Tuesday 29 October 2024

TIẾP CẬN BĂNG NGƯỜI VIỆT BUÔN NGƯỜI : BÁN SUẤT 'ƯU TIÊN' VƯỢT EO BIỂN MANCHE (Andrew Harding, Khuê Lưu & Patrick Clahane | BBC News)

 



Tiếp cận băng người Việt buôn người: bán suất ‘ưu tiên’ vượt eo biển Manche

Andrew Harding, Khuê Lưu & Patrick Clahane

BBC News

Đưa tin từ Dunkirk, Pháp

29 tháng 10 2024, 18:42 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvg0pk242gvo

 

Từ bóng tối của một cánh rừng thưa gần bờ biển miền bắc nước Pháp, kẻ vận chuyển trái phép người Việt xuất hiện, dáng vẻ lưỡng lự.

 

“Tránh xa mấy người khác ra. Lại đây, nhanh lên,” ông ta nói, vẫy tay từ phía bên kia của một đường ray bỏ hoang với một người trong nhóm chúng tôi, người đã nhập vai một khách hàng tiềm năng vài tuần nay.

 

Một lát sau, người đàn ông kia – với dáng vóc cao lớn cùng mái tóc nhuộm vàng – quay ngoắt đi, như một con cáo bị giật mình, và biến mất dọc theo lối mòn dẫn vào rừng.

 

Trong những tháng đầu năm nay, Việt Nam đột ngột trở thành nước có nguồn di dân lớn nhất tìm cách vượt eo biển Manche vào Anh trái phép trên những con thuyền nhỏ.

 

Số lượng di dân tăng vọt từ 1.306 người trong cả năm 2023 lên 2.248 trong nửa đầu năm 2024.

 

-------------------------------------------------

Việt Nam đã trở thành nguồn di dân lớn nhất tìm cách vượt biển Manche vào Anh trái phép trên những con thuyền nhỏ

 

Đưa con trỏ chuột vào các chấm đen để xem số liệu cụ thể

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvg0pk242gvo

Nguồn: Bộ Nội vụ Anh • Số liệu tới tháng 6/2024

---------------------------------------------------

 

Cuộc điều tra của chúng tôi – gồm các cuộc phỏng vấn với những kẻ buôn người và khách hàng người Việt, cùng cảnh sát, công tố viên và các tổ chức từ thiện của Pháp – phát hiện ra rằng di dân người Việt đang trả giá cao gấp đôi để nhận suất “ưu tiên” qua eo biển Manche nhanh và gọn hơn.

 

Trong khi số người chết trên eo biển Manche đạt mức cao kỷ lục vào năm nay, cũng có những dấu hiệu cho thấy việc vượt biển có vẻ an toàn hơn.

 

Để thâm nhập vào các hoạt động của người Việt, chúng tôi đã gặp một kẻ buôn người lão luyện đang hoạt động tại Anh với công việc làm giả tài liệu cho dân di cư tìm đường tới châu Âu.

 

Đồng thời, một phóng viên ngầm của chúng tôi - vào vai di dân người Việt - được bố trí, qua các cuộc gọi và tin nhắn, tới gặp một băng vận chuyển người trái phép hoạt động ở khu rừng gần Dunkirk để tìm hiểu quy trình cụ thể.

 

“Dịch vụ thuyền nhỏ tốn 2.600 bảng Anh (hơn 85,4 triệu VND). Khoản thanh toán sẽ được thực hiện sau khi đã tới Anh,” kẻ vận chuyển, tự xưng là Bac, nhắn tin lại.

 

Chúng tôi đã được nghe con số tương tự từ những nguồn khác.

 

Chúng tôi tin rằng Bac là thành viên của một băng đảng ở Anh có ông trùm là Tony, người đàn ông tóc vàng ban nãy ở bìa rừng.

 

Bac gửi cho chúng tôi những chỉ dẫn về cách đi từ châu Âu tới Anh, giải thích cách mà nhiều di dân trước hết đã bay từ Việt Nam đến Hungary – nơi hiện có vẻ khá dễ để xin thị thực lao động hợp pháp, thường là xin được bằng giấy tờ giả.

 

Bac nói rằng sau đó những người di cư này sẽ tới Paris và rồi Dunkirk.

 

“Tony sẽ đón cô ở ga [Dunkirk],” ông ta mời gọi trong một tin nhắn.

 

Di dân người Việt được coi là miếng mồi ngon cho những mạng lưới của các nhóm buôn người.

 

Những nhóm này sẽ tìm cách đưa họ vào bẫy nợ và ép họ trả nợ bằng cách làm việc ở các trang trại trồng cần sa hoặc các công việc khác ở Anh.

 

Sau vài chuyến đi gần đây tới những khu trại quanh Dunkirk và Calais, có thể thấy một điều rõ ràng là các băng người Việt và khách hàng của họ vận hành tách biệt với các nhóm khác.

 

“Họ thận trọng và kín kẽ hơn nhiều so với những nhóm khác. Hiếm khi chúng tôi thấy họ,” Claire Millot, một tình nguyện viên của Salam - tổ chức phi chính phủ hỗ trợ người di cư ở Dunkirk, nói.

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats