By Nguyễn Xuân Long | Published: 12/12/2012
Vừa
đọc
xong Bên thắng cuộc, phần một, của
nhà báo Huy Đức. Mấy
ngày mủa đông
cuối học
kỳ, còn bao nhiêu việc
phải làm, báo phải review, bài phải nộp,
thư giới
thiệu phải
viết. Nhưng không
thể nào dứt ra được gần
nghìn
trang sách đầy ắp
những dữ
liệu, những thông
tin mới và quen, những hồi ức Việt
Nam chung và riêng, mà tôi tin hàng
triệu người Việt đã mong đợi
từ rất
lâu. Có vài suy nghĩ không đầy đủ chép lại đây.
Đầu
tiên là tựa đề “Bên thắng
cuộc”. Thắng cuộc ở đây là thắng một cuộc
binh đao
huynh đệ
tương tàn kết thúc vào ngày 30/4/1975. Thường thì câu chuyện hiển nhiên được viết bởi
bên thắng cuộc, với
một “chân lý” đã được đoán định sẵn. Nhưng nói
theo Bertrand Russell, “War does not determine who is right — only who is
left”. Cuốn sách là câu chuyện của những
người còn lại từ
cả hai phía của
cuộc chiến, với nguồn tư liệu
lấy từ
ngay trong lòng bên thắng
cuộc.
Tư
liệu không phải là thông
tin mật rút từ kho lưu trữ của
CIA hay KGB hay Hoa Nam TB cục gì cả.
Một số
lượng lớn
là tin
chính
thống, từ báo chí của
chế độ (Sài Gòn Giải
Phóng,
Nhân Dân, v.v.), cùng với
hồi ký, hồi tưởng của chính các cán bộ
cao cấp của
nhà nước. Rất ấn
tượng là nguồn thông tin lấy từ hàng
ngàn cuộc phỏng vấn
của chính tác giả, một nhà báo kỳ cựu,
tới các nhân chứng lịch sử,
từ những
vị lãnh đạo
cao nhất, cho đến các thường dân. Huy Đức
đã dày công, âm thầm thu thập
trong suốt mấy
chục năm qua.
Quyển
sách này không đưa
ra phân tích. Đó sẽ là việc các nhà lý thuyết. Quyển sách này
mang cho ta biết nhiều thông
tin và dữ liệu, bằng
cách hành văn rất Huy Đức, rành rọt, bình tĩnh.
Thông
tin từ nhiều
góc độ, từ
những câu chuyện mà chúng
ta có thể đã từng nghe đơn lẻ, thâm chí
quen thuộc, dù cái
logic của nó khi đặt đứng
đơn
lẻ thì chúng
ta thấy không hiểu được. Khi các câu
chuyện đơn lẻ ấy
được sắp đặt lại có hệ thống,
dưới bàn tay của Huy Đức, ta cảm nhận được sức mạnh
hoang sơ của
sự thật.
Độc
giả sẽ
hình
dung rõ hơn về một
chặng lịch
sử khốc
liệt của
dân tộc, những bi kịch của
hàng
triệu anh em đồng bào. Sẽ hiểu
rõ hơn cái
logic đằng
sau những chính sách kỳ cục của chính phủ, và về cuộc
đời
những cá nhân đứng sau nó.
Quyển
sách cũng cho thấy, ngay cả những nhân chứng quan trọng của lịch sử,
kể cả
những vị
lãnh đạo cao nhất, những người đã đóng góp những mảng
đề
tài lớn cho quyển sách, phần lớn trong số họ cũng không hình dung được vị
trí đích thực của mình trong dòng lịch sử,
không
giải thích được hết sự
vận hành khó hiểu đã xảy ra ở đất nước mình lãnh đạo.
Anh Huy Đức từ lâu đã nổi tiếng với
các bài chính luận sắc
sảo, đầy nhiệt huyết. Nhưng đó là các bài viết chỉ
vài
nghìn từ. Với công trình hàng nghìn trang này ta thấy một phong cách scholar thực thụ. Các thông
tin quan trọng hầu
hết được trích dẫn tỉ mỉ
và có sự
đối
chiếu nguồn cẩn thận.
Mục chú thích ở cuối sách cho thấy sự công
phu, dài đến 1/5 cuốn sách,
cho biết nhiều chi tiết sâu sắc,
nhưng không làm loãng đi mạch
chảy của
câu
chuyện.
Tuy vậy có vẻ có sự chưa đồng đều
về phong cách viết và chất lượng giữa các chương. Các chương trong Phần 1
(Miền Nam), về những ngày cuối
của cuộc
chiến, cải
tạo, đánh tư sản,
vượt biên và chiến tranh biên giới Tây Nam, đặc
biệt xuất
sắc. Có lẽ quá nhiều biến
cố lịch
sử bi thương trong một thời gian ngắn ngủi 5 năm, được dồn
nén
trong từng ấy
trang sách,
với một
giọng văn rành rọt, có tiết chế, đã tạo nên một hiệu
ứng tâm lý mạnh mẽ với
người đọc. Ngược lại,
các chương sau của Phần 2 (Thời Lê Duẩn) lại
hơi “xìu”, chắc
là cũng giống như phong cách các bác nông dân thời hợp
tác xã ra đồng lúc 9
giờ sáng, các vị ủy viên BCT thời
bao cấp ngồi
nhàn tản đánh bài với
giúp việc. Phần trích dẫn hồi
tưởng của
các
chuyên viên về
các lãnh tụ
hơi nhiều và loãng. Tất nhiên ở nước mình được nghe nói những chuyện đời
thường của
lãnh tụ thế này vẫn là của hiếm,
và có thể
còn nhạy cảm. Chắc chắn đã có nhiều quyết định phải thỏa
hiệp trong tổ chức về
cấu trúc và nội dung, của
Huy Đức.
Có thể không
thỏa mãn được mọi tiêu chí, nhưng tôi đánh giá cao nỗ lực của
tác giả.
Đôi khi tôi vẫn hỏi sao đến giờ
mới có một quyển sách về lich sử Việt
Nam như của
anh Huy Đức.
Và khi
quyển sách ra đời,
ta không
khỏi lo lắng cho anh, khi về
nước có thể bị
chính
quyền làm khó dễ. Nhưng
như Huy Đức đã viết: “Không
ai có thể đi đến tương lai một cách vững
chắc nếu
không
hiểu trung thực về quá khứ, nhất
là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần
cộng đồng trách
nhiệm… Lịch sử
cần được biết như
nó đã từng
xảy ra, và sự
thật là một con đường đòi hỏi chúng
ta không
bao giờ bỏ
cuộc.”
Tôi sẽ mua mấy bộ
sách này để đem tặng một số
người. Một
bộ cho cha tôi, một
đảng
viên cộng sản mà có những đêm ông vẫn
còn
run lên vì xúc động
khi kể cho tôi những
gì xảy ra với chính gia đình
cha ông mình thời cải
cách
ruộng đất. Một bộ
sách
cho O dượng tôi, anh chị họ của cha, gia đình công chức bình thường của
chế độ cũ với tám người con đã bỏ Sài gòn bơ
vơ khắp
lục tỉnh
miền tây trong suốt năm năm trời trước khi vượt biên thành công. Trải nghiệm 5 năm vượt biên của họ được viết thành hồi ký chỉ để chuyền tay cho con cháu trong nhà đọc. Và một bộ sách cho bố vợ tôi, ông là một người lính
giản dị
miền Bắc
đã đặt chân vào đến Sài gòn
trong chính
những ngày tháng 4 lịch sử
ấy.
No comments:
Post a Comment