Monday, 31 December 2012

BBC DỰ BÁO TÌNH HÌNH QUỐC TẾ 2012 (BBC)




BBC
Cập nhật: 09:25 GMT - thứ hai, 31 tháng 12, 2012

Năm 2013 hứa hẹn tiếp tục là một năm khó khăn về kinh tế tại nhiều khu vực trên thế giới.
Cuộc xung đột ở Syria sẽ thêm đẫm máu nhưng chế độ Assad sẽ sụp đổ.
Đó là một số dự báo của các phóng viên BBC cho năm 2013.

Lyse Doucet, phóng viên quốc tế
Quý vị còn nhớ cụm từ "trục ma quỷ" không? Năm nay sẽ có các quyết định khó khăn về Syria, Iran và Bắc Triều Tiên.
Năm 2012 kết thúc với những tuyên bố mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo phương Tây rằng họ sẽ tăng cường ủng hộ quân nổi dậy Syria.
Năm nay sẽ là năm hậu-Assad nhưng sự "chuyển đổi" sẽ kéo theo nhiều đổ máu.
Và liệu điều gì sẽ xảy ra nếu đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran không thành công vào mùa Xuân?
Thủ tướng Benjamin Netanyahu đang trên đà chiến thắng trong bầu cử vào tháng Giêng và sẽ thúc giục thế giới ra tay với Iran.

Mark Mardell, biên tập viên Bắc Mỹ
Các cuộc nổi dậy trong thế giới Arab sẽ vẫn là chủ đề tin tức chính nhưng tôi quan tâm nhiều hơn tới chuyện Hoa Kỳ và Trung Quốc hợp tác hay đối đầu ở Thái Bình Dương.
"Kinh tế Hoa Kỳ sẽ phục hồi đáng kể và điều đáng ngạc nhiên là sản xuất sẽ đóng vai trò quan trọng."
Mark Mardell, Biên tập viên Bắc Mỹ
Kinh tế Hoa Kỳ sẽ phục hồi đáng kể và điều đáng ngạc nhiên là sản xuất sẽ đóng vai trò quan trọng.
Điều này chủ yếu nhờ vào sự độc lập về năng lượng của Hoa Kỳ.
Châu Âu sẽ tiếp tục đi giật lùi.
Liệu Tổng thống Barack Obama có mạnh bạo và quyết tâm thực hiện các mục tiêu nhằm để lại di sản đáng kể không? Tôi nghĩ là có.
Khi John Kerry trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, ông sẽ muốn để lại dấu ấn và nếu cựu Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa Chuck Hagel trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, nó sẽ thu hút sự quan tâm của cánh hữu, vốn coi ông Hagel là kẻ chống lại Israel.
Tôi nghĩ tân lãnh đạo Tập Cận Bình ở Trung Quốc là luồng gió mới về kiểu cách chứ không mới thực chất.

Stephanie Flanders, biên tập viên kinh tế
Khu vực đồng euro sẽ khá lên nhưng châu Âu vẫn là câu chuyện lớn do những lo ngại về Tây Ban Nha và Ý cũng như sự vật lộn giữa Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức về chiến lược kinh tế.
Các thị trường ở Châu Âu có nhiều khả năng hồi phục và người ta sẽ đặt câu hỏi tại sao niềm tin chưa trở lại với Anh, nơi ngày càng có nhiều ý kiến ủng hộ Anh rời bỏ Liên hiệp Châu Âu.
Tại Châu Á, nếu ông Kazumasa Iwata trở thành thống đốc của Ngân hàng Nhật Bản, ông có thể mang lại một kỷ nguyên mới của ngân hàng trung ương trong đó tăng trưởng sẽ được ưu tiên ngay cả khi có nguy cơ lạm phát. Nhưng khả năng tăng trưởng ở Nhật Bản là không nhiều.

James Robbins, phóng viên ngoại giao
Cuộc nội chiến ở Syria sẽ tồi tệ hơn và kéo theo bạo lực sắc tộc và tôn giáo.
Chính thể Assad sẽ sụp đổ.
Iran tiến gần hơn tới khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân. Bên ngoài sẽ không can thiệp vào Iran trong năm 2013 nhưng gần tới mức như vậy.
Triển vọng có được thỏa thuận giữa Israel và Palestine tiếp tục giảm đi.
Ở Châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tái đắc cử.
Còn ở Ý, Pier Luigi Bersani có thể trở thành thủ tướng và cùng với ông Mario Monti lập ra chính phủ mới.
Tân chính phủ cần cải tổ nước Ý vì đây là nước quá lớn để không cứu nhưng cũng quá lớn để cứu được.

Rory Cellan-Jones, phóng viên công nghệ
Mạng internet sẽ thực sự di động khi số người vào mạng bằng thiết bị di động nhiều hơn bằng máy tính và cuộc chiến giành quyền kiểm soát internet sẽ càng khốc liệt.
Hệ điều hành Android của Google và iPhones cũng như iPads của Apple sẽ thống lĩnh thị trường.
Điện thoại Windows 8 và Blackberry 10 của RIM, sẽ ra mắt vào tháng 1, sẽ tranh giành vị trí thứ ba cho dù cả hai loại này sẽ không tạo ảnh hưởng lớn tới hai hệ điều hành đầu bảng.
Nữ Tổng giám đốc 37 tuổi của Yahoo, Marrissa Mayer đang bắt đầu để Yahoo hoạt động tốt hơn.
Tại HP, Tổng giám đốc Meg Whitman có thử thách còn lớn hơn - đó là vực dậy công ty đã đánh mất vị trí nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới.





1 comment:

View My Stats