Trích "Đông Âu Anh Hùng Truyện" của Nam Nguyen
(viet-studies 27-5-21) -
http://www.viet-studies.net/kinhte/AHDA_NgoNhanVeTau.html
Lời giới thiệu:
Từ đầu những năm 90 những người Trung
Quốc đầu tiên sang Liên Xô cũ không phải để học hành nữa, mà chỉ với mục đích
buôn bán. Cũng vậy, những người Việt đầu tiên đặt chân sang Trung Quốc (mà “cộng”
cứ hay gọi ngán gọn là “Tàu”) và mở ra một thế giới mới, nơi mọi hàng hóa có thể
sản xuất và “đánh” sang Nga cũng như đi tiếp Đông Âu. Chỉ giữa những năm 90 các
“nhà” làm hàng, làm hải quan lớn đều đã có đại diện, chi nhánh ở những thành phố
quan trọng nhất cho việc “làm hàng” cũng như “đánh hàng” như Bắc Kinh, Thiên
Tân, Quảng Châu, Thẩm Quyến, Urumqi… Bắt đầu có những người Việt chịu khó học
tiếng Tàu để giao tiếp, tuy dù sao người Trung Quốc cũng chịu khó học tiếng Nga
nhiều và nhanh hơn. Và dần dần dân “cộng” Đông Âu mới khám phá được một đất nước
vô cùng khác lạ. Đông Âu sau những năm 90 cho đến tận ngày nay có lẽ không thể
nào hình dung thiếu hàng hóa của “Tàu”, và có lẽ không nhiều người có thể hiểu
“Tàu” thấu đáo đâu, mặc dù ngày nào cũng bán hàng bao tải hàng Trung Quốc. Bài
viết hài hước này sẽ cho bạn đọc hiểu rõ hơn chăng…
===================================
BÀI TRƯỚC
Về người Việt ở Leningrad.
Trích "Đông Âu Anh Hùng Truyện" của Nam Nguyen
(viet-studies 25-5-21)
http://www.viet-studies.net/kinhte/AHDA_Leningrad.html
NHỮNG GÓC TỐI
THÀNH LEN
PHẦN 1: PHÂN KIM VÀNG
Chúng tôi trở lại thành Len (Leningrad, nay đã
đổi tên thành Sankt-Peterburg nhưng người Việt luôn có thiên hướng gọi sao cho
ngắn, cho dễ là “Len” hay “Xanh”, Nga thì gọi là “Piter”) sau 23 năm vào một
ngày cuối tháng 9. Cả thành phố vẫn đang tận hưởng những ngày cuối cùng âm hưởng
mùa hè rớt và chuẩn bị được nhuộm kín trong biển vàng của thu vàng đang tiến gần
mỗi ngày. Đón chúng tôi tại sân bay Pulkovo là một người bạn cũ, học cùng thời
với tôi. Chúng tôi quen nhau khi tập trung trong đoàn chuyển tiếp sinh khóa
1987, rồi lại cùng về thành Len. Bạn đó học ngành kỹ thuật. Anh bạn này từ lâu
đã nổi tiếng với phong cách hào hoa phong nhã, ga lăng có hạng, thương hiệu gắn
liền với những bông hồng. Tôi và cô bạn thân mỗi đứa đều được nhận một bó hồng
không giống nhau.
Cô bạn tôi được ba bông hồng màu trắng vàng,
còn tôi 9 nụ hồng phớt được gói trong một giấy bóng kiếng hoa văn công chúa, thắt
lên đó là một chiếc nơ màu cánh sen. Phụ nữ và hoa hồng, cấm có sai tý nào!
Nhờ những bông hồng đó mà tôi và cô bạn như biến
tan mọi sự mệt mỏi của mấy ngày du ngoạn tại thành phố Riga trước khi bay tới
thành Len. Chất lãng tử thành Len cứ như được mặc định trong anh bạn tôi.
No comments:
Post a Comment