Liệu
có thể đạt được công bằng xã hội khi đảng cộng sản cầm quyền?
RFA
20-5-2021
Ảnh minh họa chụp tại
Hà Nội tháng 3/2021. Photo: RFA
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đưa ra yêu cầu phát triển kinh tế phải đi đôi với thúc đẩy tiến bộ và
công bằng xã hội, khi làm việc với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hôm
19/5/2021.
Theo ông Phạm Minh Chính, không ‘hy sinh’ tiến
bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, quan tâm hơn
nữa tới người nghèo, người yếu thế trong xã hội.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống, nguyên Chủ nhiệm khoa, trường Đại học Xây dựng Hà Nội, một đảng viên
đã từ bỏ đảng, khi trả lời RFA hôm 20/5 cho biết:
“Theo văn bản hoặc lời nói của các vị lãnh đạo thì
Nhà nước rất quan tâm đến công bằng xã hội và thực tế có một số việc đã thực hiện
được, nhưng khi kinh tế phát triển thì sự công bằng không phát triển theo, mà
có nơi, có lúc còn bị vi phạm.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (Bộ trưởng
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) thì trong thời gian qua Nhà nước đã rất
quan tâm đến các vấn đề xã hội, như chi 21% ngân sách cho an sinh xã hội, xóa
đói giảm nghèo, làm nhà tình nghĩa, chăm lo gia đình có công, bảo hiểm y tế cho
trẻ em, đào tạo nghề cho người trưởng thành, giúp đỡ người già… Những việc này
ít hoặc không liên quan đến công bằng xã hội.”
Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, để biết sự phát
triển kinh tế có làm phát triển công bằng xã hội hay không, thì đặt các câu hỏi
này:
“Làm việc này có lợi cho ai, có hại cho ai. Dùng câu
hỏi đó cho các sự việc như các nhà máy, làng nghề, chuồng trại xả thải ra môi
trường làm ô nhiễm đất nước, không khí, việc phá rừng và thủy điện góp phần gây
ra những trận lũ kinh hoàng, việc thu hồi đất của nông dân giao cho doanh nghiệp
làm dự án… Những việc vừa kể nhằm phát triển kinh tế, mang lại lợi ích to lớn
cho một số cá nhân và tập đoàn, nhưng đã làm hại hàng triệu triệu người dân
lành, tạo ra một đội ngũ dân oan đông đảo. Hỏi như thế có công bằng không.”
Cố Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan từng
nói, ‘Công bằng xã hội’ là nỗ lực của tất cả mọi người trong việc nhạy bén với
nhu cầu của người khác, đoàn kết và cảm thông với nhau. Ông Kofi Annan tin rằng
công bằng xã hội nghĩa là mọi người đều có cơ hội bình đẳng trong việc khai
thác và sử dụng các tài nguyên. Ai cũng có quyền được giáo dục, quyền sử dụng
các phương tiện y tế hay được bảo vệ sức khỏe. Nhưng ông Kofi Annan cũng nhìn
nhận là tất cả các điều vừa nói còn tùy thuộc vào chính phủ của mỗi quốc gia.
Ảnh minh họa chụp tại
Hà Nội tháng 3/2021. AFP.
Còn Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, hiện công
tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, khi trả lời RFA cho rằng, xã hội
Việt Nam hiện nay dùng tiền chi phối bao quát hơn trước. Theo Bà Hương, không
phải chỉ là tiền tham nhũng chi phối xã hội, nhưng mà trong đó nặng nhất là nạn
tham nhũng. Bà nói tiếp:
“Tôi nghĩ nó là hệ quả của nền kinh tế thị trường
khi mà người ta lúc nào cũng định hướng theo kinh tế thị trường, tức theo đồng
tiền, thì xã hội đề cao đồng tiền. Trước đây thời bao cấp sẽ khác, bây giờ thì
cái gì cũng có hai mặt, khi chạy theo kinh tế thị trường thì nền kinh tế phát
triển hơn, mọi người năng động hơn và có động lực để làm việc và phát triển
hơn. Mặt trái của nó thì có những cái người ta đề cao đồng tiền và dùng tiền để
đạt được ước muốn của họ.”
Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho biết, bà hy vọng
trong tương lai những chính sách của Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể. Tất
nhiên không thể so với các nước phát triển, nhưng bà tin sẽ được cải thiện ở một
mức độ nào đấy tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế.
Từ Na-Uy hôm 20/5, Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn
Huy Vũ khi nhận định với RFA cho biết, thực ra khẩu hiệu tiến bộ, công bằng
xã hội, dân chủ, văn minh là một khẩu hiệu đã có từ rất lâu của Đảng Cộng sản,
không có gì mới. Cái quan trọng, theo ông Vũ, là liệu rằng những chính sách
trong chế độ có đạt tới hay không thì lại là chuyện khác, chứ nói thì ai nói
cũng được. Ông Vũ nhận định thêm:
“Thực ra một chính quyền muốn xã hội
tiến bộ, người dân văn minh hơn thì trước hết đừng nhồi sọ, tẩy não người dân bằng
bất cứ học thuyết nào. Hãy để tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do truyền
thông, giáo dục cởi mở rồi từ đó người dân sẽ được tiếp cận với những thông tin
mới, học hỏi những điều hay của thế giới, xã hội tất sẽ tiến bộ, phát triển
thôi. Và khi mà xã hội tiến bộ thì người dân tất sẽ đòi những quyền công dân bị
tước bỏ của họ, trong đó có quyền bầu cử, ứng cử tự do. Đó là điều đảng Cộng sản
rất sợ, vì vậy mà đảng Cộng sản cho thi hành những chính sách đi ngược lại những
điều trên. Họ độc quyền báo chí, truyền thông, độc quyền về tư tưởng chính trị,
nhồi sọ người dân về các tư tưởng giáo điều, và hậu quả thì ai cũng biết là
chúng ta có một xã hội với tư tưởng què quặt.”
Còn nói về chuyện công bằng thì theo Tiến sĩ
Nguyễn Huy Vũ, rõ ràng người dân bình thường làm sao công bằng được với các đảng
viên, cán bộ, quan chức cộng sản ở bất cứ phương diện nào, từ dân sự cho đến
quân sự. Người dân bình thường muốn được trở thành hiệu trường một trường tiểu
học hay giám đốc bất kỳ một tổ chức của nhà nước nào thì trước hết phải là đảng
viên. Muốn ứng cử quốc hội thì số ghế của quốc hội cũng phần lớn dành cho các đảng
viên cộng sản. Tiến sĩ Vũ nói thêm về sự không công bằng trong hệ thống tư
pháp Việt Nam:
“Trước hệ thống tư pháp thì đảng viên, quan chức cộng
sản cũng được ưu ái xét xử hơn khi so với dân thường. Và sự chia chác tài sản,
cơ hội thông qua các hình thức khác nhau cũng chỉ dành cho các cán bộ, quan chức
cộng sản và thân hữu. Những lãnh đạo đảng Cộng sản biết điều này nhưng họ làm
lơ đơn giản vì những ưu ái đó là phần thưởng cho những người trung thành với chế
độ.”
Nói tóm lại theo Tiến sĩ
Nguyễn Huy Vũ, chuyện tiến bộ và công bằng xã hội đã và sẽ không bao giờ có
trong các chế độ mà đảng cộng sản cầm quyền, vì đảng cộng sản cần ngu dân để dễ
trị và ban phát bổng lộc cho các thành viên của mình nhằm mua sự trung thành của
họ cho chế độ.
---------------------
Tin, bài liên quan
·
Thành
phố Hồ Chí Minh kiến nghị tăng tỉ lệ ngân sách giữ lại
·
Áp
đặt thành phố Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu phát triển cho cả nước có hợp lý?
·
Thủ
tướng lại tuyên bố Việt Nam sẽ có tập đoàn khổng lồ vào năm 2045
·
Việt
Nam tổng điều tra kinh tế năm 2021
·
Lại
có yêu cầu phá bỏ rào cản trong phát triển kinh tế tư nhân!
·
Bức
tranh kinh tế Việt Nam năm 2021 ra sao khi dịch COVID-19 tái bùng phát?
·
Ước
nguyện của giới hoạt động và thân nhân trong năm Tân Sửu
·
Số
doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 14% trong năm 2020
·
Hội
chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở Lào Cai
No comments:
Post a Comment