Trần Lâm Phát
(Cựu SV ĐHSPSG, ban Việt Hán, 1969-1972)
(Cựu SV ĐHSPSG, ban Việt Hán, 1969-1972)
22-12-2012
“Chúng
ta sắp đáp xuống phi trường Tân sơn nhất ! Toàn thể phi hành đoàn chúng tôi cám
ơn quý khách đã chọn chuyến bay này, kính chúc quý khách có những ngày vui ở
Việt nam và hẹn ngày gặp lại.”
Giọng
nói của chiêu đãi viên hàng không cất lên từ loa phát thanh trong bầu không khí
yên tĩnh làm tôi giật mình thức giấc và bàng hoàng. Không hiểu sao ba tiếng Tân
sơn nhất (TSN) đã khiến tôi bồi hồi xúc động, tôi không thể nào diễn tả được
tâm trạng tôi lúc bấy giờ. Đây là sự thật, không phải trong mơ, những cơn mơ mà
hơn 30 năm vẫn theo đuổi tôi, đi cùng tôi trong giấc ngủ. Tôi đã trở về nơi
chôn nhau cắt rún, nơi đã tạo ra tôi, nuôi tôi khôn lớn và cũng là nơi tôi đã
trốn chạy tìm cho mình một cuộc sống mới khi bước chân xuống thuyền ra đi cách
nay tròn 32 năm. Tôi không nghĩ rằng có ngày tôi sẽ trở lại nơi này, gặp lại
anh em, họ hàng, bạn bè và những học sinh thân thương của tôi khi tôi chọn cho
mình con đường Sư phạm. Tôi không biết gặp lại nhau tôi sẽ thế nào: nức nở,
ngậm ngùi hay cười trong nước mắt.
Sau
hơn 30 năm không gặp, tôi và tất cả đều có nhiều biến đổi nhưng chắc chắn một
điều: tình cảm vẫn bất di bất dịch. Tôi về chuyến bay đêm; các anh tôi
tuổi đã cao, lại ở nhà quê, xa thành phố nên không tiện ra phi trường.
Khi làm thủ tục nhập cảnh, tôi hơi sượng sùng vì quan kiểm tra visa cứ lật qua,
lật lại giấy thông hành (passport) của tôi như là anh không biết đọc. Sau một
hồi lâu, tôi buộc miệng hỏi "What’s wrong ?", anh ta liền hỏi “Bác
mới về lần đầu mà không có quà cho cháu?” Tôi tỉnh bơ trả lời “ Bác đâu
có biết phải mang quà. Vậy để khi về Mỹ bác sẽ gởi qua cho cháu nha!”
Thay vì các anh, người bạn đến phi trường đón tôi và đưa tôi về nhà
tạm nghỉ một đêm. Khi tôi đến, thành phố Sài gòn đã vào giấc ngủ, tôi không
nhìn thấy những ồn ào, náo nhiệt mà chỉ thấy những ánh đèn đêm , những ngôi nhà
ngủ yên và phố xá ít người qua lại. Trên đường từ phi trường TSN về nhà bạn,
tôi không nhận ra những gì thân quen của 32 năm về trước, có lẽ tôi đang trong
tâm trạng xúc động nên không nhớ và không nghĩ được gì chăng hay sự đổi thay
quá nhiều khiến trở thành xa lạ? Đến nhà bạn đã 3 giờ sáng nhưng tôi
không tài nào nhắm mắt, không hiểu vì ngược giờ nơi tôi đang sống hay vì bồi
hồi xúc động và tôi trông chờ đến sáng.
Tôi
nhờ bạn đưa tôi vào Chợ Lớn và tôi cũng muốn chính mình khám phá, cảm nhận
những khuôn mặt mới của nơi này, nó có giống như tôi hình dung không và thay
đổi thế nào so với những gì còn sót lại trong ký ức tôi, một Sài gòn của quá
khứ, của những ngày đủng đỉnh nơi trường ĐH Sư phạm. Từ khi tôi xa quê, đây là
lần đầu tiên ngồi trên chiếc xe gắn máy, bạn tôi cầm tay lái, luồn lách
từ con đường này qua đường khác, tôi ngồi sau mà tim muốn nhảy ra ngoài. Điều
ngạc nhiên đầu tiên đến với tôi là sự hỗn loạn của giao thông. Dường như
không có luật lệ giao thông ở Sài gòn như những năm tôi còn sống nơi này. Mạnh
ai nấy chạy như bầy cào cào xẹt qua, xẹt lại. Có nhiều người còn chạy
ngược chiều, vượt cả đèn đỏ. Xe cứu thương nhấn còi inh ỏi mà chẳng ai nhường,
xe cảnh sát hú còi vang dội cũng không gây được sự chú ý của người nào. Lúc đầu
tôi còn lạ lùng và sợ tai nạn sẽ xảy ra nhưng rồi tôi bất chợt tức cười và bật
cười khanh khách. Bạn tôi ngạc nhiên hỏi lý do của những tiếng cười trong sự ồn
ào inh ỏi, tôi chỉ những chiếc xe đang tranh nhau lượn qua, lượn lại và hỏi bạn
tôi “họ chạy lọạn xà ngầu như thế mà không đụng nhau thật là kỳ lạ!” Bạn tôi
cười “Đó là chuyện nhỏ!” rồi bạn chỉ cho tôi xem những chiếc xe gắn máy
chạy trên hành lang dành cho người đi bộ, tôi đành chào thua và hết ý kiến. Sài
gòn bây giờ với tôi quá khác lạ: quán ăn, quán café, tiệm buôn mọc đầy rẫy, một
Sài gòn quá ồn ào náo nhiệt và ô nhiễm. Trình độ ý thức về giao thông của dân
Sài gòn bây giờ quá thấp kém, quá xô bồ và có thể nói đó là một xã hội thiếu
giáo dục.
Mới
hơn 8 giờ sáng vậy mà quán nào cũng đông và đa số là thế hệ trẻ, những người
đáng lý giờ đó phải ở trong văn phòng hay cơ xưởng để làm việc, họ là những
người xây dựng tổ quốc nhưng lại ăn chơi phè phỡn. Người ngoại quốc nhìn vào
nếp sinh hoạt của Sài gòn cũng đoán được nền văn minh hiện thời và tương lai
của đất Việt. Đường nào cũng dập dìu xe cộ: xe lớn, xe nhỏ và nhiều nhất là xe
gắn máy. Xe có đủ loại: đẹp có, xấu có, có cả những chiếc xe hơi rất đắt tiền
và cũng có những chuyến xe buýt (bus) già nua cũ kỹ. Buổi sáng đầu tiên
vòng quanh thành phố, tôi chẳng nhận ra những con đường quen thuộc mà ngày xưa
hằng ngày tôi đã đi qua, tên đường năm xưa không còn nữa, nếp sinh hoạt cũng
đổi thay. Tôi ngỡ ngàng cố tìm kiếm những gì xưa cũ nhưng khó quá. Khi bạn đưa
tôi vào con đường Nhật tảo thì tôi mới nhớ lại chút ít. Này đường Nguyễn tri
Phương, Bà Hạt, Nguyễn tiểu La, kia là Vĩnh Viễn, Nguyễn Kim nhưng
đoạn đường Nguyễn Lâm từ Nhật Tảo đến đường Tân Phước thì nay tên là Vĩnh Viễn
và đường Triệu Đà từ Trần quốc Toản đến đường Hùng Vương thì biến thành Ngô
Quyền. Những ngôi nhà chung cư nay được xây dựng lại, nhiều tầng hơn và
khang trang hơn; nó không còn vẻ yên tĩnh của một chung cư công chức. Hai bên
phố người buôn bán dầy đặc: từ quán ăn, sạp quần áo, đồ diện nước, gia dụng.
Những cửa hàng lấn chiếm lòng đường. Tôi cứ lo bạn tôi quẹt vào hàng hóa của
họ, nhưng bạn tôi cũng chứng tỏ là một tay lái cừ khôi và dày kinh nghiệm.
Nhiều đường đã đổi tên: anh hùng tí hon Trần Quốc Toản đã thay thế bằng 3 tháng
2. Tôi hỏi bạn “Tại sao tên đường Hàm nNghi vẫn còn đó mà đường Thành Thái, Duy
Tân lại đổi? Đây cũng là hai vị vua có tinh thần kháng chiến chống Pháp và bị
Pháp bắt giam, lưu đày”. Bạn tôi chỉ cười và bảo “hỏi ông nhà nước!” Canh chua
cá lóc, cá rô phi kho tộ, heo quay xào cải chua là bữa cơm đầu tiên nặng dấu quê
hương mà bạn đãi tôi khi về VN .
Bạn
tôi đưa tôi đi vòng quanh khu trường Sư phạm, chợ Bến thành, khu Nguyễn Huệ và
qua đò Thủ thiêm. Đây là lần cuối tôi qua phà này vì nó sẽ không còn chở khách
sang sông nữa. Bên kia phà Thủ thiêm nhà cửa mọc lên như nấm khác hẳn với những
cánh đồng hoang vắng năm 1976 khi tôi đạp xe ngang qua đây để đi dạy học ở Nhơn
Trạch. Khi đánh vòng lại Sài gòn, bạn đưa tôi đi vào đường hầm dưới sông mà ở
đây, chánh phủ tự hào về công trình xây dựng này. Đường hầm rất ngắn
nhưng hệ thống giảm âm thanh trong đường hầm dường như không có. Nó rất ồn, âm
thanh vượt quá giới hạn chịu đựng của lổ tai. Dân qua đường hầm này sẽ bị bịnh
điếc hay lãng tai vào một ngày nào đó. Nơi tôi sống ở Virginia (Hoa kỳ)
có một đường hầm Chesapeake chạy dưới biển dài 37 km nhưng không
nghe ồn ào (khi cửa sổ xe hơi được quay xuống) như đường hầm Thủ
thiêm.
Tôi
cũng không quên những người bạn cùng lớp Việt Hán (69-72) nên hẹn gặp nhau ở
một quán ăn gần Hàng Xanh. Có bạn từ Nha trang đáp xe đò về Sài gòn để họp mặt.
Nhìn các bạn mà không khỏi chạnh lòng. Ai cũng có vẻ già trước tuổi. Các bạn
nay đã hưu rồi và hầu hết cũng có cuộc sống vững chải. Cũng có bạn gặp
khó khăn, sống từng bữa và không tiền thuốc men.
Chiếc
xe 4 chỗ đưa tôi rời khỏi Sài gòn về hướng An sương, lướt qua Củ chi, rồi thẳng
hướng về Trảng bàng. Quê tôi, tất cả đối với tôi đều mới lạ, mặc dù tôi vẫn
thường xuyên nhìn về quê mình bằng công nghệ thông tin hiện đại, qua lời diễn
tả của bạn bè và họ hàng nhưng nay đối diện thực tế, tôi không khỏi ngỡ ngàng
trước sự thay đổi quá nhiều. Nếu không có người hướng dẫn, tôi cũng không nhận
ra bất cứ địa danh nào hết. Tôi trở về quê hương mà như người khách xa lạ, đi
du lịch, trố mắt tìm và thưởng thức những gì mình chưa biết. Trong thời gian xe
di chuyển, mặc dù mãi nhìn ngắm hai bên đường nhưng tôi không làm sao mất đi
cảm giác hồi hộp, lo sợ khi chiếc xe phải né tránh hay buộc phải thắng gấp để
khỏi va chạm với những xe khác hoặc những người đi đường đang thản nhiên cất
bước.
Bây
giờ tôi mới hiểu lời dặn dò của một em cựu học sinh trường Trung học công
lập Đất đỏ khi biết tôi chuẩn bị về thăm quê hương sau 32 năm xa cách:
-Thầy
có nhớ hình ảnh mấy ông cách mạng sau ngày 30/4 về thành phố hồi đó không ? Khi
mình về Việt nam cũng giống như thế !!! Họ nhận ra ngay thầy là người từ
ngoại quốc trở về [1].
-Khi
đi xe, thầy đừng ngồi phía trước, thầy cứ đạp thắng, người ta lái xe
không được đâu !!!
Nhớ
lời em học sinh dặn dò mà tôi bật cười. Quả thật em ấy đã truyền cho tôi một
kinh nghiệm rất hữu ích nhưng có lẽ còn chưa đủ. Tôi nghĩ còn rất nhiều chuyện
bất ngờ đang đợi chờ tôi phía trước.
Tôi
vẫn còn trầm ngâm suy nghĩ thì bảng hướng dẫn đến Trảng bàng hiện ra trước mặt.
Khi đến ranh giới Củ chi và Trảng bàng anh tôi và cháu tôi đã đứng đợi chờ. Gia
đình tôi có lẻ qua một đêm không ngủ để nhìn thấy đứa em út ngày nào đạo mạo
trên bục với phấn trắng bảng đen mà giờ đây tóc đã bạc màu, trở về từ bên kia
bờ Đại tây dương.
Gia
đình sum họp! anh Ba và anh Sáu cùng các cháu về tụ họp nơi nhà thờ. Các cháu
huyên thuyên "phỏng vấn" về đủ thứ chuyện . Có những cháu chưa ra đời
khi tôi rời thôn xóm mà nay đã là bậc phụ mẫu. Thời gian trôi nhanh quá! Tôi còn
người chú ruột nay đã quá 80 nhưng vẫn triệu tập các con chú từ Tây ninh, Sài
gòn về nhà gặp anh út. Các em nay đã thành danh, thành đạt trong xã hội mới!
Từ
năm 1976 đến nay, tôi mới về lại nơi chôn nhau cắt rún. Bản đồ thôn xóm vẫn nằm
trong trí óc nhưng tôi không thể nào tự tìm lối về nhà. Khi xe chạy qua mấy con
đường mòn trong xóm mà năm xưa tôi thả bộ đến trường, tôi không nhận ra nơi nào
hết. Khóm trúc, bụi tre cũng theo thời đại công nghiệp mà mai một đi. Những
cánh đồng vô tận mà tôi từng thả diều, đánh goòng, đá banh với bạn hàng xóm nay
đã mọc lên những hãng xưởng và khu nước thải vô trách nhiệm. Bạn bè trong
xóm giờ chỉ còn hình trên bàn thờ với bằng tuyên dương liệt sĩ. Ngôi trường
làng năm nào nay đã thành dãy nhà lầu 2 từng nhưng dường như không người chăm
sóc. Mái ngói đỏ tươi trộn lẫn tường đen đúa cũng đã tự nói lên “lòng yêu nghề
mến trẻ “ của nền giáo dục hiện thời. Những thửa ruộng bị bỏ hoang do nước tràn
ngập không lối thoát vì sự xây rãnh vô trách nhiệm của người quyền cao chức rộng.
Dân làng vẫn chạy cơm từng bữa nhưng những căn nhà tạm bợ trong thời chinh
chiến đã được thay bằng những căn nhà tường với mái ngói đỏ tươi. Các em học
sinh ở miền quê có lẻ vất vả hơn xưa, vẫn lội bộ đến trường và cha mẹ quắn đít chạy lo
tiền học phí.
Bốn
mươi năm về thăm đất Mẹ
Nơi thôn làng ngỏ rẻ đổi thay
Nhớ hàng tre gốc trúc hàng ngày
Con đường nhỏ đến trường hai buổi
Nơi thôn làng ngỏ rẻ đổi thay
Nhớ hàng tre gốc trúc hàng ngày
Con đường nhỏ đến trường hai buổi
Nay
trở về như cơn gió thổi
Đứng lặng nhìn bối rối tâm can
Cánh đồng xưa không thể bỏ hoang
Đã thay thế bằng làng công nghiệp
Đứng lặng nhìn bối rối tâm can
Cánh đồng xưa không thể bỏ hoang
Đã thay thế bằng làng công nghiệp
Dân
quê tôi ngày đêm nhộn nhịp
Gắng gồng lên đuổi kịp miếng ăn
Nhìn dân làng sao quá nhọc nhằn
Đã mất hết đồng bằng ruộng rộc
Ngôi trường xưa lợp bằng ngói móc
Nay thành lầu đã mọc vươn cao
Gắng gồng lên đuổi kịp miếng ăn
Nhìn dân làng sao quá nhọc nhằn
Đã mất hết đồng bằng ruộng rộc
Ngôi trường xưa lợp bằng ngói móc
Nay thành lầu đã mọc vươn cao
Những
năm xưa đã vụt qua mau
Nhưng vẫn thấy nao nao trong dạ
Dân nơi đây tươi cười rộn rã
Vẫy chào người mặt lạ về quê!
Nhưng vẫn thấy nao nao trong dạ
Dân nơi đây tươi cười rộn rã
Vẫy chào người mặt lạ về quê!
Chú
út chọn Chủ nhật 24 tháng 11 Tân Mão là ngày làm lễ giỗ bà nội để con cháu có
ngày nghỉ và từ mọi nơi tụ tập về nhà thờ , trước để tưởng niệm đến bà
nội/ngoại, sau để gặp anh út tí hon thuở nào. Vài em cựu học sinh Đất đỏ cũng
không ngại đường xa (155 km) [2] về quê thầy cũ để dự lễ giỗ và cố ý tìm ra
tung tích của người thầy mà các em vẫn nghĩ rằng “ông ba tàu giàu có ở Sài
gòn.” Sau lễ giỗ, các cháu hối hả, níu kéo tôi lên Tây ninh để quan sát cuộc
đời của thầy cô giáo thế hệ thứ hai trong gia đình. Các cháu tôi đều thành công
trong nghề giáo, vẫn theo tôn chỉ của gia đình, giúp những học sinh nghèo khó
không tiền trang trải học phí. Sau ba ngày vui chơi với các cháu, tôi về lại
Trảng bàng và chuẩn bị hành trang đi Đất đỏ.
Virginia
June 22, 2012
Trần-Lâm
Phát
----------------------
[1] Dân địa phương gọi tôi là Việt kiều nhưng tôi
không phải là Việt kiều vì tôi không còn quyền công dân nước Việt, tôi
phải xin Visa khi vào Việt nam. Nói cho đúng tôi là người Mỹ gốc Việt , không
phải Việt kiều.
Nguồn
:
No comments:
Post a Comment