31.12.2012
Tôi ở Lubbock chỉ
có mấy ngày, ngày nào cũng miệt mài trong thư viện từ sáng đến tối nên không có
dịp đi chơi đây đó, không biết gì về các vẻ đẹp trong thiên nhiên hay trong
kiến trúc của thành phố. Nhưng tôi cảm nhận được một vẻ đẹp rất hiếm thấy ở
những nơi khác: vẻ đẹp trong quan hệ giữa người và người.
Tìm trên internet, biết từ khách sạn Lubbock Holiday-Inn, nơi tôi ở, đến Texas Tech University khá gần nên tôi quyết định đi bộ. Buổi sáng, trời đẹp và đầy nắng ấm. Có điều, không hiểu sao, tôi lại đi nhầm đường. Nhìn đồng hồ, thấy đã hơn 15 phút, vẫn không thấy trường đại học ở đâu cả. Thấy một tiệm sửa xe dọc đường có người, tôi ghé vào hỏi. Người chủ tiệm, dáng dấp Á châu, sốt sắng chỉ đường: Đi thẳng, đến chiếc cầu trước mặt rồi quẹo trái, sau đó, quẹo phải. Chợt nhìn bảng tên trên bộ đồng phục lao động của anh, thấy chữ “Anh”, tôi đoán anh là người Việt, nên nói “cám ơn”. Anh ngạc nhiên hỏi: “Anh cũng là người Việt hả? Anh muốn đến chỗ nào ở đại học Texas Tech Uni?”. Tôi đáp: “Vietnam Center.” Anh nói: “Ồ, vậy thì nó nằm xa lắm. Trường Texas Tech Uni rộng vô cùng. Anh đi bộ không nổi đâu. Mất cả nửa giờ chứ không ít. Anh lên xe tôi chở đến đó cho.” Tôi từ chối: “Không sao. Tôi có nhiều thì giờ. Đi bộ cho khoẻ.” Anh khăng khăng mời tôi lên xe để chở đi. Anh quay sang bảo một người Mỹ đang làm việc trong garage coi tiệm, rồi kéo tôi lên xe. Trên đường đi, anh kể chuyện cuộc đời anh: lúc nhỏ sống ở Đà Nẵng, sau, vào Sài Gòn học Nông lâm; khi miền Nam sụp đổ, chịu đựng không nổi những áp bức dưới chế độ mới, anh vượt biên. Sang Mỹ, học và làm về kỹ thuật. Lúc công ty nơi anh làm việc đóng cửa, anh quyết định mở tiệm sửa xe để sống một cách độc lập, tự mình làm chủ công việc của mình, không phải lo lắng chuyện mất việc. Rồi anh đọc cho tôi nghe một số bài thơ anh làm. Những bài thơ đau đáu về tình hình chính trị của đất nước. Đến nơi, anh chạy vòng vòng trong bãi đậu xe để đọc cho hết bài thơ anh tâm đắc. Có lẽ ngại tôi sốt ruột nên anh cố đọc thật nhanh. Nhanh, nhưng giọng vẫn đầy sôi nổi và tha thiết. Sau đó, anh cho tôi số điện thoại, cả số điện thoại ở tiệm lẫn số di động của anh, bảo bất cứ khi nào tôi cần đi đâu, cứ gọi anh một tiếng, anh sẽ chở đi. Thú thực, trong đời, tôi gặp được rất nhiều người tốt, nhưng hiếm khi nào gặp được ai nhiệt tình đến như vậy. Nhiệt tình với một kẻ hoàn toàn xa lạ. Mới gặp lần đầu.
Đến Vietnam Center, tôi cũng rất ngạc nhiên về sự tiếp đón của họ. Tôi đã giao thiệp và làm việc với khá nhiều trung tâm nghiên cứu trên thế giới nhưng chưa thấy nơi nào có cách tiếp đón các học giả từ nơi khác đến một cách dễ thương như ở đây. Trước, từ Úc, tôi đã liên lạc qua email với anh Lê Công Khanh, phó giám đốc Center và chị Sheon Montgomery, người phụ trách thư khố. Cả hai đều sốt sắng hứa giúp. Trên đường bay từ Úc sang Texas, tôi nhận được email của Tiến sĩ Steve Maxner (giám đốc Center), bảo ông rất vui khi biết tôi đến Vietnam Center để nghiên cứu. Rồi cô Amy Kathleen Mondt, một nhân viên trong thư khố cũng email cho biết sẵn sàng chỉ dẫn tôi trong việc tìm kiếm các tài liệu tôi cần. Tôi ngạc nhiên và cảm động vô cùng: cả Steve lẫn Amy đều chủ động email cho tôi trước khi tôi liên lạc với họ.
Đến nơi, anh Lê Công Khanh tiếp tôi. Đó là một người đàn ông đã lớn tuổi, ngót 70, hiền lành và lịch lãm. Trước, ở Việt Nam, anh là luật sư và có thời từng làm chủ tịch đoàn Thanh Niên Thiện Chí; sau, sang Mỹ, anh làm nhiều nghề để sống trước khi đến làm việc cho Vietnam Center. Anh có kiến thức và kinh nghiệm rộng rãi về Việt Nam trước cũng như sau năm 1975. Nhưng điều tôi thích nhất ở anh là tính cách: khiêm tốn, thành thực, cởi mở và ăm ắp tâm huyết đối với việc bảo quản các tài liệu lịch sử về chiến tranh Việt Nam.
Đang ngồi nói chuyện với Lê Công Khanh, Steven đến. Còn trẻ, có bằng tiến sĩ về sử học, đã từng đi Việt Nam hơn cả hai chục lần, Steven hiểu biết sâu sắc về chính trị, xã hội và văn hoá Việt Nam. Anh hỏi tôi về các dự án nghiên cứu mà tôi theo đuổi và những gì tôi cần ở Việt Nam Center. Tôi trình bày một số ý định của mình. Anh bảo cô thư ký ngồi bên cạnh gọi điện thoại qua bộ phận thư khố yêu cầu cử người giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm tư liệu trong những ngày tôi ở Lubbock. Sau này, Lê Công Khanh kể với tôi là Steven yêu Việt Nam vô cùng. Mỗi lần đi Việt Nam, anh thấy vui như về lại nhà mình. Đến độ có lần anh tâm sự không chừng kiếp trước anh là người Việt Nam. Ở Việt Nam, anh ăn thử mọi món, từ mắm nêm đến mắm tôm, từ thịt chuột đến thịt rắn và cả thịt chó, từ bún ốc đến sầu riêng. Cái gì anh cũng thích.
Anh Lê Công Khanh dẫn tôi qua khu vực thư khố. Amy, cô nhân viên ở đó, dẫn tôi đi vòng quanh thư khố. Đó là mấy căn phòng rất rộng, chứa hàng triệu tài liệu, từ sách đến tạp chí, bào hàng ngày đến các tài liệu tịch thu được từ các bộ đội miền Bắc thời chiến tranh. Amy mở hết thùng tài liệu này đến thùng tài liệu khác cho tôi xem. Chưa có thì giờ đọc, chỉ liếc qua cho biết tình hình mà đã mất hết gần hai tiếng đồng hồ. Anh Lê Công Khanh bỏ hết công việc để theo tôi.
Mấy ngày sau đó, khi tôi vào phòng đọc để đọc các tài liệu mình chọn, lâu lâu Sheon và Amy lại chạy sang hỏi thăm. Bất cứ thứ gì tôi cần, họ cũng đều giúp. Tôi cần nhìn qua bản gốc cuốn nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm ư? Họ nhấc phone lên gọi, chưa tới năm phút sau, một nhân viên cầm hộp bản thảo mang đến. Tôi muốn xem các thư từ, nhật ký hay các ghi chép khác tịch thu được từ bộ đội ư? Mười, mười lăm phút sau, hai nhân viên đẩy hai chiếc xe đẩy trên mỗi chiếc xe có sáu thùng tài liệu đầy nghẹt đến phòng đọc.
Buổi sáng thứ hai ở Lubbock, rút kinh nghiệm từ lần đầu đi lạc được anh Anh chở, tôi nhờ tiếp viên khách sạn gọi giùm tắc xi để đến trường đại học. Tôi rất bất ngờ khi người nhân viên đề nghị để anh bảo tài xế khách sạn chở tôi đến. Trên tắc xi, tôi nói chuyện với tài xế về việc tôi đến Vietnam Center để tìm tài liệu cho một cuốn sách mới. Anh tài xế, người da đen, không biết gì về Việt Nam cũng như về chiến tranh Việt Nam nhưng tỏ vẻ rất thích thú khi nghe tôi khen Vietnam Center có một bộ tài liệu về chiến tranh Việt Nam phong phú nhất thế giới. Anh hỏi khi nào tôi làm việc xong, tôi bảo 6 giờ chiều. Anh dặn: đúng 6 giờ chiều, đứng trước cửa Center, anh sẽ đến đón. Tôi lại từ chối. Anh không đáp; chỉ nói như ra lệnh: Đúng 6 giờ chiều ở đây nhé! Rồi phóng xe đi.
Những ngày sau đó, trừ những lần có bạn bè đến đón, còn lại, tất cả tôi đều đến trường đại học bằng xe của khách sạn. Cứ thấy tôi xuống, đi ngang qua phòng tiếp tân, nhân viên khách sạn lại gọi tài xế chở tôi đi. Lần nào cũng thế.
Tôi đi nhiều, ở khách sạn nhiều, nhưng trừ một số nơi, với mục đích quảng cáo và tiếp thị, người ta bao cả chi phí đón và đưa khách ở phi trường hoặc một số địa điểm nào đó, chưa bao giờ thấy một khách sạn nào tử tế đến như vậy.
Không thể nói người ở vùng này tốt hơn ở vùng khác. Nhưng dường như ở các thành phố nhỏ, quan hệ giữa người và người còn gần gũi và ấm áp hơn ở những thành phố quá lớn và quá rộng. Nhớ, lâu rồi, trước năm 1975, ở Sài Gòn, Võ Phiến đã có một bài tuỳ bút rất hay, nhan đề “Cái rét đô thị”: Đô thị càng lớn và càng đông lại càng lạnh.
Mấy ngày sau cùng ở Lubbock, trời gió nhiều và trở lạnh, nhất là buổi tối. Mặc áo ấm đến mấy, gió cũng chui vào người, qua ống tay áo và ống quần. Nhưng nhớ Lubbock, điều tôi nhớ đầu tiên vẫn là về cái ấm của tình người.
Nhà thơ Văn Cầm Hải, hiện đang học PhD tại trường Texas Tech Uni, trong buổi gặp gỡ tình cờ vào ngày cuối cùng của tôi ở Lubbock, cũng đồng ý như vậy. Anh cho biết có hai lý do chính khiến anh quyết định ở lại Lubbock: kho tư liệu ở Vietnam Center và quan hệ giữa người và người ở cái thành phố nhỏ bé và heo hút này.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tìm trên internet, biết từ khách sạn Lubbock Holiday-Inn, nơi tôi ở, đến Texas Tech University khá gần nên tôi quyết định đi bộ. Buổi sáng, trời đẹp và đầy nắng ấm. Có điều, không hiểu sao, tôi lại đi nhầm đường. Nhìn đồng hồ, thấy đã hơn 15 phút, vẫn không thấy trường đại học ở đâu cả. Thấy một tiệm sửa xe dọc đường có người, tôi ghé vào hỏi. Người chủ tiệm, dáng dấp Á châu, sốt sắng chỉ đường: Đi thẳng, đến chiếc cầu trước mặt rồi quẹo trái, sau đó, quẹo phải. Chợt nhìn bảng tên trên bộ đồng phục lao động của anh, thấy chữ “Anh”, tôi đoán anh là người Việt, nên nói “cám ơn”. Anh ngạc nhiên hỏi: “Anh cũng là người Việt hả? Anh muốn đến chỗ nào ở đại học Texas Tech Uni?”. Tôi đáp: “Vietnam Center.” Anh nói: “Ồ, vậy thì nó nằm xa lắm. Trường Texas Tech Uni rộng vô cùng. Anh đi bộ không nổi đâu. Mất cả nửa giờ chứ không ít. Anh lên xe tôi chở đến đó cho.” Tôi từ chối: “Không sao. Tôi có nhiều thì giờ. Đi bộ cho khoẻ.” Anh khăng khăng mời tôi lên xe để chở đi. Anh quay sang bảo một người Mỹ đang làm việc trong garage coi tiệm, rồi kéo tôi lên xe. Trên đường đi, anh kể chuyện cuộc đời anh: lúc nhỏ sống ở Đà Nẵng, sau, vào Sài Gòn học Nông lâm; khi miền Nam sụp đổ, chịu đựng không nổi những áp bức dưới chế độ mới, anh vượt biên. Sang Mỹ, học và làm về kỹ thuật. Lúc công ty nơi anh làm việc đóng cửa, anh quyết định mở tiệm sửa xe để sống một cách độc lập, tự mình làm chủ công việc của mình, không phải lo lắng chuyện mất việc. Rồi anh đọc cho tôi nghe một số bài thơ anh làm. Những bài thơ đau đáu về tình hình chính trị của đất nước. Đến nơi, anh chạy vòng vòng trong bãi đậu xe để đọc cho hết bài thơ anh tâm đắc. Có lẽ ngại tôi sốt ruột nên anh cố đọc thật nhanh. Nhanh, nhưng giọng vẫn đầy sôi nổi và tha thiết. Sau đó, anh cho tôi số điện thoại, cả số điện thoại ở tiệm lẫn số di động của anh, bảo bất cứ khi nào tôi cần đi đâu, cứ gọi anh một tiếng, anh sẽ chở đi. Thú thực, trong đời, tôi gặp được rất nhiều người tốt, nhưng hiếm khi nào gặp được ai nhiệt tình đến như vậy. Nhiệt tình với một kẻ hoàn toàn xa lạ. Mới gặp lần đầu.
Đến Vietnam Center, tôi cũng rất ngạc nhiên về sự tiếp đón của họ. Tôi đã giao thiệp và làm việc với khá nhiều trung tâm nghiên cứu trên thế giới nhưng chưa thấy nơi nào có cách tiếp đón các học giả từ nơi khác đến một cách dễ thương như ở đây. Trước, từ Úc, tôi đã liên lạc qua email với anh Lê Công Khanh, phó giám đốc Center và chị Sheon Montgomery, người phụ trách thư khố. Cả hai đều sốt sắng hứa giúp. Trên đường bay từ Úc sang Texas, tôi nhận được email của Tiến sĩ Steve Maxner (giám đốc Center), bảo ông rất vui khi biết tôi đến Vietnam Center để nghiên cứu. Rồi cô Amy Kathleen Mondt, một nhân viên trong thư khố cũng email cho biết sẵn sàng chỉ dẫn tôi trong việc tìm kiếm các tài liệu tôi cần. Tôi ngạc nhiên và cảm động vô cùng: cả Steve lẫn Amy đều chủ động email cho tôi trước khi tôi liên lạc với họ.
Đến nơi, anh Lê Công Khanh tiếp tôi. Đó là một người đàn ông đã lớn tuổi, ngót 70, hiền lành và lịch lãm. Trước, ở Việt Nam, anh là luật sư và có thời từng làm chủ tịch đoàn Thanh Niên Thiện Chí; sau, sang Mỹ, anh làm nhiều nghề để sống trước khi đến làm việc cho Vietnam Center. Anh có kiến thức và kinh nghiệm rộng rãi về Việt Nam trước cũng như sau năm 1975. Nhưng điều tôi thích nhất ở anh là tính cách: khiêm tốn, thành thực, cởi mở và ăm ắp tâm huyết đối với việc bảo quản các tài liệu lịch sử về chiến tranh Việt Nam.
Đang ngồi nói chuyện với Lê Công Khanh, Steven đến. Còn trẻ, có bằng tiến sĩ về sử học, đã từng đi Việt Nam hơn cả hai chục lần, Steven hiểu biết sâu sắc về chính trị, xã hội và văn hoá Việt Nam. Anh hỏi tôi về các dự án nghiên cứu mà tôi theo đuổi và những gì tôi cần ở Việt Nam Center. Tôi trình bày một số ý định của mình. Anh bảo cô thư ký ngồi bên cạnh gọi điện thoại qua bộ phận thư khố yêu cầu cử người giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm tư liệu trong những ngày tôi ở Lubbock. Sau này, Lê Công Khanh kể với tôi là Steven yêu Việt Nam vô cùng. Mỗi lần đi Việt Nam, anh thấy vui như về lại nhà mình. Đến độ có lần anh tâm sự không chừng kiếp trước anh là người Việt Nam. Ở Việt Nam, anh ăn thử mọi món, từ mắm nêm đến mắm tôm, từ thịt chuột đến thịt rắn và cả thịt chó, từ bún ốc đến sầu riêng. Cái gì anh cũng thích.
Anh Lê Công Khanh dẫn tôi qua khu vực thư khố. Amy, cô nhân viên ở đó, dẫn tôi đi vòng quanh thư khố. Đó là mấy căn phòng rất rộng, chứa hàng triệu tài liệu, từ sách đến tạp chí, bào hàng ngày đến các tài liệu tịch thu được từ các bộ đội miền Bắc thời chiến tranh. Amy mở hết thùng tài liệu này đến thùng tài liệu khác cho tôi xem. Chưa có thì giờ đọc, chỉ liếc qua cho biết tình hình mà đã mất hết gần hai tiếng đồng hồ. Anh Lê Công Khanh bỏ hết công việc để theo tôi.
Mấy ngày sau đó, khi tôi vào phòng đọc để đọc các tài liệu mình chọn, lâu lâu Sheon và Amy lại chạy sang hỏi thăm. Bất cứ thứ gì tôi cần, họ cũng đều giúp. Tôi cần nhìn qua bản gốc cuốn nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm ư? Họ nhấc phone lên gọi, chưa tới năm phút sau, một nhân viên cầm hộp bản thảo mang đến. Tôi muốn xem các thư từ, nhật ký hay các ghi chép khác tịch thu được từ bộ đội ư? Mười, mười lăm phút sau, hai nhân viên đẩy hai chiếc xe đẩy trên mỗi chiếc xe có sáu thùng tài liệu đầy nghẹt đến phòng đọc.
Buổi sáng thứ hai ở Lubbock, rút kinh nghiệm từ lần đầu đi lạc được anh Anh chở, tôi nhờ tiếp viên khách sạn gọi giùm tắc xi để đến trường đại học. Tôi rất bất ngờ khi người nhân viên đề nghị để anh bảo tài xế khách sạn chở tôi đến. Trên tắc xi, tôi nói chuyện với tài xế về việc tôi đến Vietnam Center để tìm tài liệu cho một cuốn sách mới. Anh tài xế, người da đen, không biết gì về Việt Nam cũng như về chiến tranh Việt Nam nhưng tỏ vẻ rất thích thú khi nghe tôi khen Vietnam Center có một bộ tài liệu về chiến tranh Việt Nam phong phú nhất thế giới. Anh hỏi khi nào tôi làm việc xong, tôi bảo 6 giờ chiều. Anh dặn: đúng 6 giờ chiều, đứng trước cửa Center, anh sẽ đến đón. Tôi lại từ chối. Anh không đáp; chỉ nói như ra lệnh: Đúng 6 giờ chiều ở đây nhé! Rồi phóng xe đi.
Những ngày sau đó, trừ những lần có bạn bè đến đón, còn lại, tất cả tôi đều đến trường đại học bằng xe của khách sạn. Cứ thấy tôi xuống, đi ngang qua phòng tiếp tân, nhân viên khách sạn lại gọi tài xế chở tôi đi. Lần nào cũng thế.
Tôi đi nhiều, ở khách sạn nhiều, nhưng trừ một số nơi, với mục đích quảng cáo và tiếp thị, người ta bao cả chi phí đón và đưa khách ở phi trường hoặc một số địa điểm nào đó, chưa bao giờ thấy một khách sạn nào tử tế đến như vậy.
Không thể nói người ở vùng này tốt hơn ở vùng khác. Nhưng dường như ở các thành phố nhỏ, quan hệ giữa người và người còn gần gũi và ấm áp hơn ở những thành phố quá lớn và quá rộng. Nhớ, lâu rồi, trước năm 1975, ở Sài Gòn, Võ Phiến đã có một bài tuỳ bút rất hay, nhan đề “Cái rét đô thị”: Đô thị càng lớn và càng đông lại càng lạnh.
Mấy ngày sau cùng ở Lubbock, trời gió nhiều và trở lạnh, nhất là buổi tối. Mặc áo ấm đến mấy, gió cũng chui vào người, qua ống tay áo và ống quần. Nhưng nhớ Lubbock, điều tôi nhớ đầu tiên vẫn là về cái ấm của tình người.
Nhà thơ Văn Cầm Hải, hiện đang học PhD tại trường Texas Tech Uni, trong buổi gặp gỡ tình cờ vào ngày cuối cùng của tôi ở Lubbock, cũng đồng ý như vậy. Anh cho biết có hai lý do chính khiến anh quyết định ở lại Lubbock: kho tư liệu ở Vietnam Center và quan hệ giữa người và người ở cái thành phố nhỏ bé và heo hút này.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
lam dep tai anh thu
ReplyDeletelàm đẹp tại anh thư
spa anh thu
spa anh thư
thẩm mỹ viện người mẫu anh thư
tham my vien nguoi mau anh thu
điêu khắc chân mày anh thư
dieu khac chan may anh thu
tham my vien anh thu o dau
viện thẩm mỹ anh thư ở đâu