Nghị Viện Châu Âu kiến nghị dừng thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc
Trọng
Nghĩa -
RFI
Đăng ngày: 19/05/2021 - 12:09
Nghị Viện Châu Âu dự kiến sẽ thông qua một kiến nghị
vào ngày mai, 20/05/2021, chính thức yêu cầu đình chỉ tiến trình phê chuẩn thỏa
thuận đầu tư Liên Âu-Trung Quốc, sau các biện pháp trừng phạt “vô căn cứ và tùy
tiện” của Bắc Kinh nhắm vào các nghị sĩ châu Âu vào đầu năm nay.
https://s.rfi.fr/media/display/7e651ca4-b888-11eb-8756-005056bf87d6/w:980/p:16x9/000_8RK42V.webp
Trụ sở Nghị Viện
Châu Âu, Strasbourg, Pháp. Ảnh chụp ngày 06/10/2020. AFP - SEBASTIEN BOZON
Theo báo mạng của Mỹ Politico, bản dự thảo kiến
nghị cũng sẽ kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu tăng cường phối hợp với Hoa Kỳ để đối
phó với Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh rằng mọi giao dịch thương mại với Đài
Loan không nên bị thỏa thuận với Bắc Kinh “bắt làm con tin”.
Nếu được thông qua, kiến nghị của Nghị Viện
Châu Âu được cho là sẽ giáng một đòn mạnh hơn vào kỳ vọng ban đầu rằng thỏa thuận
- vốn đã được đàm phán trong ròng rã bảy năm nhằm mở cửa thị trường Trung Quốc
- có thể bắt đầu được phê chuẩn trong vài tháng tới đây.
Theo dự thảo kiến nghị, vốn được các nhóm
chính trị lớn nhất trong Nghị Viện Châu Âu ủng hộ, định chế lập pháp của Liên
Âu sẽ bỏ phiếu để đòi hỏi: “Mọi quyết định xem xét Thỏa Thuận Đầu Tư
Toàn Diện giữa EU và Trung Quốc, cũng như mọi cuộc thảo luận về việc Nghị Viện
Châu Âu phê chuẩn, đều phải bị tạm ngưng vì lệnh trừng phạt của Trung Quốc được
áp dụng”.
Dự thảo cũng sẽ yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ các
biện pháp trừng phạt nhắm vào châu Âu, cũng như đòi Ủy Ban Châu Âu, tức là cơ
quan hành pháp của EU, phải tham khảo ý kiến của Nghị Viện trước khi thực
hiện bất kỳ bước nào nhằm đúc kết và ký kết Thảo Thuận Đầu Tư với Trung Quốc.
Văn bản còn kêu gọi Ủy Ban Châu Âu biến “cuộc
tranh luận xung quanh Thỏa Thuận Đầu Tư UE-Trung Quốc” thành “đòn bẩy
để cải thiện việc bảo vệ nhân quyền và hỗ trợ xã hội dân sự ở Trung Quốc”.
Riêng về những lo ngại đối với tình trạng lao
động cưỡng bức ở Tân Cương, kiến nghị của Nghị Viện Châu Âu sẽ nhắc lại yêu cầu
là Ủy Ban Châu Âu và Cơ Quan Hành Động Đối Ngoại của Liên Âu “nhanh chóng
hoàn thiện bản hướng dẫn về chuỗi cung ứng trong kinh doanh” để giúp
các công ty tránh được việc dùng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ và nhanh
chóng tìm ra nguồn cung cấp thay thế.
Nghị Viện Châu Âu như vậy là muốn tỏ thái độ dứt
khoát với Trung Quốc sau vụ Bắc Kinh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 5
nghị sĩ, cũng như tiểu ban nhân quyền của cơ quan lập pháp Liên Âu, sau khi 27
quốc gia EU thông qua các biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức điều hành
những trại giam ở Tân Cương, nơi có đa số người Hồi Giáo ở Trung Quốc.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Thỏa
thuận đầu tư với Liên Âu: Báo Trung Quốc phớt lờ hồ sơ lao động cưỡng bức
Hồ
sơ Duy Ngô Nhĩ xen vào đàm phán thương mại Liên Âu-Trung Quốc
Người
Duy Ngô Nhĩ : Bắc Kinh trừng phạt 10 công dân châu Âu để trả đũa Bruxelles
===================================================
.
Nga
- Trung khởi công xây dựng 4 lò phản ứng hạt nhân
Trọng
Thành -
RFI
Đăng ngày: 19/05/2021 - 14:52
Một ngày trước cuộc gặp đầu tiên giữa hai ngoại trưởng
Nga – Mỹ, để chuẩn bị cho thượng đỉnh Biden – Putin, ngày 18/05/2021, bộ Ngoại
Giao Trung Quốc thông báo Trung Quốc và Nga sẽ khởi công dự án xây dựng bốn lò
phản ứng hạt nhân tại Trung Quốc. Đây là dự án điện hạt nhân Trung – Nga lớn nhất
từ trước đến nay.
Tổng thống Nga
Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình theo dõi trực tuyến lễ khởi
công dự án nhà máy điện hạt nhân Nga -Trung, ngày 19/05/2021. AP - Sergei
Ilyin
Theo báo Hồng Kông South China Morning Post,
phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Triệu Lập Quân, thông báo hôm nay
19/05/2021, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin
tham dự trực tuyến lễ khởi công dự án xây dựng bốn lò phản ứng hạt nhân tại
Trung Quốc. Hai lò phản ứng hạt nhân được xây dựng tại tỉnh Giang Tô, hai lò
còn lại tại tỉnh Liêu Ninh.
Bốn công trình nói trên là một phần trong thỏa
thuận tổng trị giá 2,9 tỉ đô la giữa hai nước, được ký kết năm 2018. Tất cả
đều sử dụng công nghệ VVER-1200 của Nga. Báo South China Morning Post dẫn lời
ông Yang Jin, một chuyên gia về Nga của Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc,
cho rằng « hợp tác về công nghệ hạt nhân nhạy cảm đòi hỏi mức độ tin cậy
lẫn nhau cao và sự hậu thuẫn chính trị mạnh mẽ. Vì vậy, đó là một dấu chỉ
về chất lượng của mối quan hệ song phương ».
Theo
nhiều nhà quan sát, Trung Quốc và Nga đang xích lại gần nhau hơn, trong bối cảnh
quan hệ của cả hai nước với Hoa Kỳ tiếp tục xấu đi. Hồi tháng Ba, hai ngoại trưởng Trung Quốc và Nga đã gặp nhau tại
Quế Lâm, miền nam Trung Quốc, chỉ ít ngày sau khi hai phái đoàn ngoại giao
Trung - Mỹ tranh cãi dữ dội trước ống kính truyền hình, tại một hội nghị ở
Alaska.
No comments:
Post a Comment