Tổng thống Trump
hay Tổng thống Harris: khác biệt thế nào đối với Việt Nam?
BBC News Tiếng Việt
30
tháng 10 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crr59818ydgo
Cuộc
bầu cử tại Mỹ đã đến gần. Với việc ông Donald Trump và bà Kamala Harris có quan
điểm chính sách và tính cách rất khác nhau, kết quả bầu cử sẽ tác động tới Việt
Nam ra sao?
Một
người đã có lịch sử giao thiệp, một người được cho là sẽ tiếp tục chính sách
ngoại giao với Việt Nam
Trả
lời phỏng vấn Fox News hôm 16/10, bà Kamala Harris đã khẳng định rằng nhiệm kỳ
tổng thống của bà “sẽ không phải là sự nối tiếp” của nhiệm kỳ Joe Biden.
Nói
với BBC News Tiếng Việt vào ngày 21/10, Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính
trị Việt Nam lâu năm tại Đại học New South Wales (Úc), cho rằng bà Harris chủ yếu
nói tới chính sách trong nước khi đưa ra phát biểu này.
Về
chính sách ngoại giao, bà Harris được đánh giá là sẽ tiếp tục những điều ông
Biden đã và đang làm, đặc biệt là trong thời gian đầu nhiệm kỳ khi sự tập trung
thường nằm ở các vấn đề đối nội.
Dù
trong các thông điệp tranh cử, đến nay bà Harris không nhắc tới Việt Nam, thì
trong nhiệm kỳ phó tổng thống hiện tại, bà từng đến thăm Việt Nam, từng chứng
kiến quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia cựu thù được nâng lên cấp Đối tác chiến
lược toàn diện.
Với
sự cạnh tranh ngày một lớn giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia
Đông Nam Á khác hẳn sẽ được bà để tâm nhiều trong thời gian tới.
Ông
Donald Trump có sự khác biệt. Đầu tiên, ông Trump đã có lịch sử ngoại giao với
Việt Nam trong nhiệm kỳ 2016-2021.
Năm
2019, Việt Nam đã làm chủ nhà tổ chức kỳ họp thượng đỉnh lần hai giữa Mỹ và Triều
Tiên.
Ngoài
ra, thái độ cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc cũng có thể tác động tới
chính sách “ngoại giao cây tre” của Việt Nam.
Theo
bài viết ngày 22/7 của Tiến sĩ khoa học chính trị Nguyễn Khắc Giang trên trang
Fulcrum của Viện nghiên cứu ISEAS–Yusof Ishak Institute (Singapore), sự gia
tăng quyền lực của ông Tô Lâm có thể mở đường cho mối quan hệ tốt đẹp giữa “hai
người đàn ông cứng rắn”, tức ông Tô Lâm và ông Trump.
Nguyên
nhân được nêu ra là vì ông Trump đã có “lịch sử quan hệ tốt đẹp với những lãnh
đạo độc đoán, chẳng hạn cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte”. Mối quan hệ
giữa ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có thể lấy làm một ví dụ.
Vào
ngày 25/10, bà Trần Thị Mộng Tuyền từ Pacific Forum, hiện là nghiên cứu sinh tại
Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan, nhận xét với BBC:
“Dù
bà Harris hay ông Trump đắc cử thì tầm quan trọng của Đông Nam Á cũng khó có thể
tách rời khỏi chính sách của Mỹ, chỉ là ở những mức độ khác nhau. Bởi nhìn
chung, Đông Nam Á hiện đang là một trong những khu vực phát triển kinh tế năng
động nhất thế giới.”
·
Phỏng vấn một
người Việt buôn người: tiết lộ đường dây nhập cư lậu vào Anh28 tháng 10
năm 2024
·
Radar trên đảo
Tri Tôn: Trung Quốc có thể do thám miền Trung Việt Nam và xa hơn?27
tháng 10 năm 2024
·
17 phụ nữ Việt
Nam bị bắt do mở quán bar 'thanh nữ' ở Nhật Bản23 tháng 10 năm 2024
Việt
Nam phải chọn phe?
Trong
khi một quan điểm phổ biến trong giới học giả Trung Quốc là bà Harris sẽ có lối
tiếp cận ngoại giao không quá khác phong cách từ tốn và ổn định của Tổng thống
Joe Biden, ông Trump được cho là vừa cứng rắn vừa khó đoán hơn khi đối phó với
Trung Quốc.
Ông
Trump là một trong số ít tổng thống Mỹ thể hiện sự không hài lòng với việc các
quốc gia cố gắng duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cả Washington và Bắc Kinh,
theo bài viết ngày 8/5 trên The Japan Times của ông Joshua Kurlantzick, nhà
nghiên cứu về Đông Nam Á ở Council on Foreign Relations (CFR).
“Một
nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể khiến căng thẳng leo thang giữa
Washington và Bắc Kinh, đến mức các chính phủ Đông Nam Á, vốn khéo léo trong việc
giữ vị thế trung lập lâu nay, cũng khó có thể tránh khỏi việc phải chọn phe.
"Không
thể nào có viễn cảnh Washington gia tăng áp lực lên Đông Nam Á mà Trung Quốc lại
không làm điều tương tự.
"Ông
ấy có thể sẽ có nhiều hình thức tạo áp lực khác lên các đối tác chính ở Đông
Nam Á, [như] tuyên bố hạn chế hợp tác quốc phòng hoặc giới hạn các khoản viện
trợ trừ khi các quốc gia cam kết tuân theo sự dẫn dắt của Mỹ trong an ninh khu
vực.
“Nếu
ông Trump gây áp lực rõ ràng hơn buộc các nước ở Đông Nam Á phải chọn phe, đồng
thời cân nhắc việc áp thuế quan lên các quốc gia xuất khẩu lớn ở Đông Nam Á, khả
năng ông ấy giành được sự ủng hộ từ các quốc gia này là rất thấp," ông
Kurlantzick viết.
Theo
một nghiên cứu năm 2024 của Viện nghiên cứu ISEAS, nếu bắt buộc phải lựa chọn
ngả về phía Mỹ hay Trung Quốc, xét trên cả khu vực Đông Nam Á, có 50,5% số người
được khảo sát lựa chọn ủng hộ Trung Quốc thay vì Mỹ.
Trong
khi đó, 79% người Việt được hỏi ủng hộ việc ngả về phía Mỹ.
Theo
ông Kurlantzick, nghiên cứu này sẽ không tác động nhiều tới chính sách ở châu Á
của ông Trump.
Mới
đây, Viện Lowy của Úc đã công bố Báo cáo thường
niên Chỉ số Quyền lực châu Á 2024. Theo đó, Mỹ vẫn đang là quốc gia có
tầm ảnh hưởng lớn nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, xếp thứ hai là Trung Quốc.
Báo
cáo này cũng cho thấy rằng Việt Nam đang chịu sự ảnh hưởng từ Trung Quốc nhiều
hơn từ Mỹ, lần lượt là 26,4% và 17,3%.
15
vị trí đứng đầu bảng Chỉ Số Quyền Lực Châu Á
Nhiều
chuyên gia cho rằng chiến lược Đông Nam Á của Mỹ không có mục tiêu rõ ràng, và
Mỹ có thể dần mất đi ảnh hưởng ở khu vực này, đặc biệt sau sự vắng mặt của ông
Joe Biden tại Hội nghị Cấp cao
ASEAN lần thứ 44, 45.
Theo
bà Tuyền, nếu thắng cử, bà Harris sẽ tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của
ASEAN, đảm bảo việc tổ chức này vẫn là động lực thúc đẩy hội nhập và hợp tác
khu vực.
“Lập
trường này sẽ được các quốc gia Đông Nam Á, vốn mong muốn sự tham gia bền vững
của Mỹ trong khu vực, đón nhận nhiệt tình,” bà Tuyền nói thêm.
Ngược
lại, ông Trump không đánh giá cao vị thế trung tâm của ASEAN trong an ninh khu
vực, theo Giáo sư Thayer.
“Rất
có thể ông ấy sẽ coi trọng cán cân thương mại. Nếu một quốc gia có thặng dư
thương mại với Mỹ (Việt Nam là một quốc gia như vậy), ông Trump sẽ có hướng tiếp
cận thiên về thương mại."
“Nói
cách khác, ông ấy sẽ hỏi: ‘Mỹ có lợi gì trong chuyện này?’. Các quốc gia Đông
Nam Á có xu hướng nghiêng về Trung Quốc hoặc từ chối đứng về phía nào mà họ có
nguy cơ bị áp dụng các biện pháp trừng phạt hoặc phân biệt đối xử," ông
Thayer nhận định.
Trong
nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, và cả trong thời gian gần đây, Việt Nam và Mỹ
đã có những động thái tăng cường hợp
tác quốc phòng.
Trong
một cuộc phỏng vấn vào cuối tháng Chín, Giáo sư Carl Thayer đã cảnh báo về viễn
cảnh ông Donald Trump thắng cử:
“Việt
Nam cần chuẩn bị tinh thần rằng mọi thứ có thể thay đổi nếu ông Donald Trump được
bầu làm tổng thống. Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện không có tư cách hiệp
ước và có thể bị thay đổi theo ý muốn của tổng thống.”
Tuy
nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, trong bài viết trên Fulcrum, lại cho rằng ông
Trump sẽ tiếp tục xu hướng tăng cường quan hệ mà ông Joe Biden đã thiết lập với
Việt Nam, đặc biệt là mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
“Tương
tự các quốc gia khác, như Philippines và Ấn Độ, Việt Nam nằm ở tuyến đầu trong
chiến lược của Mỹ nhằm kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc, điều có thể khiến
Hà Nội được Washington 'cho qua' trong một số trường hợp.”
Tiến
sĩ Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến
lược, trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang
(Singapore), cho rằng việc này sẽ được tiếp diễn nếu ông Trump tái đắc cử.
"Hợp
tác quốc phòng và an ninh hàng hải giữa Việt Nam và Mỹ đã được duy trì liên tục
từ thời chính quyền Obama sang chính quyền Trump, vì vậy không có lý do gì để
tin rằng điều này sẽ thay đổi nếu ông Trump tái đắc cử.
"Bên
cạnh việc chuyển giao các trang thiết bị quốc phòng dư thừa và các vật tư tồn
kho khác, tôi tin rằng Mỹ cũng có thể thúc đẩy việc bán vũ khí chính thức cho
Việt Nam, bao gồm cả các chiến đấu cơ đa nhiệm," ông nói.
Tuy
nhiên, việc Mỹ bán vũ khí chiến đấu cho Việt Nam có thể khiến Trung Quốc
"phật ý", theo ông Thayer.
"Trung
Quốc hiển nhiên không muốn Việt Nam với Mỹ tăng cường hợp tác quốc phòng do lo
ngại Mỹ sẽ sử dụng Việt Nam làm bàn đạp để chống Trung Quốc. Do vậy, Việt Nam nếu
muốn đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Mỹ nên ưu tiên trấn an Trung Quốc rằng Việt
Nam không có ý đồ gì làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc," Tiến sĩ Khang
Vũ, giáo sư thỉnh giảng tại Trường Đại học Boston chuyên nghiên cứu về An ninh
Đông Á, nhận định với BBC vào ngày 28/10.
Thuế
quan
Ông
Trump thể hiện là một người thích sử dụng công cụ thuế quan.
Năm
2018, trong một bài viết trên mạng xã hội Twitter (nay là X), ông Trump đã tự gọi
bản thân là “người đàn ông của thuế quan”. Một năm sau, người đàn ông này đã gọi
Việt Nam là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất” trong một cuộc phỏng vấn với
Fox Business Network.
“Rất
nhiều công ty đang chuyển [từ Trung Quốc] sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng
chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc… Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng [thương mại]
tồi tệ nhất,” ông Trump chỉ trích và cáo buộc Việt Nam đang lợi dụng cuộc chiến
tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ.
Khi
đó đã có những ý kiến cho rằng ông Trump có thể áp thuế để trừng phạt Việt Nam.
Việt Nam hiện vẫn có nguy cơ đón nhận lời cáo buộc tương tự.
Vào
tháng 5/2024, Reuters có bài viết về việc Mỹ tăng cường nhập khẩu từ Việt Nam
trong bối cảnh tăng mức thuế lên nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm giảm
trao đổi thương mại với Trung Quốc.
Theo
đó, Mỹ thúc đẩy đáng kể lượng nhập khẩu từ Việt Nam – quốc gia có đầu vào phụ
thuộc vào Trung Quốc.
Theo
các ước tính sơ bộ được chia sẻ với Reuters, Ngân hàng Thế giới cho rằng có mối
tương quan 96% giữa lượng xuất khẩu của Việt Nam và lượng Việt Nam nhập khẩu từ
Trung Quốc.
"Sự
trùng hợp giữa sự gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam và sự gia tăng
xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể khiến chính quyền Mỹ coi là cách các doanh
nghiệp Trung Quốc sử dụng Việt Nam [làm bên trung gian] để tránh thuế quan bổ
sung áp đặt lên hàng hóa của họ,” Reuters dẫn đánh giá của ông Darren Tay, nhà
kinh tế trưởng tại công ty nghiên cứu BMI.
Ông
Tay cũng nói thêm rằng điều này có thể dẫn đến việc Mỹ áp thuế quan lên Việt
Nam sau cuộc bầu cử.
Về
vấn đề này, trong bài viết trên Fulcrum, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang cho rằng “Hà
Nội sẽ phải suy nghĩ kỹ về cách tự bảo vệ mình trước các lệnh trừng phạt thương
mại tiềm tàng của ông Trump.”
“Trong
khi chính quyền của ông Biden đã khoan dung, [do] coi trọng vai trò của Việt
Nam trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của mình, thì ông Trump, người
tập trung nhiều hơn vào chương trình nghị sự trong nước, có thể sẽ không dễ dãi
như vậy,” bài viết nêu.
Trong
bài viết trên báo The Japan Times, ông Joshua Kurlantzick cũng đề cập tới khả
năng ông Trump có thể áp thuế quan lên các quốc gia Đông Nam Á do “niềm tin rằng
hầu như tất cả các quốc gia nước ngoài đều đang giao dịch không công bằng với Mỹ”.
Năm
2023, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 97 tỷ USD và nhập khẩu từ Mỹ đạt 13,82
tỷ USD, thặng dư 83,18 tỷ USD, tức gấp khoảng 2,3 lần so với thặng dư năm 2018
khi chính quyền ông Trump lần đầu tiên áp đặt thuế quan nặng nề lên hàng hóa nhập
khẩu từ Trung Quốc.
VIDEO
: Bầu cử Mỹ 2024: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông Trump tái đắc cử?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crr59818ydgo
No comments:
Post a Comment