Nguyễn
Quang Duy
Hồi Tưởng 30 Tháng 4 năm 1975
Tối 29, tôi nằm cạnh khẩu carbine lắng nghe tiếng súng từ xa vọng lại. Cha tôi một đoàn viên Nhân Dân Tự Vệ được giao khẩu súng
này và cho tôi sử dụng. Tôi thầm nghĩ nếu Việt cộng tấn công Sài Gòn tôi sẽ nổ đến viên đạn cuối cùng.
Sáng 30, tiếng của Tổng Thống Dương Văn Minh Tuyên Bố bàn giao chính quyền. Trong nhà, mẹ tôi cẩn thận cuốn nhỏ
lá cờ vàng giấu kỹ dưới đáy rương quần áo. Ngòai ngõ mặc cho lời kêu gọi buông súng một đội quân hỗn hợp, dẫn đầu
là một sỹ quan Dù vẫn tiếp tục tuần
tra bảo vệ cư dân.
Tối 30, mở truyền hình xem tin tức, người xướng ngôn viên với khuôn mặt, cử chỉ và giọng
đọc đằng đằng sát khí phát đi thông báo của “chính quyền cách mạng”. Hôm sau khuôn mặt này biến mất, những
khuôn mặt mới bắt đầu xuất hiện.
Sáng 1, tôi trà trộn vào những đòan người tiếp xúc
với đòan quân Bắc Việt vào “Giải Phóng” miền Nam.
Mồng 2, tôi trở lại ngôi trường Petrus
Trương Vĩnh Ký bạn bè kháo nhau Võ văn Kiệt lấy trường tôi làm Tổng Hành Dinh. Về nhà tôi nói với cha tôi, tôi sẽ tiếp tục chiến đấu. Cha tôi cho biết tôi đã lớn có quyền quyết định cho chính mình.
Từ đó tôi chưa bao giờ xem mình là người thua trận và cũng chỉ xem những người bên kia như những “kẻ
chiếm đóng”. Muốn lấy lại quốc gia cần phải hiểu giặc.
Tôi tự phát triển phương cách để đọc sách báo cộng sản. Có bài họ viết như thế nhưng mình phải nghĩ ngược lại. Họ viết
như thế này để che giấu điều gì ? Họ viết như vầy nhưng để thông tin chuyện chi ?
Tôi nhanh chóng trở một “bình luận gia” chính trị “nói có sách mách có chứng”.
Tôi yêu Sài Gòn nơi tôi lớn khôn với hơn 7 năm sống chung với “lũ”. Tôi thấy lại hình ảnh Sài Gòn đầy ắp trong quyển sách “Bên Thắng Cuộc”. Tôi đếm được 494 lần Sài Gòn được nhắc đến trong khi chỉ
118 lần tên của một người đã chết được dùng. Lạ thật
tại sao Huy Đức lại luôn nhắc đến
Sài Gòn trong tác phẩm của mình ? Sài Gòn vẫn sống trong tôi, có phải cũng sống trong lòng
Huy Đức ?
Ngay khi xem một vài chương giới thiệu quyển sách tôi đã góp ý
Huy Đức như sau: “Quyển sách đã và sẽ tạo nhiều tranh luận, Huy Đức ráng thu
thập mọi ý kiến từ mọi phía, để rút kinh nghiệm cho quyển II. Riêng mình nhận
xét quyển sách sẽ có ảnh
hưởng sâu rộng tại Việt Nam.” Cái tựa đề
ngạo nghễ “Bên Thắng Cuộc”, cái lý
lịch sỹ quan quân đội cộng sản, việc
trích những bài báo
tuyên truyền cộng sản tự nó đã tạo
nên những phê phán bình
luận.
Đã có khá nhiều nhận xét về “Bên Thắng Cuộc”, riêng tôi rất quan tâm đến lịch sử cận đại. Tôi đã phổ biến nhiều bài
viết về lịch sử, về các nhân
vật lịch sử như Hòang Đế Bảo Đại, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Đức Thầy Hùynh Phú Sổ
và Hồ Chí Minh, vì thế tôi sẽ bình luận “Bên Thắng Cuộc” từ góc cạnh này.
Sai Lầm “Bên Thắng
Cuộc”
Đầu tiên Huy Đức đã để lại khá nhiều lỗi lầm dù
nhỏ nhưng rất dễ nhận ra và rất dễ để kiểm chứng. Lấy thí dụ, khi viết về vượt biên trại Trengganu là ở Mã Lai không phải ở Thái Lan hay tên trại Sungai Besi Mã Lai không phải là Sungeipesi như trong sách đã viết. Địa danh mà sai như vậy tự nó đã giảm giá trị của quyển sách.
Thứ đến
Huy Đức đã sống và
trưởng thành trong tuyên truyền cộng sản
nên không thể nhận ra
những sai lầm trong mớ thông tin Huy Đức đã
tổng hợp. Lấy thí dụ, Huy Đức trích dẫn như sau: ‘Tháng
7-1946, Hồ Chí Minh tới Fonteinebleau. Khi những người
Việt Nam trong Đảng Cộng sản Pháp giới thiệu những đảng viên người
Khmer với phái đoàn Việt
Nam và đề nghị
họ “đi gặp Bác Hồ”, Thiounn, người về sau là một bộ trưởng của Pol Pot, nói: “Chúng tôi trả
lời, ông ta không phải là bác của chúng tôi. Họ
lại bảo, chúng ta là anh em,
các bạn nên thể
hiện sự tôn trọng, nhưng chúng tôi cũng từ chối”.’
Vào tháng 7-1946, mặc dầu khi ấy Hồ chí Minh chỉ hơn Huy Đức
và tôi vài
tuổi, Hồ chí Minh đã tự tạo danh từ “Cụ Hồ” cho mình. Đến những năm đầu 1950, khi “Cụ Hồ” được triều kiến “Ông
Mao”, “Ông Stalin”, để tỏ lòng sùng bái hai ”Ông” kia, “Cụ Hồ” tự mình xuống chức “Bác Hồ”.
Thậm chí câu chuyện “đi gặp Bác Hồ” ở trên có thể chỉ là câu chuyện bịa, rồi được
đưa vào sách của Ben Kiernan, 1996, trang 10 rồi Huy Đức nói có sách mách
có chứng trong “Bên Thắng Cuộc”.
Lời lên
tiếng của Thiếu tá Tiểu Đoàn phó Tiểu Đoàn 7, Thủy Quân Lục Chiến, Lê Quang Liễn là một dẫn chứng về
việc ngụy tạo thông tin:
“Thật ra toàn bộ anh em Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) đã bị bắt,
nếu anh em chúng tôi ra hàng thì đã được hưởng qui chế đãi ngộ hàng binh như Phạm Văn Đính và một số đồng bọn
thuộc Trung Đoàn 56. Vả
lại, đơn vị chúng tôi lúc đó thuộc
quyền của Bộ Tư Lịnh Tiền Phương Quân Đoàn I. Ở đây, vị Tư
lịnh TQLC không có trách nhiệm nào hết. Người chịu trách nhiệm là Trung Tướng Lâm Quang Thi mới đúng nghĩa hơn. Khi viết toàn bộ ra
hàng là điều cố tình hạ nhục anh em chúng tôi khi thất thế !!!
“Nếu ông Huy Đức biết
rõ thêm về tôi là người tù cuối cùng của Lữ Đoàn 147
TQLC ra khỏi trại tù ngày 12 tháng 2 năm 1988 sau gần 13 năm tù ngục với 4 năm 7 tháng 24 ngày bị “kiên giam” còng tay, chân, bị đánh gảy
xương sườn vì những chống đối tập thể trong Trại tù Bình Điền, Thừa Thiên. Thì phần trích dẫn
từ bài viết của tên nhà báo Phan Xuân Huy là thiếu trách nhiệm.
“Tôi biết Phan Xuân Huy là thành phần đối lập
cơ hội với chế độ VNCH trước năm 1975 mà tôi tận trung phục vụ. Có lẽ trong những ngày tháng đầu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phan Xuân Huy-cũng như một số người nhẹ dạ – vì muốn tìm chỗ đứng an toàn trong lòng chế độ mới bằng những bài viết,
những câu nói , với
những nhận thức “sâu sắc
của mình” về cái hay, cái đẹp của chế độ XHCN. Một nhà báo chân chính phải viết cho sự thật, vì lương tâm thì đừng bao giờ gán, chụp
cho những người vắng mặt những gì vì lợi ích cho bản thân, phe
nhóm. Tôi gửi đến tác giả Huy Đức những
nhận xét của tôi về
phần trích dẫn trong sách và mong được hoàn chỉnh sự chính xác cũng như
trách nhiệm của người viết…”
Huy Đức đã xin lỗi, cám ơn và hứa sẽ bổ sung khi viết lại. Chỗ láu cá của tuyên truyền cộng sản là
tờ Tin Sáng (hay Tia Sáng ?) phỏng vấn bà “LQL”
(tên ông Lê
Quang Liễn đựơc viết tắt). Nếu vì một lý do gì đó ông
Lê Quang Liễn không lên tiếng như thế thì
sự bịa đặt lại được Huy Đức ghi chép như một sự kiện
lịch sử. Viết sử không phải là như thế.
Trong quyển “Bên Thắng Cuộc”, phần “Con đường Bác đi” Huy Đức
đã trích dẫn tòan bộ huyền thọai về
Hồ Chí Minh và bà Nguyễn Thị Năm do Hòang Tùng dàn dựng. Nhờ một chút
may mắn tôi đã phát
hiện trong tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất của tác giả C.B. do báo
Nhân Dân xuất bản năm 1955, trang 27 và
28, có bài “Địa chủ ác ghê”. Bài này nguyên thủy được đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953. Tác giả C.B. (Của Bác
?) chính là một bút hiệu của Hồ Chí
Minh.
Qua bút hiệu C.B. chính Hồ chí Minh đã đấu tố bà Nguyễn thị Năm, đấu tố hai con của bà Năm và đấu tố những người
bênh vực bà. Vụ án bà Nguyễn thị Năm đã gây
chấn động lòng người vì thế mới có huyền thọai do Hòang Tùng dàn dựng. Xin mời đọc
bài “Vai trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách ruộng đất” đăng trên
(http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=9078&rb=0401)
để nắm rõ sự việc.
Gần đây
có hai bức thư của Hồ Chí Minh gởi Stalin được
phát hiện lưu trữ tại Cục Lưu trữ Quốc gia Nga. Nội dung các bức thư là xin được xem xét và cấp chỉ dẫn cho Chương trình Cải cách Ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam.
Tôi đã viết bài khác :”Huyền thoại và sự thực: Hồ Chí Minh trong Cải cách Ruộng đất” đăng
trên (http://www.danchimviet.info/03/09/2010/huy%E1%BB%81n-tho%E1%BA%A1i-va-s%E1%BB%B1-th%E1%BB%B1c-h%E1%BB%93-chi-minh-trong-c%E1%BA%A3i-cach-ru%E1%BB%99ng-d%E1%BA%A5t/)
Đáng tiếc “Bên Thắng Cuộc” chưa để mắt tới hai bài viết này.
Huy Đức công khai nhìn nhận các bài báo cộng sản là sản phẩm tuyên truyền.
Người cộng sản trong đầu lúc
nào cũng chỉ nghĩ đến tuyên truyền vì thế các các bài phỏng vấn cũng không tránh khỏi chỉ là sản phẩm tuyên truyền. Gần đây rất nhiều tài liệu, bài viết, hồi ký có thể phá đổ không ít các sản phẩm tuyên truyền được tổng hợp trong tác phẩm “Bên Thắng Cuộc”.
Tôi chỉ đưa ra một vài dẫn chứng cho thấy
tổng hợp của bịa đặt, bịa đặt, huyền thọai, bịa
đặt, huyền thọai …
từ các sản phẩm tuyên truyền cộng sản không phải là sách sử.
Giáo sư Sử học David Marr
Năm 1990, bà Luật sư Ngô Bá Thành,
dân biểu hai chế độ,
có đến thuyết trình tại Viện Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi. Buổi thuyết trình được Giáo sư Sử học David Marr chủ tọa. Bà Thành dẻo miệng ca ngợi
ông Marr. Sau khi đặt câu hỏi với bà Thành, tôi quay qua ông Marr tuyên bố: “Sử chúng tôi sẽ do chúng tôi viết chứ không phải là các ông”. Ông Marr trả lời đại khái như sau “Tôi viết, rồi viết lại, rồi người khác sẽ viết lại…”
Tôi rất thông cảm những người nghiên cứu về sử Việt cận đại như ông Marr. Tài liệu của cộng sản vừa thiếu, lại đầy những bịa đặt và huyền thọai. Không
phải là họ không biết nhưng không sống với cộng sản khó nhận ra sự thực đằng
sau các sản phẩm tuyên truyền. Tiếc một điều khi học giả Tây
Phương sử dụng nó, người mình lại xem nó khách quan, trung thực
và chuyên môn, rồi tin theo như tin kinh điển. Bởi thế cộng sản mới mượn tay các học giả Tây Phương để chứng thực các huyền thọai do
cộng sản tạo ra. Nếu đảng Cộng sản còn thống trị thì có viết khách quan cách mấy cũng vẫn chỉ là tuyên truyền cho cộng sản.
Nói thế không phải là phủ nhận công lao của họ. Tôi
vẫn thầm cảm ơn ông Marr vì nếu không có ông thu thập được tập tài liệu Phát động quần chúng trong đó có bài
Hồ chí Minh đấu tố bà Nguyễn Thị Năm thì không có cơ
duyên tôi phát hiện nó để phá vỡ một huyền thọai.
Tôi vẫn cảm ơn ông nguyễn Minh Cần, ông Hòang Tùng, ông Bùi Tín, ông Vũ Thư Hiên, ông Đoàn Duy Thành,… đã viết về bà Nguyễn Thị Năm, tên bà đã in vào đầu tôi, để đến khi thấy tên Nguyễn Thị Năm trên “Địa chủ ác ghê” tôi đã nhận ngay đây là một bằng chứng tội ác của Hồ Chí Minh. Việc phá vỡ huyền thọai sẽ giúp chúng ta viết lại sử
người mình.
Khi tôi tuyên bố “Sử chúng tôi sẽ do chúng tôi viết” tôi còn một ý nữa. Tôi tự tin sẽ có ngày đồng bào tôi đứng lên giành lại chủ quyền dân tộc, mở một trang sử mới, viết lại trang sử cũ.
Nói
thế để thấy công việc Huy Đức đang
làm “đi tìm sự
thật” là một công
việc vô cùng khó khăn.
Vở Bi Hài Kịch “Bên Thắng Cuộc”
Với
tôi tác phẩm “Bên
Thắng Cuộc” chỉ là một vở bi hài
kịch. Các
diễn viên nổi bật là giới cầm quyền cộng
sản Việt Nam. Họ theo “Con đường
Bác đi”
con đường bi đác Xã Hội Chủ Nghĩa, một con đường chỉ có trong trí tưởng tượng của ông
Mác, ông Lênin, ông Stalin, ông Mao,… Rồi ông Hồ và giới cầm quyền cứ
theo đó mà đi.
Nó bi thương ở chỗ khi họ thấy sai thì họ cho sửa, họ sửa rồi lại vẫn tiếp tục sai, họ càng sửa lại càng sai, cứ thế càng ngày đất nước càng lâm vào bế tắc.
Huy Đức có một nhận xét đáng chú ý: “…thực sự may mắn cho người dân Campuchia khi những người được Hà Nội đưa lên nắm
quyền ở Phnom Penh, đặc biệt
là Hun Sen, đã không nghe
theo Hà Nội một cách mù quáng. Khi đứng trước thời cuộc mới, họ đã biết quyết định dựa trên quyền lợi của dân tộc mình… Ngày
18-10-1991, khi Việt Nam không còn can thiệp được vào các quyết định của Phnom Penh, Campuchia đã sửa đổi hiến
pháp theo hướng từ bỏ chủ nghĩa xã hội:
chấp nhận kinh tế thị trường tự do và hệ thống chính trị đa đảng. Tên nước,
quốc kỳ, quốc ca, ngày quốc khánh thời Sihanouk được đưa ra dùng trở lại. Hai chữ “cách mạng” trong tên gọi Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, đảng mà Việt
Nam giúp dựng lên, đã được bỏ đi…”
Nó là một hài kịch ở chỗ giới lãnh
đạo cộng sản luôn tự hào là họ đã tự giành được “độc lập”, là đất nước luôn luôn “độc lập”, nhưng cái đầu của họ, tư tưởng của họ vướng mắc 4 chữ “Xã Hội Chủ Nghã” mà chính
họ cũng không hiểu “Xã Hội Chủ Nghiã” là giống chi chi.
Dự Đóan Quyển II
Nhân vật chính của vở bi hài kịch là Võ Văn
Kiệt. Tên ông xuất hiện nhiều nhất 175 lần. Ông xuất hiện ngay đầu tác phẩm, bên trong tác phẩm và rồi lại xuất hiện
nhiều lần trong Phụ Lục II trước khi kết thúc quyển I. Tôi vẫn thường đọc các bài viết của Huy Đức
nên liên tưởng đến bài “Bẫy Việt Vị của
Thủ Tướng”. Bài viết cho biết “hậu duệ” Nguyễn Tấn Dũng là kết quả tuần lễ du
hành Hàn Quốc của Đỗ Mười và Võ văn Kiệt. Bởi thế bản chất của “hậu duệ” Nguyễn Tấn Dũng vừa cực đoan như Đỗ Mười vừa táo bạo chấp nhận cải
cách như Võ văn Kiệt. Nội dung Quyển II đã được Huy Đức cho biết trước.
Có người cho rằng
Huy Đức đi giữa 2 lằn đạn. Tôi nghĩ khác Huy Đức đang đi tìm sự thật, anh đang đi giữa lòng dân tộc để tìm một lối ra.
Là một thành viên Khối 8406, Khối chúng tôi chủ trương đi tìm sự thật vì khi sự thật được phơi bày là lúc chế độ cộng sản sẽ bị giải
thể để Việt Nam có tự do có dân chủ. Tôi mong được đọc bản tu sửa quyển I và chờ đợi để được bình
luận quyển II.
Tại Sao Nên Đọc “Bên Thắng
Cuộc” ?
Nếu ai xem Huy Đức như một tên Việt cộng, nên xem “Bên Thắng Cuộc” để biết người biết ta, biết mà kịp thời lên tiếng.
Nếu ai xem Huy Đức là một tên phản động, nên xem “Bên Thắng Cuộc” vì nó là suy nghĩ của đại đa số quần chúng Việt Nam, biết để
tránh bị bánh xe lịch sử nghiền
nát.
Nếu ai đang đấu tranh cho tự do dân chủ phải xem “Bên Thắng Cuộc” để quyết tâm “Sử chúng ta sẽ do chúng ta
viết”, mở một trang sử mới, viết lại trang sử cũ.
Nếu ai chỉ xem mình là người bình thường rất cần xem “Bên Thắng Cuộc” để thấy chính mình trong vở bi hài kịch “Bên Thắng Cuộc” để cùng đứng lên giành lại tự do.
Xuân năm nay chưa phải là xuân tự do. Xuân tới
khi sự thật đã phơi bày sẽ là xuân tự do cho dân tộc. Hãy mở cửa lòng đón nhận Huy Đức người đi tìm sự thật.
Chúc Mừng Năm Mới
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
26/12/2012
-------------------------------------------------
BÊN THẮNG CUỘC
-------------------------
BÊN THẮNG CUỘC
19-12-2012
---------------------------------------------------------------------------
THEO
DÒNG SỰ KIỆN :
THIẾU
TÁ LÊ QUANG LIỄN PHẢN ĐỐI PHẦN NỘI DUNG SÁCH "BÊN THẮNG CUỘC" NÓI VỀ
ÔNG (Hải Ngoại Phiếm Đàm) 19-12-2012
No comments:
Post a Comment