Sáng
tạo nghệ thuật về sơn mài để gắn kết với di sản truyền thống
Chi Phương - RFI
Đăng
ngày: 19/10/2024 - 12:05 - Sửa đổi ngày: 19/10/2024 - 16:05
Trong
tuần này, Hội chợ Nghệ thuật châu Á Asia Fair Now, diễn ra tại Paris, thủ
đô Pháp trong tuần này, từ ngày 17-20/10, với sự hiện diện của nhiều
galery nghệ thuật Á Đông, giới thiệu với công chúng tại Paris tác phẩm của các
nghệ sĩ từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, hay Việt Nam. Phi Phi Oanh là một trong
những nghệ sĩ có mặt tại đây, giới thiệu với công chúng những sáng tạo nghệ thuật
về sơn mài.
HÌNH
:
Phi
Phi Oanh,
nữ nghệ sĩ người Pháp gốc Việt đứng cạnh tác phẩm của mình được trưng bày tại bảo
tàng Cernuschi ở Paris, Pháp, ngày 15/10/2024. © Chi Phuong
Được
mở ra từ năm 2015, Asia Now Fair được xem là chiếc cầu nối nghệ thuật
Đông – Tây. Nghệ sĩ Phi Phi Oanh, người Mỹ gốc Việt, được biết đến với những
sáng tạo về sơn mài, cũng có mặt tại đây. Các tác phẩm của cô không chỉ được
trưng bày tại hội chợ, mà một tác phẩm đã được đưa về trưng bày tại không
gian triển lãm bảo tàng Nghệ thuật châu Á Cernuschi ở Paris.
Với
tên gọi « áo giáp », được làm theo kỹ nghệ sơn mài, tác phẩm của cô
được giới thiệu song song cùng với triển lãm về 3 họa sĩ Lê Phổ - Mai
Thứ - Vũ Cao Đàm : Những nhà tiên phong của các họa sĩ Việt tại Pháp tại
bảo tàng Cernuschi.
Nữ
nghệ sĩ sinh ra ở Houston, Hoa Kỳ, cho biết "chiếc áo giáp" cho phụ nữ
là để tạo sợi dây liên kết với 3 họa sĩ nói trên, vì họ có nhiều sáng tạo về phụ
nữ Việt.
HÌNH
:
"Áo
giáp", được trưng bày tại bảo tàng Cernuschi, Paris, Pháp, ngày
15/10/2024. © Chi Phuong
Dấn
thân vào con đường nghệ thuật từ năm 14 tuổi, Phi Phi Oanh bắt đầu
với tranh sơn dầu, nhưng dần quan tâm đến sơn mài sau khi theo học tại một trường
nghệ thuật ở Paris.
Vào
năm 2004, cô đã nhận được một học bổng từ Fulbright Grant, tài trợ cho các
nghiên cứu về tranh sơn mài tại Hà Nội. Kể từ đó, kỹ nghệ truyền thống này trở
thành nguồn sáng tạo nghệ thuật của mình. Trả lời RFI Tiếng Việt, nghệ sĩ người
Mỹ gốc Việt giải thích :
« Tôi
thấy trong sơn mài có nhiều con đường để đi, chưa khám phá ra, vì
mình hay suy nghĩ một chiều về lịch sử sơn mài. Tôi nghĩ rằng có một lý thuyết
về sơn mài chưa được viết ra, do đó tôi muốn làm tác phẩm, có thể mở ra
con đường đó. Thật ra, tôi làm theo bản năng. Tác phẩm của mình ở trong không
gian đương đại đầy thử thách và mở rộng không bị gò bó trong ý tưởng truyền thống.
Mình có thể thử thách truyền thống đó, hoặc đặt câu hỏi ngược lại.
AUDIO
:
Phi
Phi Oanh, nữ nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt với những sáng tạo về sơn mài
Khi
bắt đầu làm một tác phẩm, tôi không nghĩ về chủ đề, và thường bắt đầu một câu hỏi,
tùy môi trường mà tôi đang làm việc, hoặc tùy triển lãm mà tôi sẽ có cách làm
riêng khác nhau, ví dụ như trong triển lãm này, khi giám tuyển mời tôi làm một
tác phẩm liên quan đến triển lãm về 3 họa sĩ Việt, sống và làm việc tại Paris.
Khi tôi xem tranh, tôi thấy các họa sĩ vẽ nhiều về phụ nữ Việt Nam, nên tôi
tranh thủ làm một tác phẩm về phụ nữ.
Về
Hà Nội lần đầu tiên, làm việc với vật liệu sơn mài thì tôi thấy nó có sức
thu hút rất riêng. Nó giống như một cái « practice » của tương lai,
trong tương lai sẽ càng ngày có nhiều người, nhiều văn hóa khác nhau, các kỹ
nghệ truyền thống có thể giữ quan hệ với một nơi nào đấy, nó nối mình với một địa
điểm nào đấy, hay một cột mốc thời gian, địa lý, kéo mình về nơi đó.»
Theo
nữ nghệ sĩ, làm việc với những vật liệu truyền thống và kỹ nghệ xa xưa, giúp kết
nối với di sản, với cội nguồn của cô và điều thú vị trong nghệ thuật là có thể
cho phép « thể hiện tính cá nhân, cho phép thử nghiệm và sáng tạo ». « Tôi
không chỉ học mà còn tham gia vào truyền thống đó », cô khẳng định.
------------------------------
Các
nội dung liên quan
Tạp
chí Xã hội
Résidence
của Liên Hoan Phim Cannes : "Xưởng" sáng tác nghệ thuật thúc đẩy các
tài năng trẻ
Tạp
chí Xã hội
Việt
Nam - Pháp : Quan hệ ngoại giao thúc đẩy gắn kết văn hóa
Tạp
chí Văn hóa
Trao
đổi Pháp-Việt : Những tiếp cận mới trong nghệ thuật Việt Nam
No comments:
Post a Comment