Sunday, 16 May 2021

MỘT HỌC THUYẾT RA ĐỜI GẦN 200 NĂM VẪN CHƯA ĐỊNH HÌNH (Thiện Tùng)

 



Một học thuyết ra đời gần 200 năm vẫn chưa định hình

Thiện Tùng

14/05/2021

https://huynhngocchenh.blogspot.com/2021/05/mot-hoc-thuyet-ra-oi-gan-200-nam-van.html

 

Vào những năm 40 của thế kỷ 19, Marx (Mác) và Enghen (Ăng-ghen) sáng lập ra chủ nghĩa Mác gồm 3 môn: Triết học, Chính trị - kinh tế học, Chủ nghĩa Xã hội khoa học. Tính đến nay ( tháng 5/2021), Chủ nghĩa Mác ra đời đã gần 200 năm mà nó chưa định hình. Các đồ đệ của Ông cứ xét tới xét lui, cãi vã nhau vì bất đồng chính kiến, sát phạt nhau lớp chết lớp bị thương mà vẫn không đưa được nó vào cuộc sống.

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjdITrUWLkT2JxDVkwTnoM__0Ykz1ExgKLBqRUTuG7bRzIk5ndBWGJoY2J5sU-eCteCe7dIws5lKghFpQNabDy3_QEUlFcTEtcmea5QsCwrdj6jl9ReEsCrgjkngmGZH2gvmx2CbxTmcy8X/w400-h400/marx.jpg

Karl Marx vào năm 1875 - Ảnh Wikipedia

 

Trong học thuyết, Mác và Ăng-ghen cho rằng Cách mạng vô sản  phải tiến hành qua 2 giai đoạn “Xã hội Chủ nghĩa” (XHCN) và “Cộng sản Chủ nghĩa” (CSCN) – XHCN là bước quá độ lên CNCS. Muốn xây dựng thành công CNXH phải qua con đường phát triển Tư bản Chủ nghĩa (TBCN).

 

Bài viết nầy tôi không nói về nội dung, bản chất chủ thuyết Mác mà chỉ nói về những thế hệ kế tiếp thi nhau “xét lại” Chủ nghĩa Mác theo 2 khuynh hướng xung quanh việc qua hay không qua con đường phát triển TBCN:

 

Thời Lénin (Lê-nin): Khi lên cầm quyền, giai đoạn đầu Ông “xét lại” Chủ nghĩa Mác bằng cách bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN tiến thẳng lên CNXH gặp khó khăn về mọi mặt. Sau đó, Ông lại phải “xét lại” việc bỏ qua con đường phát triển Tư bản của mình, đưa ra  đường lối “kinh tế mới” - thực chất là trở lại con đường phát triển TBCN theo như Mác và Ăng-ghen đề ra.

 

Thời Stalin (Xít-ta-lin): Ngày 27/1/1924 Lê-nin qua đời, Xít-ta-lin lên thay, Ông “xét lại” đương lối “Kinh tế mới” của Lê-nin, cho đó là hữu khuynh. Ông chủ trương tiến thẳng lên CNXH không qua phát triển TBCN. Ai bất tuân, còn “lưu luyến” với đường lối “Kinh tế mới” của Lê-nin thì ông giết sạch, giết hơn 10 triệu người bất đồng chính kiến với ông. Từ đó, thế gian xếp ông vào hàng bạo chúa. 

 

Thời Khrushchev (khơ-rút-sốp): Ngày 5/3/1953 Xít-ta-lin qua đời, ít lâu sau Khơ-rút-sốp lên thay. Ông công kích không tiếc lời đối với bạo chúa Xít-ta-lin. Năm 1960, trong Đại hội lần thứ 22 Đảng CS Liên Xô, có 83 đoàn đại biểu các đảng CS tham dự, trong đó có đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam do Hồ Chí Minh dẫn đầu. Trong đại hội nầy, Khơ-rut-sốp xem như “xét lại” chủ nghĩa Mác Lê-nin, đưa ra chủ trương “Cùng với  CNTB chung sống hòa bình, phát triển kinh tế theo hướng thị trường…” .

 

Trong 83 Đảng tham dự, có đến 81 đảng đồng tình với quan điểm cùa Khơ-rút-sốp – hai đảng chống là đảng CS Trung Quốc và đảng CS Albania (An-ba-ni). Chính từ Đại hội  lần thứ 22 đảng CS LX nầy, với sự kích hoạt của đảng CS Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo, ở Châu Á hình thành trào lưu gọi là chống “Chủ nghĩa Xét lại” – xét lại nhủ nghĩa Mác Lê-nin, do Khơ-rút-sốp khởi xướng.

 

Chống “Xét lại” ở Việt Nam

Có lẽ ở Châu Á, Việt Nam chống “xét lại” mạnh bạo chỉ sau Trung Quốc:

 

Sau 1945, Đảng Lao đông VN đưa ra đường lối “Cách mạng Dân tộc Dân chủ” (DTDC) - Dân tộc là loại ngoại xâm, Dân chủ là thiết lập thể chế chính trị Dân quyền.   Đường lối nầy được áp dụng trên toàn quốc suốt 9 năm chống Pháp. Sau hiệp định Genève 1954, nước VN tạm chia thành 2 miền Bắc-Nam. Miền Bắc “xét lại” (không thi hành) đường lối Cách mạng DTDC, chịu lệ/phụ thuộc vào Liên Xô và Trung Quốc, nhận lớp bước Dân chủ, tiến thẳng lên CNXH.

 

Sau Đại hội lần thứ 22 Đảng CS LX, giới lãnh đạo VN chia thành 2 phe, tạm gọi là phe Hồ Chí Minh… theo chủ nghĩa gọi là “xét lại” của Khơ-rút-sốp; phe Lê Duẩn…theo chống “xét lại” của Mao Trạch Đông. Dầu Hồ Chí Minh là lãnh tụ tối cao của VN, nhưng phe Ông thuộc thiểu số phải chịu lép vế. Bộ Chính trị Đảng LĐVN lấy lý do HCM tuổi cao sức yếu nên tạm nghỉ để tịnh dưỡng sức. Thế là,  từ đầu năm 1967, HCM đi thăm  động Thạch Bàn nơi Nguyễn Trãi ẩn thân, thăm quê hương Khổng Tử bên Trung Quốc. Khi về nước, Ông viết Di chúc rồi qua đời vào 9 giờ ngày 2/9/1969. HCM qua đời coi như yên phận, còn một số không ít người khác theo quan điểm của Ông bị kết tội “Những phần tử xét lại chống Đảng”, số bị cách chức, số bị bắt vào tù không xét xử. Đáng nói, trong số đó có: Ông đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được phân công phụ trách Sanh đẻ có kế hoạch / Ông Ung văn Khiêm cho thôi giữ chức bộ  trưởng Bộ Nội vụ / Hoàng Minh Chính bị cách chức viện trưởng Viện Triết học,  bị khai  trừ Đảng / Trung tướng Trần Độ buộc thôi giữ chức bộ trưởng Bộ Văn hóa &Thông tin, cho nghỉ hưu ..v.v… 

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiC1GCLqbsMPeXsWNErJKkX9yXaQZYeyeKiMehDU3O64d_-OqeceOOaipC-Q0dInzRBI5EnvGC7rq75S5uOIdtW-GiJfN3CnA1BynRQCrjG_gTV1fqRezLb4VRjNTvNSRfzYOZSaIV9UExf/w640-h430/vuthuhien3.jpg

 Ảnh ông Vũ Thư Hiên

 

(Ông Vũ Thư Hiên vừa là nạn nhân vừa là chứng nhân trong  vụ án “xét lại chống Đảng” nầy, Ông  còn sống, đang lưu vong ở hải ngoại)

 

Trong khi miền Bắc xây dựng CNXH, ở miền Nam tiếp tục cuộc “Cách mang Dân tộc Dân chủ”. Năm 1976, sau Đại hội Đảng lần thứ IV, cũng như miền Bắc, Đảng CSVN “xét lại” đường lối “Cách mạng Dân tộc Dân chủ”, tiến hành cải tạo XHCN không qua phát triển Tư bản, kinh tế lụn bại, đời sống  khó khăn, xã hội rối loạn … Nhiều quan chức cấp cao, phần lớn ở miền Nam vốn trực tính, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, một mặt đề nghị Đảng thay đồi đường lối kinh theo hướng kinh tế thị trường (tư nhân, tư bản), mặt khác thầm lặng “xé rào” cho phát triển kinh tế tư bản theo cơ chế  thị trường. Tuy không dùng cụm từ “Xét lại chống Đảng”, nhưng Đảng CSVN trừng phạt hàng trăm quan chức  miền Nam“xé rào” chẳng khác đối xử với quan chức cấp tiến ở miền Bắc cuối thập niên 60 như nói trên.

 

Đáng nói, khi làm Bí thư TP HCM, trong cuộc họp mở rông, ông Nguyễn văn Linh dẫn lời Lê-nin: “Cho tôi một tổ chức, tôi sẽ làm đảo lộn nước Nga”. Thế rồi, tại cuộc họp nầy, Ông chủ trương thành lập “Hội Cựu kháng chiến” (HCKC) để chống “Tiêu cực” – lúc bấy giờ chưa dùng 2 từ “Tham nhũng”. Ông nói: “Muốn có sức mạnh, những người ít nhiều có tham gia kháng chiến, bao gồm cả đương nhiệm và nghỉ hưu, phải tập hợp lại thành tổ chức mới đủ mạnh, mới đủ sức trấn áp nạn tiêu cực đang hoành hành trong xã hội, đưa đất nước chuyển sang giai đoạn mới”.

 

Sau đó không lâu, “Câu lạc bộ (CLB) những người kháng chiến” TP HCM  ra đời, do ông Nguyễn Hộ làm chủ nhiệm, ông Tạ Bá Tòng làm phó chủ nhiệm. Chỉ trong thời gian ngắn, CLB nầy kết nạp hơn 10.000 người ít nhiều có tham gia kháng chiến vào tổ chức, đa số ở TP HCM. Sau khi hình thành ban bệ chuyên sâu, CLB nầy  tổ chức cuộc họp toàn thể ra mắt tại công viên Tao Đàn, có cảnh sát bảo vệ. Sau phần nội dung chính, các chị mặc áo bà ba, khăn rằng, đơn hoặc hợp ca những bài hát ra đời trong kháng chiến. Mục Văn nghệ nầy, chị Hồ thị Bi anh hùng Quân đội và chị Huệ vợ ông Linh hăng hái, sôi nổi nhứt.

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg2XfSBk7cWEgQ2QYi-4gQViC1WVC86WUGxXrmA6JbBNRd7sZTcPOh-Te9hPowo1RldRTrV1euY3bN24fwc3er559kHRocNTzMmF8CIrH0_9TL747SnDUbBOS3trNwHx4OEqvoKOv73gNfC/s16000/mttq.jpg

Ông Cầu MT đề nghị, ông Linh BT chuẩn y, ông Khải CT quyết định.

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgNAPqN3b0tPEE0hxdXQU33HWGl4fMwZ3jGzHRc11KsS3UMdjiKzyQ68pKVaHqoLv0RNMEVA1fC4DXzOm9w6JjK1WU78BZZtF-f-OaqUrQzJMC_OBngzdFeV9TN1pfsnceR21XbShlmbHey/w338-h400/nguyenvanlinh1.jpg

Chân dung Tổng Bí Thư ĐCSVN Nguyễn văn Linh (Mười Cúc)

 

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI họp từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 tại Hà Nội,  được mệnh danh là “Đại hội Đổi mới”. Đại hội nầy “xét lại” kinh tế XHCN “tập trung bao cấp” chuyển sang “kinh tế thị trường . Vì có thiểu số không đồng ý, để dĩ hòa di quý, trong văn kiện cho thòng thêm cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa cho toại lòng nhau. Lẽ ra, Khi thay đổi đường lối kinh tế theo hướng thị trường thì phải “giải oan” cho những người cấp tiến đề xuất  làm kinh tế thị trường trước đó. Nhưng không, Đảng CSVN coi đây là sự “sáng suốt” của mình, mặc cho họ thân bại danh liệt, giống như những người bị kết tội “Xét lại chống Đảng” hồi cuối thập niên 60 ở miền Bắc. 

 

Tại Đại hội VI nầy, ông Nguyễn văn Linh (Mười Cúc) được cử làm Tổng Bí thư Đảng CSVN, quyền hành rộng lớn hơn. Ông thường cùng với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng và thứ trưởng Bộ Công an Cao Đăng Chiếm ”hạ san” xuống các tỉnh, thúc đẩy thành lập “Hội người kháng chiến”“đổi mới báo chí”.

 

Về Hội Cựu kháng chiến (HCKC), được sự khích lệ của 3 ông Linh, Hùng, Chiếm, những tháng năm tiếp theo, các vị tham gia CLB “Những người kháng chiến” TP HCM về địa phương mình vận động thành lập “Hội những người kháng chiến”. Được biết đã có nhiều HCKC ra đời, chẳng hạn như: HCKC ở tỉnh Sông Bé (Bình Long + Phước Long + Thủ Dầu Một) ra đời, do bà Kỳ Hương, đương nhiệm phó Ban Tổ chức Tình ủy, ông Ba Hà, đương nhiệm phó Chủ tịch tỉnh Sông Bé làm Chủ tịch và phó Chủ tịch Hội / HCKC ở tỉnh Cửu Long (Vĩnh Long+Trà Vinh) do ông Nguyễn văn Đông, đương nhiệm trưởng Ban Nội chính Tỉnh làm Chủ tịch Hội / HCKC ở An Giang do ông Tư An, cựu Khu ủy viên Khu ủy Khu Trung Nam bộ thời chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy An giang sau 1975 thời bình làm Chủ tịch Hội..v.v…

 

Về Báo Chí, nhiều tờ Báo và Tập chí xung trận, công khai vạch mặt cá nhân hoặc băng nhóm tiêu cực, khiến cho chúng hoảng loạn, phải chùn bước. Hàng ngày ông Linh còn viết chuyên mục “Những việc cần làm ngay” ký tắt NVL đăng trên nhựt báo Sài Gòn – Giải Phóng xem như ông Linh góp phần chỉ điểm.

 

Trong cuộc họp “Ngày báo chí toàn quốc”, 4 tờ được cuộc họp vinh danh “dẫn dầu về chống tiêu cực”, đó là: Báo Saigon Giải phóng do ông Tô Hòa làm tổng biên tập; Báo Tuổi trẻ do bà Vũ Kim Hạnh làm tổng biên tập; Báo Ấp Bắc Tiền Giang do 2 ông Trần Bửu và Kim Tinh làm tổng và phó tổng biên tập, Tập chí Văn nghệ Sông Hương do ông Nguyên Ngọc làm tổng biên tập.

 

 Niềm vui về kết quả “chống tiêu cực” chưa trọn, cuối thập niên 80, trước hiện tình các Đảng Cộng sản Châu Âu bắt đầu tan rã hàng loạt. Cả thế giới, Đảng CS cầm quyền thật sự chỉ còn ở 4 nước: Trung Quốc, Việt Nam Cuba, Triều Tiên. Có lẽ cảm thấy lạnh lưng, Việt Nam và Trung Quốc tổ chức Hội nghi cấp cao ở Thành Đô, còn gọi là “Mật ước Thành Đô” (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên TQ) vào 2 ngày 3 và 4/9/1990. Không biết lãnh đạo 2 nước mật bàn với nhau những gì, chỉ thấy khi về nước, chính ông Linh chớ không ai khác “xét lại” chủ trương “chống tiêu cực” bằng 2 mũi giáp công (HCKC và Báo Chí) do ông đưa ra như đã nói trên.

 

 Không biết dựa vào đâu, từ thực tế nào, dư đồn luận ầm lên: “Các thế lực thù địch đang chuyển lửa về quê nhà. Chúng lợi dụng triệt để Hội Cưu Kháng chiến và Báo Chí gây chia rẽ nội bộ…”.

 

Từ đó, chuyên mục “những việc cần làm ngay” của tác giả NVL vắng bóng trên báo Sài Gòn, trở thành “những việc cần làm ngơ”.  Nhân cơ hội nầy, bọn “tiêu cực” trong giới cầm quyền lợi d…, ra những đòn thù báo oán kinh thiên động địa, những ai nhiệt tình chống “tiêu cực” ở những HCKH và ở các Báo Chí không chết cũng bị thương trước sự “làm ngơ” của ông Linh.

 

- Hội cựu Kháng chiến có nhiều người bị trừng phạt, nổi bật là ông Nguyễn Hộ và Tạ Bá Tòng. Riêng ở tỉnh Tiền Giang, có 57 cán bộ trung cao cấp, chỉ mới ký  đơn xin lập HCKC,  đều bị xử lý kỷ luật, nhẹ nhứt là khiển trách, cách chức cho thôi việc; nặng nhứt là khai trừ Đảng –  găng đến mức“sống không dung, chết không tha”: Còn sống bị hạ uy tín đến tận bùn đen, chết cấm tập thể, nhứt là cơ quan phúng viếng.

 

- Báo Chí trước đây nhiệt tình chống “tiêu cực” bao nhiêu nay chịu đòn tương xứng bấy nhiêu: Ông Tô Hòa, tổng biên tập báo Sài Gòn bị cách chức, cho nghỉ hưu / Bà Kim Hạnh, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ bị cách chức, chuyển công tác khác / Ông Trần Bửu và Kim Tinh, tổng và phó tổng biên tập báo Ấp Bắc bị khiển trách, cho thôi giữ chức, chuyển công tác khác / Ông Nguyên Ngọc, tổng biên tập Tập san Văn nghệ Sông Hương không rõ có bị kỷ luật gì không, chỉ biết tờ Sông Hương nầy bị đình bản.

 

                                                               *

“Xét lại” là xem lại những sự việc vốn có chưa hoàn thiện để uốn nắn, sửa chữa, bổ sung hay hủy bỏ, đó là hành động Cách mạng cần được khuyến khích. “Chống xét lại” là bảo thủ không chịu sửa sai. Thử xét xem coi có trớ trêu không:

 

-  Tại sao những người có quyền hành “xét lại” việc gì đó, dầu việc “xét lại’ ấy có sai, gây tai họa cho đất nước, cho dân tộc nghiêm trọng đến đâu  cũng không ai được quyền truy cứu. Ngược lại, những người không có quyền hành, dù chỉ đề nghi “xét lại” sự việc gì đó dầu cho nó ích nước, lợi dân đến đâu cũng bị xem là có tội ?.

 

- Tại sao những người tán đồng vụ  Khơ-rút-sốp chủ trương:“Cùng với  CNTB chung sống hòa bình, phát triển kinh tế theo hướng thị trường…” hồi cuối thập niên 60 ở miển Bắc hay vụ “Đề nghị  Đảng  thay đồi đường lối  kinh tế theo hướng thị trường” ở miền Nam sau 1975 đều bị Đảng kết tội là “Xét lại chống Đảng”. Rồi sau đó, từ Đại hội VI năm 1986 đến nay, Đảng CSVN lại “Cùng với CNTB chung sống hòa bình và cùng thực hiện kinh tế thị trường”, vậy có phải Đảng CSVN “xét lại” Chủ nghĩa Mác-Lê không?. Nếu phải thì… 

 

- Tại sao cho đến nay, Đảng CSVN chưa có lời xin/nhận lỗi đối với những người bị Đảng kết tội “Xét lại chống Đảng”. Dầu đã muộn, nhưng có hơn không, để cho những người  bị án oan, nếu còn sống vơi bớt khổ đau khi tuổi  về chiều, và nếu đã chết hương hồn cũng được thoải mái hơn “chín suối”?.

 

Nếu Đảng CSVN cứ tiếp tục tự mãn, tự tôn, tự xướng… trong nỗi đau cho      bản thân, gia đình những nạn nhân bị án oan thì nỗi buồn sẽ kéo dài vô tận?! . Đã đến lúc, Đảng CSVN cần “xét lại” bản thân mình để tiếp tục đồng hành cùng với Dân tộc.

 

Những gì tôi vừa viết ra không ngoài sự thật, nó là những tư liệu lịch sử chớ không phải lệch sử.  -/-

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats