Wednesday, 30 October 2024

VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA NHÂN LOẠI (Anh Vũ / RFI)

 



Võ cổ truyền Bình Định hướng tới mục tiêu trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 27/10/2024 - 14:39

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-th%E1%BB%83-thao/20241027-v%C3%B5-c%E1%BB%95-truy%E1%BB%81n-b%C3%ACnh-%C4%91%E1%BB%8Bnh-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-t%E1%BB%9Bi-tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-di-s%E1%BA%A3n-v%C4%83n-h%C3%B3a-phi-v%E1%BA%ADt-th%E1%BB%83-c%E1%BB%A7a-nh%C3%A2n-lo%E1%BA%A1i

 

Bình Định được coi là một trong những chiếc nôi của làng võ  cổ truyền Việt Nam lâu nay vẫn được gọi là “ miền đất võ” và võ Bình Định vẫn được giới chuyên môn gọi là « võ ta » thuần Việt nhất. Từ năm 2014, võ Bình Định đã được ông nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Võ Cổ Truyền Bình Định đang tiến thêm bước mới để lan tỏa ra thế giới. Gần đây, các nhà quản lý thể thao văn hóa tại Việt Nam cùng  giới chuyên môn võ thuật đang tích cực chuẩn bị hồ sơ đề nghị đưa di sản Võ Bình Định vào danh mục đề cử lên UNESCO ghi danh, tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

HÌNH :

Hình tư liệu minh họa: Một buổi tập của các học sịnh học viên nghiên cứu võ thuật và thể thao Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/12/2017. AFP - HOANG DINH NAM

 

Bình Định hiện có hơn 100 võ đường võ cổ truyền trãi rộng khắp 11 huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh. Bình Định từng có hàng nghìn võ sư, võ sinh nắm giữ nhiều di sản của võ cổ truyền Bình Định, đang nỗ lực  truyền bá võ Bình Định cho thế hệ trẻ tại các võ đường,  câu lạc bộ võ Bình Định trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng là nơi duy nhất có một Trung tâm võ cổ truyền Bình Định, danh đề phổ biến và phát triển môn phái võ của địa phương.  Ngoài ra hiện nay trên thế giới, Võ Bình Định đang có nhiều võ đường tổ chức truyền dạy ở nhiều nước như Châu Âu, Mỹ và nhiều quốc gia trên khắp thế giới ...

 

Song song với các sinh hoạt võ thuật,công tác sưu tầm, nghiên cứu võ cổ truyền Tây Sơn - Bình Định cũng được quan tâm thúc đẩy từ hàng chục năm nay. Võ cổ truyền Bình Định đã được nhiều võ sư, võ sĩ và thanh thiếu niên ở nhiều quốc gia yêu thích, luyện tập và tham gia biểu diễn trong các đợt lễ hội Festival võ thuật ở Việt Nam.

 

Cũng nên biết cho đến giờ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) mới công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cho 7 loại hình và môn phái võ thuật, trong đó đa số  xuất xứ từ châu Á, như từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran. Môn võ Pencak-Silat của Indonesia, hay Silat của Malaysia cũng nằm trong số này.

 

Chương trình Tạp chí Thể thao có cuộc phỏng vấn Võ sư Trương Văn Bảo Chủ tịch liên đoàn Võ cổ truyền tỉnh Lâm Đồng, một người tận tâm với sự nghiệp phát triển và lan tỏa võ Việt ra quốc tế. Ông cũng là người đóng góp vào quá trình nghiên cứu chuẩn bị hồ sơ để võ cổ truyền Bình Định trình lên UNESCO để được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

 

08:10

Võ sư Trương Văn Bảo -Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền tỉnh Lâm Đồng   

 

 

 






No comments:

Post a Comment

View My Stats