Liên
Hiệp Châu Âu chuẩn bị cho giả thuyết Donald Trump thắng cử như thế nào ?
Anh Vũ - RFI
Đăng
ngày: 30/10/2024 - 13:29
Trong
nhiệm kỳ đầu tiên ở Nhà Trắng, Donald Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi nhiều thỏa
thuận quốc tế và các cơ quan Liên Hiệp Quốc. Vào thời kỳ đó, các quan chức cấp
cao trong nhóm của ông đã hành động như “ rào cản” và châu Âu không rơi
vào tình trạng xung đột trên lãnh thổ của mình. Giờ đây, trước khả năng nhà tỷ
phú quay trở lại nắm quyền, châu Âu đang tích cực chuẩn bị để tự bảo vệ mình.
HÌNH :
Hình tư
liệu; Tổng thống Mỹ Donald Trump (hàng đầu phải) trong cuộc họp thượng đỉnh
NATO tại Watford, Anh Quốc, ngày 04/12/2019. AP - Francisco Seco
Donald
Trump hứa, nếu trở thành tổng thống một lần nữa, sẽ theo đuổi một số mục tiêu
đang gây lo ngại ở nước ngoài, cho dù những mục tiêu đó rõ ràng là không dễ gì
thực hiện được. Đặc biệt, ông cam kết chấm dứt chiến tranh ở Ukraina
"trong 24 giờ" bằng cách đàm phán với tổng thống Nga Vladimir Putin,
yêu cầu châu Âu hoàn trả hàng tỷ đô la viện trợ của Mỹ cho Ukraina, dọa lại rút
khỏi hiệp định khí hậu
Paris và đánh thuế hàng nhập khẩu cao – trong một số trường hợp có thể lên tới
200%.
Khi
cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5 tháng 11 đang đến gần, hứa hẹn một cuộc cạnh
tranh dữ dội, các nhà lãnh đạo châu Âu đã chuẩn bị cho giả thuyết đảng Cộng Hòa
có thể trở lại nắm quyền. So với trong nhiệm kỳ đầu tiên của Donald Trump, châu
Âu ngày nay mong manh hơn khi chiến tranh đã nổ ra trên lục địa với cuộc
xâm lược Ukraina trên quy mô lớn của Nga từ năm 2022.
Hơn
nữa, cựu tổng thống Mỹ còn khẳng định lại ý định tiếp tục chính sách theo chủ
nghĩa biệt lập của mình, "Nước Mỹ trên hết". Ông dự tính sẽ đi xa hơn
so với những gì đã làm trong nhiệm kỳ đầu ở Nhà Trắng. Viễn cảnh về một “Trump
2.0” làm dấy lên nỗi lo sợ ngày càng tăng.
Oscar
Winberg, chuyên gia về chính trị Mỹ tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Turku, Phần
Lan, giải thích : “Trong cuộc bầu cử năm 2016, Trump chưa thực sự sẵn
sàng để giành chiến thắng, vì vậy ông ấy phải dựa vào các nhân vật mạnh trong đảng
và các tướng lĩnh quân đội để tạo dựng hình ảnh về 'sức mạnh’. Nhưng lần này,
Trump đã có bốn, thậm chí là tám năm để chuẩn bị, ông ta có ý định bổ sung vào
chính quyền những người bảo thủ và trung thành, đồng thời sa thải các quan chức
phi chính trị. Các rào cản trước kia từng giới hạn quyền lực của ông ấy nay
không còn nữa."
Mối
đe dọa Nga trở lại
Khả
năng Donald Trump tái đắc cử làm dấy lên hai mối lo ngại lớn ở châu Âu, liên
quan đến cuộc chiến ở Ukraina và cam kết của Mỹ trong NATO. Theo thủ tướng
Hungary Viktor Orban, tỷ phú thuộc đảng Cộng Hòa tuyên bố rằng ông "sẽ
không chi một xu" cho Ukraina nếu ông thắng cử, và muốn tìm kiếm một "thỏa
thuận hòa bình" thông qua đàm phán với Vladimir Putin. Một thỏa thuận
như vậy có thể sẽ buộc Ukraina phải nhượng bộ đau đớn, bao gồm cả việc nhượng lại
các vùng lãnh thổ phía đông, làm gia tăng mối đe dọa từ Nga đối với châu Âu.
Để
tránh điều đó, các biện pháp hỗ trợ lâu dài cho Ukraina đã được đưa ra ở cả hai
bên bờ Đại Tây Dương. Mùa hè này, NATO đã công bố thành lập Phái bộ Hỗ trợ và
Huấn luyện An ninh Ukraina (Nsatu), đóng trụ sở tại Đức, để trực tiếp điều phối
việc huấn luyện quân đội Ukraina và cung cấp thiết bị quân sự mà không phụ thuộc
vào Hoa Kỳ.
Về
phần mình, G7, bao gồm Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh, Ý, Canada và Nhật Bản, đã hoàn tất
khoản vay dài hạn trị giá 50 tỷ đô la cho Ukraina, chủ yếu được lấy từ
lãi suất của tài sản Nga bị đóng băng ở châu Âu.
Tổng
thống sắp mãn nhiệm Joe Biden đã hỗ trợ các đồng minh châu Âu của mình bằng
cách bảo đảm rằng gói 20 tỷ đô la mà Hoa Kỳ lên kế hoạch sẽ có sẵn vào cuối năm
nay. Quốc Hội Mỹ đã thông qua 5 đạo luật viện trợ cho Ukraina kể từ khi bắt đầu
chiến tranh, với tổng số tiền là 175 tỷ đô la, trong đó có 106 tỷ được phân bổ
trực tiếp cho chính phủ Ukraina. Tại cuộc họp báo giữa tháng 10 ở Riga, Latvia,
James O'Brien, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu,
cho biết Joe Biden sẽ "rút cạn" số tiền mà Quốc Hội Mỹ đã phân
bổ cho Ukraina trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.
Liên
Hiệp Châu Âu đang chuẩn bị tăng cường các lệnh trừng phạt chống lại Nga trong
trường hợp Donald Trump trở lại nắm quyền, nhưng đang gặp trở ngại nội bộ. Thủ
tướng Hungary Viktor Orban, thân Vladimir Putin, đe dọa chặn viện trợ của EU
cho Ukraina và vẫn đấu tranh dho việc dỡ bỏ trừng phạt Matxcơva. Trong khi đó
bất kỳ biện pháp trừng phạt nào trong EU đều cần có sự đồng thuận nhất
trí của 27 quốc gia thành viên.
Lo
ngại từ NATO
Mặt
khác, châu Âu cũng phải tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Không biết liệu
có thể trông cậy vào Mỹ lâu hơn hay không, một số nước châu Âu đã tăng chi tiêu
quốc phòng và phát triển sản xuất vũ khí trong nước.
NATO
vẫn là một nguồn cơn gây lo ngại. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Donald
Trump đã nhiều lần bày tỏ mong muốn rời khỏi Liên Minh và theo cựu ủy viên châu
Âu Thierry Breton, ông ta có lẽ đã nói rõ điều đó với Ursula von der Leyen, chủ
tịch Ủy Ban Châu Âu: « Trump đã nói với Ursula: 'Các vị phải hãy
hiểu rằng nếu châu Âu bị tấn công, chúng tôi sẽ không bao giờ đến giúp đỡ và hỗ
trợ các vị và hơn nữa, NATO đã chết và chúng tôi sẽ ra đi, chúng tôi sẽ rời khỏi
NATO ». Cựu tổng thống cho biết đã chán ngấy "những kẻ trục
lợi (Châu Âu)" được hưởng lợi từ sự bảo vệ của Mỹ trong khi không
hoàn thành chỉ tiêu của NATO là chi 2% GDP cho quốc phòng. Vào thời điểm đó, chỉ
có ba trong số 32 thành viên của Liên minh đạt đến ngưỡng này.
Kể
từ đó đến giờ, 23 trong số 32 thành viên NATO đã đạt được mục tiêu này, một phần
là do mối đe dọa từ Nga. Nhưng Donald Trump vẫn không thỏa mãn. Tại một cuộc họp
ở bang Nam Carolina hồi đầu năm nay, ông tuyên bố sẽ để Nga "làm những
gì họ muốn" với các nước NATO chưa đạt tới ngưỡng đóng góp này. Mặc dù
một tổng thống Mỹ không thể đơn phương rút đất nước khỏi NATO – theo một đạo luật
được thông qua năm ngoái, cần phải có sự chấp thuận của Thượng Viện đối với quyết
định như vậy. Tuy nhiên, mối đe dọa từ Donald Trump là có thật, vì nó đặt ra
câu hỏi về nguyên tắc vàng về phòng thủ chung của Liên Minh.
Chuyên
gia Oscar Winberg giải thích: “Không cần phải chính thức rời khỏi Liên
Minh, chỉ cần Trump tuyên bố công khai rằng ông ấy sẽ không tôn trọng cam kết
này nữa. Trên thực tế, điều đó đồng nghĩa với việc rút ra và với tư cách là tổng
thống, ông ấy sẽ có thẩm quyền làm như vậy." Theo trang tin Politico,
nỗi lo sợ về kịch bản này đã thúc đẩy các nhà ngoại giao châu Âu cố gắng thuyết
phục Donald Trump và các cố vấn của ông có lập trường ôn hòa hơn.
Châu
Âu trả miếng thương mại "nhanh và rắn"
Donald
Trump cũng đe dọa áp thuế đối với hàng nhập khẩu để vực dậy nền kinh tế Mỹ. Các
mức thuế đó có thể đạt tới 60% đối với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc và 10% đối
với hàng xuất khẩu từ châu Âu.
Các
nhà kinh tế đã cảnh báo rằng tình huống như vậy có thể gây ra một cuộc chiến
thương mại thực sự. Theo Oscar Winberg, ngay cả khi châu Âu cố gắng đa dạng hóa
quan hệ đối tác thương mại, Liên Âu vẫn dễ bị tổn thương « khi đối mặt với
một người khó đoán trong Nhà Trắng ». Châu Âu không có nhiều chiến lược dự
phòng cũng như kế hoạch hành động trong trường hợp cần thiết. Đó là kế hoạch
đáp trả để buộc Donald Trump trở lại bàn đàm phán. “Chúng tôi sẽ phản ứng
nhanh và cứng rắn ”, một nhà ngoại giao cấp cao của châu Âu nói với
Politico.
Bất
chấp các biện pháp bảo hộ mà châu Âu triển khai, Oscar Winberg tin rằng một chiến
thắng dành cho Donald Trump nhìn chung có thể sẽ "rất tai hại" đối với
những người ủng hộ chủ nghĩa tự do và dân chủ của Lục địa già.
(Theo
france24.com)
--------------------------
Các
nội dung liên quan
ĐIỂM
BÁO
NATO
đứng trước hai hiểm họa : Putin và Trump
LIÊN
ÂU - NATO - DONALD TRUMP
Châu
Âu chỉ trích phát biểu của Donald Trump về NATO
ĐIỂM
BÁO
Donald
Trump, cú sốc cho NATO, mối đe dọa cho Ukraina
No comments:
Post a Comment