muốn khôi phục bộ phận dân quyền của bộ tư pháp và tiếp tục cài đặt nó vào Tòa Bạch Ốc.

 

Nhưng Jones nói với Guardian rằng Biden muốn ông ta ở Thượng viện. Jones nói trong một cuộc phỏng vấn :

 

“Joe Biden muốn tôi ở Thượng viện và đó là nơi ông ấy tập trung để cố gắng giúp tôi và tôi cố gắng giúp ông ấy. Và đó là mục tiêu… vì tôi có thể giúp tốt nhất cho chính quyền Biden tập hợp một liên minh cần thiết để làm luật.

“Đó là chìa khóa. Ông ấy cần một tiếng nói như tôi ở Thượng viện Hoa Kỳ để đạt được kết quả, để mang mọi người từ cả hai phía của hai đảng ngồi lại với nhau.”  

 

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

 

                                                   ***

Nguồn: 

 

If Biden wins what would the first 100 days of his presidency look like?  

Daniel Strauss and Julian Borger in Washington 

October 29, 2020

The Guardian   

 

=============================

 

XEM THÊM

Nếu đắc cử, Biden sẽ tham khảo với đồng minh về thuế đối với Trung Quốc

VOA Tiếng Việt

30/10/2020

https://www.voatiengviet.com/a/neu-dac-cu-biden-se-tham-khao-voi-dong-minh-ve-thue-doi-voi-trung-quoc/5640695.html

 

Ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden, nếu được bầu làm tổng thống, sẽ tham vấn ý kiến các đồng minh chính của Mỹ trước khi ra quyết định về các mức thuế quan mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc, để mưu tìm sự đồng thuận nhằm tăng "sức ép tập thể" chống lại Bắc Kinh, các cố vấn hàng đầu của Biden cho biết hôm thứ Tư 28/10.

 

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters 6 ngày trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ, hai phụ tá của ông Biden cho biết điều đầu tiên là chính phủ Biden sẽ không lặp lại sai lầm của Tổng thống Trump khi ông áp thuế lên hàng hóa các nước châu Âu và Canada trong khuôn khổ chính sách “Nước Mỹ trên hết”, làm phật lòng các đối tác chính của Hoa Kỳ.

“Sự thất bại của chính quyền Trump là hành động đơn phương. Làm như vậy đã tạo cho Trung Quốc một lối thoát”, Jeffrey Prescott, cựu cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao của chính quyền Obama, nói.

 

Các cố vấn của ông Biden không cho biết liệu ông Biden, nếu được bầu, có tính tới chuyện dỡ bỏ bớt các thuế quan đối với Trung Quốc mà ông Trump đã dùng để thổi bùng cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hay không.

 

Ông Prescott nói: “Ông Biden sẽ không vội vã khóa mình vào bất cứ vị thế nào trước khi chúng tôi biết chính xác mình đã thừa kế những gì. Nhưng tham khảo ý kiến các đồng minh sẽ là một trọng tâm theo hướng giải quyết vấn đề".

 

Tranh chấp thương mại gay gắt chỉ là một trong những nguyên nhân chính gây căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, giữa lúc quan hệ hai nước tuột dốc xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ vì nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề virus gây ra Covid-19, cũng như các vấn đề: Hồng Kông, tài sản trí tuệ, nhân quyền, Đài Loan và Biển Đông.

 

Trung Quốc đã trở thành một trọng tâm về chính sách đối ngoại trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020. Trong các cuộc tập họp chính trị, ông Trump thường tiên đoán ông Biden sẽ mềm mỏng hơn với Trung Quốc.

 

Ông Biden đã phản bác nhận định đó, nói rằng ông sẽ cứng rắn với Trung Quốc hơn cả ông Trump, và không ngại sử dụng các rào cản thương mại - nhưng chỉ khi nào chúng hợp lý.

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats