Trả lời bài viết trên Luật Khoa Tạp Chí
23/05/21
https://thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/21557-tr-l-i-bai-vi-t-tren-lu-t-khoa-t-p-chi
Trả lời cho bài viết
trên Luật Khoa Tạp Chí : “Tẩy
chay bầu cử lúc này không có ích gì “.
Tuần qua Tập Hợp Dân chủ Đa Nguyên có
bày tỏ thái độ trước việc chính quyền Việt Nam tiếp tục xúc phạm đến nhận thức
và giá trị cơ bản của bầu cử và kêu gọi mọi người bày tỏ thái độ của mình bằng
cách gạch chéo phiếu bầu hay gạch tên ứng cử viên. Có thể gọi đó là tẩy chay bầu
cử, hay đơn giản là bày tỏ thái độ trước hài kịch đảng cử dân bầu. Hơn thế, họ
đã sắp xếp nhân sự như chức danh chủ tịch quốc hội, thủ tướng, chủ tịch nước
đáng lẽ phải do quốc hội sắp được bầu, bầu ra. Thái độ này được sự đồng tình
cũng như phản đối trong đó có ý kiến của của tác giả Y Chan trên Luật
Khoa Tạp Chí.
https://live.staticflickr.com/65535/51198459818_5985f5c656.jpg
Tham gia vào một Quốc
hội mà ta biết trước nó chỉ là tay sai của Đảng là ta tự phủ định vai trò công
dân của chính mình.
Với tinh thần trọng thị, chúng tôi đã đọc tham
khảo ý kiến của Y Chan trên Luật Khoa Tạp Chí.
Tựa của bài "Tẩy chay bầu cử lúc này
không có ích gì. Bạn có thể làm nhiều hơn thế" rất hấp dẫn, có thể hiểu
đơn giản là bạn đừng làm điều vô bổ, hãy làm theo hướng dẫn của tôi. Và dưới
đây là 3 hướng dẫn.
1. Tác giả so sánh việc đi bầu có ích hay
không với các hoạt động từ thiện là việc nhầm lẫn, và đánh tráo khái niệm.
So như vậy thì khác gì hỏi quả cam và quả quít
quả nào ngon hơn. Lấy gì đảm bảo là tẩy chay bầu cử và đi làm từ thiện, cái nào
Đảng cộng sản quan tâm hơn hay có tác dụng tới dân chủ hay không. Chúng ta đều
không thể biết.
Vậy thì hãy làm điều mà ta biết, và biết điều
ta có thể làm. Điều ta biết là ta đã tẩy chay cuộc bầu cử này (không đi bầu hay
gạch chéo) và điều ta có thể làm tiếp là bày tỏ ý kiến trên mọi phương tiện có
thể, mà vẫn giữ được an toàn cho bản thân.
Từ đó mới nảy ra tư duy tiếp là viết cái gì,
bày tỏ ý kiến thế nào để Đảng cộng sản phải quan tâm. Đó là mầm mống của phương
pháp đấu tranh chính trị.
Việc lập quỹ ủng hộ tù nhân lương tâm thuộc về
xã hội dân sự, và chúng tôi hiển nhiên ủng hộ. Chúng tôi cũng tham gia bằng
hành động tương tự, như một nghĩa cử với những người anh em dân chủ. Nhưng đó
là điều không cần thiết phải nói ra.
2. Việc kêu gọi ủng hộ ứng viên Đại biểu quốc
hội độc lập là sai căn bản về tư duy sống. Khi tham gia vào một tổ chức, ta cần
biết vai trò của mình ở đó là gì, có ý nghĩa thực tế không. Bằng không, hoặc ta
bị lợi dụng làm bình phong, hoặc bị lôi kéo vào bên trong để triệt tiêu vai trò
và tiếng nói của ta. Cả hai trường hợp đều tai hại.
Về mặt cá nhân, ủng hộ tinh thần dấn thân của ứng
cử viên Lương Thế Huy là điều chấp nhận được.
Về mặt đấu tranh chính trị, ủng hộ Huy tức là ủng
hộ phương pháp đấu tranh lâm vào ngõ cụt.
Mà đấu tranh chính trị không bao giờ là đấu
tranh phi tổ chức. Đảng cộng sản biết điều đó, và luôn tạo ra liên kết chặt chẽ,
chế độ cộng sản chỉ phi nghĩa thôi !
Khi ta cùng một rọ với nó, ta chẳng thể phê
phán nó, trong khi quốc hội có chức năng xây dựng luật, và giám sát chính phủ.
Giám sát và phê phán kiểu gì, khi ta không còn quyền với lựa chọn đứng chung.
Quan sát hoạt động của quốc hội, một đại biểu quốc hội được cho phép phát biểu
trong bao lâu, và khi phát biểu rồi vấn đề có được giải quyết gì không ?
Tham gia vào một Quốc hội mà ta biết trước đó
chỉ là tay sai của đảng là ta tự phủ định vai trò công dân của chính mình. Và
cũng phủ định luôn phương pháp đấu tranh chính trị !
https://live.staticflickr.com/65535/51198253676_71a1414ebb.jpg
Thế nào là một cử tri thông thái khi mà Quốc hội chỉ
là một công cụ của Đảng cộng sản ?
3. Năm (5) gợi ý một cử tri thông thái
Phần này được trình bày hết sức chuyên nghiệp
và hấp dẫn. Nhưng nội dung thì sao ?
Thú thực tôi không hiểu chữ Một đóng vai trò
gì ? Lời khuyên này chỉ dành cho 1 người ? Trong 5 điều có 2 điều trực tiếp
liên quan đến bầu cử còn 3 điều còn lại nó là điều phổ biến ném vào đâu cũng
đúng. Nhưng duy chỉ có điều 1 là dành cho cử tri còn điều 2 lại dành cho người ứng
cử, một đối tượng khác không phải là cử tri.
Tôi sẽ không đi tiếp vào sự rối rắm chi tiết để
đi đến 2 chỉ dẫn chi tiết tác giả cho là ý nghĩa và có tác dụng hơn nhiều :
A. "Bạn có thể gạch bỏ tất cả ứng viên nếu
không thấy ai xứng đáng để mình chọn, hoặc làm thêm động tác ghi tên những người
bạn muốn đại diện cho mình". Đây cũng chính là sự kêu gọi của chúng tôi. Sự
khác biệt ghi thêm tên không đem lại yếu tố tích cực nào, ghi hay không ghi đều
không thay đổi kết quả nhưng nó tạo ra sự nguy hiểm không cần thiết.
B. "Ghi tên những người tự ứng cử đã bị
chính quyền bắt giữ trước đó sẽ là một hành động phản kháng có ý nghĩa hơn nhiều
so với chuyện chỉ gạch hết những cái tên có sẵn". Lời khuyên này cho thấy
tác giả không nhìn thấy tư cách bù nhìn, nghị gật của các Đại biểu quốc hội, là
công cụ của quốc hội Việt Nam.
Tác giả cho rằng "Tẩy chay bầu cử lúc này
không có ích gì". Có thể hiểu là tác giả khuyên mọi người không nên tẩy
chay ? Vậy phải hành động thế nào đây tác giả ? Việc gạch chéo phiếu bầu theo
tác giả, đó là tẩy chay hay không tẩy chay ?
Thực ra chúng tôi không quan trọng việc gạch
chéo theo quan điểm của tác giả là gì. Chúng tôi cũng không hướng đến việc có
thể vô hiệu hóa bầu cử.
Chúng tôi không khuyên mọi người liều lĩnh chống
lại cái ác khi chưa có thể. Cũng không thể khuyên cử tri vẫn tin vào chế độ gạch
chéo phiếu bầu hay gạch tên ứng cử viên.
Chúng tôi chỉ khuyên những người đã trải qua tất
cả các hướng dẫn nhận thức được rằng họ bị bắt buộc đóng vai hề cho vở tuồng vô
nghĩa của chính quyền, thể hiện thái độ của mình một cách khiêm tốn.
Chính quyền không thể đàn áp một người chỉ vì
người đó không thấy ai trong danh sách có thể đại diện cho mình. Can đảm để có
một thái độ, đối với chúng tôi đã là một bước tiến quan trọng cho tiến trình
dân chủ hóa đất nước.
Đỗ Xuân Cang
Praha, 23/5/2021
No comments:
Post a Comment