Hữu Lý phỏng
vấn Nguyễn Hoàng Đức
29/12/2012
.
PV: Thưa anh Nguyễn Hoàng Đức, bài
trước chúng ta có đề cập đến văn học mậu dịch, nói chung là hàng đồng loạt kém
chất lượng. Như vậy có thể võ đoán quá chăng? Khi nói về tài năng và nhân cách
của những người khác, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ phải chăng cũng cần rất
thận trọng?
NHĐ: Tại sao lại không thận trọng?! Câu nói “phở mậu dịch,
kịch ti vi” đâu có phải của tôi, mà của giới văn bút, của nhân dân và xã hội
đấy chứ. Ngày nay, khi toàn bộ xã hội đã đổi mới gần ba mươi năm, trong khi cơ
chế bao cấp của văn học mậu dịch vẫn dậm chân tại chỗ, chẳng phải giới văn học
tem phiếu là lực lượng văn bút nhưng lạc hậu nhất xã hội sao? Vả lại cả xã hội
đang muốn thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp bởi lý do nhà nước không thể ôm
đồm làm tốt được việc kinh tế, nhà nước chỉ nên quản lý thôi. Chỉ có để cho
kinh tế tư nhân phát triển thì kinh tế toàn quốc mới tăng trưởng. Để không võ
đoán dẫn đến cái nhìn lệch lạc bất công, hôm nay tôi nghĩ chúng ta nên bàn thật
sâu mang tính nguyên lý về cái gọi là nhà văn mậu dịch.
PV: Hay quá, thế thì còn gì bằng! Tôi
xin lắng nghe!
NHĐ: Tôi xin kể một câu chuyện thực 100%, nó rất giản dị
nhưng ngay cả nếu được lựa chọn hay bỏ phiếu vẫn khó có cái gì cướp được giải
quán quân của nó. Nó hiện diện như một phép lạ.
PV: Tôi hồi hộp quá! Nó như thế nào?
NHĐ: Hồi cuối những năm tám mươi thế kỷ trước, có một quán
phở ở ngay phố Ngô Quyền nơi gần giáp phố Tràng Tiền (nếu tôi nhớ không nhầm).
Đó là quán đặc trưng mậu dịch, với khách hàng lờ phờ ra vào, nhân viên lừ đừ đi
lại, một mùi ẩm mốc như thứ gì bị ruồng bỏ, hoang vắng như sa mạc. Nói ngắn
gọn: một cửa hàng ở nơi đắc địa bậc nhất mà rất điêu tàn. Để cứu vãn cửa hàng đó
đã mời một chuyên gia bán phở ở ngoài tới làm cửa hàng trưởng kỹ thuật (tất
nhiên cửa hàng trưởng thật phải là bí thư chi bộ và được nhà nước ban cho con
dấu). Mọi người kể câu chuyện về chuyên gia này mắt trố ra vì kinh ngạc, những
người nghe mắt cũng mở to không kém. Đó là chuyên gia này đặt ra yêu cầu: nồi
nước dùng cho 500 bát phở chẳng hạn, nó được cho vào bao nhiêu cân xương loại
nào, bao nhiêu mì chính, bao nhiêu muối và nước mắm. Khi bán hết 500 bát, sẽ
không có chuyện đổ nước lã thêm vào nồi. Có nhiều lần, khi vài người xếp hàng
đến lượt thì hết nước dùng, họ năn nỉ hãy đổ nước lã vào bán thêm cho họ mấy
bát thôi mà, “vì dù có đổ thêm nước lã, phở của ông vẫn ngon hơn phở người
khác”. Chuyên gia nấu phở thẳng thắn trả lời “tôi không thể làm được việc đó,
mấy đồng lãi của vài bát phở không thể đổi lấy uy tín một đời của tôi”. Trời
ơi, câu chuyện quả là huyền thoại. Huyền thoại thứ nhất, đó là người bán phở
cũng đòi sống danh dự như chữ “tín” thường hằng. Huyền thoại thứ hai, mọi người
giật mình vì lần đầu người ta được đánh động về “định tính và định lượng”. Cái
lâu nay chẳng hề có khái niệm mà tất cả mọi người đều nghĩ, xếp hàng đến nơi
được mua là may lắm rồi! được xin cho là may lắm rồi! ai dám nhà nghèo còn đòi
xôi gấc. Câu chuyện thật giản dị, nhưng ngay đến bây giờ tôi vẫn tin nó có giá
trị như một huyền thoại.
PV: Câu chuyện đó có liên quan gì đến
ngày nay không?
NHĐ: Sao lại không, nhiều đằng khác! Chẳng hạn như chuyện của
Hội nhà văn Việt Nam, mỗi năm có nửa nghìn người đòi vào Hội, người ta xét được
vài chục người. Sự kết nạp đó dựa trên định lượng và định tính nào? Và có bao
nhiêu người vào hội phải kèm theo đôi giầy Italia, vé du lịch ăn chơi tỉnh nhà,
rồi thứ vốn giời trồng được. Nhà thơ kia năm ngoái được bỏ 14 phiếu nhưng xướng
lên là zero to tướng, năm nay lên đầu bảng vì sợ bị kiện. Có người phản pháo
lại đó là tin thất thiệt vậy việc trước kia nhà văn Hồ Anh Thái, dự giải, lúc
sơ khảo được hầu hết phiếu, lúc chung khảo lại rớt thì sao? Còn thình lình một
ông ngang nhiên bước vào phòng hội đồng xét tuyển nữa, ông vào với tầm vóc gì
hay là có khả năng can thiệp? Tóm lại, từ giải thưởng, đến kết nạp hội viên,
chẳng có định tính, định lượng gì. Đã đến lúc nên nói: chính ban giám khảo phải
được “kết nạp” trước khi chấm người khác. Nếu ông là phở mậu dịch ninh thuốc
bắc vài chục nước liệu có thể nếm được món yến sào không? Ông là kèn lá thổi tì
tèo trên miệng chưa hết một bài đã héo quắt lại, ông lấy thước đo nào để đo
giàn hợp xướng?
PV: Hình ảnh tổng quát của mậu dịch
là gì?
NHĐ: Tổng quát nhất, đó là cảnh xếp hàng. Xếp hàng có khi chỉ
để mua nước lã tráng qua hàng xương. Nhưng vẫn phải xếp hàng, vì chỉ có xếp
hàng thì cái cửa hẹp chen chúc mới đẻ ra quyền hành. Chẳng hạn, đóng dấu công
chứng là thứ hiển nhiên nhưng cũng bị bắt xếp gạch rồng rắn, từ đó mới có cò
công chứng. Tại cửa Hội nhà văn mới đây, người ta không thể cãi nổi việc có rất
nhiều cò bu đen bu đỏ đòi “giúp đỡ” đánh quả. Và xếp hàng cũng tạo ra những hứa
hẹn, nào “hãy đợi đấy”. Trước kia, vé xe vừa bán đã hết vì người ta tuồn vé cho
con phe để hai bên cùng xơi. Ngày nay cũng chẳng khác mấy, có xếp hàng thì mới
thấy độ quan trọng của quyền lực, mới có hứa hẹn, mới có sắp xếp. Hẹn đợt này
thì phải sang năm. Hẹn sang năm thì lùi thêm vài năm nữa…
PV: Anh từng nói sáng
tạo văn học là cái thuộc tư duy cá nhân. Tại sao nhiều người lại hám vào Hội
đến thế, việc vào đó có làm cho văn của họ lớn lên đâu?
NHĐ: Tôi vừa bàn việc này với nhà thơ Lương Tử Đức. Anh ta
khá thạo món Trung Hoa học. Anh có nói: Người Trung Quốc quan niệm, trong lục
súc tranh công, tức muôn loài tranh công thì có 4 nấc:
1- Thấp nhất là loại tranh ăn. Giống muông thú rồi người
ta cạnh tranh nhau giành miếng ăn để sinh tồn, hay như người Việt nói “ghen vợ
ghen chồng không nồng bằng ghen ăn”.
2- Cao hơn một tí, nhưng vẫn thấp là loại tranh công
danh. Là người mong có tí danh ở đời như “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”.
Nhưng loại cầu danh để kiếm lợi như hội viên ở tỉnh có khi xin được nhà, ở
trung ương thì gần gũi nên làm cò để đánh chặn đứa ở xa về.
3- Loại cao hơn là tranh làm. Đó là những người tranh làm
việc khó, để người khác được nhàn. Người Việt nói “thế gian chuộng của chuộng
công, nào ai có chuộng người không bao giờ”.
Xét vào giới thơ thẩn Việt thấy rõ một điều là hầu hết họ
chỉ tranh nhau làm việc dễ, một bài thơ mấy câu làm trong mấy chốc, rồi thì
cũng thi thố, đội vòng nguyệt quế, rồi vào hội để mơ ngày chấm người khác, hay
làm cò đánh chặn?
4-Loại cao nhất là tranh khổ, như chúa Jesus tranh đóng
đanh trên thập giá để cứu chuộc loài người, Đức Phật ngồi trơ xương dưới gốc bồ
đề để tạo ra con đường giác ngộ chúng sinh, hay thánh Gandhi chân trần áo thụng
lăn xả vào gươm giáo để đòi độc lập cho dân Ấn Độ…
Xét vào các nhà văn thơ mậu dịch, thì họ mới chỉ có vài
tác phẩm ăn theo tuyên truyền, hội hè nức nở chúc tụng vui vầy, đâu có thấy
những cơn trăn trở của bất công đau khổ, như chính họ đã thú nhận “chúng ta
không có tác phẩm ngang tầm thời đại, chỉ có bé và vừa”. Vừa rồi có người còn
thú nhận “chúng ta chỉ là tép”. Mậu dịch chỉ có phở nước nhạt! Và có thể nói,
mậu dịch cũng chỉ có thể tạo ra những con tép văn chương. Những con chim sẻ vào
hội bay theo đàn mà không thể là đại bàng bay cô độc. Đó là một giàn quen hát
đồng ca, khó mà tìm thấy một người biết hát đơn ca.
PV: Theo anh trình độ văn học của mậu
dịch ở cấp nào?
NHĐ: Tất nhiên ở mức tranh công danh rồi, họ đâu có thể tranh
việc làm bởi vì phóng sự bây giờ rất thiếu, họ không muốn viết cái gì phải vất
vả, họ đâu có thể tranh khổ, vì họ muốn được “thích đủ thứ” mà.
PV: Nếu thế thì khó mà có tác giả và tác
phẩm lớn?
NHĐ: Câu hỏi đó đã là câu trả lời rồi.
PV:Cám ơn anh, đề tài này tôi nghĩ
vẫn còn nhiều cái để nói.
NHĐ: Tất nhiên! Chúng ta đã bàn về vấn đề nguyên lý đâu.
PV: Hẹn anh lần sau. Xin cám ơn!
.
Hữu Lý thực hiện 28/12/2012
tham my vien anh thu sai gon
ReplyDeletethẩm mỹ viện anh thư sài gòn
điêu khắc chân mày anh thư
dieu khac chan may anh thu
thẩm mỹ viện anh thư ở đâu
viện thẩm mỹ anh thư o dau
vien tham my anh thu
viện thẩm mỹ anh thư
tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư