Mặc Lâm,
biên tập viên RFA
2012-12-13
“Bên
thắng cuộc” là cuốn sách đang gây sôi nổi cho cư dân mạng cả trong và ngoài
nuớc. Quyển sách được viết bởi nhà báo Huy Đức, người nổi tiếng với trang blog
Osin với những bài chính luận độc đáo có số người đọc rất cao.
Bìa sách "Bên
thắng cuộc". Photo courtesy of
Osinbook
Amazon phát hành chính thức
Sau ba năm mài miệt, “Bên thắng cuộc”
chính thức ra đời vào ngày 12 tháng 12 vừa qua với hai cách: sách in do chính
tác giả xuất bản và sách điện tử do Amazon phát hành dưới hình thức Kindle.
Có
lẽ đây là lần đầu tiên một nhà văn Việt Nam có lượng sách bán trên hệ thống
Amazon qua hình thức sách điện tử. Sự đột phá này có ý nghĩa quan trọng cho
những ngòi viết đang bị cho là có vấn đề tại Việt Nam, từ nay họ có thể lập ra
kế hoạch cho cuốn sách sắp tới phát hành một cách rộng khắp nhưng lại không hề
bị lưỡi kéo kiểm duyệt gây rắc rối. Huy Đức là nguời đầu tiên và chắc chắn
không phải là cuối cùng tận dụng lợi thế khoa học kỹ thuật này.
“Bên
thắng cuộc” vừa ra đời một ngày đã tạo tiếng vang lớn khi nhiều tiếng nói uy
tín giới thiệu nó một cách trân trọng, trong đó có bài viết của Giáo sư Trần
Hữu Dũng, hiện giảng dạy tại đại học Wright thuộc tiểu bang Ohio Hoa Kỳ. GS Dũng cũng là chủ website Viet-Studies có
luợng người vào xem rất lớn. Chia sẻ với chúng tôi về cuốn sách ông cho biết:
“Tôi thấy cuốn sách có rất nhiều chi tiết và
thông tin nào cũng hay cả! Nhưng nếu đưa cho người khác đọc thì có thể họ lại
cho rằng cuốn sách này không phân tích tổng quan nên những học giả hàn lâm họ
sẽ chê cuốn sách chỗ đó. Đối với tôi thì chuyện ấy sau này Huy Đức có thể làm
được, viết một cuốn sách riêng để phân tích những sự kiện nào đáng nhất.
Có
nhiều anh em cũng cho rằng Huy Đức nên viết lại, chia các chi tiết ra thì cuốn
sách sẽ hay hơn. Nhưng muốn làm như vậy thì phải nhiều năm nữa mà Huy Đức không
có thời gian. Cuốn sách phải ra liền không thể trễ hơn nữa. Hãy xem cuốn sách
này như một nguồn tài liệu vì vậy nó rất tốt chứ không phải một cuốn viết về sử
theo như cách hàn lâm.
Có
một điều rất hay, đó là tôi hỏi Huy Đức, khi Huy Đức phỏng vấn những người
trong cuốn sách này thì họ có biết rằng Huy Đức viết sách hay không? Huy Đức
nói là biết! Thành ra tôi không hiểu tại sao mà họ tin cẩn Huy Đức để mà nói
những điều như vậy trong khi biết rằng Huy Đức dùng những lời nói của họ để
viết sách? Huy Đức rất cẩn thận và đức tính này rất hay.”
Ba muơi tháng tư
“Bên thắng cuộc” có thể nói là một cẩm
nang cho những ai muốn biết về các sự kiện xảy ra tại Việt Nam sau ngày 30
tháng 4 tới nay.
Tác giả đã bỏ công hàng chục năm để phỏng vấn hàng trăm người trong cuộc. Tác
giả cũng sử dụng tư liệu từ nhiều nguồn trong đó chủ yếu là các hồi ký của
những người có dính đến cuộc chiến tranh Việt Nam hay tham gia vào guồng máy
chính trị của chế độ hiện nay.
Điều
quan trọng nhất mà Huy Đức có được nhưng nhiều nhà báo khác không có đó là vào
năm 2005-2006 anh được sang Mỹ du học tại tiểu bang Maryland và phỏng vấn hàng
trăm người khác để kết nối với những điều anh đã thu thập từ trong nước.
Lượng thông tin kếch xù này được Huy
Đức xử lý một cách khôn ngoan qua bút pháp chừng mực, dẫn người đọc tới cánh
cửa bí ẩn mà người ta tin rằng trong thế giới cộng sản khó có người thứ hai làm
được như anh.
Huy
Đức không phải là một nhà viết sử vì vậy “Bên thắng cuộc” không thể là một cuốn
sách lịch sử theo lối hàn lâm. Mặc dù vậy nó vẫn có thể dùng vào việc tra cứu
sự kiện lịch sử xảy ra trong nhiều năm nhất là giai đoạn sau ngày 30 tháng 4. Mức độ chính xác và khả tín của
“Bên thắng cuộc” có thể làm người sử dụng nó yên tâm vì nhân chứng hầu hết đều
còn sống và họ sẵn sàng chịu trách nhiệm những gì họ cung cấp.
Bắt
đầu bằng chương 30 tháng 4, Huy Đức lần luợt mang ra ánh sáng những câu trả lời
về trại cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền, rồi vượt biên, nạn kiều cũng như các
cuộc chiến tranh khác sau năm 1975. Những góc cạnh Huy Đức đưa ra so với kinh
nghiệm của hàng triệu người từng sống và chịu sự dày xéo, sai lầm của chế độ
vẫn còn nguyên những yếu tố hấp dẫn bởi anh đào sâu chi tiết từng mảng đời,
hoàn cảnh như một tác phẩm văn chương để từ đó người đọc cảm thấy như đọc lại
chính mình.
Bên
cạnh các vấn đề kinh tế chính trị, Huy Đức khéo léo lồng vào những mối tình có
thật, bị chà đạp, ngăn trở do ý thức hệ hay lý lịch khiến “Bên thắng cuộc” trở
nên đa dạng và sống động hơn rất nhiều so với loại sách khô khan chỉ viết và
bình về các biến cố lịch sử.
Quen
biết nhiều quan chức cao cấp của chính phủ qua những lần tác nghiệp cộng với
mối xã giao rất rộng khiến Huy Đức có cái nhìn bao quát xã hội và anh mang hơi
thở đậm đặc mồ hôi ấy vào tác phẩm khiến những biến cố lớn đều có chất người,
chất thời sự báo chí qua từng trang viết của anh.
Tự sát hay Tuẫn tiết?
Huy
Đức tập hợp dữ kiện và phân phối chúng một cách thông minh khiến người đọc
không có thời gian bỏ cuốn sách xuống để làm việc gì khác. Bên cạnh đó, điểm
Huy Đức thuyết phục người đọc nhất là tâm thức nhân bản của anh.
Người
ta không lạ gì các bài viết mang tính “lịch sử” lại chỉ kể về những thất bại
của đối phương và xem những người lính phía bên kia là kẻ thù, kể cả khi họ đã
buông vũ khí để trở về với làng mạc, đồng lúa Việt Nam. Sự quen thuộc ấy không
được lập lại trong “Bên thắng cuộc”, Huy Đức nhìn người lính cả hai bên trước
nhất là những con người, mọi dị biệt về tính tình hay cách ứng xử đều thuộc về
cá nhân để từ đó anh thật sự sống cùng và nghiền ngẫm từng trường hợp xảy ra để
viết.
Trong chương 1, Ba mươi Tháng Tư, Huy
Đức đặt một tiểu tựa khiến người đọc ngỡ ngàng. Họ ngỡ ngàng vì biết tác giả là
người trưởng thành từ bên kia nhưng dùng hai chữ Tuẫn Tiết đặt cho câu chuyện của các tướng lãnh bên này tự kết liễu
đời mình trong ngày chế độ sụp đổ.
Các
tướng lãnh như Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ hay Đại
tá Đặng Sĩ Vinh lần lượt kết liễu đời mình trước sự chứng kiến của thuộc hạ hay
vợ con dưới cái nhìn của Huy Đức là một sự tuẫn tiết.
Những
người chấp nhận kết liễu đời mình như thế chỉ có thể dùng hai chữ “tuẫn tiết”
chứ không thể có từ nào hay hơn.
Một
điểm quan trọng nữa, Huy Đức viết: “Nhưng đấy vẫn chưa phải là những phát
súng cuối cùng của cuộc chiến tranh. Nhiều quân nhân vô danh vẫn tìm đến cái
chết trong những ngày sau đó”.
Trong
“Bên thắng cuộc” người đọc tại Việt Nam, nhất là những bạn trẻ sẽ phát hiện ra
nhiều nhân vật đang sống chung quanh mình đã và đang đi vào lịch sử, mặc dù
không chắc hình ảnh của họ là sáng hay tối.
Ông
Hồ Ngọc Nhuận là một trong những người như thế.
Những khuôn mặt lịch sử
Huy
Đức kề lại cuộc trao đổi giữa dân biểu Hồ Ngọc Nhuận và Đại tướng Dương Văn
Minh trước giờ Sài Gòn thất thủ. Câu chuyện có thể do chính ông Nhuận kể lại
bởi ông thuộc thành phần thứ ba, vẫn sống và mới đây xuất hiện tại Sài gòn lên
tiếng trong việc biểu tình chống Trung Quốc ngày 9-12-2012.
Hình
ảnh ông Hồ Ngọc Nhuận sống động trên các trang mạng khiến câu chuyện của Huy
Đức kể đậm đặc thêm tính thời sự. Nó rất khác với những trang sử cố vẽ lại sự
kiện nhưng thiếu người ngồi mẫu. Câu chuyện của Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Đặng Đình Đầu, Huỳnh Bá Thành cùng hàng trăm người
khác đã làm cho cuốn sách có lực hút của một hành tinh.
Một
nhân vật khác nổi bật lên trong Đảng Cộng sản Việt Nam là Tổng bí thư Lê Duẩn. Huy Đức đã lặn lội không biết bao nhiêu cây số
để theo dõi từng bước chân của ông từ Nam ra Bắc cũng như các nước cộng sản anh
em. Mỗi một sự kiện, Huy Đức tìm đến một nguồn khả tín để mang ra công luận
những gì chưa biết hay chưa trọn vẹn về nhân vật này.
Theo
Huy Đức thì Lê Duẩn rất ghét Trung Quốc. Các vụ đi đêm với Mỹ đã khiến ông này
nổi giận và trở nên gay gắt thẳng thừng với Chu Ân Lai, trách móc họ Chu đã
phản bội Việt Nam. Lê Duẩn cũng là người có đôi tai tình báo thính như tai thợ
săn trong đêm tối. Ông từng nói với vợ là Hoa Kỳ hứa với Trung Quốc sẽ không
động tĩnh gì nếu Bắc Kinh tấn công Hoàng Sa, khi ấy còn trong sự kiểm soát của
chính phủ Sài Gòn.
Vậy
mà Lê Duẩn vẫn không thoát nỗi cái bẫy mềm mại của Trung Quốc, đó là những đồng
tiền viện trợ đánh Mỹ nhiều đến nỗi sau khi chiến thắng vẫn còn lại 50 triệu Mỹ
kim trong két của B29 và 51 triệu Mỹ kim khác của chiến trường B2 và Khu 5 vẫn
chưa xài tới.
Nếu câu chuyện của Tổng bí thư Lê Duẩn là thâm cung bí sử
thì Công hàm ngoại giao năm 1958 do Phạm Văn Đồng ký phải thuộc trách nhiệm của
nhiều người, trong đó có ông Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trách nhiệm này
không thể quy cho một mình Thủ tướng Đồng khi bên cạnh ông còn quá nhiều người
có khả năng lũng đoạn một người hay một nhóm.
Phương án II
Trong
chương Nạn kiều, Huy Đức góp phần bạch hóa câu chuyện tổ chức cho Hoa kiều vượt
biên để gom vàng của nhà nước. Dẫn lời ông Nguyễn Đăng Trừng, phó Phòng chống
phản động bành trướng bá quyền, Phương án II là tên gọi của tổ
chức cho Hoa Kiều Vượt biên nhằm đưa “đối tượng ra khỏi điểm nóng”.
Đối tượng là người Hoa, điểm nóng là cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc
gần kề. Biết bao nhiêu thảm cảnh đã xảy ra trong cái gọi là Phương án II này.
Huy Đức ghi lại hoàn cảnh của các nạn nhân Hoa lẫn Việt qua các câu chuyện có
thực của người kể.
“Bên
thắng cuộc” ghi lại: “Người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc
đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương
án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định.
Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản”.
Gấp
cuốn sách lại là một chương khác mở ra trong lòng người đọc: một thời kỳ biến
động của đất nước đã khuấy động sự trầm lắng mà nhiều người muốn quên sau hơn
bốn muơi năm nhọc nhằn, thao thức cùng dân tộc. Huy Đức đã đốt lên ngọn lửa
trong đêm dài để soi rọi những mất mát thực sự của đất nước, con người. Đọc
“Bên thắng cuộc” để biết rằng từng có những mảnh đời như thế. Họ bị bạc đãi, bị
vùi dập và tâm hồn họ rách rưới tả tơi ngay cả khi được sống và định cư ở nước
ngoài.
Trong lời nói đầu,
Huy Đức chia sẻ:
“Rất
nhiều thế hệ, kể cả con em của những người đã từng phục vụ trong chế độ Việt
Nam Cộng hòa, sau ngày 30-4-1975 đã trở thành sản phẩm của nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa. Nhiều người không biết một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra
thậm chí với ngay chính cha mẹ mình.
Cuốn
sách của tôi đơn giản chỉ kể lại những gì đã xảy ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau
ngày 30-4: cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai
cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung
Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, và về sự
“đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền
được tự lo lấy cơm ăn áo mặc.
Đây
là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật.”
Vì khao khát tìm kiếm sự thật nên “Bên thắng cuộc” không
thể xuất hiện công khai tại Việt Nam. Thực tế cho thấy nó đang lưu lạc trên
khắp thế giới tới nơi nào có người anh em của nó. “Bên thắng cuộc” sẽ mãi mãi
đứng ngoài mảnh đất mà nó yêu thương để mỗi đêm thủ thỉ bên tai người đọc những
câu chuyện đắng lòng về một đất nuớc liên tục gặp bi kịch trong các cuộc chiến
mà căn cước kẻ chiến thắng vẫn rất mù mờ.
Có một
điều chắc chắn rằng mặc dù Việt Nam có rất nhiều giải thưởng được cho là cao
quý để trao tặng những cuốn sách độc đáo, thế nhưng không giải thuởng nào đủ
giá trị để trao cho “Bên thắng cuộc”.
Vì nó
quá lớn.
Và
chứa đầy máu cũng như nước mắt của toàn dân tộc.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment