Nobel
Kinh tế 2024 và vấn đề thể chế ở Việt Nam
Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân
2024.10.21
Trên
thế giới, phát hiện được vấn đề như các nhân sỹ trí thức Việt Nam trình bày thì
có khi được vinh danh như ba vị Giáo sư người Mỹ nọ. Nhưng ở nước ta, cả GS-TS.
Nguyễn Đình Cống lẫn TSKH. Nguyễn Quang A khi đưa ra các góp ý chính
sách, đều có nguy cơ bị vướng vào vòng lao lý. Sở dĩ thoát được cho đến nay là
nhờ các vị ấy vừa có danh hiệu khoa học, vừa có “tước hiệu” gia đình cách mạng.
Các
thành viên của Ủy ban Giải thưởng Nobel thông báo giải Nobel Kinh tế 2024 cho
ba nhà khoa học Mỹ Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A Robinson tại Thụy
Điển hôm 14/10/2024 (Reuters)
Liệu
còn mất 5 năm, 10 năm, hay bao lâu nữa?
Trước
khi Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Nobel Kinh tế Jakob Svensson tuyên bố về tầm
quan trọng của thể chế, giới hoạt động xã hội tại Việt Nam đã sớm nhận thức được
vấn đề này. Đúng như Jakob Svensson đã nhấn mạnh, những người đoạt giải Nobel
Kinh tế 2024 đã khẳng định rằng thể chế xã hội, bao gồm các thể chế “bao trùm”
hay “loại trừ”, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của các
quốc gia. Với tình hình Việt Nam hiện nay, khi nào người dân mới có thể dỡ bỏ
được “ách gông cùm của thể chế” để thoát khỏi nghèo đói và sự bất bình đẳng
trong xã hội?
Chỉ
một ngày sau khi nhậm chức, hôm 4/8/2024, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước
[TBT—CTN] Tô Lâm đã kêu gọi “tháo gỡ vướng mắc về thể chế” [1]. Tuy nhiên, ông
Trần Anh Quân, một nhà hoạt động xã hội trẻ tuổi tại Sài Gòn, nhận định vào
ngày 6/8/2024 với Đài RFA: “Những lời kêu gọi tháo gỡ vướng mắc về thể chế đã tồn
tại nhiều năm qua, không chỉ đợi đến khi ông Tô Lâm lên nắm quyền”. Ông Quân liệt
kê thêm, các nhân vật quan trọng trong Bộ Chính trị như Nguyễn Xuân Phúc, Vương
Đình Huệ, Võ Văn Thưởng trước đây và cả đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính hiện
nay đều đã nói về việc phải đổi mới thể chế, xây dựng chính phủ sáng tạo và cải
cách hành chính. Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Quân, đó chỉ là những lời
nói hoa mỹ mà thôi. Vấn đề cốt lõi của nhà nước Việt Nam hiện nay vẫn là sự độc
đảng và độc tài [2].
Không
chỉ dừng lại ở việc kêu gọi “tháo gỡ vướng mắc về thể chế”, TBT—CTN Tô Lâm còn
thúc giục đất nước phải nhanh chóng chuyển mình “để bước vào kỷ nguyên mới”. Tuy
nhiên, trước khi giải Nobel Kinh tế năm nay được trao, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn
Quang A đã phát hành một video cá nhân trên YouTube, với tiêu đề “Giá như họ chấp
nhận, kỷ nguyên mới đã bắt đầu từ 10 năm trước” [3]. Trong đó, ông
Quang A đã phân tích nếu lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tự tin và đã dân chủ
hóa, thì họ đã có thể giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử [giả định] các
năm 2016, 2021, và có thể tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2026 sắp
tới. Tuy nhiên, do sự thiếu tự tin và lo sợ không cần thiết, Ban lãnh đạo Đảng
đã né tránh tiến trình dân chủ hóa, dẫn đến việc đất nước vẫn chưa thể bước vào
một kỷ nguyên mới, dù có đầy đủ các điều kiện thuận lợi. TSKH. Nguyễn Quang A
cũng đã điểm lại một số vấn đề về dân chủ hóa, vai trò của xã hội dân sự trong
dân chủ hóa và các bài học lịch sử trên thế giới, chủ yếu từ các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu trước kia và đặc biệt từ các nước trong khu vực [4].
TS.
Nguyễn Quang A xem TV ở nhà riêng tại Hà Nội hôm 19/4/2016 (minh họa). Reuters
Các
phát hiện của ba nhà khoa học Hoa Kỳ đạt giải Nobel Kinh tế năm nay Daron
Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson có giá trị phổ quát. Vì những người
nhận giải năm 2024 này đã nghiên cứu về cách các thể chế được hình thành và ảnh
hưởng đến sự thịnh vượng của các quốc gia suốt cả một lịch sử dài năm trăm năm.
Công trình của họ đã giúp giải thích tại sao bất bình đẳng toàn cầu vẫn tồn tại,
đặc biệt ở những nước bị ảnh hưởng bởi tham nhũng và chế độ độc tài. Cuốn sách
nổi tiếng của Daron Acemoglu và James Robinson, “Why Nations Fail: The Origins
of Power, Prosperity, and Poverty” [Tại sao các quốc gia thất bại: Nguồn gốc của
quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói], là một phần kết tinh quan trọng các
nghiên cứu của họ [5]. Giải Nobel Kinh tế năm nay được trao chỉ một ngày sau
khi Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo cho thấy 26 quốc gia nghèo nhất thế giới
– nơi sinh sống của 40% dân số nghèo nhất – đang mắc nợ nặng nề hơn bao giờ hết
kể từ năm 2006, làm dấy lên lo ngại về sự thụt lùi trong cuộc chiến chống đói
nghèo [6].
Không
chỉ lãng phí mà còn là tội ác
Sau
các chuyến công tác dài ngày tới Tây bán cầu và châu Âu để tham dự các cuộc họp
tại Liên Hợp Quốc và Cộng đồng Pháp ngữ, TBT—CTN Tô Lâm đã nhanh chóng công bố
bài viết “Chống lãng phí”, được truyền thông Nhà nước đăng tải rộng rãi. Trong
bài viết, ông Lâm nhấn mạnh việc coi đấu tranh chống lãng phí như một “cuộc chiến
chống giặc nội xâm”, đặt nó ngang hàng với phòng, chống tham nhũng [7]. Đài VOA
nhanh chóng đặt câu hỏi: “Vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước VN Tô Lâm phát đi
thông điệp ‘chống lãng phí’?” Hai nhà trí thức cao tuổi là Mạc Văn Trang và
Nguyễn Đình Cống khi trả lời phỏng vấn của Đài VOA ngày 17/10 đã cho biết, việc
ông Tô Lâm kêu gọi chống lãng phí là điều được mong đợi, nhưng sẽ không hiệu quả
nếu Việt Nam không đổi mới thể chế và trao thêm quyền tự do, dân chủ cho nhân
dân.
Các
nhà trí thức lão thành như TS. Mạc Văn Trang, 86 tuổi và GS-TS. Nguyễn Đình Cống,
87 tuổi đều cho rằng, việc chống tham nhũng thông qua chiến dịch “đốt lò” của
ông Trọng, và bây giờ là ông Tô Lâm, chỉ mang tính đấu tranh nội bộ, xử lý tình
thế, dù rất quyết liệt, căng thẳng, nhưng không hiệu quả bền vững, vì không dựa
trên thể chế kiểm soát quyền lực khách quan. Các vị này cho rằng cần có một cuộc
cách mạng triệt để mới cải thiện được tình hình. Theo quan điểm của hai vị này,
cuộc cách mạng ấy không chỉ dừng lại ở chống tham nhũng, mà cần phải đổi mới về
chính trị, tạo ra một thể chế khoan dung, bao hàm và dân chủ hơn [8]. Những ý
kiến này đều được hai ông tuyên bố trong nhiều dịp trước đây. Các nghiên cứu để
góp xây dựng cho chính sách của Đảng và Nhà nước xưa nay đều chỉ ra các điểm yếu
căn bản trong chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam. Thứ nhất, các nhà
lãnh đạo Việt Nam hầu hết đều nhận thức được, sự tụt hậu của đất nước xuất phát
từ đâu, nhưng không bao giờ dám “gọi sự vật đúng tên”. Trong buổi làm
việc với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn
Nên thẳng thắn báo cáo rằng mọi thứ đều ổn, ngoại trừ một vướng mắc duy nhất,
đó là thể chế và chỉ có thể chế mà thôi! Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cam kết
sẽ “tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế...” [9].
Điểm
yếu lớn thứ hai cũng ít ai dám thẳng thắn chỉ ra, chính là nguồn gốc thực sự của
sự trì trệ trong quản trị quốc gia. Theo GS-TS. Nguyễn Đình Cống, lý do khiến
thể chế không thể thay đổi kịp thời để thích nghi với tình hình nằm ở sự cồng kềnh
của bộ máy nhà nước. Chính hệ thống cồng kềnh này mới tạo cơ hội cho
các đảng viên trong Đảng “kiếm chác” và duy trì cơ chế lâu dài “bao nhiêu lợi
quyền ắt qua tay mình” [như lời bài hát trong Quốc tế ca]. Hệ quả là
người dân và doanh nghiệp buộc phải ra sức “bôi trơn” hệ thống bằng các hình thức
hối lộ, đút lót để giải quyết công việc. Điều này không chỉ gây lãng phí trong
khu vực công, mà còn là một cản trở lớn cho sự phát triển của đất nước. Cuộc
cách mạng mà GS-TS. Nguyễn Đình Cống và TS. Mạc Văn Trang đề cập không chỉ đơn
thuần là cải cách về mặt chính trị, mà còn phải đổi mới thể chế theo hướng
“khoan dung”, “bao hàm” và “dân chủ”, đúng theo tinh thần các kết luận khoa học
của ba giáo sư người Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế năm nay [10].
Trên
thế giới, phát hiện ra được vấn đề như các nhân sỹ trí thức Việt Nam thì có khi
được vinh danh như ba vị Giáo sư người Mỹ nọ. Nhưng ở nước ta, cả GS-TS. Nguyễn
Đình Cống, TS. Mạc Văn Trang lẫn TSKH. Nguyễn Quang A khi đưa ra các nghiên cứu
để góp ý cho chính sách, thì đều có nguy cơ bị chính quyền bắt bỏ tù. Sở dĩ
thoát được cho đến nay là nhờ các vị ấy vừa có danh hiệu khoa học, vừa có “tước
hiệu” cách mạng. Cho nên Đảng tha cho họ. Thật “dân chủ đến thế là
cùng!!!” [một tuyên bố của cố TBT Nguyễn Phú Trọng [11]. “Trung ngôn
thì nghịch nhĩ!” Phủ nhận những sự thật hiển nhiên mà các nhà trí thức lão
thành và các nhà khoa học quốc tế công bố không chỉ là sự lãng phí lớn nhất, mà
còn là một tội ác khủng khiếp, thưa ngài TBT—CTN. Nhà báo tự do Hoàng Quốc Dũng
từng nhận xét trên Facebook cá nhân rằng: “Giải thưởng Nobel là giải
thưởng quốc tế danh giá nhất, được trao cho những công trình nghiên cứu có đóng
góp to lớn trong việc làm cho xã hội nhân loại tốt đẹp hơn. Việc phủ nhận giải
Nobel đồng nghĩa với việc phủ nhận sự tiến bộ của nhân loại. Đáng tiếc thay,
tác phẩm ‘Tại sao các quốc gia thất bại: Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng
và nghèo đói’ do Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A chuyển ngữ, sau đó được một
nhóm khác có bản quyền dịch và xuất bản tại Việt Nam, đã không được tái bản, thậm
chí còn bị âm thầm thu hồi” [12].
_________________
Tham
khảo:
[4] https://vanviet.info/van-de-hom-nay/dan-chu-hoa-va-xa-hoi-dan-su-o-viet-nam-nua-dau-the-ky-21/
[5] https://tuoitre.vn/nobel-kinh-te-2024-va-bai-hoc-ve-the-che-cho-viet-nam-20241015081612447.htm
10] https://baotiengdan.com/2024/10/16/huong-ung-phat-bieu-cua-ngai-to-lam-va-gop-vai-de-nghi/
[11] https://vtcnews.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-chia-se-sau-khi-tai-dac-cu-ar241600.html
-------------------------------------------------------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
* Trần
Hiếu Chân là một blogger, đồng thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham gia
vào mạng lưới xã hội đấu tranh vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt
Nam. Blogger này cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và đường
lối ngoại giao của Việt Nam và các nước ASEAN.
------------------------
Tin,
bài liên quan
Blog
·
Tiếp
cũng chết không tiếp cũng chết
·
Đảng
đối diện với những thách thức thế nào?
·
Tăng
cường an ninh chế độ, Đảng siết chặt kiểm soát xã hội
·
Đảng
‘ngộ nhận’ về năng lực lãnh đạo kinh tế thị trường
No comments:
Post a Comment