BBC
Cập nhật: 11:49 GMT - thứ bảy, 29 tháng 12, 2012
Hơn 300 người, gồm cả nhiều trí thức
nổi tiếng, đã ký vào lời kêu gọi Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự và một Nghị định
cấm biểu tình.
Văn bản được
đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam đề cập Điều 88 về “tội tuyên truyền chống
nhà nước CHXHCN Việt Nam” và Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ “quy định
một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.
Theo các tác giả
lá thư, điều 88 “quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyền chống nhà
nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến
pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận
và bảo đảm”.
“Việc người dân
phản biện, phê phán Nhà nước, kiến nghị về luật pháp về chính sách, về bộ máy
nhà nước… là những việc làm cần thiết và thường xuyên trong một nhà nước dân
chủ, để xã hội tiến bộ.”
“Nhưng với Điều
88 Bộ luật Hình sự, công dân có bất cứ hành vi nào như vậy cũng có thể bị trừng
trị,” tuyên bố viết.
Lá thư nói tiếp:
“Nhiều công dân Việt Nam đã và đang bị khởi tố, truy tố, xét xử, bị án tù về
tội danh này, khiến cho lòng dân bất bình, thế giới chê trách việc thực hiện
nhân quyền ở Việt Nam.”
Các tác giả của
lời kêu gọi cũng yêu cầu hủy bỏ Nghị định 38/2005/NĐ-CP vì cho rằng đây là
“nghị định cấm biểu tình được ban hành trái thẩm quyền và có nội dung vi hiến”.
Trong phần kết,
văn bản “yêu cầu Chính quyền trả tự do cho tất cả những tù nhân công khai bày
tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa mà đã bị quy vào tội danh theo Điều 88”.
Trong số những
người ký tên có nhiều tên tuổi như giáo sư Nguyễn Huệ Chị, giáo sư Hoàng Tụy,
kinh tế gia Lê Đăng Doanh, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Giới văn nghệ có
những người như Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, nhà thơ Nguyễn
Duy, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân.
Không ít người
từng làm trong ngành báo chí cũng ký tên như Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, Nguyễn Trọng Huấn, nguyên Tổng biên tập báo Kiến trúc và Đời
sống, Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng.
BBC
Cập nhật:
15:37 GMT - thứ bảy, 29 tháng 12, 2012
Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân
cho rằng điều 88 Bộ luật hình sự có thể gây nguy hiểm cho quyền phát ngôn của
trí thức ở VN.
Nhà phê bình văn
học Lại Nguyên Ân cho rằng điều 88 của Bộ luật hình sự có thể "gây nguy
hiểm" cho hoạt động phát ngôn của nhiều trí thức làm việc trong nhiều lĩnh
vực khác nhau trong xã hội và yêu cầu hủy bỏ điều này trong một đơn kiến nghị
chung có chữ ký của nhiều nhân sỹ, trí thức và quần chúng.
Nhà phê bình
đồng ý với những người ký tên trong kiến nghị "Kêu gọi thực thi quyền con
người theo Hiến pháp tại Việt Nam" cho rằng điều 88 của Bộ luật hình sự về
"tội tuyên truyền chống nhà nước" và Nghị định 38 của Chính phủ cấm
biểu tình có dấu hiệu sai trái, vi hiến và cần được hủy bỏ. Ông nói:
"Trong thực
tiễn xã hội Việt Nam mấy năm nay, khi có nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, những
tầng lớp xã hội khác nhau nhận thấy không tán thành và thậm chí nhận thấy là
cần phản đối những quyết định nhất định, những hành vi nhất định của những bộ
phận những người cầm quyền ở các cấp khác nhau trong những việc nhất định, thì
họ phải lên tiếng phản đối."
"Nếu dùng
điều 88 đó thì trên thực tế, nó sẽ bóp nghẹt quyền được có ý kiến của họ, chính
vì vậy chúng tôi nghĩ càng cần phải lên tiếng về điều đó, và chúng tôi nghĩ
trong dịp này, trong 3 tháng liền của đầu năm 2013, sẽ là thời kỳ mở ra để cho
toàn thể nhân dân góp ý vào bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, thì càng cần có
ý kiến về các việc đó," ông nói với BBC Việt ngữ hôm 29/12/2012.
BBC
Cập nhật: 17:47 GMT - thứ bảy, 29 tháng 12, 2012
Một nhà phê bình
văn học ở trong nước vừa ký tên vào một kiến nghị tập thể 'kêu gọi thực thi
quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam' cho rằng điều 88 của bộ luật hình
sự về "tội tuyên truyền chống nhà nước" có thể "bóp nghẹt"
quyền phát ngôn của trí thức, văn nghệ sỹ.
Trao đổi với BBC
Việt ngữ hôm thứ Bảy, 29/12/2012, ông Lại Nguyên Ân,
tán thành lá thư kiến nghị được đăng tải trên trang mạng boxitvn cho rằng cả
điều 88 của Luật hình sự và Nghị định 38 của Chính phủ về cấm biểu tình đều cần
được hủy bỏ.
Ông cũng giải
thích vì sao có nhiều trí thức, nhân sỹ và quần chúng đã tham gia ký tên trong
thư kiến nghị lần này, cũng như đưa ra lý do vì sao ông ký tên trong bức thư đề
ngày 25/12.
"Tôi nghĩ điều 88 liên quan trực
tiếp đến hoạt động của trí thức, văn nghệ sỹ, bởi vì những người này dù làm
nghiên cứu, đều phải dùng ngôn từ, đều phải phát ngôn.
Nhà phê bình cho
rằng nếu các phát ngôn nếu bị kiểm soát "một cách không hợp lý" mà
ông lấy ví dụ như việc khép những phát ngôn nhất định vào hành vi "tuyên
truyền chống nhà nước", thì trước hết sẽ "gây nguy hiểm cho các hoạt
động của số đông những người trí thức" trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ông nói: "Cho nên chúng tôi thấy cần phải có ý
kiến về điều đó ở trong hiến pháp.
"Vả lại trong thực tiễn xã hội ở
Việt Nam trong vòng một ít những năm nay, nhất là khi nó có nhiều vấn đề xã hội
nảy sinh, những tầng lớp xã hội khác nhau không tán thành và thậm chí nhận thấy
là cần phải phản đối những quyết định nhất định, những hành vi nhất định của bộ
phận những người cầm quyền ở các cấp khác nhau trong những việc nhất định, thì
họ phải lên tiếng phản đối.
Theo nhà phê bình, trên thực thế nếu chính quyền áp dụng điều 88 thì "nó sẽ
là bóp nghẹt quyền có ý kiến của họ".
Vì vậy theo ông,
giới trí thức và nhấn sỹ thấy rằng có thể "càng cần phải lên tiếng"
về điều này, nhất là trong ba tháng đầu năm 2013, là dịp các bộ phận dân chúng
được yêu cầu góp ý cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đang được Quốc
hội chuẩn bị.
'Không sợ trả
đũa'
Khi được hỏi
liệu cá nhân ông có quan ngại gì về an nguy đối với bản thân và gia đình khi
đặt bút công khai ký vào bản kiến nghị hay không, nhà phê bình năm nay 67 tuổi
nói:
"Tôi nghĩ là khi tôi ký, tôi
cũng có một phần ngại ngần vì sự an nguy của bản thân và gia đình, nhưng tôi
nghĩ ở Việt Nam tình trạng mất dân chủ cũng tương đối nghiêm trọng, nhưng với
một việc bày tỏ ý kiến như vậy, mà phải hứng chịu những cái ứng xử quá thô bạo,
tôi nghĩ là không đến nỗi như vậy.
Nhà phê bình cho
hay ông hy vọng rằng hành động của ông sẽ không chịu một "hậu quả gì đó
quá nặng nề" từ phía những người thực thi pháp luật, nhất là trong bối
cảnh hiện nay mà theo ông Quốc hội đang chuẩn bị thảo luận về dự thảo sửa đổi
hiến pháp.
"Tôi nghĩ là trong điều kiện ấy,
những đề xuất của chúng tôi đi vào quỹ đạo của một việc lớn hơn là sửa đổi hiến
pháp, cho nên tôi không nghĩ đến những hành động trả đũa thô bạo ít nhất là
trong vụ việc này."
Khi được hỏi về
khả năng bản kiến nghị sẽ có thể có tác động ra sao tới nhà cầm quyền, liệu có
thay đổi gì về luật pháp hay không với những điều luật và quy định đã được kiến
nghị hủy bỏ trong bức thư chung kể trên, ông Lại Nguyên Ân cho biết:
"Chúng tôi không nghĩ rằng một
hành động của chúng tôi ngay lập tức sẽ phải có kết quả ngay, bởi vì đây là một
sự thật của đấu tranh giữa các tầng lớp xã hội khác nhau với những người nắm
giữ quyền lực về các vấn đề của đời sống xã hội."
Tuy nhiên, nhà
phê bình cũng đưa ra dự đoán về các khả năng chung mà theo ông chính quyền có
thể đáp lại kiến nghị lần này của người dân và các nhân sỹ trí thức.
"Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam cũng
như ở tất cả các nước bên ngoài, luôn luôn có một hiện tượng là những người
thuộc phạm vi bị áp dụng các điều nhất định của các luật lệ, các thể chế, thì
luôn luôn có ý kiến phản đối.
"Còn những người thực thi pháp
luật, những người chấp pháp, thường thướng có thái độ khác nhau, từ thái độ lờ
đi không lắng nghe gì hết, cho đến thái độ là trấn áp.
"Những chuyện đó rất là thường,
cho nên tôi nghĩ rằng trong mỗi một việc cụ thể, mỗi hành động cụ thể, có lẽ nó
cũng chứa đựng tất cả các khả năng như thế," ông nói với BBC.
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN KÊU GỌI
THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (ĐỢT 1 + 2 VÀ ĐỢT 3) BauxiteVN
30-12-2012
25-12-2012
Chúng tôi, những
người Việt Nam ký tên dưới đây kêu gọi chính quyền và toàn thể nhân dân thực
thi những quyền con người đã được Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và những Công
ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ghi nhận và bảo đảm. Trong những quyền đó có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập
hội, biểu tình theo Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001)
và theo Điều 19, Điều 21, Điều 22 về những quyền dân sự và chính trị trong Công
ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập năm 1982.
Trong
Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh những quyền
con người phổ quát được ghi trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối
cãi được”.
Trên tinh thần đó, chúng tôi yêu cầu Quốc hội Việt Nam
hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” và Nghị định
38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 “quy
định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.
Điều
88 BLHS quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN
Việt Nam, thực
chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp ViệtNam và Công ước
quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm. Việc người dân
phản biện, phê phán Nhà nước, kiến nghị về luật pháp về chính sách, về bộ máy
nhà nước… là những việc làm cần thiết và thường xuyên trong một nhà nước dân
chủ, để xã hội tiến bộ. Nhưng với Điều 88 BLHS, công dân có bất cứ hành vi nào
như vậy cũng có thể bị trừng trị. Nhiều công dân Việt Nam đã và đang bị khởi
tố, truy tố, xét xử, bị án tù về tội danh này, khiến cho lòng dân bất bình, thế
giới chê trách việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam.
Nghị
định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 thực chất là một nghị định cấm
biểu tình được ban hành trái thẩm quyền và có nội dung vi hiến. Theo các điều
50, 51 Hiến pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001), quyền con người, quyền
của công dân là do Hiến pháp và luật quy định, tức do Quốc hội quy định. Chính
phủ không có quyền quy định những quyền đó, càng không có quyền hạn chế, ngăn
cản, thậm chí cấm những quyền đó. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ký sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945, trong đó đã khẳng định biểu tình
là quyền cơ bản trong một chế độ dân chủ, công dân chỉ cần thông báo cho chính
quyền địa phương trước khi tiến hành biểu tình. Đến nay sắc lệnh này chưa có
luật nào hủy bỏ, mặc nhiên vẫn còn giá trị pháp lý. Nghị định 38 nêu trên vừa
trái sắc lệnh này, vừa trái các quy định của Hiến pháp hiện hành và Công ước
quốc tế về những quyền dân sự và chính trị, nên phải được hủy bỏ ngay lập tức.
Chúng
tôi kêu gọi toàn thể đồng bào yêu cầu chính quyền các cấp phải bảo đảm thực hiện
đúng các quyền con người của công dân đã được ghi trong Hiến pháp ViệtNamvà các
Công ước quốc tế mà ViệtNamđã tham gia.
Chúng
tôi đề nghị các luật sư, luật gia, giảng viên luật hãy giải thích sâu rộng
quyền con người của công dân cho đồng bào, cho chính quyền, cho những lực lượng
như công an, quân đội, dân phòng, cho các tổ chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam… để mọi công dân Việt Nam được hưởng những quyền con người như những dân
tộc khác trên thế giới, để những giới chức Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền
con người cho đồng bào mình.
Chúng
tôi kêu gọi cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ trong các cơ quan chức năng
của Việt Nam tôn trọng và bảo đảm các quyền con người theo Hiến pháp Việt nam
và Công ước quốc tế, không mù quáng tuân theo mệnh lệnh vi phạm quyền con
người.
Thực
thi và đảm bảo quyền con người tại Việt Nam là điều kiện không thể thiếu để xây
dựng một nước Việt Nam “hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, có vị thế xứng
đáng trên thế giới. Đó cũng là cách hiệu quả nhất để thực hiện hòa giải và hòa
hợp dân tộc, như ý nguyện của toàn thể đồng bào.
Để
thực thi những quyền này, trước hết Quốc hội hãy hủy bỏ Điều 88 BLHS và Nghị
định 38/NĐ-CP/2005, yêu cầu Chính quyền trả tự do cho tất cả những tù nhân công
khai bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa mà đã bị quy vào tội danh theo
Điều 88 BLHS.
Một
lần nữa chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào quyết thực thi những quyền cơ bản
của con người và buộc Chính quyền phải tôn trọng và bảo đảm những quyền đó. Để
thể hiện sự hưởng ứng, chúng tôi mong đồng bào trong và ngoài nước tích cực
tham gia và vận động ký tên vào Lời kêu gọi này.
Chúng
tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh của nhân dân ViệtNamgiành quyền con người
ngày càng được nhân dân thế giới đồng tình và ủng hộ.
Ngày 25 tháng 12 năm
2012
tham my vien anh thu sai gon
ReplyDeletethẩm mỹ viện anh thư sài gòn
điêu khắc chân mày anh thư
dieu khac chan may anh thu
thẩm mỹ viện anh thư ở đâu
viện thẩm mỹ anh thư o dau
vien tham my anh thu
viện thẩm mỹ anh thư
tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư