Wednesday 26 May 2021

NHÀ BÁO - ANH Ở ĐÂU TRONG SỰ NHIỄU NHƯƠNG CỦA ĐÁM NGHỆ SĨ NHỐ NHĂNG? (Lê Ngọc Sơn)

 



𝐍𝐡à 𝐛á𝐨𝐚𝐧𝐡 ở đâ𝐮 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐬𝐧𝐡𝐢𝐮 𝐧𝐡ươ𝐧𝐠 𝐜𝐚 đá𝐦 𝐧𝐠𝐡𝐬ĩ 𝐧𝐡𝐧𝐡ă𝐧𝐠?   

Lê Ngọc Sơn

08:34  26/05/2021  

https://www.facebook.com/1153176797/posts/10223343795240457/

 

Tôi biết bài viết này sẽ vô tình đụng chạm đến nhiều đồng nghiệp, nhưng nó là những suy tư thực sự của tôi – một người làm nghề gần 20 năm nay! Bài viết dưới đây chỉ nói về nghệ sĩ nhố nhăng và nhà báo văn nghệ nửa mùa, và không ảnh hưởng sự tôn kính của tôi đối với nhà báo – toà soạn chuyên nghiệp và nghệ sĩ chân chính.

 

Vài năm nay tôi luôn tự vấn mình một câu hỏi: Vì sao hiện tượng các nghệ sĩ nhố nhăng lên báo dạy đời, chửi luôn lại khán giả, lại được o bế và chiếm nhiều không gian trên truyền thông đến thế. Và câu trả lời là: một phần lớn do sự lười biếng của báo chí chúng ta! Tạm thời, ở đây, tôi chỉ nói khu biệt trong giới ký giả viết về văn nghệ – giải trí, và trừ những nhà báo xuất sắc ra.

 

Lấy ví dụ, search google các bài báo về chủ đề “𝐇𝐨à𝐢 𝐋𝐢𝐧𝐡 𝐱â𝐲 𝐧𝐡à 𝐭𝐡𝐭𝐡ơ𝐧 𝟏𝟎𝟎 𝐭ỷ”. Đã có nhà báo nào đi sâu vào viết xem, vậy cái gọi là “nhà thờ tổ” đó là thờ cụ thể ông tổ nào không? Tổ thì phải là tổ nào chứ không thì sẽ là “tầm tổ, tầm tiên”. Nó nằm ở tích nào hay dính dáng gì đến lịch sử sân khấu nghệ thuật không?!

 

Tôi đồ rằng, ngay cả người đứng ra xây cái nhà thờ đó còn chả hiểu gì về thứ ổng hô hào. Khám phá được bức tranh phía sau đó, bạn sẽ có được vài chỉ dấu về động cơ thực sự của người xây cái gọi là “nhà thờ tổ” đó là để làm gì?!

 

Vậy nhưng, tiếc là chả thấy gì ngoài các bài khen hoành tráng, khen nghệ sĩ “sống đạm bạc” này nọ, (còn đạm bạc thật hay không, thì không nên hỏi các vị thợ viết lười biếng, he he!)

 

Trên truyền thông, các bài viết của các bạn phóng viên mảng văn nghệ – giải trí và toà soạn của họ đang đi theo 2 xu hướng khá lười biếng sau:

 

(1) Khen bọn nghệ sĩ nhố nhăng lên mây. Cho thông tin gì, phang lên mặt báo thông tin đó. Không một lời tự vấn, không một chút suy tư phản biện lại. Khen được là cứ khen. Như một con bê, người ta đút cho gì thì nhai cái đó vậy.

 

(2) Một chiều hướng khác, là thích xăm xoi vào đời tư tào lao của đám nghệ sĩ đó: giàu như thế nào, ở nhà gì, đi xe gì, cặp với ai, chuyện gia đình, tình yêu tình báo… Hoặc là đăng chuyện cãi lộn, chửi nhau của bọn nghệ sĩ nhố nhăng này. Sorry phải nói mấy thứ làm báo kiểu này rẻ tiền và không nền báo chí nào trên hành tinh này xem là làm báo có đẳng cấp cả.

 

Hạn hữu lắm, mới thấy vài bài toát lên chút tư tưởng, hay đọng lại những quan điểm nhân sinh đáng đọc, đáng nghĩ… kiểu “gây ám ảnh” cho người đọc.

 

Nực cười hơn, vài bạn làm “phóng viên văn nghệ”, tự khi nào bị nhiễm thói… nghệ sĩ. Và sống với ảo ảnh mình cũng là nghệ sĩ. Nhiều bạn học đòi thói đa sầu đa cảm, nuông chiều cảm xúc xem mình là bố đời, như là ta đây cứu cả thế nhân vậy. Hùa theo đám nghệ sĩ để xem mình ở trên tất cả mà quên đi vai trò là công sứ của sự thật – một NHÀ BÁO. Nửa mùa đến thế là cùng! Tôi tiếp xúc đủ loại nhà báo Đông – Tây, không có kiểu nào nửa mùa như thế cả!

 

Xin nhớ cho, 𝐜á𝐜 𝐛𝐧 đ𝐚𝐧𝐠 𝐥à𝐦 𝐭𝐡𝐢ê𝐧 𝐜𝐡𝐜 𝐜𝐚 𝐍𝐇À 𝐁Á𝐎, 𝐜𝐚 𝐊Ý 𝐆𝐈Ả. Mà nhà báo – ký giả văn nghệ, anh là ai? Là người thay mặt bạn đọc, là công sứ của sự thật, truyền tải nội dung để bán (trực tiếp hay gián tiếp) cho bạn đọc. Lên tầm nữa, thì hãy trở thành những người hiểu biết sâu về một lĩnh vực hẹp để cung cấp các góc nhìn và kiến thức về lĩnh vực đó cho bạn đọc hiểu – thứ đó chính là giá trị gia tăng mà toà soạn của bạn có thể trao cho bạn đọc khi họ đọc tờ báo của bạn.

 

Mà để làm được vậy, phải dụng công sử dụng tư duy lý tính, thay vì nhét mấy thứ cảm tính vào! Mà để có tư duy lý tính thì phải nâng cấp phông nền tri thức – văn hoá (không cần bằng cấp), lý tưởng nghề nghiệp. Còn nếu thấy không muốn nâng cấp, thì “lượn đi cho nước nó trong”, kiếm nghề khác – cho làng báo đỡ mang tiếng.

 

Giờ đây, bạn mở tivi ra là toàn những chương trình giải trí nhảm nhí, nhăng cuội và tào lao. Lên mặt báo toàn xem chuyện khoe của, cãi lộn của bọn nghệ sĩ nửa mùa, văn hoá văn nghệ còi cọc làm sao. Cứ chiều chuộng nhu cầu thẩm mỹ dạng thấp này, thì bạn đọc và con cháu chúng ta sẽ học hỏi được gì?

 

Các idols của giới trẻ toàn khoe của, bảo sao xã hội dị dạng chạy theo đồng tiền, người trẻ không thấy gì khác ngoài lấy tiền ra làm chuẩn. Mà cuộc sống thực, thành công của đời người đâu chỉ đánh giá bởi kim cương hột xoàn, nhà to như của thằng Đờm, và không phải bằng số trầm hương mà nghệ sĩ hài sở hữu… Nó khác lắm, và văn minh hơn nhiều, thưa đám phóng viên nghệ thuật lười biếng!

 

Trách những người anh em phóng viên lười biếng 1, thì trách toà soạn của anh em 10.

 

Để kết thúc tút dài này, xin bằng một câu hỏi: Bạn có biết vì sao streamer Nguyễn Phương Hằng đạt kỷ lục mà không một nhà báo hay toà soạn nào có thể đạt được không? Tự vận động não chút nhé, để thấy sự cáo chung của cách làm báo mỹ ký.

 

107 BÌNH LUẬN

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats