Lê Vĩnh
Cập nhật: 31/12/2012
Trong sự tất bật của những ngày cuối
năm, giữa một rừng những biến cố, mà một vài sự kiện nóng bỏng, nổi bật của
ngày hôm trước nhanh chóng bị những sự kiện nóng bỏng khác của ngày hôm sau che
lấp; người ta, nhất là giới truyền thông, khó có thể dừng lại để chỉ chú mục
vào một vài một sự kiện nào đó. Vì vậy, những bình phẩm, dư luận râm ran kéo
dài cả tuần sau bài nói chuyện của đại tá Trần Đăng Thanh, sau mấy bài viết
trên các tờ báo đảng của các ông Hà Nguyên Cát, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Chí
Vịnh,... cho thấy những vấn đề được họ nói hay viết ra vừa kể đều là những điều
được dư luận chú ý đến nhiều nhất trong những cái “nhất” của năm qua. Tuy
nhiên, nếu đi vào chiều dài của thời gian và chiều sâu của vấn đề thì lại có
hai sự kiện khác mang tính tổng hợp và sơ kết (cho đến nay) của một chuỗi những
biến chuyển tiệm tiến nhưng rất rõ rệt trong cuộc đấu tranh giữa độc tài và dân
chủ, giữa nhà cầm quyền thiểu số và đại khối nhân dân. Và vậy hai sự kiện sắp
được nêu ra sau đây không chỉ là sự kiện quan trọng trong năm, mà những diễn
tiến kế tiếp của nó sẽ tiếp tục là những vấn đề quan trọng của Việt Nam trong
nhiều năm trước mặt. Hai sự kiện đó là: 1/ Cuộc hội thảo khoa học phòng, chống
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay, được báo
VietnamNet đưa tin dưới tựa đề “Nhận diện nguy cơ tan vỡ từ bên trong”,
và 2/ “Lời Kêu Gọi Thực Thi Quyền Làm Người Theo Hiến Pháp tại Việt Nam” do
những nhà trí thức hàng đầu của Việt Nam đưa ra trong tuần lễ cuối cùng của
năm.
1/ Nhận diện nguy cơ tan vỡ từ bên
trong.
Báo VietnamNet đã đặt tựa đề như trên
cho bản tin về cuộc hội thảo “khoa học” phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay, do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân
Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương tổ chức tại
Hà Nội vào ngày 27 tháng 12 vừa qua. Tựa đề của bài báo như đã ngụ ý về sự thất
bại trong những nỗ lực của đảng Cộng Sản Việt Nam trên mặt trận “chống diễn biến”.
Từ chống diễn biến chung chung sang đến mức độ trầm trọng hơn “chống tự diễn
biến”, rồi “tự chuyển hóa”. Từ nhiều năm qua đảng Cộng Sản Việt Nam đã gắn chặt
sự tồn vong của họ vào kết quả “thắng – bại” trong mặt trận này. Do đó phân
tích những khả năng chiến thắng và nguy cơ thất bại này sẽ cho thấy “vận mạng”
của đảng ra sao.
Khác với những bài bản chống diễn biến
hoà bình của ban Tuyên Giáo Trung Ương từ trước đến nay thường chỉ hô hào chung
chung và cảnh giác “sự chống phá của các thế lực thù địch”, buổi hội thảo này
tập trung phân tích tình trạng suy
thoái trong một bộ phận đảng viên lãnh đạo. Không những thế, ông Hữu Thọ
(Nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương) còn đề cập đến sự suy thoái của lãnh đạo ở cấp cao nhất. “Các thế lực thù địch” chỉ được gián
tiếp nhắc tới qua việc phải “tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch” như là một trong hàng loạt những biện pháp đấu tranh để
ngăn chặn “những nguy cơ tự tan vỡ từ bên trong”.
Về nguyên nhân gây ra tình trạng “tự
diễn biến”, “tự chuyển hoá” thì buổi hội thảo đã xác định được là do: sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sự xa rời mục tiêu lý tưởng của
Đảng… tức là những điều đã từng được nói đến trong hàng trăm bài viết của
ban Tuyên Giáo Trung Ương. Và vì vậy các biện pháp để phòng - chống cũng chỉ là
những gì được hô hào xuông từ trước đến nay như “kiên quyết khắc phục những yếu
kém trong quản lý kinh tế xã hội; tạo chuyển biến rõ rệt trong phòng chống tham
nhũng; tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phải có
cơ chế kiểm tra, giám sát, cơ chế thực thi dân chủ…vân vân và vân vân.
Sự xụp đổ của đảng Cộng Sản ở Liên Xô
hơn hai thập niên trước đã được phân tích đổ lỗi cho vì lý do này lý do nọ,
đồng thời đề cao về sự “tài tình, đúng đắn, vững mạnh” của đảng CSVN, được đăng
trên báo Nhân Dân liên tiếp trong mấy số báo năm ngoái, dường như chẳng có tác
động nào trong việc củng cố niềm tin của đảng viên các cấp vào sự bền vững của
đảng như đảng mong đợi. Ngược lại còn khiến đảng viên nhận ra con đường đổ vỡ
tất yếu sẽ đến đối với đảng. Kinh nghiệm xụp đổ này cũng được nhắc đến nhiều
trong cuộc hội thảo. Dù có lý luận thế nào đi nữa thì một thực tế thuyết phục
nhất vẫn được phơi bày. Đó là ở Liên Xô không có một chi bộ đảng cộng sản nào
bị tan rã; không có một đơn vị quân đội hoặc công an nào rã ngũ, nhưng chế độ
Sô Viết xụp đổ thì vẫn cứ xụp đổ.
Một bài viết trên trang blog Cầu Nhật
Tân (1) về buổi hội thảo này, thuật lại lời của một số nhân vật tiếng tăm như
Trung tướng Vũ Hải Triều (Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II); bà Nguyễn
Phương Nga, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, về tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”; mà blogger Cầu Nhật Tân gọi là cảnh “ông nói gà, bà nói vịt”, để
đi đến nhận định rằng “đảng đang mất phương hướng nghiêm trọng”, và “chính
những người hùng hổ nhảy ra đòi bảo vệ Đảng lại thể hiện sự tù mù, mâu thuẫn
trong nhận thức về thực tế và nguy cơ” (của tự diễn biến và tự chuyển hoá).
Chính vì tù mù, mâu thuẫn, mất phương
hướng nghiêm trọng nên buổi hội thảo cũng chẳng đề ra được biện pháp nào khác
ngoài sự lập lại những phương thức đã làm và đã thất bại, như “tuyên truyền
giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, học tập theo tấm gương đạo đức Bác Hồ”; điều
đã được làm từ gần chục năm nay, mà kết quả là đơn vị nào cũng đạt danh hiệu
đơn vị “tiên tiến, vững mạnh”; hoặc giải pháp mà theo thiếu tướng Nguyễn Thanh
Tuấn, Cục trưởng Cục tuyên huấn (Tổng cục chính trị) thì không có cách nào
khác là mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác rèn luyện phẩm chất đạo đức của
chính mình. Điều này thì đảng đã làm gần suốt năm qua, đặc biệt là mấy hội
nghị trung ương, mà đáng chú ý nhất là hội nghị TW6, một hội nghị dài ngày nhất
của 200 ông bà lãnh đạo cao nhất của đảng; kết quả không chỉ là con số không
tròn trĩnh, mà còn đào sâu thêm hố mâu thuẫn, phân hoá trầm trọng giữa những
quan chức chóp bu của đảng. Rồi sau đó thì ông “anh Tổng”, “anh Ba”, “anh Tư”
tiếp tục hô hào xuông, làm đề tài đàm tiếu cho dân chúng.
Chẳng biết đến hội nghị trung ương 7
họp vào tháng giêng sắp tới này đảng có cây đũa thần nào làm phép lạ cho sự
sống còn của đảng không, chứ nếu nhìn vào mặt trận phòng, chống “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” thì sự thất bại của đảng đã thấy rõ, và hệ quả của nó sự xụp đổ
của đảng như chính đảng đã tiên đoán.
Hội nghị TW 7 vào tháng 1/2013 sắp tới,
mà nghe nói mục tiêu là để bàn thảo xác định tiến trình đổi mới chính trị
của Việt Nam sẽ tiếp tục như thế nào. Trong lúc Bộ Chính Trị đang đấu
nhau rất căng về chương trình nghị sự cho hội nghị này (2). Nếu điều [nghe
nói] này là đúng thì vẫn còn hy vọng cho sinh lộ của đảng. Sinh lộ duy nhất đó
là dân chủ hoá như Miến Điện đã làm, để đảng CSVN cũng sẽ trở thành một đảng
chính trị sinh hoạt bình đẳng với các đảng chính trị khác trong một thể chế dân
chủ đa đảng.
Dù đảng từ chối hay chần chừ dân chủ
hoá để mua thời gian cho sự tồn tại của đảng thì các lực lượng đấu tranh của
dân tộc cũng vẫn từng bước đẩy mạnh việc tạo dựng dân chủ trên đất nước. Một
trong những buớc đó là “Lời Kêu Gọi Thực Thi Quyền Làm Người Theo Hiến Pháp
tại Việt Nam”, được tập thể những nhà trí thức hàng đầu của Việt Nam đưa ra
vào những ngày cuối năm.
2/ Lời Kêu Gọi Thực Thi Quyền Làm Người
Theo Hiến Pháp tại Việt Nam
Người ta còn nhớ trong một cuộc phỏng
vấn của đài BBC vào cuối năm ngoái, giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã xác định với lãnh
đạo đảng CSVN rằng: “Nhân dân Việt Nam là những con người chứ không phải con
bò”. Mà quả thật, có lẽ đảng CSVN chỉ coi người dân là những con bò nên họ đã
từ chối không cho người dân Việt Nam được hưởng những quyền căn bản của con
người mà chính họ đã ghi trên hiến pháp, cũng như đã cam kết với cộng đồng thế
giới là họ sẽ tôn trọng.
Bởi vậy, sau một năm xác định tư thế
“là con người” của nhân dân Việt Nam nhưng đảng cộng sản vẫn chỉ coi tập thể
gần 90 triệu người Việt Nam chỉ là đàn bò, nên giới trí thức Việt Nam đã phải
đưa ra “Lời Kêu Gọi Thực Thi Quyền Làm Người Theo Hiến Pháp tại Việt Nam” (lời
kêu gọi) này.
Có một vài dư luận coi đây chỉ là “đấu
tranh bàn phím”, “đấu tranh kiến nghị” như từng xảy ra trước đây. Những dư luận
này có lẽ chưa nhận thức được rằng sự kết hợp dưới bất cứ một hình thức nào
trong một mục tiêu chung là bước khởi đầu bắt buộc phải có để có thể tiến hành
đấu tranh tạo đổi thay. Đảng Cộng Sản Việt Nam không hề sợ và sẵn sàng tiêu
diệt những cá nhân đơn lẻ không chiụ phục tùng họ, nhưng họ vô cùng lo ngại
trước kết hợp, dù nhỏ hay lớn, dù ở hình thức hay thành phần dân chúng nào. Đó
là lý do họ đã dùng đủ mọi cách, từ âm thầm và hung bạo đến công khai tung ra
những sắc lệnh đòi triệt tiêu ngay những mầm mống kết hợp từ trong trứng nước.
Trong suốt mấy chục năm cai trị của thế
kỷ trước họ đã thành công trong ý đồ này. Bước sang thế kỷ 21, với sự phát
triển của internet phá thủng màn bưng bít thông tin, tạo môi trường trao đổi
tin tức, kiến thức và liên lạc dễ dàng, đặc biệt vì những ràng buộc song song
với nhu cầu hội nhập thế giới, họ không thể duy trì tuyệt đối được sự toàn trị
như trước nữa. Khai dụng cơ hội này, các lực lượng dân tộc nói chung và giới
trí thức nói riêng đã dần dần nâng cấp các đòi hỏi lên từng bước một. Từ một
vài cá nhân đơn lẻ lên đến những kết hợp nhỏ bé. Từ những kết hợp nhỏ bé cho
một số biến cố nào đó lên những kết hợp lớn hơn, đến kết hợp trong và ngoài
nước và quốc tế, đồng thời với việc mở rộng các lãnh vực đòi lại quyền và đòi
một cách liên tục hơn. Ngoài ra cũng cần nhấn mạnh thêm, sự kết hợp cũng chính
là nền tảng để tạo dựng sinh hoạt xã hội dân sự. Những vận động tài chính giúp
đỡ gia đình các nhà dân chủ và gia đình các nạn nhân bị chế độ trù dập như gia
đình anh Đoàn Văn Vươn trong năm vừa qua là những bước phôi thai của sinh hoạt
xã hội dân sự.
Trở lại với lời kêu gọi thực thi quyền
làm người của giới trí thức đang được tiến hành, người ta đã thấy sự khác biệt
rõ rệt so với những đơn thư, kiến nghị,... của những năm trước. Những đơn thư,
kiến nghị trước đây thường chỉ nhắm vào một vài quan chức của đảng và cho mục
tiêu nhỏ nào đó, như là hình thức để “xin sự từ tâm” của đảng cộng sản “cho”
vấn đề hoặc cá nhân liên hệ. Ngược lại, lời kêu gọi lần này đã đi thẳng vào
điểm cốt lõi “quyền làm người” được minh định trong hiến pháp; và hai điều luật
phi pháp: điều 88 bộ luật hình sự và nghị định 38/CP, mà đảng CSVN đã dùng để
trói buộc và triệt tiêu quyền làm người. Đối tượng của lời kêu gọi không chỉ
nhắm đến một thành phần quần chúng, mà cả đồng bào, các chuyên gia pháp luật,
sĩ quan binh sĩ quân đội và công an để cùng tạo áp lực lên giới lãnh đạo.
Trong ngôn từ của lời kêu gọi, người ta
không còn thấy những từ ngữ như “xin”, “thỉnh cầu”, “thỉnh nguyện”; mà thấy từ
ngữ “yêu cầu” một cách dõng dạc, thể hiện tư thế của những người chủ thật của
đất nước đang đứng đúng ở vị trí của mình. Ngoài ra, vài điểm khác không thể bỏ
quên được trong hình thức của lời kêu gọi lần này là đông đảo những người ký
tên, ký công khai, hoàn toàn hợp pháp, và hoàn toàn bất bạo động.
3/ Tiến trình đấu tranh tạo đổi thay
của dân tộc Việt qua các diễn biến nêu trên.
Nếu nhìn lại mấy năm gần đây, có lẽ
nhiều người sẽ bất ngờ khi nhận ra đã có những chuyển biến vô cùng to lớn, đôi
khi vượt qua sự mong đợi của mọi người. Những tiến trình có vẻ như tiệm tiến
nhưng thực ra đã diễn ra với tốc độ khá nhanh và trong nhiều lãnh vực rộng lớn
nếu so với khoảng thời gian 15 năm trước đây. Năm 1996, 1997 những cuộc biểu
tình nhiều ngàn phật tử ở Huế, những cuộc nổi dậy lớn của nông dân ở Thái Bình,
Xuân Lộc, mà tầm vóc vượt qua khỏi địa bàn của một huyện,... tất cả đều đã mau
chóng bị dập tắt lịm, gần như không để lại một tiếng vang nào. Một vài lên
tiếng của các ông Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Lê Hồng Hà,.... chỉ tạo nên
những những gợn sóng nhỏ, trong khi đó thì những nhà đấu tranh vừa kể bị kẻ cầm
quyền tùy tiện trù dập. Bước sang thế kỷ 21, khoảng 8, 9 năm trước đây, lớp
người đấu tranh của thế hệ trẻ hơn bắt đầu xuất hiện, và cứ thế theo thời gian
hết lớp này sang lớp khác, lớp sau đông hơn, trẻ hơn; bất chấp sự đàn áp nghiệt
ngã của nhà cầm quyền. Đồng thời những mạng lưới hỗ trợ đấu tranh trên khắp thế
giới cũng được hình thành mỗi ngày một đông hơn, hoạt động hiệu năng hơn. Cho
đến nay, với sự phát triển của internet, của mạng xã hội; sự thông tin, nối
kết, vận động càng nhanh chóng và rộng lớn hơn. Đặc biệt chính sách Hèn với
giặc – Ác với dân của lãnh đạo CSVN trước âm mưu xâm lược, lấn chiếm của Trung
Cộng đã nhanh chóng phá vỡ một vài dị biệt để khối quần chúng trong và ngoài
nước kết hợp làm một.
Trong bối cảnh đó, việc đảng cộng sản
đang phải đối đầu với nguy cơ tan rã từ bên trong, việc vận động nhiều thành
phần quần chúng gia tăng áp lực từ bên ngoài để đòi hỏi chế độ phải thực thi
nhân quyền, đều là những tiến trình tuần tự trong cuộc đấu tranh không cần vũ
khí của dân tộc.
Tuy chưa bao giờ đảng Cộng Sản Việt Nam
dám nhìn nhận, nhưng những thực tiễn được đưa ra thảo luận trong cuộc hội thảo
“chống tự diễn biến”, chống “tự chuyển hóa” đã cho thấy một nhận thức “mật”
trong nội bộ đảng ở tầng cao nhất. Đó là tiến trình bước dần đến dân chủ là xu
thế của thời đại và không thể đảo ngược được, đảng chỉ cố sức làm chậm lại để
kéo dài tuổi thọ chế độ thêm được năm nào biết năm đó. Sự soi mòn, rệu rã đang
lan ăn dần vào các cột trụ chống đỡ chế độ ngày một nhanh hơn. Cột trụ trí thức
vừa chính thức rời vị trí công cụ cho Đảng để làm lực lượng phục vụ cho quyền
của dân tộc. Các cột trụ kế tiếp sẽ là gì? Cán bộ công nhân viên? Quân đội?
Với phương tiện internet, với sự nỗ lực
của nhiều cá nhân, tập thể, nhiều thành phần quần chúng, cuộc chiến phá thủng
màn bưng bít thông tin đã giành được những thắng lợi to lớn, tác động lớn lao
vào việc đánh thức lương tâm của nhiều đảng viên cán bộ; đồng thời vô hiệu hóa
phần lớn công cụ truyền thông báo chí của chế độ. Một môi trường “tự do tư
tưởng” trên diễn đàn ảo từ đó cũng được hình thành. Những cuộc xuống đường
chống Trung Cộng xâm lược, những cuộc biểu tình của dân oan cũng tạo tác động
thuyết phục không kém đối với cột trụ công an, cột trụ hành chánh của chế độ.
Những thú nhận của một số công an, cán bộ bộc bạch rằng họ chỉ miễn cưỡng làm
nhiệm vụ mà cấp trên buộc phải làm, chứ họ không muốn hà hiếp những người bị
bắt, đã phần nào chứng tỏ hiệu năng của nỗ lực tạo đổi thay của cả dân tộc.
Những sự kiện trên và nhiều nỗ lực đấu
tranh khác chưa được để cập đến trong bài viết này đã cho thấy một số kết quả
quan trọng: 1/ Uy quyền và khả năng kiểm soát xã hội của chế độ đang co rút
đáng kể chỉ trong một thời gian ngắn. 2/ Sự co rút đó đã làm một số quần chúng
tích cực hơn trong những đòi hỏi quyền lợi, mở ra nhận thức phải có đấu tranh
thì mới bảo vệ được chính mình cũng như bảo vệ nhau. 3/ Nhiều kinh nghiệm đấu
tranh mà không cần súng ống đã được thu thập, đặc biệt trong các hành động
chung, từ các bản lên tiếng trên mạng đến các cuộc biểu tình trên đường phố.
Tóm lại, qua kiểm điểm hai biến cố nổi
bật cuối năm của hai phía: chế độ độc tài và đại khối người Việt đấu tranh cho
“quyền con người” của mình, người ta đã có thể thấy nhiều tia hy vọng cho năm
2013 trước mặt.
==========
Ghi chú:
(1) Cầu Nhật Tân, Bảo vệ Đảng, chống
diễn biến: ông nói gà, bà nói vịt (http://caunhattan.wordpress.com/)
(2) Cuộc chiến Ba-Tư vẫn còn tiếp diễn:
Việt Nam sẽ rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc hay đi theo con đường Myanmar? (http://danluan.org/http://danluan.o...)
Các
bài liên hệ
Cùng
tác giả:
lam dep tai anh thu
ReplyDeletelàm đẹp tại anh thư
spa anh thu
spa anh thư
thẩm mỹ viện người mẫu anh thư
tham my vien nguoi mau anh thu
điêu khắc chân mày anh thư
dieu khac chan may anh thu
tham my vien anh thu o dau
viện thẩm mỹ anh thư ở đâu