Thursday 27 December 2012

KHÔNG CÓ BÊN THẮNG CUỘC (Han Times)





20-12-2012 - 6nhận xét

Nhân chuyện "Bên thắng cuộc" của Huy Đức đang xôn xao trên mạng, người ta bàn ra tán vào rất nhiều, ý kiến trái ngược không phải là không có. Lại một lần nữa nhìn nhận và đánh giá lại các sự kiện lịch sử, hay cụ thể hơn là Cải cách ruộng đất, Nhân Văn giai phẩm, ngày 30/4 đối xử tù binh chiến tranh, cải tạo công thương nghiệp ... để hiểu xem ai là người chiến thắng?

Trong con mắt của tôi, không ai chiến thắng cả. Tất cả chúng ta đều đã thua, đã thất bại. Nói đúng hơn là dân tộc này đã thất bại. Sự thất bại đau đớn, dằn vặt và kéo dài ít nhất năm mươi năm.

Thất bại ở chỗ hàng chục triệu con người phải đổ mồ hôi, máu, nước mắt của mình cho những tham vọng siêu cường, những triết lý phi nhân văn và cho cả việc chối bỏ, phỉ nhổ vào nguồn cội. Thất bại ở chỗ tâm tính, hay giá trị hướng tới của Văn hóa - Nhân văn đã bị cào bằng và hủy hoại ở mức tối đa.

Thất bại ở chỗ chúng ta có được một quốc gia Việt Nam thống nhất từ bắc chí nam nhưng đó là một thân thể đầy những tổn thương cả tinh thần lẫn thể xác. Chúng ta đã thắng trong trận nhỏ nhưng thua cả một hành trình dài. Hành trình đó mang tên dân chủ - tự do - bác ái và thịnh vượng.

Cái giá phải trả cho việc thua đó là tất cả những gì mà ngay nay 90 triệu con người Việt Nam đang trải nghiệm.

Tôi rất tâm đắc với câu nói của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: "Ngày ba mươi tháng tư triệu người vui, triệu người buồn". Nhân lại lan man đến nội chiến của nước Mỹ cũng là hai miền Nam - Bắc nhưng phe miền Nam thất trận, nguyên soái bên đó được coi như một vị anh hùng, những người lính thất trận trở về mang theo cả ngựa, không còn là ngựa chiến binh, giờ là ngựa của ruộng đồng.

Và tôi hiểu vì sao, lẽ nào nước Mỹ là một siêu cường? Họ đã làm nên chiến thắng vĩ đại hơn nhiều những trận chiến về mặt quân sự.

Chiến thắng đó người Việt không hề biết tới! Mấy chục năm qua đi, người Việt vẫn hoan ca khi chứng kiến cảnh thiết xa nghiến trên xác người, khi đạn pháo bay trên đầu những đoàn dân chạy nạn và khi cánh cửa dinh Độc Lập đổ rầm. Để lại sau đó hàng triệu sinh mạng!

Và phía trước vẫn đầy những hận thù, những điệu khèn vẻ vang của người chiến thắng, những thóa mạ về Ngụy quyền, bán nước, ác ôn mà cả hai phía dành cho nhau.

Ở chỗ chúng ta, ở xứ xở này không có đất cho người thất bại. Phàm là bọn thất bại thảy đều là phản động, là đáng kiếp, là thiệt phải bị tru di. Phàm là bọn thất bại cả về quân sự, tư tưởng hay bất cứ một cái gì đó liên quan tới cấu trúc thượng tầng xã hội đều thành công dân hạng hai.

Đó chính là nỗi đau trong tâm thức người Việt. Bản thân nỗi đau đó là một sự thất bại, thất bại của Việt Nam.

Sự đen tối nhất, những ngày đen tối nhất của đất nước này hay nói như Võ Thị Hảo là Dạ tiệc của Quỷ bắt đầu trên đất miền Bắc quãng từ những năm 1953 - 1954. Thời kỳ của khủng khiếp, thời kỳ của việc kéo tụt lùi văn hóa, kéo tụt lùi những giá trị nhân sinh, nhân văn mà chính bản thân người Việt qua ngàn năm tạo dựng.

Nguồn cơn của những thất bại bắt đầu.

Tạm ngưng chờ view như thường lệ he he!! Về cải cách ruộng đất (1953 - 1957), lãnh tụ đã bàn, phần sâu chỉ biên về Nhân văn - Giai phẩm án khủng văn chương vô tiền khoáng hậu ở Lừa quốc.


26-12-201228nhận xét

Chiến thắng của một quốc gia, một dân tộc không phải và tuyệt đối không phải là chiến thắng của một Đảng phái này với một đảng phái khác, không phải chiến thắng của hệ tư tưởng này với hệ tư tưởng kia; càng không phải là chiến thắng của người này với người kia. Chiến thắng đó hẳn phải là quốc gia thịnh vượng, dân tộc tự do và công dân hạnh phúc.

Chế độ Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975, nhưng "chúng ta" chỉ thắng trong trận chiến nhỏ: Trận chiến của tư tưởng này thắng tư kia, của Đảng phái này thắng Đảng phái kia (trong giai đoạn lâm sàng của sự thất bại).

Sẽ không có ai là "Bên thắng cuộc" chỉ có nhân dân là thua cuộc và Việt Nam đang thua trong một tương lai lâu dài và bền vững.

Ngược trở về với Nhân văn - Giai phẩm những năm 1954 - 1957 cùng việc đàn áp, khủng bố giới nhân sỹ trí thức văn nghệ sỹ trong hai tờ tạp chí này. Người ta hẳn có thể biện minh rằng Miền Bắc không thể chiến thắng miền Nam nếu có những bài ca ủy mị, có những tư tưởng đi lệch ra khỏi đường lối...

Nhưng biện hộ thế nào thì biện hộ đó không bao giờ là một chiến thắng, đúng hơn đó là sự thất bại thảm hại của khao khát tự do, tư duy độc lập và hướng mỹ.

Nhân văn giai phẩm họ là ai?

Đó là những văn nghệ sỹ trí thức hàng đầu của Việt Nam hiện đại. Những con người này đã tin và đi theo Hồ Chí Minh, họ sống chiến đấu vì dân tộc và khát vọng tự do. Tự do không chỉ cho riêng họ.


Bản thân tên tuổi đã nói lên tất cả: Bùi Xuân Phái danh họa hàng đầu Việt Nam với phố cổ, với tinh thần Hà Nội; Hoàng Cầm nức danh với Bên Kia Sông Đuống: Bên kia sông Đuống/Ta có đàn con thơ ngày tranh nhau một bát cháo ngô/Đêm ríu rít chui gầm giường tránh đạn; Văn Cao làm nên Tiến quân ca - Quốc ca của nước Việt Nam hiện đại, Trần Đức Thảo nhà Triết học hàng đầu của Việt Nam, vân vân và vân vân...

Họ là ai? Họ là tinh hoa của dân tộc, là những con người đã hội tụ trong mình dòng máu Việt Nam, Tình yêu tổ quốc, tinh thần phương đông và tư duy phương Tây. Họ là sự kết hợp giữa Đông và Tây, là những tinh hoa mà chính người Pháp - nền giáo dục của nước Pháp đã góp phần tạo nên.

Chừng ấy đủ chưa?

Cần phải nhớ rằng thời kỳ họ sống là thời kỳ oanh liệt nhất của xứ sở này. Thời kỳ tang thương, dâu bể nhất của xứ sở này. Thời kỳ mà vừa làm nên chiến thắng, ông Cụ cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quay ra khủng bố giới nhà giầu. Đảng Cộng Sản Việt Nam nhân danh ruộng đất về tay dân cày nghèo, nhân danh cải tạo thông thương nghiệp để cướp đoạt điền sản, nhà máy, tiền của của giới Tư sản và người giầu có ở nông thôn.

Những đóng góp của tư sản hay giới nhà giàu không đủ để cứu họ thoát khỏi cảnh trở thành công dân hạng hai, vô tù trong nhà tù xã hội, nhà tù tư tưởng? Phải định nghĩa là gì? Nếu không phải là bội phản hay một cú lừa, cú tát thẳng tay vào mặt những ân nhân của mình. Hệ quả thật đau xót, không chỉ là nền kinh tế trong một giai đoạn ngắn hạn mà cả không khí khủng bố bao trùm. Và đến tận bây giờ chính con cháu phải gánh chịu chỉ bới cha ông đã trót giàu có còn tư duy làm kinh tế thì bị thui chột đến mức điêu tàn.

Đã bao giờ Đảng này dám nhận tội đó chưa? Chưa chưa hề luôn. Chỉ là vài giọt nước mắt muộn mằn của ông Cụ, một vài nhân vật bị kiểm điểm và hậu quả là cả dân tộc phải chịu đựng.

Và vì cớ gì những trí thức của Nhân Văn - Giai phẩm bị khủng bố, bị ruồng rẫy? Vì yêu tự do và đòi hỏi dân chủ à? Vì không sùng bái cá nhân à? Vì họ dám nhìn và dám bay đến những chân trời mới à? "Tôi tiếc những người bay không có chân trời và những chân trời không có người bay". Và vâng! Tôi đã sai vì nhìn thấy Đảng sai, nhìn thấy ông Cụ sai; vâng tôi đã sai vì khao khát tự do ha ha!! Đáng kiếp, đáng đời TÔI!

"Những chân trời không có người bay"
Cuộc khủng bố Nhân Văn - Giai Phẩm nói cho đúng đó là cuộc chiến về tư duy, cuộc chiến về tư tưởng. Sau khi đã đả bại kẻ thù lớn nhất là người Pháp và sự cai trị của họ, những người Cộng Sản đã thực hành ước muốn thống trị kinh tế và cả tư tưởng trên toàn bộ xứ sở này. Quyền lực kinh tế thì đã có bởi cuộc Cải cách ruộng đất, Cải tạo công thương nghiệp nhưng vẫn còn đó Quyền lực về tư tưởng, quyền thống trị tư duy.

Những kẻ đã nghĩ khác, đã yêu một tình yêu lớn hơn cần phải được tẩy não, hoặc bị tiêu diệt. Đảng không cần họ nghĩ gì khác ngoài Đảng với "mặt trời chân lý chói qua tim". Vậy là cuộc chiến nổ ra.

Đương nhiên ngòi bút không thể thắng sức mạnh của một chính thể vừa có chiến thắng oanh liệt nhất. Họ những trí thức văn nghệ sỹ của hai tờ Nhân Văn và Giai Phẩm bị bắt, bị đưa ra xét xử trước "tòa án nhân dân" và rồi bị ruồng rẫy, gạt ra ngoài lề xã hội.

Biện hộ thế nào thì biện hộ, nhưng cái án văn chương vô tiền khoáng hậu ở xứ này mà ông Cụ, và ĐCS VN tạo nên là không thể chối cãi.

Hậu quả thực sự là quá đau đớn. Tinh hoa văn hóa - tri thức của xứ sở này đã bị thui chột. Những giá trị của nền giáo dục khai phóng mà người Pháp tạo đựng trên Đông Dương đã lụi tàn. Trí thức chỉ còn là những kẻ khoác áo công nông và nói tiếng nói của Đảng.

Vậy là có cả một đàn người bay không có chân trời để cho có "những chân trời không có người bay".

Vậy thì ai là người chiến thắng?
Cho đến tận bây giờ nước Nam này còn có được Văn Cao? Còn có được Bùi Xuân Phái, Trần Đức Thảo, Hữu Loan, Nguyễn Bính hay Hoàng Cầm. Không, đéo còn ai? Nền giáo dục của xứ này, tư duy của xứ này không đủ sức để tạo dựng hay xây đắp tương lại cho những con người như vậy.

Và cả cho những người anh hùng như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu hay ông Cụ.

Ai là người chiến thắng? Không hề, không có ai là người chiến thắng. Chúng ta đã thua, người dân đã thua! Tham nhũng thành quốc nạn mà vô kế khả thi, đồng chí X mình đầy lỗi, đầy khuyết điểm mà không thể kỷ luật, đất đai của người dân bị lấy đi mà chỉ được đền bù theo đơn vị tính đúng bằng bát phở.

Nói thế để biết rằng: Dân chủ không phải ngày một ngày hai mà có được. Nó phải được bắt nguồn từ cái mạch nguồn tư duy, từ coi dân là gốc. Điều khốn nạn chính là mạch nguồn đó đã bị bít kín, vét sạch. Bởi sao? Bởi Đảng đéo bâu giờ sai! Đảng là Vinh quang, Đảng là Vĩ đại muôn năm!!

Bên nào thắng cuộc? Không, chẳng có bên nào thắng, tất cả chúng ta đã thua. Thua về văn hóa, thua về tư duy và thua so với ngay với lịch sử, với quá khứ! Chúng ta chỉ còn sở hữu lại một cái ống cống và chỉ tuôn ra một thứ nước duy nhất. Thơm hay thối, là nhân văn hay ưu việt hoặc phản động đó là do nhận thức của mỗi người.

Lãnh tụ hoàn toàn đéo ke! Nhưng đcm càng biên anh càng sôi máu!!






No comments:

Post a Comment

View My Stats