Tại sao cử tri
Georgia bỏ phiếu cho phe thân Nga bất chấp giấc mơ EU?
Olga Ivshina và Nina Akhmeteli
BBC
World Service
29
tháng 10 2024, 19:31 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cde7k634g8xo
Các
cuộc bầu cử được trông đợi nhiều ở Georgia vào cuối tuần qua có vẻ như đã khiến
nước này chia rẽ.
Kết
quả chính thức của các cuộc bầu cử sơ bộ từ Ủy ban Bầu cử Trung ương đã mang lại
cho Đảng Giấc mơ Georgia đương nhiệm một đa số tuyệt đối, nhưng các đảng đối lập
khẳng định rằng cuộc bầu cử đã bị gian lận và kêu gọi người ủng hộ tham gia biểu
tình ở thủ phủ Tbilisi vào tối thứ Hai 28/10.
Hơn
20 năm trôi qua kể từ cuộc cách mạng nổi tiếng đã đưa đất nước này vào con đường
dẫn tới dân chủ và cải cách theo đường lối châu Âu, tại sao Georgia lại một lần
nữa đặt mình vào ngã ba chính trị?
Tại
một cuộc họp báo vào đêm muộn hôm Chủ nhật, Tổng thống Salome Zurabishvili đã
đưa ra một thông điệp rõ ràng cho các cử tri.
"Tôi
không thừa nhận các cuộc bầu cử này," bà nói.
"Các
cuộc bầu cử này không thể được thừa nhận. Điều này giống như thừa nhận sự có mặt
của Nga ở đây và khiến Georgia phụ thuộc vào Nga," bà nói thêm.
Thủ
tướng Irakli Kobakhidze từ Đảng Giấc mơ Georgia - được coi là thân Nga - đã phủ
nhận những cáo buộc này.
Phát
biểu sau các cuộc tham vấn với bốn đảng đối lập đã vượt qua ngưỡng 5% để giành
một ghế, Tổng thống Zurabishvili nói rằng các kết quả này "đã bị làm giả
hoàn toàn" và cử tri Georgia đã trở thành nạn nhân của "chiến dịch đặc
biệt của Nga".
Đó
là một thông điệp mạnh mẽ từ một phụ nữ được bầu một phần nhờ sự ủng hộ của Đảng
Giấc mơ Georgia, nhưng từ lâu đã cảnh báo rằng đảng này đang đưa đất nước vào
thế bị cô lập.
Bà
Zurabishvili giờ đây gọi mình là "thể chế độc lập duy nhất còn lại ở nước
này".
Tổng
thống Cộng hòa Georgia, Salome
Zourabichvili,
phát biểu với báo chí sau khi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử ở nước này
Với
các cuộc biểu tình và các nghị sĩ đối lập tuyên bố sẽ không thực hiện nhiệm kỳ
của mình, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo cho Georgia, và một đất nước đã dành hai
thập kỷ thực hiện cải cách dân chủ nay lại sa vào bế tắc chính trị như thế nào?
Hệ
thống mới, thủ thuật cũ
Một
trong những đặc điểm quyết định của cuộc bầu cử này là việc thực hiện một hệ thống
bầu cử mới, mà theo một số cách, mang lại lợi thế cho Đảng Giấc mơ Georgia, đảng
cầm quyền 12 năm qua.
Lần
đầu tiên, tất cả 150 ghế trong quốc hội được phân bổ theo theo tỷ lệ đại diện,
thay vì theo hệ thống hỗn hợp trước đây. Điều quan trọng là các quy tắc mới cấm
sự hình thành các đảng chính trị.
Điều
này có nghĩa các đảng đối lập chỉ có một lựa chọn là hợp tác và hình thành một
mặt trận thống nhất.
Nhưng
bất đồng nội bộ về các vấn đề chính trị đã khiến việc này trở thành một nhiệm vụ
khó khăn hơn nhiều.
Kết
quả là, cuộc bầu cử đã chứng kiến sự hình thành ba liên minh đối lập khác nhau
và một đảng bổ sung, tất cả đều ủng hộ việc hội nhập nhanh chóng với châu Âu và
phương Tây.
Các
đảng đối lập đã hi vọng rằng cùng nhau họ có thể đảm bảo giành được đa số phiếu
bầu hơn đảng cầm quyền và từ đó thành lập một liên minh đa số tại quốc hội.
Nhưng
thực tế là Đảng Giấc mơ Georgia đã có thể phân hóa và làm mất uy tín từng đảng
đối lập và lợi dụng sự thiếu đoàn kết được cho là tồn tại giữa họ.
Vị
trí Georgia trong vùng Caucasus
Điều này cũng khiến cử tri không có một lựa chọn
rõ ràng và thống nhất để bỏ phiếu cho ai, cựu quan chức ngoại giao Giorgi
Badridze - người hiện là nhà phân tích của Quỹ Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược
Georgia - nói.
"Khi
phe đối lập không chấp nhận đứng dưới một ngọn cờ duy nhất, họ đã khước từ việc
biến các cuộc bầu cử này thành một cuộc trưng cầu dân ý về tương lai theo đường
lối châu Âu của đất nước," ông nói với BBC.
"Theo
cách đó, họ đã mất một số lượng phiếu - đặc biệt là từ một bộ phận cử tri
Georgia không muốn liên kết với một đảng nhất định," ông Badridze nói.
"Giới
trẻ Georgia có thể đã là niềm hi vọng và cứu tinh chính của phe đối lập trong
cuộc bầu cử này. Đa số họ ủng hộ con đường theo châu Âu của Georgia, nhưng họ
không nhất thiết xác nhận mình theo một đảng nhất định nào. Vấn đề nằm ở chỗ
đó," ông nói thêm.
No comments:
Post a Comment