Wednesday, 7 February 2024

TỐI CAO PHÁP VIỆN HOA KỲ SẼ QUYẾT ĐỊNH LIỆU ĐIỀU KHOẢN VỀ NỔI LOẠN CÓ LOẠI TÊN TRUMP RA KHỎI LÁ PHIẾU BẦU TỔNG THỐNG HAY KHÔNG (Amy Howe / Howe on the Court)

 



Tối cao Pháp viện sẽ quyết định liệu điều khoản về nổi loạn có loại tên Trump ra khỏi lá phiếu bầu tổng thống hay không

Amy Howe

DCVOnline dịch thuật

POSTED ON FEBRUARY 6, 2024   

https://dcvonline.net/2024/02/06/toi-cao-phap-vien-se-quyet-dinh-lieu-dieu-khoan-ve-noi-loan-co-loai-ten-trump-ra-khoi-la-phieu-bau-tong-thong-hay-khong/

 

Thứ Năm sắp tới Tối cao Pháp viện sẽ nghe tranh luận trong vụ kiện về bầu cử lớn nhất kể từ án lệnh gần 25 năm trước sau vụ án Bush kiện Gore. Vấn đề được đặt ra là liệu cựu Tổng thống Donald Trump, một lần nữa là ứng cử viên hàng đầu để được Đảng Cộng hòa đề cử làm ucv tổng thống, có thể bị loại khỏi cuộc bầu cử vì vai trò của ông trong vụ tấn công vào Điện Capitol Hoa Kỳ ngày 6 tháng 1 năm 2021 hay không.

 

https://www.scotusblog.com/wp-content/uploads/2024/01/supremecourt10-scaled.jpg

Thẩm phán TCPV sẽ xử vụ Trump kiện Anderson. (Katie Barlow)

 

Mặc dù câu hỏi được đưa ra tòa trong một vụ kiện ở Colorado, nhưng án lệnh của TCPV Hoa Kỳ có ảnh hưởng sâu rộng hơn nhiều. Tổng thư ký tiểu bang Maine đã quyết định hồi tháng 12 loại Trump khỏi cuộc bỏ phiếu sơ bộ ở đó và những thách thức về tính hợp lệ của Trump hiện đang được giải quyết ở 11 tiểu bang khác. Trump cảnh cáo rằng những nỗ lực ngăn cản ông ranh cử “có nguy cơ tước quyền bầu cử của hàng chục triệu người Mỹ” và “hứa hẹn sẽ gây ra sự hỗn loạn nếu những tòa án tiểu bang và viên chức chính phủ tiểu bang khác làm theo Colorado.” Nhưng những cử tri thách thức tính hợp lệ của Trump phản bác rằng “chúng tôi đã thấy Trump bộc phát ‘sự hỗn loạn’ khi ông ấy tranh cử và thua cuộc.”

 

 

Lịch sử đằng sau vụ án

 

Vụ tranh chấp xoay quanh việc giải thích một điều khoản tương đối mơ hồ của Hiến pháp: Tiết đoạn 3 của Tu chính án thứ 14, trong đó (có liên quan trong trường hợp này) quy định rằng không ai “sẽ là Thượng nghị sĩ hoặc Dân biểu trong Quốc hội, hoặc đại cử tri của Tổng thống và Phó Tổng thống hoặc giữ bất kỳ chức vụ nào, dân sự hoặc quân sự, trong chính phủ Hoa Kỳ hoặc với bất kỳ Tiểu bang nào,” nếu người đó trước đó đã tuyên thệ, “với tư cách là thành viên Quốc hội hoặc với tư cách là viên chức chính phủ Hoa Kỳ” ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó lại “dấn thân nổi dậy hoặc nổi loạn” chống lại chính quyền liên bang.

 

https://pbs.twimg.com/card_img/1754462488085561344/e1QKun4f?format=jpg&name=medium

Cựu dân biểu (CH) Colorado Norma Anderson có lẽ khó có thể là gương mặt thách thức cuộc vận động tranh cử của Trump mà Tòa án Tối cao sẽ xét xử vào thứ Năm. (Melina Mara/The Washington Post)

 

Được ban hành sau Nội chiến, Tiết đoạn 3 nhằm loại bỏ tư cách công chức của những cá nhân từng phục vụ trong chính phủ liên bang (hoặc tiểu bang) trước Nội chiến và đã tuyên thệ duy trì Hiến pháp nhưng sau đó ủng hộ Liên minh miền Nam. Việc cấm giữ bất kỳ chức vụ nào, dân sự hoặc quân sự, trong chính phủ Hoa Kỳ chỉ có thể phủ quyết bằng 2/3 số phiếu của cả Hạ viện và Thượng viện.

Mặc dù Tiết đoạn 3 không được dùng nhiều lần kể từ khi thành luật, nhưng người ta lại quan tâm đến nó sau cuộc tấn công ngày 6 tháng 1 vào Điện Capitol. Những nỗ lực dựa vào Tiết đoạn 3 để loại bỏ những viên chức chính phủ vì vai trò của họ trong những cuộc tấn công đã đạt được thành công ở mức độ khác nhau. Vào năm 2022, viên chức chính phủ tiểu bang Georgia đã từ chối thách thức về tư cách hợp lệ của Dâ biểu Hoa Kỳ Marjorie Taylor Greene. Một thẩm phán về luật hành chính của tiểu bang đồng ý rằng “lời hùng biện nóng nẩy của Greene có thể đã đổ thêm dầu vào lửa và cuối cùng dẫn đến” cuộc tấn công vào Điện Capitol, nhưng ông kết luận rằng bà ấy không tham gia vào một cuộc nổi dậy.

Vào tháng 9 năm 2022, một tòa án ở New Mexico đã phán Couy Griffin không thể giữ chức nghị viên quận vì ông ta đã tham gia vào cuộc tấn công ngày 6 tháng 1 vào Điện Capitol. Griffin, người sáng lập nhóm tên Cowboys for Trump, đã bị kết án 14 ngày tù sau khi bị kết án về tội xâm nhập và ở trong khu vực hạn chế. (Tối cao Pháp viện dự định xét đơn thỉnh cầu của Griffin để xem lại án lệnh của tòa án tiểu bang tại phiên toà vào ngày 16 tháng 2.)

Cũng trong năm 2022, một tòa phúc thẩm liên bang đã cho phép vụ tranh chấp về tính hợp lệ của Dân biểu Hoa Kỳ Madison Cawthorn tiếp tục. Nhưng khi Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ khu vực thứ 4 đưa ra quyết định về vụ án Cawthorn, ông ta đã thua trong cuộc bầu cử sơ bộ.

Những nỗ lực trước đó nhằm ngăn Trump không được tranh cử đã thất bại. Ví dụ: vào tháng 11 năm 2023, Tối cao Pháp viện Minnesota đã không cho phép loại Trump khỏi cuộc bỏ phiếu của tiểu bang đó. Tuy nhiên, nó đã để ngỏ cho những kẻ thách thức cố gắng loại Trump khỏi cuộc tổng tuyển cử sau cuộc bầu cử sơ bộ.

Và vào ngày 27 tháng 12, Tối cao Pháp viện Michigan đã từ chối xét quyết định của tòa cấp dưới cho phép Trump có tên trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ của tiểu bang. Giống như ở Minnesota, án lệnh của tòa án cấp dưới không loại trừ thách thức mới đối với sự có tên của Trump trong lá phiếu tổng tuyển cử.

Vụ kiện hiện đang được đưa ra trước Tối cao Pháp viện là vụ kiện đầu tiên quyết định Trump bị loại khỏi cuộc bỏ phiếu vào năm 2024. Nó được sáu công dân Colorado đủ điều kiện bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa ở tiểu bang đó đệ trình vào đầu tháng 9 năm 2023. Trong số những luật sư khác, những cử tri Colorado được nhóm Công dân vì Trách nhiệm và Đạo đức ở Washington, một nhóm giám sát đạo đức đã kiện Trump khi ông vẫn còn ở Toà Bạch Ốc, cáo buộc ông vi phạm lệnh cấm của Hiến pháp trong việc nhận tiền của chính phủ nước ngoài và chính phủ tiểu bang qua việc điều hành một khách sạn ở Washington, D.C.

Sau phiên tòa kéo dài 5 ngày, tòa sơ thẩm ở Colorado đồng ý rằng Trump đã tham gia vào cuộc nổi dậy nhưng kết luận rằng Tiết đoạn 3 không áp dụng đối với tổng thống. Cụ thể, nó kết luận, tổng thống không phải là một “văn phòng… trực thuộc chính phủ Hoa Kỳ” và tổng thống không phải là một “viên chức chiisnh phủ của Hoa Kỳ.”

Trong án lệnh ngày 19 tháng 12, Tối cao Pháp viện Colorado đã ra phán quyết rằng Trump không đủ tư cách trở thành tổng thống theo Tiết đoạn 3 và cấm Tổng thư lý Colorado, Jena Griswold, ghi tên ông vào lá phiếu sơ bộ. Nhưng Tối cao Pháp viện của Tiểu bang đã tạm dừng án lệnh của mình để cho Tối cao Pháp viện có thời gian cân nhắc, khiến tên Trump tạm thời có tên trên lá phiếu.

Cả Trump và Đảng Cộng hòa Colorado đều đến Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, yêu cầu thẩm phán xét lại phán quyết của Tối cao Pháp viện tiểu bang. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã chấp nhận đơn yêu cầu xét lại của Trump vào ngày 5 tháng 1 và cuộc tranh luận sẽ xẩy ra vào ngày 8 tháng 2 — thời điểm mà lẽ ra thẩm phán đang trong kỳ nghỉ mùa đông của họ.

 

https://ballsandstrikes.org/wp-content/uploads/2023/04/Screenshot-2023-04-19-at-9.33.15-AM.png

Jonathan Mitchell, luật sư đại diện cho Donal Trump tại TCPV. Ảnh: ballsandstrikes.org

 

Đại diện cho Trump tại Tối cao Pháp viện là Jonathan Mitchell, người thảo lệnh cấm phá thai sau sáu tuần gây tranh cãi của tiểu bang Texas. Ông ta đưa ra một loạt những thách thức khác nhau, một số trong số đó dựa trên những từ ngữ dùng trong Tiết đoạn 3, trong án lệnh của Tối cao Pháp viện Colorado. Trump sẽ vẫn có tên trong lá phiếu nếu Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đồng ý với bất kỳ lập luận nào trong số này.

Những cử tri kêu gọi những thẩm phán giữ nguyên quyết định của Tối cao Pháp viện Colorado và nói rõ rằng “không ai, kể cả cựu Tổng thống, đứng trên luật pháp.” Họ nói: “Bằng cách dẫn đầu một cuộc tấn công bạo lực vào Điện Capitol, vi phạm lời tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp, “Trump đã tự tước tư cách giữ chức vụ công.”Viên chức chính phủ Hoa Kỳ”

Lập luận đầu tiên và chính của Trump là Tiết đoạn 3 không áp dụng cho ông vì tổng thống không phải là “viên chức chính phủ của Hoa Kỳ”. Trong những điều khoản khác của Hiến pháp, nơi xuất hiện cụm từ “viên chức chính phủ của Hoa Kỳ”, Trump lưu ý, nó không áp dụng cho tổng thống — ví dụ: điều khoản yêu cầu tổng thống phải “Ủy quyền cho tất cả những viên chức chính phủ của Hoa Kỳ” và điều khoản luận tội, trong đó liệt kê tổng thống và phó tổng thống tách biệt với “những viên chức dân sự của chính phủ Hoa Kỳ”. Hơn nữa, Trump cho biết thêm, Tối cao Pháp viện năm 2010 đã quyết định rằng cụm từ này chỉ áp dụng cho những viên chức chính phủ liên bang được bổ nhiệm; nó không áp dụng cho những viên chức được dân bầu như tổng thống.

Những cử tri bác bỏ lập luận này, phản biện rằng tổng thống đã được gọi là “giám đốc điều hành của Hoa Kỳ” từ rất lâu trước khi Tu chính án thứ 14 được soạn thảo. Họ cho biết, đối với cụm từ “văn phòng chính phủ của Hoa Kỳ”, Tiết đoạn 3 chỉ sử dụng cụm từ “của Hoa Kỳ” để phân biệt giữa những chức vụ liên bang, chẳng hạn như tổng thống và những viên chức tiểu bang.

Những cử tri cũng đánh giá thấp sự phụ thuộc của Trump vào những điều khoản khác của Hiến pháp. Họ lưu ý rằng mặc dù điều khoản bổ nhiệm yêu cầu tổng thống bổ nhiệm một số “viên chức chính phủ của Hoa Kỳ”, nhưng nó cũng chỉ ra rằng Hiến pháp quy định việc bổ nhiệm những “ viên chức chính phủ của Hoa Kỳ” khác — gồm cả tổng thống và phó tổng thống — do cử tri đoàn. Và họ lập luận rằng điều khoản luận tội quy định việc luận tội tổng thống và phó tổng thống tách biệt với “tất cả những viên chức dân sự củ chính phủ Hoa Kỳ” vì (không giống như những viên chức khác) tổng thống và phó tổng thống giữ cả vai trò dân sự và quân sự.

Tiết đoạn 3 cũng không áp dụng cho ông, Trump tiếp tục, bởi vì khi tuyên thệ nhậm chức, tổng thống cam kết “duy trì, bảo vệ và chống giữ Hiến pháp” — thay vì 
“ủng hộ” nó, như Tiết đoạn 3 yêu cầu.

Tuy nhiên, những cử tri cho rằng “Tiết đoạn 3 nói về việc vi phạm nghĩa vụ đã tuyên thệ, chứ không phải về cách chơi chữ làm ra vẻ thông thái.” Họ khẳng định lời tuyên thệ mà tổng thống đã thề để “uy trì, bảo vệ và chống giữ ” Hiến pháp là lời thề ủng hộ Hiến pháp.

Những cử tri nói thêm rằng cách giải thích Tiết đoạn 3 loại trừ tổng thống, trong khi vẫn áp dụng cho tất cả những viên chức chính phủ khác — gồm cả “giám đốc bưu điện hoặc cảnh sát trưởng quận” – những người đã tuyên thệ ủng hộ Hiến pháp và sau đó tham gia nổi dậy sẽ mâu thuẫn với mục đích của tiết đoạn. Hơn nữa, họ cho rằng, đó sẽ là một ngoại lệ chỉ áp dụng cho Trump, bởi vì “mọi Tổng thống khác (tất nhiên là ngoại trừ George Washington) trước đây đã tuyên thệ trung thành với hiến pháp ở tư cách ciên chức công của liên bang hoặc tiểu bang khác.”

Trump phản đối bất kỳ ý kiến nào cho rằng việc cho rằng tổng thống nằm ngoài phạm vi của Tiết đoạn 3 sẽ không phù hợp với Tiết đoạn đích của Tiết đoạn 3. Ông cho rằng, khi Tu chính án thứ 14 được phê chuẩn, không có cựu tổng thống nào ủng hộ Liên minh miền Nam, vì vậy những người soạn thảo sẽ không có bất kỳ lý do nào để loại tổng thống khỏi nhiệm vụ trở lại.

 

 

Liệu Trump có “nổi dậy” hay không

 

Mặc dù Trump đã lập luận trong một bản tóm tắt trước đó rằng ngày 6 tháng 1 không phải là một “cuộc nổi dậy”, nhưng giờ đây ông chỉ lập luận rằng Tiết đoạn 3 không áp dụng đối với ông vì chính ông không “tham gia” vào cuộc nổi dậy. Trump nói, ông chưa bao giờ yêu cầu những người ủng hộ ông vào Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1, cũng như không lãnh đạo hay khuyến khích bất kỳ bạo lực nào xẩy ra ở đó vào ngày hôm đó.

Ngược lại, ông nhấn mạnh, trong bài phát biểu tại Ellipse vào ngày 6 tháng 1, ông đã nói với đám đông rằng hãy “lên tiếng một cách hòa bình và yêu nước” và “ủng hộ Cảnh sát Capitol và Cơ quan công lực của chúng ta.”

Trump nói thêm rằng ngay cả khi ông không phản ứng khi những đám đông bạo loạn tiến vào Điện Capitol thì điều đó không có nghĩa là “tham gia” vào một cuộc nổi dậy. Hơn nữa, ông lưu ý, mặc dù ông là đối tượng của một số cuộc điều tra kể từ năm 2021, nhưng ông chưa bao giờ bị buộc tội nổi dậy.

Những cử tri phản bác rằng Trump “không có biện pháp bảo vệ nghiêm túc” về câu hỏi liệu ông có “tham gia nổi dậy” hay không. Họ nói, việc Trump nhấn mạnh rằng ông chỉ kêu gọi “biểu tình ôn hòa và yêu nước” là không nhất quán với những kết quả tìm kiếm của tòa sơ thẩm, trong đó kết luận rằng hành động và bài phát biểu của Trump “là nguyên nhân thực tế” của vụ tấn công. Họ nhấn mạnh, Trump “đã kích động bạo lực cả rõ ràng lẫn ngầm nhắn trong bài phát biểu của ông ấy tại Ellipse,” và ông ấy tiếp tục làm như vậy sau khi đám đông đã chiếm Điện Capitol – ví dụ: xác định cựu Phó Tổng thống Mike Pence trên mạng xã hội là người “không có đủ can đảm để làm những gì lẽ ra phải làm.”

Tương tự, những cử tri cũng bác bỏ gợi ý của Trump rằng ông không thể “tham gia” vào cuộc nổi dậy vì ông không tham gia vào những cuộc tấn công vào Điện Capitol. Họ chỉ ra những ý kiến giải thích Tiết đoạn 3 của Henry Stanbery, người từng giữ chức tổng chưởng lý vào năm 1867, chỉ ra rằng ai đó cũng có thể “tham gia” cuộc nổi dậy mà không thực sự cầm vũ khí. Thật vậy, họ lưu ý rằng việc cho rằng Tiết đoạn 3 chỉ áp dụng cho những cá nhân tự mình thực hiện hành vi bạo lực sẽ vô hiệu hoá “mục đích cốt lõi của” tiết đoạn: “nhắm vào những người lãnh đạo chứ không phải nhằm vào những người lính. Giới lãnh đạo hiếm khi tự mình cầm vũ khí.”

 

 

Tiết đoạn 3 tự động có hiệu lực hay cần Quốc hội thông qua luật

 

Trump cho rằng chỉ có Quốc hội mới có thể hiệu lực hoá Tiết đoạn 3 bằng cách thông qua luật để thi hành điều đó. Ông nhận xét rằng không có nội dung nào trong Phần 3 cung cấp bất kỳ hướng dẫn nào để tòa án và những viên chức tổ chức bầu cử dùng để xác định xem ai đó “tham gia nổi dậy” và do đó không đủ tư cách để tranh cử hay không. Tuy nhiên, nếu Tiết đoạn 3 tự tự động có hiệu lực, Trump cảnh cáo, điều đó sẽ tạo ra nguy cơ những tòa án có thể đưa ra quyết định mang tính đảng phái về việc liệu ai đó có bị loại theo Tiết đoạn 3 hay không.

Trump dẫn Vụ án Griffin, một quyết định năm 1869 của Chánh án Salmon P. Chase, là thẩm phán ở tòa án cấp dưới. Chase từ chối hủy bỏ bản án cho một người đàn ông Virginia, đã lập luận rằng thẩm phán xử vụ án của ông ta là một người theo chủ nghĩa ly khai. Vì thế, Chase phán Tiết đoạn 3 không tự động có hiệu lực và nó chỉ có thể được thực thi bằng những đạo luật đã được Quốc hội thông qua.

Thật vậy, Trump viết, Quốc hội đã ban hành luật để thực thi Tiết đoạn 3: Đạo luật Thực thi năm 1870, cho Bộ Tư pháp quyền đưa ra những vụ kiện nhằm loại bỏ những viên chức chính phủ không đủ tư cách. Nhưng luật đó đã bị bãi bỏ vào những năm 1940, Trump nói với thẩm phán.

Những cử tri bác bỏ lập luận cho rằng Tiết đoạn 3 chỉ có thể thi hành bằng luật đã được Quốc hội thông qua là “không thích đáng”. Họ kiện theo luật tiểu bang Colorado, yêu cầu Tổng thư ký Colorado thi hành những yêu cầu của hiến pháp liên bang.

Nhưng Tiết đoạn 3 độc lập, vì nó đặc biệt cấm bất kỳ ai không đủ tư cách giữ chức vụ công. Họ viết, nếu Tiết đoạn 3 không tự nó có hiệu lực, thì điều khoản cho phép Quốc hội khôi phục tính hợp lệ với đa số 2/3 phiếu bầu sẽ không cần thiết, vì Quốc hội có thể chống lại việc bị loại miễn là đa số quá bán không thông qua bất kỳ luật nào để thi hành Tiết đoạn 3.

Những cử tri khẳng định vụ án Griffin không ủng hộ lập luận của Trump. Họ lưu ý ngoài những điều khác, quyết định này không đề cập đến việc liệu những tiểu bang như Colorado có thể thi hành Tiết đoạn 3 theo luật của họ hay không, và quyết định đó không xét đến việc chính Chase sau đó đã đồng ý, trong việc truy tố Jefferson Davis, rằng Tiết đoạn 3 tự nó có hiệu lực.

 

 

Tiết đoạn 3 áp dụng ở giai đoạn nào trong tiến trình?

 

Trump khẳng định rằng ngôn từ của Tiết đoạn 3 chỉ cấm những cá nhân nắm giữ chức vụ; nó không cấm tên họ xuất hiện trên lá phiếu hoặc đắc cử. Ông cho rằng những tiểu bang như Colorado không thể áp đặt tiêu chuẩn của tiểu bang cho chức tổng thống, đặc biệt là khi Quốc hội có thể bỏ phiếu để cho phép một ứng cử viên có thể không đủ điều kiện theo Tiết đoạn 3 được nhận chức.

Những cử tri lập luận rằng Hiến pháp trao cho những cơ quan lập pháp tiểu bang gần như toàn quyền quyết định cách lựa chọn đại cử tri bầu tổng thống, gồm cả quyền chỉ cho phép những ứng cử viên đủ điều kiện có tên trên lá phiếu. Họ chỉ ra thực tế là trong chu kỳ bầu cử này, bẩy tiểu bang đã cấm nhân vật truyền thông Cenk Ugyur, sinh ở Thổ Nhĩ Kỳ, tham gia cuộc bỏ phiếu sơ bộ vì ông không đủ tư cách làm tổng thống. Họ cảnh cáo, “Nói rằng việc giải quyết tư cách hợp lệ của Trump phải đợi cho đến khi hàng chục triệu người Mỹ bỏ phiếu sẽ là một công thức dẫn đến việc tước quyền bầu cử hàng loạt, vi phạm hiến pháp, cuộc khủng hoảng, và chính sự ‘loạn tâm thần’ mà Trump đang đe dọa.”

 

 

Điều khoản đại cử tri và bộ luật bầu cử của Colorado

 

Trump lập luận, ngoài việc không nhất quán với ngôn từ của Tiết đoạn 3, án lệnh của Tối cao Pháp viện Colorado còn vi phạm điều khoản về đại cử tri của Hiến pháp, trong đó yêu cầu những tiểu bang bổ nhiệm những đại cử tri bầu tổng thống “theo cách mà Cơ quan lập pháp có thể ra lệnh,” vì luật bầu cử của tiểu bang không cho tòa án tiểu bang quyền ra lệnh cho Tổng thư ký Colorado loại bỏ một ứng cử viên khỏi cuộc bỏ phiếu sơ bộ tổng thống.

Trump lý luận, theo luật bầu cử của Colorado, tòa án tiểu bang chỉ có thể can thiệp vào những tranh chấp phiếu bầu khi tổng thư ký Colorado không làm tròn nhiệm vụ hoặc có hành động sai lầm. Nhưng ông cho rằng không có hành động sai lầm nào ở đây vì ông có đủ tư cách để có tên trên lá phiếu.

Trump lưu ý, thay vào đó, tòa án tiểu bang dựa vào một điều khoản của luật Colorado cho phép những chính đảng có ứng cử viên đủ tư cách có quyền tham gia bầu cử sơ bộ, trên lý thuyết tổng thư ký Colorado sẽ vi phạm luật tiểu bang nếu bà không loại bỏ tên ứng cử viên tổng thống bị loại ra khỏi cuộc bỏ phiếu sơ bộ. Trump lập luận, vì đó “rất không phải là những gì luật nói”, Tối cao Pháp viện Colorado đã “tự đòi bậy cho mình quyền của những cơ quan lập pháp của tiểu bang để điều chỉnh những cuộc bầu cử liên bang,” và những thẩm phán TCPV nên đảo ngược án lệnh đó.

Những cử tri phản biện cho rằng Trump đã không đưa ra lập luận này tại tòa án tiểu bang và do đó nây giờ đã mất quyền đưa ra lập luận đó. Nhưng họ tiếp tục, trong bất kỳ trường hợp nào, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ chỉ có thể can thiệp nếu cách giải thích của tòa án tiểu bang về luật tiểu bang “xâm phạm một cách vi hiến vào vai trò dành riêng cho những cơ quan lập pháp của tiểu bang.” Họ lập luận rằng trường hợp đó không xẩy ra ở đây bởi vì Tối cao Pháp viện Colorado “đã kết luận một cách đúng đắn rằng đó sẽ là một ‘hành động sai lầm’ khi chứng nhận một ứng cử viên không đủ điều kiện để giữ chức vụ theo hiến pháp có tên trên lá phiếu.”

 

 

Luận văn của Pháp đình Chi hữu (Amicus curiae)

 

Ngoài những bên trong vụ án, hơn sáu chục luận văn của “Pháp đình Chi hữu” còn cân nhắc mọi thứ, từ lịch sử của Phần 3 đến phân tích những nỗ lực phá hoại nền dân chủ.

Một luận văn của một nhóm cựu tổng chưởng lý gồm cả Edwin Meese và William Barr (người phục vụ trong chính quyền Trump), cho rằng “bất cứ ai nghĩ về hành động của cựu Tổng thống Trump sau cuộc bầu cử năm 2020, Tiết đoạn 3 của Tu chính án thứ 14 không loại ông ta khỏi cuộc bầu cử tổng thống.” Những tổng chưởng lý cảnh cáo rằng nếu Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ giữ nguyên án lệnh của TCPV Colorado, giới chức Đảng Cộng hòa có thể phán quyết rằng Tổng thống Joe Biden không đủ tư cách xuất hiện trên lá phiếu theo cách giải thích riêng của họ về những gì cấu thành “cuộc nổi dậy” và họ lưu ý rằng cả Tổng thư ký tiểu bang Missouri và những viên chức chính phủ tiểu bang Texas đã nêu ý tưởng làm việc đó. Họ kết luận rằng việc cho phép những tiểu bang đưa ra những quyết định kiểu này “là một công thức dẫn đến sự hỗn loạn, với những ảnh hưởng đến quốc gia có thể dẫn đến sự hủy hoại.”

Một luận văn khác của T
hẩm phán đã nghỉ hưu J. Michael Luttig — người có tên trong danh sách ứng viên thẩm phán TCPV được đề nghị dưới thời chính quyền George W. Bush — và những cựu viên chức Đảng Cộng hòa khác bác bỏ đề nghị cho rằng Tiết đoạn 3 có thể được dùng như một công cụ đảng phái như một biện pháp “lập luận chính sách, phản văn bản” rằng nó “không có chỗ đứng trong luật pháp hợp hiến của Tòa án này. Như Tòa án này đã quyết định trong vụ án Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson,” họ viết, “‘chúng tôi không thể cho phép những quyết định của mình bị ảnh hưởng vì những ảnh hưởng bên ngoài’, gồm cả cách công chúng và chính khách có thể phản ứng.” Nhưng, họ nói, lập luận như vậy sẽ làm “nguy cơ vũ khí hóa bị đảo lộn”: Việc cho phép Quốc hội có “quyền lực không thể duyệt lại đối với việc loại bỏ Tiết đoạn 3” sẽ là cơ hội lớn nhất để vũ khí hóa theo đảng phái.

Một luận văn khác, của ba học giả và luật sư luật bầu cử, kêu gọi TCPV quyết định, bằng cách này hay cách khác, liệu Trump có đủ điều kiện có tên trên lá phiếu hay không, thay vì giải quyết vấn đề trên bất kỳ cơ sở nào khác. Luận văn viết việc không quyết định liệu Trump có đủ điều kiện theo Tiết đoạn 3 hay không, sẽ “đánh dấu sự từ chối nguy hiểm của Tòa án để thi hành nhiệm vụ của mình” và “có thể gây bất ổn chính trị chưa từng thấy kể từ Nội chiến.”

 

https://pbs.twimg.com/media/GFlb-u_WMAE_TgH?format=png&name=900x900

Thời lượng tranh biện của mọi bên

 

Hôm thứ Sáu tuần trước, thẩm phán TCPV đã tăng thời gian tranh luận từ 60 lên 80 phút và cho phép Tổng thư ký tiểu bang Colorado Jena Griswold có mặt tại cuộc tranh luận. Mitchell, đại diện cho Trump, sẽ có 40 phút để đưa ra lập luận của mình, trong khi luật sư Jason Murray, đại diện cho cử tri, sẽ có 30 phút. Tổng chưởng lý Colorado Shannon Stevenson, đại diện cho Griswold, sẽ có 10 phút. (Mặc dù thẩm phán TCPV đã chính thức phân bổ 80 phút cho cuộc tranh luận, nhưng gần như chắc chắn nó sẽ kéo dài hơn nhiều — có thể là từ hai đến ba giờ.)

Trước khi Tối cao Pháp viện cho phép việc duyệt xét, những người thách thức đã yêu cầu thẩm phán đưa ra ý kiến về vụ kiện trước ngày 11 tháng 2, một ngày trước phiếu bầu cử sơ bộ tổng thống được gửi qua đường bưu điện ở Colorado. Với cuộc tranh biện sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 2, thẩm phán TCPV khó có thể đáp ứng được thời hạn yêu cầu có ý kiến trước ngày 11 tháng 2. Siêu Thứ Ba — ngày mà Colorado và 14 tiểu bang khác, cùng với Samoa thuộc Mỹ, sẽ tổ chức bầu cử sơ bộ — là ngày 5 tháng 3, chưa đầy một tháng sau cuộc tranh luận vào thứ Năm sắp tới.

 

 

http://sblog.s3.amazonaws.com/headshots/amy-howe.jpg

Tác giả | Amy Howe, phóng viên độc lập. Cho đến tháng 9 năm 2016, Amy là biên tập viên và phóng viên của SCOTUSblog; bà tiếp tục làm phóng viên độc lập cho SCOTUSblog. Bà viết cho blog cùng tên của mình, Howe on the Court. Trước khi chuyển sang viết blog toàn thời gian, bà từng làm cố vấn cho hơn hai chục vụ án tại Tối cao Pháp viện và tranh luận cho hai vụ án ở đó. Từ năm 2004 đến năm 2011, bà đồng giảng dậy lớp Kiện tụng tại Tối cao Pháp viện tại Trường Luật Stanford; từ năm 2005 đến năm 2013, bà đồng giảng dậy một lớp tương tự tại Trường Luật Harvard. Bà cũng từng là giáo sư phụ trợ tại Trường Luật Washington và Trường Luật Vanderbilt của Đại học Mỹ. Amy tốt nghiệp Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill và có bằng cao học về Nghiên cứu Ả Rập và bằng luật của Đại học Georgetown.

 

© 2024 DCVOnline

 

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Supreme Court to decide whether insurrection provision keeps Trump off ballot | Amy Howe | https://www.scotusblog.com/ | Feb 2, 2024. Bài này đã đăng lần đầu trên trang Howe on the Court.






No comments:

Post a Comment

View My Stats