Wednesday, 26 May 2021

LÀM SAO PHẢI HỌC THẬT, VÀ THẬT LÀM SAO ĐƯỢC? (Hoàng Tuấn Công)

 



LÀM SAO PHẢI HỌC THẬT, VÀ THẬT LÀM SAO ĐƯỢC?  

Hoàng Tuấn Công 

07:09  26/05/2021   

https://www.facebook.com/TuancongThuphong/posts/3015359342028098

 

-  GS. TS. Nguyễn Đức Tồn là người đạo văn xuyên thế kỷ.

 

Khi bạn đọc nhập mấy từ khoá "Nguyễn Đức Tồn đạo văn", Google sẽ cho chừng 11,300,000 kết quả, với sự xuất hiện của hàng trăm bài báo trên hầu như tất cả các tờ báo lớn ở Việt Nam. Sau đây là một ví dụ:

http://baophunuthudo.vn/.../vi-sao-dao-van-ma-van-duoc.../

 

PGS. TS. Hoàng Dũng - Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ học-ĐH SPTPHCM (Dũng Hoàng ) từng công bố một thống kê cho thấy GS. Tồn đạo văn tới...33 lần!

https://nghiepdoangiaochuc.org/.../thong-ke-thanh-tich.../

 

- Chuyện giấy trắng mực đen, nên không khó chứng minh ai đạo văn của ai. Ấy vậy mà vụ đạo văn của ông Tồn kéo dài từ cuối thế kỷ 20 cho đến gần nửa đầu thế kỷ 21, với sự vào cuộc rầm rộ của hàng chục cơ quan báo chí và sự phẫn nộ của công luận, ông Tồn vẫn là GS. TS. Nguyễn Đức Tồn!

 

Xin lấy vài ví dụ nhỏ:

 

- Những người có trách nhiệm xử lý đã biến vụ đạo văn có một không hai trong lịch sử này thành một vụ tranh chấp bản quyền.

 

Nhưng khổ nỗi, thầy Tồn toàn đạo văn của học trò rồi bị người ta phát hiện, chứ trò có lên tiếng tranh chấp gì với thầy đâu?

 

- Bị truy dữ quá, thầy Tồn đã hợp lý hoá việc đạo văn bằng cách đi xin giấy xác nhận của trò với nội dung đồng ý cho thầy toàn quyền sử dụng bài viết của trò (ví như các trò Huỳnh Thanh Trà, trò Nguyễn Thị Thanh Hà; Xem ảnh 2 và 3). Nếu trích dẫn rõ ràng thì đâu cần phải xin giấy xác nhận?

 

- Riêng trường hợp trò Nguyễn Thị Thuý Khanh, thì bà không viết giấy xác nhận. Bởi một mặt thầy Tồn đã sao chép tới 82 trang (chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy), trong tổng số 96 trang luận án của trò (được công bố 6 năm trước khi cuốn sách của ông Nguyễn Đức Tồn xuất bản), mặt khác thầy Tồn lại tuyên bố chỉ có trò chép của thầy, chứ thầy không bao giờ chép của trò!

https://vietnamnet.vn/.../tien-si-len-tieng-viec-giao-su...

 

- Trò Nguyễn Thị Thuý Khanh không viết giấy xác nhận, nhưng cũng không khởi kiện thầy Tồn. Mà không khởi kiện, thì Cục bản quyền không có lý do gì để đứng ra phân xử cái gọi là "tranh chấp bản quyền" như ông Bộ trưởng Bộ giáo dục lúc bấy giờ là GS. TS. Phùng Xuân Nhạ kết luận.  

 

Liệu quyết tâm và trăn trở của tân Thủ tướng cũng như tân Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về chuyện "Học thật, thi thật, nhân tài thật" có thành hiện thực, khi kẻ "học giả, thi giả, nhân tài giả" vẫn được phong giáo sư và thoát tội đạo văn một cách ngoạn mục như vậy? Hy vọng, vụ đạo văn xuyên thế kỷ này sẽ được ngài tân Bộ trưởng lật lại và xử lý thoả đáng, thể hiện sự quyết tâm "học thật, thi thật, nhân tài thật".

 

P/S:

Ảnh 1: Bài viết đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ với tên tác giả duy nhất là Nguyễn Thị Thanh Hà, nhưng sau đó bị ông Tồn vừa ăn cướp vừa ăn cắp, đem vào in trong sách “Những vấn đề dạy và học trong nhà trường, Phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở”, (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 5/2001), đẩy tên cô học trò xuống thành người "cộng tác".

 

Ảnh 2: Khi bị lộ, thầy Tồn xin trò Nguyễn Thị Thanh Hà viết cho cái giấy "xác nhận" thầy là "đồng tác giả với tôi", để thầy thoát tội đạo văn, và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sau đó đã gọi vụ đạo văn này là "tranh chấp bản quyền"!

 

Ảnh 3: Xác nhận của trò Huỳnh Thanh Trà, để hợp lý hoá một vụ thầy Tồn đạo văn của trò, tương tự như với Nguyễn Thị Thanh Hà.

 

Sau khi chính thức rời Viện Ngôn ngữ, ông Tồn tập hợp lực lượng và bắt đầu phản công dữ dội và doạ khởi kiện những người (trong đó có PGS. TS. Hoàng Dũng) từng dám "vu khống" cho ông tội "đạo văn". Ông Tồn tác chiến trên không giang mạng dưới cái tên Hang Minh, và được sự trợ thủ đắc lực của một TS. Ngôn ngữ học giả danh có tên Lê Hoàng Giang.

https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/can-xu-ly-nghiem-le...

 

38 BÌNH LUẬN   

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats