Về cách viết
sử ‘rập khuôn’ ở Việt Nam hiện nay
BBC
Tiếng Việt
8 tháng 5 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-57022606
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1812A/production/_118420689_gettyimages-515045142-1.jpg
Các lãnh đạo cấp
cao của chính quyền ở miền Bắc Việt trong thời kỳ chiến tranh, ông Lê Duẩn, Bí
thư Thứ nhất đảng Lao động Việt Nam và Thủ tướng chính phủ Phạm Văn Đồng
Đã có một lối nhìn 'rập khuôn' trong cách 'làm sử học'
ở Việt Nam mà để khắc phục sẽ cần đến những nhà sử học 'đàng hoàng' với những
thái độ, cách làm khác biệt và đổi mới, một nhà sử học từ Mỹ nói với BBC News
Tiếng Việt hôm thứ Năm.
Bàn về tiếp cận lịch sử và phản ánh lịch sử hiện
đại Việt Nam làm sao cho khách quan, vượt qua các thách thức lâu nay mà giới
nghiên cứu sử học trong nước đang gặp phải, Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ
Khoa Lịch sử, Đại học Maine, Hoa Kỳ nói với một cuộc hội luận chuyên đề của BBC
hôm 06/5/2021:
"Người viết lịch sử phải đàng hoàng, còn nếu
không trong trường hợp Việt Nam, nếu không cố ý thì cũng đều là rập khuôn, tất
nhiên họ chỉ viết theo chuyện kể, mà nhiều khi chuyện kể của một bên, hay của
hai bên đi nữa, cũng chưa đủ.
"Phải đưa những cái khác vào đó thì mới thấy một
sự kiện nào đó lúc đó xảy ra có ảnh hưởng như thế nào.
"Tôi đã có được mời làm việc với một số nghiên
cứu ở Việt Nam kể cả về kinh tế lẫn về lịch sử, chẳng hạn tôi được ngồi cùng để
bàn với các vị tướng và những người viết cuốn sách về kháng chiến ở Nam Bộ.
"Tôi thấy rằng lối nhìn rất rập khuôn từ trên
xuống dưới, mà nếu như vậy chúng ta không thể thấy lịch sử được, để viết lại
làm sao cho nó gần đúng sự thật hơn."
Việt Nam: Một khối nhân
dân và chính thể vẫn còn trẻ con?
Ngày 30/4, di sản
nào chung cho Việt Nam sau 46 năm?
Đã có một 'chủ nghĩa cộng
hòa' trong chính trị VN
Ngày 30/04: Hãy chung tay
để lịch sử không bị đánh mất
30/04: 'Người Mỹ gốc Việt
cần thoát quá khứ để đi tới tương lai'
Có những ngày 30/04 trước
1975 và mãi mãi về sau
'Làm sử Việt Nam
khách quan là điều lý tưởng'
Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh,
nguyên giảng viên Khoa sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội)
đưa ra bình luận với BBC:
"Theo tôi, việc phản ánh lịch sử Việt Nam khách
quan là điều lý tưởng của những người làm nghề viết lịch sử, nhưng không phải
vào thời đại nào, thời điểm nào, vào thể chế chính trị nào, nhà viết sử cũng có
thể viết lịch sử một cách khách quan.
"Có nhiều lý do khiến cho khát vọng, ước mơ tái
dựng, khắc họa lại câu chuyện đã từng một lần xảy ra trong quá khứ một cách
khách quan chưa thể đạt được.
"Lý do thứ nhất là tự bản thân các nhà nghiên cứu
lịch sử dù có cố đứng ra ngoài sự kiện để mô tả, thì họ cũng không tránh khỏi sự
thiếu khách quan, bởi vì nhà nghiên cứu lịch sử thể nào cũng đứng trong một
nhóm xã hội hoặc một nhóm chính trị nào đó.
"Và do đó, khi họ phản ánh lại câu chuyện của
quá khứ, họ sẽ bị hệ giá trị, quan điểm của tầng lớp nhóm của họ thuộc về, phản
ánh, gây tác động; Thứ hai trong quá trình sưu tập tài liệu, đây là một khó
khăn họ phải trải qua mà trong điều kiện ở Việt Nam thì không phải nhà sử học
nào cũng có thể vượt qua được - những khó khăn về việc tìm kiếm tài liệu.
"Chúng ta biết rằng có những sự kiện xảy ra đã
lâu, nhiều tài liệu lưu trữ ba chục năm đã được bạch hóa, nhưng có phải tài liệu
nào cũng được bạch hóa đâu, ngay những tài liệu ở cuộc kháng chiến chống Pháp
hàng nhiều chục năm qua rồi, nhưng vẫn chưa được bạch hóa hoàn toàn.
"Rồi tài liệu liên quan đến các cơ quan lãnh đạo
của đảng Cộng sản Việt Nam, của quân đội, rồi của chính phủ, không phải tài liệu
nào cũng có thể tiếp cận, đó là một trong những khó khăn không phải nhà sử học
nào cũng khắc phục được.
"Và như các vị khách mời tại cuộc hội luận này
cũng đã nói, ở bất kỳ xã hội nào, cuộc chiến nào, phái chiến thắng, chính quyền,
chính phủ của phái chiến thắng đều sẽ gây ảnh hưởng đến cách viết lịch sử của
nhà sử học. Vì thế các nhà sử học Việt Nam có muốn viết khách quan thì cũng rất
khó, theo tôi."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/A034/production/_118421014_gettyimages-1224906260.jpg
Bà Đặng Thị Thiệp,
vợ của chủ nhân ngôi nhà cũ, nơi có một boong-ke thời chiến tranh Việt Nam được
xây dựng dưới lòng đất bên chiếc xe hơi cổ của Pháp tại quán cà phê Đỗ Phủ, Sài
Gòn, địa điểm được sử dụng trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, nay là
di tích lịch sử
Nếu người Việt Nam
không viết sử khách quan, ai sẽ viết?
Từ London, Tiến sỹ Lê Mạnh Hùng, nhà
nghiên cứu lịch sử là tác giả của bộ biên khảo "Nhìn lại sử Việt" nêu
quan điểm với BBC:
"Nếu người Việt Nam mà không viết lịch sử Việt
Nam một cách khách quan, thì người ngoại quốc họ sẽ viết.
"Cho đến bây giờ đã có khá nhiều sách về lịch sử
Việt Nam do các tác giả, các sử gia ngoại quốc viết. Có thể là họ viết với một
điều kiện mà họ nghĩ là khách quan, nhưng đây là viết sử Việt Nam từ góc nhìn của
người nước ngoài...
"Còn nếu chúng ta không viết, thì thế giới,
ngay cả người Việt Nam sẽ lấy quan điểm của họ để nhìn vào lịch sử Việt Nam,
chuyện đó là chuyện dĩ nhiên.
"Còn về những khó khăn, như ông Lê Văn Sinh đã
nói, có tất cả và rất nhiều những khó khăn... nhưng nghiên cứu lịch sử Việt Nam
có may mắn là có rất nhiều nguồn, chúng ta có thể nhìn vào văn khố của Pháp, của
Mỹ, của Anh, của Nhật, hay là của tất cả các nước có liên hệ, chẳng hạn như là
Trung Quốc.
"Những văn khố đó bổ túc một phần cho sự thiếu
sót của các tài liệu Việt Nam mà ông Lê Văn Sinh vừa nói. Tức là những tài liệu
mà đáng lẽ phải được bạch hóa nhưng người ta vẫn còn giữ hay chỉ bạch hóa một
phần những gì có lợi cho người ta.
"Thế nhưng tôi nghĩ rằng trong thời gian càng về
sau những tài liệu đó sẽ càng ngày càng xuất hiện ra nhiều và tôi hy vọng rằng
không chỉ hiện nay, nhưng trong vòng 10 hay 20 năm nữa, chúng ta sẽ có một cái
nhìn có thể khách quan nhiều hơn nữa về lịch sử Việt Nam hiện đại."
Làm gì để khỏa lấp
khó khăn tìm kiếm tư liệu?
Chia sẻ thêm góc nhìn của mình từ Đại học
Maine, Giáo sư Ngô Vĩnh
Long nói:
"Tôi đồng ý với ý kiến của hai ông Lê Mạnh Hùng
và Lê Văn Sinh, tôi chỉ đặt vấn như thế này: nhiều tài liệu lịch sử lẽ dĩ nhiên
như ông Lê Mạnh Hùng vừa nói là Việt Nam không bạch hóa, thì có thể dùng một số
tài liệu của nước ngoài.
"Nhưng tài liệu ở nước ngoài rất là khiếm diện,
nhất là về vấn đề của người Việt Nam, cho nên ở Việt Nam người làm sử trong trường
hợp nếu tài liệu chưa được bạch hóa, thì chúng ta cũng nên dùng tài liệu của nước
ngoài để qua đó đi phỏng vấn những người còn sống qua bao nhiêu năm của chiến
tranh Việt Nam, để hỏi họ không phải như là một phóng viên, mà hỏi họ có chứng
cứ đàng hoàng.
"Việc này tiếng Mỹ gọi là 'oral history', tức
làm sao để cho họ có thể kể lại cho chúng ta biết một cách rõ ràng về các sự kiện
khác nhau. Như tôi nói lúc đầu, tôi có dịp làm việc với Ban nghiên cứu Lịch sử
về kháng chiến miền Tây Nam Bộ mười năm, nhưng mà mười năm đó cũng rất khó khăn
vì họ chỉ nói rập khuôn thôi, trả lời họ cũng trả lời rập khuôn.
"Cho nên phải có một thời gian rất lâu để nói
chuyện với họ, để bàn cãi với họ, chứ không phải chỉ để phỏng vấn như một người
phóng viên; thì vấn đề này người nước ngoài không thể làm được, giỏi cách mấy
cũng không thể làm được bởi vì không có thời gian, do đó những việc này phải là
người ở trong nước làm."
Quý
vị bấm vào đường dẫn này để
theo dõi cuộc hội luận chuyên đề của BBC News Tiếng Việt "Đi tìm sự thực lịch sử Việt Nam hiện
đại và thách thức với sử gia" được đề cập ở trên.
***
TIN LIÊN QUAN
VNCH: 'Những lý tưởng
không bao giờ mất đi'
18 tháng 10 năm 2019
.
Có những ngày 30/04 trước
năm 1975 'không nhuốm màu chiến trận'
26 tháng 4 năm 2021
.
Dân tộc Việt Nam 'còn
đang ở tuổi thiếu niên chờ trưởng thành'
2 tháng 5 năm 2021
.
Ngày 30/04: Nếu còn thiết
tha hãy giúp một tay để lịch sử không bị đánh mất
30 tháng 4 năm 2021
.
30/04: 'Người Mỹ gốc Việt
cần thoát quá khứ để không bị bỏ lại'
30 tháng 4 năm 2021
No comments:
Post a Comment