Bỏ nghề luật sư vì mất tin tưởng?
Ngô
Văn Hiếu
28/05/2021
https://baotiengdan.com/2021/05/28/bo-nghe-luat-su-vi-mat-tin-tuong/
Mất
tin tưởng vào tư pháp Việt Nam hay lý tưởng công lý? Nền tư pháp ở Việt Nam
chưa bao giờ đáng tin tưởng thì làm sao mất tin tưởng?! Chán nản bỏ cuộc là góp
phần chấp nhận bất công miên viễn.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/05/0-115-1024x666.jpg
LS Lê Văn Hòa. Anh:
FB nhân vật
Dù rất thông cảm với tâm trạng thiếu tin tưởng
của LS Lê Văn Hòa và nhiều luật sư khác ở Việt Nam,
chúng tôi vẫn cứ nêu ít hàng góp ý.
Thật ra hệ thống tư pháp của CSVN, nền độc tài
đảng trị “chuyên chính vô sản” kiểu Mác Lê, như hiện nay đã rất tiến bộ so với
năm ngoái năm kia, năm kỉa năm kìa, năm 9 năm kháng chiến, năm còn ở bưng biền,
năm có Đại Hội 6 của đảng.
Người thân của chúng tôi, năm 1948, bị chính
quyền Việt Minh ở ngoại ô Hà Nội lôi ra bắn cùng với một người bà con khác. Ông
chú họ của tôi, dù có con thứ đi tập kết, nhưng vẫn bị VC bắt ông và người con
trưởng đem đi “lên núi” để cải tạo. Thân nhân và nhiều người khác trong làng
tôi bị tòa án nhân dân đốt đuốc đấu tố ban đêm, gán đủ thứ tội mà không cho mở
miệng nói câu nào. Khắp nước ta đã biết bao người bị chúng chà đạp như vây.
Luật sư Trần Lâm, 1 luật sư kỳ cựu của CSVN
khi còn sanh tiền đã “phát minh” ra chữ “Tòa án ở VN xử theo bản án bỏ túi”,
nghĩa là xử y chang theo quyết định của lãnh đạo, không thể sai một mảy may nên
phải theo quyết định đã viết.
Họ vừa đá bóng vừa thổi còi, tam quyền phân lập,
chung dưới một đảng lãnh đạo. Nói nhăng cãi cuội thì cũng phải do người bí thư
đảng ủy chỉ đạo… thì nó phải vậy thôi.
Tòa án và tư pháp ở Việt Nam đã và sẽ được
dùng làm một trong những công cụ để thống trị và bảo vệ chế độ. Nay nhờ mở cửa
và đổi mới nên có tiến bộ hơn trước, nhưng cũng … vẫn lạc hậu nên đã làm cho
nhiều người nôn vội chán nản.
Tình trạng đã như vậy thì kẻ nào tin vào tư
pháp và công lý của CSVN phải rất ngu ngốc và thiếu lý trí!
Nhưng, trong hệ thống tư pháp như vậy sao còn
hành nghề luật sư?
Có bao giờ ta thắc mắc về chữ áo ấm và áo lạnh
hay đi khám bác sĩ và đi đến cho bác sĩ khám bịnh? Dù tên gọi ngược nhau nhưng
vẫn cùng một nghĩa. Vì không có công lý nên phải đòi công lý. Sao lại nản?
Luật sư phải tuyên thệ hành nghề theo pháp luật
cho dù đó là pháp luật kiểu nhà chuột kangaroo. Nhưng từ đó, nhờ họ mà nền tư
pháp sẽ tiệm tiến cải tiến, cải thiện, phát triển, … để hoàn chỉnh.
Hành nghề luật sư ở Việt Nam phải khác ở Âu Mỹ,
nơi mà tư pháp và công lý được tôn trọng và tin tưởng. Còn ở Việt Nam thì luật
sư phải vừa là kẻ đi đường, vừa phải đắp đường, và có khi phải khai sơn phá thạch
mà làm đường.
Luật sư Việt Nam khác với nhà đấu tranh dân chủ.
Như LM Nguyễn Văn Lý xổ toẹt vào hệ thống tư pháp, đá vào vành móng ngựa của
tòa án để đấu tranh cho công lý; còn luật sư biện hộ thì phải vin vào luật, tòa
và bổn phận của luật sư mà đòi công lý cho thân chủ mình – kẻ đó có thể là Năm
Cam, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Thanh Chấn, hay ngay cả Nguyễn Phú Trọng (nếu cần).
Vậy thì khi không còn niềm tin vào đảng và nhà
nước, vào chế độ, thì chí ít cũng còn có niềm tin sắt đá vào công lý, lẽ phải
và lương tâm để mà tiếp tục cái nghiệp luật sư của mình đi chứ!
===================================================
.
.
28/05/2021
https://baotiengdan.com/2021/05/28/chung-toi-khong-bo-nghe/
Luật sư Lê Văn Hoà – một đồng nghiệp thân cận,
gần gũi tôi, người mới nói lời từ biệt với nghề luật sư đã khiến không ít luật
sư và cộng đồng hoang mang. Riêng tôi, tôi có buồn nhưng vì đã biết trước tình
huống này nên không bất ngờ.
Luật sư Hoà đến với nghề luật sư và cũng từ bỏ
nó trong một thời gian rất ngắn nhưng anh để lại dấu ấn trong không ít vụ án lớn
mà không phải ai cũng dám làm. Có người tự hào với 20-30 năm làm luật sư điểm lại
những gì cho đời sau, chắc họ không có cái gì để nhắc cả.
Luật sư Lê Văn Hoà là người nghĩa khí, dũng cảm,
nhiệt tình trong công việc nhưng vì là người rẽ ngang sang nghề luật nên không
phải mọi thứ anh đều thông tỏ. Tuy nhiên, anh không ngại học hỏi, thậm chí là học
hỏi lớp đàn em về tuổi tác như chúng tôi – đó là điều đáng trân trọng mà không
phải ai cũng dám làm. Luật sư Hoà bỏ nghề vì không còn niềm tin với nền tư
pháp, không phải vì những áp lực khác mà anh phải gánh chịu trong thời gian
qua. Tôi tôn trọng anh, tôn trọng quyết định cuối cùng của anh nhưng không mong
đây sẽ là một biểu tượng để lớp đàn em noi theo.
Nghề luật sư là nghề gian khó, càng khó khăn
hơn khi nó đặt vào bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại. Thế nhưng, chỗ đứng của
luật sư vẫn có khi mà người dân cần tới luật sư vẫn còn. Và, một khi còn khách
hàng thì luật sư còn phải phục vụ họ. Khi học luật, chúng tôi ấp ủ bao nhiêu hy
vọng, nuôi dưỡng bao nhiêu ước mơ nhưng cuộc đời đã vả vào mặt bao nhiêu cái
tát khiến chúng tôi phải quay về thực tại. Khó khăn, tủi nhục là một phần không
thể thiếu trong nghề luật sư, đặc biệt là đối với những ai không biết sống cúi
đầu. Dẫu vậy, nếu đầu hàng trước gian khó, ngoảnh mặt bước đi ngang qua trước những
bất công nghĩa là ta đã tạo thêm một cơ hội cho cái xấu được tồn tại và có dịp
sinh sôi…
Như tôi đã nói, tôi tôn trọng quyết định của
luật sư Hoà nhưng tôi không hy vọng sẽ nhìn thấy những trường hợp tương tự như
anh. Tôi mong những đồng nghiệp vẫn vững tin theo nghề vì mỗi một sự cố gắng của
chúng ta đều sẽ mang lại ít nhiều điều có ích cho thân chủ và gieo thêm niềm
tin, hy vọng về sự công bằng hơn, dân chủ hơn của đất nước trong tương lai cho
thế hệ đàn em kế cận. Bản thân tôi, đã không ít lần tôi có nói vui với mấy bạn
an ninh, đại ý rằng “cứ tước thẻ hành nghề tôi đi cho người thân tôi đỡ lo lắng”…
nhưng thực tế, để tước được thẻ hành nghề của tôi, ắt hẳn không phải là việc dễ
dàng.
Chúng tôi ghi nhận sự đóng góp của luật sư Lê
Văn Hoà trong thời gian qua, trân trọng sự tự trọng nghề nghiệp của anh. Chúc
anh có thời gian an vui bên gia đình và cũng mong rằng, một ngày nào đó máu nghề
nổi lên, anh sẽ quay trở lại. Còn chúng tôi, chúng tôi vẫn theo nghề dù mai này
nghề luật sư có thể còn khó khăn hơn nữa…
No comments:
Post a Comment