Tòa Pháp bác đơn kiện vụ
chất Da cam từ thời Chiến tranh VN
BBC
Tiếng Việt
10 tháng 5 năm 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-57056381
Một tòa án ở Pháp hôm thứ Hai bác vụ kiện của
một phụ nữ Pháp gốc Việt đối với 14 công ty hóa chất đa quốc gia, trong đó có
Monsanto và Dow Chemical.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1D78/production/_118444570_gettyimages-1062093230.jpg
Quân đội Mỹ đã rải
76 triệu lít Chất Da cam trong thời gian từ 1962 đến 1971 của Cuộc chiến
Việt Nam
Bà Trần Tố Nga, năm nay 79 tuổi, hồi năm 2015 đệ đơn kiện về việc các công ty đã cung cấp cho quân
đội Hoa Kỳ Chất Da cam để sử dụng trong Cuộc chiến Việt Nam.
Kênh France24 đưa tin hôm 10/05 rằng tòa ở
Evry, ngoại ô Paris nói họ không có quyền tài phán đối với một vụ việc liên
quan tới các hoạt động thời chiến của chính phủ Hoa Kỳ.
'Sách của tôi giúp hiểu
đúng hơn về dioxin'
VN
đánh dấu 50 năm 'thảm họa da cam'
Đà Nẵng và các bước ngoặt
chiến lược của Mỹ
Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, bà Nga nói bà
là nạn nhân của Chất Da cam, và cáo buộc các hãng hóa chất đã gây tổn hại cho
bà và những người khác qua việc bán Chất Da cam cho chính phủ Mỹ.
Theo báo Thanh Niên, bà từng tham gia lực lượng
Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, và bị phơi nhiễm với Chất Da cam do quân
đội Mỹ thả xuống căn cứ Củ Chi hồi năm 1996.
76 triệu lít hóa chất đã được quân đội Mỹ sử
dụng để khai quang ở trong thời gian từ 1962 đến 1971, đặc biệt là ở các chiến
trường ác liệt giữa phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa với lực lượng vũ trang
VNDCCH từ miền Bắc xâm nhập vào.
Các nhóm vận động ước tính có bốn triệu người
ở Việt Nam, Lào và Campuchia bị phơi nhiễm với Chất Da cam.
Việt Nam nói di chứng để lại là có 150 ngàn
trẻ em bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ra đời, bên cạnh việc nhiều người trưởng
thành bị phát sinh bệnh tật.
Bà Trần Tố Nga nói bà bị bệnh tiểu đường tuýp
2 và bị chứng dị ứng hiếm gặp với insulin, mà bà nói là do hậu quả của việc
bà bị phơi nhiễm với Chất Da cam.
Bà cũng nói bà bị bệnh lao hai lần, bên cạnh việc
bị ung thư, còn một trong những người con gái của bà qua đời do bị dị tật ở
tim.
VIDEO : Xử lý nhiễm
độc chất da cam ở Đà Nẵng
Tranh cãi nhiều
năm
Việc kiện tụng liên quan tới việc sử dụng
hóa chất trong chiến tranh đã từng xảy ra, nhưng kết quả các vụ kiện khác nhau
là khác nhau.
Cho đến nay, mới chỉ có các cựu binh từ Mỹ, Úc
và Hàn Quốc được bồi thường cho việc họ phải chịu hậu quả do phơi nhiễm hóa
chất độc hại trong chiến tranh.
Trong vụ kiện của bà Trần Tố Nga, luật sư
bên nguyên nói các công ty hóa chất lẽ ra đã phải từ chối cung cấp Chất Da cam
cho quân đội Mỹ, còn các bị đơn nói họ không thể bị buộc phải chịu trách
nhiệm về việc quân đội Mỹ đã sử dụng sản phẩm của các hãng hóa chất như thế
nào.
Tòa ở Evry, ngoại ô Paris, nay nói tòa này
không có quyền tài phán đối với một vụ việc liên quan tới hành động thời chiến
của chính phủ Hoa Kỳ.
Trong phán quyết bãi bỏ vụ kiện, tòa chấp
nhận lập luận của các công ty hóa chất, theo đó nói họ hành động "theo
đơn đặt hàng" của chính phủ Mỹ.
Bà Trần Tố Nga nói bà sẽ kháng cáo, theo hãng
tin Reuters.
Trước đó, hồi năm 2004, tòa án tại New York
City, Hoa Kỳ đã xử một vụ kiện tương tự, với nguyên đơn là Hội Nạn nhân Chất
độc Da cam/Dioxin Việt Nam cùng ba người đại diện cho các nạn nhân Chất Da cam
Việt Nam là Phan Thị Phi Phi, Nguyễn Văn Quý và Dương Quỳnh Hoa, với bị đơn là
37 công ty hóa chất Mỹ.
Sau nhiều năm, qua hai cấp xét xử sơ thẩm và
phúc thẩm, đơn của bên nguyên bị bác, mà một trong những lý do tòa ở New York
đưa ra là các công ty hóa chất chỉ hoạt động theo đơn đặt hàng của chính phủ
Mỹ, trong lúc chính phủ Mỹ được hưởng quyền miễn tố.
Dự án tẩy dioxin ở sân bay Đà Nẵng được triển khai từ
năm 2012
Hoa Kỳ đã chi nhiều
triệu USD
Bên cạnh việc khiếu kiện, phía Việt Nam
trong nhiều năm đã nỗ lực vận động, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ nhận trách
nhiệm về những tổn thất đã gây ra trong Cuộc chiến Việt Nam.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã có tranh luận kéo dài về
vấn đề bồi thường cho nạn nhân chất hủy diệt lá và cây cỏ.
Tuy không chính thức nhận trách nhiệm nhưng
Hoa Kỳ đã có những ngân khoản hỗ trợ Việt Nam làm sạch tác nhân chất độc hại
trong môi trường.
Từ 2007, Quốc hội Mỹ chuẩn chi trên 380
triệu USD cho công tác tẩy chất dioxin (Agent Orange) mà Hoa Kỳ đổ xuống lãnh
thổ VNCH thời chiến để ngăn quân đội cộng sản hoạt động, theo báo cáo CRS (Congressional
Research Service In Focus report: U.S.-Vietnam Relations, 16/02/2021).
Trong số các hoạt động nổi bật, có dự án tẩy
một phần đất sân bay Đà Nẵng vốn bị ô nhiễm dioxin từ thời chiến tranh, được
triển khai từ năm 2012, với chi
phí 110 triệu đôla.
Washington và Hà Nội cũng đồng ý lập một cơ
sở tẩy rửa chất dioxin cạnh sân bay Biên Hòa với tổng chi phí 300 triệu đô la,
với phía
Mỹ hỗ trợ 183 triệu đô la, dự kiến thực hiện trong 10 năm, bắt đầu từ cuối
2019.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8F89/production/_106654763_gettyimages-515118544.jpg
Không chỉ hai miền Nam Bắc VN thời chiến mà
Lào (trong hình) cũng là nơi Hoa Kỳ đem nhiều bom đạn vào dù đây là nước trung
lập
Phía đối tác của cơ quan chuyên trách về phát
triển quốc tế United States Agency for International Development (USAID) trong
dự án xử lý ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa là Bộ Quốc phòng Việt Nam, theo
báo Nhân Dân.
Xem
thêm về Chiến tranh Việt Nam:
Nam Bắc Hàn và Cuộc chiến
Việt Nam
Phi công và tâm lý chiến
Triều Tiên ở VN
Nhân 30/4 nghĩ về nghĩa
trang quân nhân VNCH
***
TIN LIÊN QUAN
Graham Martin và Thái
Lan trong Cuộc chiến Việt Nam
5 tháng 5 năm 2019
.
Mỹ chi hàng trăm triệu
đô cho VN nhưng nhân quyền chỉ là phần nhỏ
23 tháng 2 năm 2021
.
Đà Nẵng và các bước ngoặt
chiến lược của Mỹ
24 tháng 2 năm 2018
.
===================================================
.
Tòa
án Pháp bác bỏ vụ kiện chất độc da cam của phụ nữ gốc Việt
VOA
Tiếng Việt
10/05/2021
https://gdb.voanews.com/e4e90095-1821-43f2-ac85-70e249181aab_cx0_cy10_cw0_w650_r1_s.jpg
Bà Trần Tố Nga, 79
tuổi, người đã đệ đơn kiện chống lại 14 công ty sản xuất và buôn bán chất độc
màu da cam.
Một tòa án Pháp hôm 10/5 bác bỏ vụ kiện của một
phụ nữ Pháp gốc Việt chống lại hơn một chục công ty đa quốc gia sản xuất và
buôn bán chất độc màu da cam đã được quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến ở Việt
Nam, theo Reuters.
Vụ kiện nổi bật này được bà Trần Tố Nga, 79 tuổi,
đệ trình vào năm 2014. Bà Nga tuyên bố mình là nạn nhân chất độc da cam và đệ
đơn chống lại 14 công ty, bao gồm các công ty đa quốc gia của Mỹ là Dow
Chemical và Monsanto, hiện thuộc sở hữu của tập đoàn khổng lồ Bayer của Đức.
Xác nhận với Reuters rằng vụ kiện đã bị bác bỏ,
bà Nga nói sẽ kháng cáo lại phán quyết.
Bà Trần Tố Nga là một ký giả và nhà hoạt động ở
Việt Nam vào độ tuổi 20. Bà nói bà đã bị ảnh hưởng nặng của chất độc da cam,
bao gồm bệnh tiểu đường loại 2 và dị ứng insulin hiếm gặp.
Nếu không bị bác, vụ kiện có lẽ dẫn tới việc lần
đầu tiên một nạn nhân người Việt Nam được bồi thường, theo Reuters. Cho đến
nay, chỉ những cựu binh Mỹ và các quốc gia khác tham gia chiến tranh mới được bồi
thường.
No comments:
Post a Comment