Trung
Quốc là kẻ thù tệ hại nhất của chính họ
Minxin Pei (*) - Nikkei Asia
Thụy Mân, chuyển ngữ
02/05/2021
https://baotiengdan.com/2021/05/02/trung-quoc-la-ke-thu-toi-te-nhat-cua-chinh-ho/
Lời
người dịch: Trung Quốc có lẽ đã để lộ giấc mộng bá chủ hơi sớm
trước khi có đủ những giá trị căn bản để lao vào cuộc chơi. Bài viết dưới đây
nêu ra những yếu tố nội tại, đến chính từ bên trong làm cho Trung Quốc đã trở
thành kẻ thù của chính mình.
***
Khả năng rất cao rằng,
sự ngạo mạn sẽ đẩy Bắc Kinh đến chỗ điên rồ.
Nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden có thể chỉ mới
hơn 100 ngày, nhưng tại thời điểm này, hy vọng băng giá giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ
tan, dường như đã biến mất ở Washington và Bắc Kinh.
Về bản chất, chính sách về Trung Quốc của
chính quyền Biden khác với chính sách của người tiền nhiệm. Chính quyền của
Biden coi Trung Quốc là đối thủ chính trị nguy hiểm nhất của Mỹ. Không cần phải
nói, Bắc Kinh cũng cảm thấy cùng một mối đe dọa.
Rất ít nhà lãnh đạo Trung Quốc phủ nhận rằng Mỹ
là mối đe dọa hiện hữu đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng như tham vọng
trở thành một cường quốc toàn cầu của họ. Câu hỏi duy nhất là làm thế nào để đặt
một nền tảng bên dưới mối quan hệ song phương ngày càng thù địch và tránh va chạm
trực tiếp về quân sự.
Trong cuộc đối đầu chiến lược chưa có hồi kết
với Mỹ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn sẽ rút ra những bài học từ thời kỳ
Chiến tranh Lạnh, cũng như các đối thủ của họ ở Washington.
Sẽ không lâu để cả hai bên đánh giá sít sao đối
thủ. Trung Quốc sẽ được khích lệ – và không sai – khi thấy rằng họ có một loạt
các thế mạnh mà Liên Xô ngày xưa đã không có được. Về mặt kinh tế, Trung Quốc
có một hệ thống kinh tế hỗn hợp hiệu quả hơn nhiều so với nền kinh tế chỉ huy của
Liên Xô. Vị trí trung tâm của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu, vừa là nhà
cung cấp hàng hóa sản xuất lớn nhất vừa là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai – 2
nghìn tỷ USD vào năm 2020 – khiến Mỹ vô cùng khó khăn để có thể kềm chế hoàn
toàn nền kinh tế.
Xét về cán cân quyền lực tương đối, bất chấp sự
yếu kém đáng kể của Trung Quốc về công nghệ trong một số lĩnh vực quan trọng,
không thể phủ nhận sức mạnh về định lượng của nó. Tính theo sức mua tương
đương, nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn Mỹ. Tính theo đồng đôla, nó hiện gần bằng
75% của Mỹ, trong khi vào thời kỳ đỉnh cao nhất của Liên Xô, nền kinh tế Liên
Xô chỉ bằng 50% của Mỹ.
Quan trọng hơn, vì Trung Quốc vẫn có động lực
tăng trưởng mạnh hơn Mỹ, nên nhiều khả năng nền kinh tế của nước này sẽ tiếp tục
phát triển mạnh mẽ và vượt qua nền kinh tế Mỹ tính theo đồng đôla trong vòng 10
năm nữa. Nếu Liên Xô trước đây đã bị phá sản bởi một cuộc chạy đua vũ trang
không có khả năng chi trả với Mỹ, thì một chiến lược tương tự để làm Trung Quốc
yếu đi có thể mất nhiều thời gian hơn – nếu thực sự hiệu quả được như vậy – vì
Trung Quốc có nhiều nguồn lực hơn để tiếp tục cuộc chơi.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có lẽ sẽ cảm thấy
vui mừng hơn nữa bởi tình hình chính trị thay đổi lớn từ cuối những năm 1940 đến
ngày nay. Vào cuối Thế chiến thứ hai, việc xây dựng một liên minh lớn để chống
Liên Xô dễ dàng hơn vì Moscow đã là một mối đe dọa có thật đối với các nước
láng giềng và nó đã tích cực thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.
Ngày nay, mối đe dọa do Trung Quốc gây ra có vẻ mơ hồ hơn.
Chắc chắn, nhiều nước dân chủ rất lo ngại về sự
phát triển của một quần thể độc tài, nhưng các nước đang phát triển dường như
cũng dễ dàng chấp nhận một đối thủ cạnh tranh với quyền bá chủ của Hoa Kỳ.
Trong khi Trung Quốc gây ra mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của một số nước
láng giềng, đặc biệt là Nhật Bản, Ấn Độ và Đài Loan – mà Bắc Kinh coi là một phần
lãnh thổ của mình – thì các quốc gia lớn khác không thấy được như vậy: một số
các nước đó thậm chí có thể coi cuộc chiến Washington chống lại Trung Quốc chẳng
qua là một nỗ lực nhằm duy trì vị thế bá chủ của Mỹ, và do đó sẽ miễn cưỡng
trong việc chọn đứng về phe nào.
Những yếu tố nghiêm trọng này sẽ khiến Mỹ khó
sử dụng lối chơi Chiến tranh Lạnh cũ để kềm chế Trung Quốc, nhưng trớ trêu
thay, những hoàn cảnh thuận lợi như vậy có thể mang lại cho Bắc Kinh cảm giác
cường điệu về sức mạnh nó thật sự có, với những hậu quả tai hại có thể xảy ra.
Đặc biệt, niềm tin của Bắc Kinh cho rằng rất ít quốc gia có thể tách khỏi nền
kinh tế Trung Quốc có thể dẫn đến các hành động gây hấn khiến các bên trung lập
rơi về phía Mỹ.
Ví dụ, hành động gây hấn gần đây nhất của
Trung Quốc ở Biển Đông – tập trung các tàu đánh cá xung quanh một bãi đá ngầm
mà Philippines tuyên bố chủ quyền – đã khiến Manila tức giận. Nếu hành vi gây hấn
của Trung Quốc tiếp tục, sẽ tạo ra một sơ hở chiến lược: sự quay lại của Hải
quân Mỹ ở Vịnh Subic sẽ là một thế cờ lật ngược và là một thất bại của chính
Trung Quốc.
Tương tự, lập trường cứng rắn của Trung Quốc về
nhân quyền đã khiến cho tính trung lập chiến lược của EU ngày càng trở nên
không thể đạt được. Tháng trước, Brussels đã trừng phạt một số ít quan chức
Trung Quốc vì vai trò của họ trong việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Thay vì một phản ứng im lặng, Bắc Kinh áp đặt các biện pháp đáp trả khiến hiệp
ước đầu tư được đánh giá cao của Trung Quốc với EU gặp nguy hiểm.
Sự tự tin thái quá của Trung Quốc thậm chí có
thể hủy hoại những cải cách rất cần thiết ở ngay trong nước. Trên lý thuyết, Bắc
Kinh vừa đưa ra một kế hoạch 5 năm rất chi tiết để định hướng lại nền kinh tế của
mình và để đạt được khả năng tự cung cấp công nghệ. Nhưng thành công của nó còn
lâu mới chắc chắn.
Những cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là những cải
cách đòi hỏi giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp do nhà nước đứng đầu – vốn
dĩ đòi hỏi phải giảm bớt sự kiểm soát của đảng – sẽ thách thức niềm tin cốt lõi
của Tập Cận Bình vào chủ nghĩa tư bản nhà nước và quyền tối cao của đảng. Nếu
ông ta cảm thấy rằng Trung Quốc đủ mạnh để không tiến hành những cải cách như vậy,
thì điều ấy sẽ khó xảy ra. Hậu quả là Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng trì
trệ, giống như Liên Xô đã lâm vào, bắt đầu từ giữa những năm 1970.
Sự ngạo mạn sẽ làm cho Bắc Kinh phạm một loạt
sai lầm chiến lược là một khả năng có thật rất cao. Quyết định của nó, được
đánh dấu bởi sự tập trung quá mức quyền lực, sự thiếu thông tin bất đồng và
trái ngược, là mảnh đất màu mỡ cho những mơ ước hão huyền và những giả định sai
lầm.
_____
(*) Ghi chú của người dịch: Minxin Pei
là giáo sư ngành Chính quyền học tại trường Claremont McKenna College và là
thành viên cao cấp của Marshall Fund của Hoa Kỳ ở Đức.
No comments:
Post a Comment