Sunday, 16 May 2021

BÁO ẤN ĐỘ BÓC MẼ DOANH NGHIỆP TRUNG QUỐC : LẬT KÈO, TRÁO LINH KIỆN, NHẪN TÂM KIẾM LỢI TỪ MẠNG SỐNG NGƯỜI BỆNH (An An - SOHA)

 



Báo Ấn Độ bóc mẽ doanh nghiệp TQ: Lật kèo, tráo linh kiện, nhẫn tâm kiếm lợi từ mạng sống người bệnh 

An An  -  SOHA

15/05/2021 19:26

https://soha.vn/bao-an-do-boc-me-doanh-nghiep-tq-lat-keo-trao-linh-kien-nhan-tam-kiem-loi-tu-mang-song-dong-loai-20210515152849739.htm

 

Tuy nhiên, phía Trung Quốc cho rằng, chính các thương nhân Ấn Độ đã góp phần làm mất trật tự thị trường y tế chống dịch.

 

Tăng giá, giảm chất lượng

Trong bối cảnh dịch Covid-19 ở Ấn Độ gần đây đã vượt quá tầm kiểm soát, truyền thông Ấn Độ cáo buộc các công ty Trung Quốc bán máy tạo oxy cho nước này với giá cắt cổ mà kém chất lượng.

 

Tờ India Today ngày 14/5 cho biết, từ những tài liệu và hình ảnh cho thấy, các công ty Trung Quốc không chỉ tăng giá mà còn thay đổi thông số kỹ thuật và linh kiện chế tạo máy tạo oxy bán cho Ấn Độ.

 

Điều này làm giảm chất lượng và tuổi thọ của máy, có thể dẫn đến thảm họa y tế ở Ấn Độ. "Đó là vấn đề sinh tử nhưng Trung Quốc đang chọn cách kiếm lợi nhuận bằng mạng sống của đồng loại", báo Ấn viết.

 

Theo tờ này, các công ty khác nhau báo các mức giá khác nhau cho các loại máy 5 lít và 10 lít. Mặc dù giá cả khác nhau nhưng giá của hầu hết các sản phẩm đều tăng trong vài tuần qua. Việc này diễn ra khi Bắc Kinh đang cố gắng miêu tả hoạt động xuất khẩu máy tạo oxy như một hành động "nhân đạo".

 

"Các công ty Trung Quốc thực hiện tinh thần nhân đạo, tập trung vào việc cứu người, đáp ứng mong muốn và nhu cầu của người dân Ấn Độ. Điều đó cho thấy trách nhiệm xã hội cũng như thiện chí của họ trong việc giúp Ấn Độ chống lại # Covid-19. Hãy ủng hộ những gì họ đã làm được", Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Sun Weidong chia sẻ trên tài khoản cá nhân twitter.

 

Tuy nhiên, khi nhìn vào hóa đơn của một trong những nhà sản xuất máy tạo oxy Trung Quốc, Yuwell, giá bán vào ngày 30/4 là 340 USD/chiếc. Một vài tuần sau (tính đến ngày 12/5), giá bán tăng lên 460 USD/chiếc.

 

Mukesh Aghi, Chủ tịch Diễn đàn Đối tác Chiến lược Mỹ-Ấn, cho biết: "Cuộc khủng hoảng y tế hiện nay đã phơi bày sự mong manh của chuỗi cung ứng toàn cầu và nó cũng giải thích tại sao các quốc gia không thể dựa vào một quốc gia để mua thiết bị y tế. Nhu cầu về máy tạo oxy tăng đột biến đã đẩy giá lên cao, cộng với sự thiếu hụt các linh kiện chính, dẫn đến việc người tiêu dùng nhận được sản phẩm kém chất lượng".

 

https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/160588918557773824/2021/5/15/photo-1-16210666227151346048177.jpg

Máy tạo oxy Trung Quốc đã bị thay đổi linh kiện khi nhu cầu tại Ấn Độ tăng cao. Ảnh: India Today

 

Doanh nghiệp TQ lật kèo

Chia sẻ với India Today, các doanh nhân Ấn Độ cho biết, nhu cầu gia tăng đột ngột không dẫn đến “tăng giá và giảm chất lượng”.

 

Sự tăng giá này không phải do chi phí nguyên vật liệu ngày càng tăng mà vì nguồn cung hạn chế. Hầu hết các nhà cung cấp nguyên liệu và nhà máy đều tận dụng tối đa, dẫn đến việc người mua phải đưa ra giá cao hơn, một thương nhân tiết lộ.

 

Ngoài ra, các nhà sản xuất Trung Quốc đang thực hiện chiến lược: Hủy bỏ các đơn đặt hàng cũ và báo giá cao hơn cho chính đơn hàng đó.

 

"Nhiều nhà máy đã nhận đặt hàng từ tháng 4 và số tiền đặt cọc ban đầu nhưng không giao hàng. Ngay sau kỳ nghỉ lễ lao động, họ bắt đầu báo giá cao hơn cho những đơn hàng đã đặt trước đó", một thương nhân Ấn Độ cho biết.

 

Người này nói thêm, một số công ty như Zhengzhou Olive, Shenzhen Hongxinyuan Electronics, Guangzhou Ogwel, Yobekan Shenzhen, Longfian Scitech Co, thậm chí báo giá tăng gấp đôi và gấp ba so với hợp đồng ban đầu, hoặc từ chối giao hàng và trì hoãn việc hoàn trả tiền đặt cọc.

 

Theo những thương nhân Ấn Độ ở Trung Quốc, họ đã từ chối nhiều lô hàng sau khi phát hiện ra rằng những linh kiện được sử dụng là những sản phẩm thay thế rẻ hơn so với linh kiện ban đầu.

 

Một thương nhân giải thích, điều này có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của những người vốn đang ở tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Ông cho biết thêm, do tình trạng nguy cấp nên không có cuộc kiểm tra chất lượng nào được thực hiện đối với các sản phẩm này. “Giá sản phẩm chúng tôi mua hiện nay đắt hơn rất nhiều nhưng chất lượng chỉ bằng một nửa, tuổi thọ chỉ vài trăm giờ, thay vì hàng nghìn giờ như ban đầu”, ông nói.

 

https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/160588918557773824/2021/5/15/photo-1-1621066720390831451268.jpeg

Một lô hàng gồm 100 máy tạo oxy cùng với các vật tư y tế khác từ Trung Quốc đến Ấn Độ. (Ảnh: Twitter/China_Amb_India)

 

Trung Quốc nói gì?

Vào ngày 30/4, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cam kết Bắc Kinh sẽ tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ các công ty Trung Quốc tăng tốc sản xuất và cung cấp vật tư chống dịch cho Ấn Độ còn Ấn Độ tạo thuận lợi cho thủ tục hải quan và vận chuyển.

 

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 12/5, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Hong Kong, Priyanka Chauhan, đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc can thiệp vào giá thành vật tư chống dịch, đồng thời cho rằng chuỗi cung ứng nên vẫn cởi mở hơn.

 

Bà nói: "Mặc dù áp lực cả về cung và cầu, nhưng cần phải có sự ổn định về giá cả của các sản phẩm".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 14/5 giải thích, giá thành vật tư chống dịch bao gồm máy tạo oxy tăng, là do nhu cầu tăng cao đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngoài ra, có một số nguyên liệu thô nhập khẩu từ Châu Âu, do nguồn cung không đủ đã ảnh hưởng đến năng lực sản xuất.

Ngoài ra, theo bà Hoa, các thương nhân Ấn Độ thường bày tỏ nhu cầu rộng rãi thông qua nhiều kênh khác nhau và đôi khi mua qua nhiều kênh khác nhau, khiến nhu cầu bị khuếch đại quá mức, ảnh hưởng đến trật tự của thị trường ở một mức độ nhất định và đẩy giá lên.

 

---------------------------------

 

Tham khảo thêm :

 

Dùng lượng lớn vắc xin Trung Quốc, 4 nước có tỷ lệ mắc Covid-19 cao hơn cả Ấn Độ: Lời giải từ người trong cuộc

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats