Saturday, 22 May 2021

BẢN TIN NGÀY 22-5-2021 (BTV Tiếng Dân)

 



BẢN TIN NGÀY 22-5-2021

BTV Tiếng Dân

22/05/2021

https://baotiengdan.com/2021/05/22/ban-tin-ngay-22-5-2021/

 

Báo Tiền Phong đưa tin: Thủ tướng Anh nhắn nhủ Trung Quốc trước khi tàu sân bay đến châu Á. Thủ tướng Anh Boris Johnson nói về chuyến hải trình đầu tiên của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến châu Á: “Một trong những điều chúng tôi đang làm một cách rõ ràng là thể hiện với những người bạn ở Trung Quốc rằng chúng tôi tin vào luật pháp quốc tế trên biển. Và theo một cách tin tưởng chứ không phải đối đầu, chúng tôi sẽ thể hiện điều đó”.

 

Thủ tướng Johnson nói thêm: “Chúng tôi không muốn chống bất kỳ ai, nhưng chúng tôi thực sự nghĩ rằng Anh đóng một vai trò quan trọng, cùng với các bạn bè và đối tác Mỹ, Hà Lan, Úc, Ấn Độ và nhiều nước khác, trong việc duy trì pháp quyền, hệ thống dựa trên luật lệ quốc tế mà chúng ta đều phải dựa vào”.

 

Báo Ngày Nay có bài: Tuyên bố chung Mỹ – Hàn Quốc cam kết duy trì tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông. Sau hội nghị thượng đỉnh tại Tòa Bạch Ốc ngày 21/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in cùng ra tuyên bố chung, tái khẳng định sự ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và cấu trúc khu vực do ASEAN dẫn dắt, đối với mục tiêu giải quyết tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

 

Trong tuyên bố chung, lãnh đạo 2 nước thống nhất hợp tác để tạo ra một khu vực an toàn, thịnh vượng và năng động, đồng thời phản đối mọi hoạt động phá hoại, gây mất ổn định hoặc đe dọa trật tự quốc tế đã được xây dựng dựa trên luật định. Lãnh đạo Mỹ – Hàn cũng cam kết duy trì một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao trùm, tự do và rộng mở, hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

 

Yahoo có clip: Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tổ chức họp báo chung.

https://www.youtube.com/watch?v=134a_B4eqlc

 

Zing dẫn tin từ Financial Times: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gọi, phía Trung Quốc từ chối đáp. Hôm qua, một số quan chức TQ nói rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã 3 lần liên lạc với tướng Hứa Kỳ Lượng, Phó chủ tịch Quân ủy TƯ TQ nhưng đều bị từ chối. Mỹ cũng dự định gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng TQ Ngụy Phượng Hòa tại sự kiện Đối thoại Shangri-La 2021 ở Singapore, nhưng sự kiện này đã bị hủy do dịch Covid-19.

 

Một quan chức Mỹ ẩn danh cho biết, Bộ trưởng Austin muốn điện đàm với tướng Hứa Kỳ Lượng hơn là gặp Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa, vì ông Lượng có vị trí cao hơn trong bộ máy chính trị và quân sự TQ, chỉ đứng sau Chủ tịch Quân ủy TƯ TQ Tập Cận Bình. Đại sứ quán TQ tại Mỹ vẫn chưa bình luận về thông tin này.

 

Báo Thế Giới và VN đưa tin: Philippines và Trung Quốc tiến hành tham vấn song phương về Biển Đông. Hôm nay, Bộ Ngoại giao Philippines xác nhận, nước này và TQ đã tổ chức các cuộc tham vấn về Biển Đông. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines về hoạt động tham vấn cho biết, “hai bên đã có những trao đổi thân thiện và thẳng thắn về tình hình chung và những vấn đề cụ thể cần quan tâm ở Biển Đông” theo cơ chế tham vấn song phương được hình thành vào năm 2016 để giảm bớt căng thẳng trong tuyến đường biển chiến lược.

 

Báo Đất Việt đặt câu hỏi về nguồn đất hiếm dưới đáy Biển Đông: Nhà khoa học Việt nói gì? PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, cựu Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, thuộc Bộ TN&MT, cho biết, trong một số đề tài nghiên cứu về đáy Biển Đông gần đây, các nhà khoa học cũng phát hiện có biểu hiện của sự xuất hiện đất hiếm, được ghi nhận ở độ sâu khoảng hơn 1000m dưới đáy biển. 

 

Ông Khiển lưu ý, do hạn chế về khả năng, kinh phí, VN mới chỉ ghi nhận sự tồn tại của đất hiếm ở Biển Đông chứ không nghiên cứu sâu: “Việc đánh giá, khai thác đất hiếm cũng vô cùng khó, nhiệt độ thấp, đòi hỏi phải có phương tiện, kỹ thuật rất hiện đại, chi phí cao. Hiện chúng ta mới đang nghiên cứu, đánh giá mấy mỏ đất hiếm trên cạn, khu vực phía Bắc đây là nguồn tài nguyên rất lớn của quốc gia”.

 

Mời đọc thêm: Tuyên bố chung Mỹ – Hàn khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN (Tin Tức). – Lãnh đạo Mỹ – Hàn nhất trí về Triều Tiên nhưng thận trọng với Trung Quốc (TP). – Bộ trưởng quốc phòng Mỹ không liên lạc được với Trung Quốc (VTC). – Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Lầu Năm góc cởi mở tìm cách liên lạc, Bắc Kinh vẫn làm ngơ? (TG&VN). – Thủ tướng Anh nói về chuyện đưa tàu sân bay đến châu Á (PLTP). – Thủ tướng Anh phái tàu sân bay mang thông điệp đến Trung Quốc (NLĐ). – Philippines và Trung Quốc đối thoại ‘thân thiện và thẳng thắn’ về Biển Đông (VNN). 

 

 

Trước ngày “bầu cử”

 

BBC đặt câu hỏi về nghịch lý bầu cử Việt Nam: Cử tri đi bầu chỉ để cho xong? Lý do cho thấy vụ bầu cử ở VN chỉ là “màn kịch” không hơn không kém: “Hội đồng Bầu cử Quốc gia là của Đảng. Người đứng đầu Hội đồng là Chủ tịch Quốc hội đồng thời là ủy viên Bộ Chính trị của Đảng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc – cơ quan hiệp thương để đưa ra danh sách ứng viên – cũng là cánh tay nối dài của Đảng. Từ trên đến dưới đều là của Đảng”.

Tác giả lưu ý, một nguyên tắc cơ bản của truyền thông ở bất kỳ quốc gia dân chủ là, mỗi kỳ bầu cử họ đều phải bảo đảm đưa tin công bằng cho tất cả các ứng viên. Khi đưa tin về bầu cử Tổng thống Mỹ phải bảo đảm 2 ứng viên đều có tỷ lệ xuất hiện bằng nhau, nhưng ở VN thì không những các ứng cử viên độc lập “chìm nghỉm”, mà ngay cả các trường hợp không được “cơ cấu” để sau này được đặt câu hỏi trong nghị trường, thì trước ngày bầu cử cũng ít xuất hiện. 

 

Luật Khoa có bài: Tẩy chay bầu cử lúc này không có ích gì. Bạn có thể làm nhiều hơn thế. Theo tác giả, việc tẩy chay bầu cử không thật sự truyền đạt được thông điệp phản đối đến những quan chức, đảng viên đứng sau “show bầu cử”. Mọi người vẫn có thể tham gia bầu cử và thực hiện “giải pháp” quen thuộc khác là gạch tên hết tất cả các ứng viên trên phiếu bầu do đảng CS phát.

 

RFA đặt câu hỏi về ứng viên độc lập công khai đồng tính: Sẽ là “chính trị cấp tiến”? Một thành viên cộng đồng LGBT VN bình luận về ứng cử viên độc lập Lương Thế Huy: “Việc anh Huy ứng cử là một chuẩn mực cho sự chấp nhận của xã hội Việt Nam đối với bình đẳng LGBT. Tôi đã thấy trên mạng xã hội bình luận chống việc ứng cử của anh Huy vì anh là người đồng tính. Dấu hiệu kỳ thị đồng tính dai dẳng như vậy trái ngược với những lời ca ngợi hào phóng, thường đến từ cộng đồng quốc tế, về những tiến bộ trong phong trào LGBT ở Việt Nam”.

 

Mời đọc thêm: Việt Nam chuẩn bị bầu cử Quốc Hội vào lúc dịch Covid-19 lan mạnh trở lại (RFI). – Để bầu cử Việt Nam trở thành một ngày hội (BBC). – Làm thế nào để khắc phục tình trạng một người đi bỏ phiếu bầu thay cho cả nhà? (VTC). – Bầu thay, bầu hộ là vi phạm nguyên tắc trực tiếp, bình đẳng, phổ thông (TQ). – Nguyễn Thế Anh rút ứng cử ‘vì lý do sức khỏe’ nhưng thực ra bị bắt (NV). – Con đường lên CNXH của ông Trọng và hiểm hoạ của dân tộc Việt Nam (RFA). 

 

 

Tin giáo dục

 

Vụ việc xảy ra ở Nghệ An: Bảo vệ trường học bị tố sàm sỡ nhiều nữ sinh, VietNamNet đưa tin.  Công an huyện Diễn Châu đang điều tra vụ ông Đ.T.K, bảo vệ Trường Tiểu học Diễn An, ở  xã Diễn An, bị phụ huynh trong trường tố cáo đã sàm sỡ con em họ. Nạn nhân Ng.Th.N, học lớp 3, kể rằng khoảng cuối học kỳ I đầu học kỳ II năm học 2020 – 2021, trong giờ ra chơi, khi N. tranh thủ vào phòng bảo vệ mua bút thì bị ông K. kéo người lại và có hành vi không đúng đắn.

 

Còn phụ huynh của cháu B.T, HS lớp 1 và cháu N.A, HS lớp 3 cũng phản ánh vụ con họ bị ông K sàm sỡ nhiều lần. Hiệu trưởng Trần Văn Linh cho biết: “Vụ việc đang được Công an và Viện Kiểm sát vào cuộc điều tra theo tố cáo của phụ huynh. Ban giám hiệu nhà trường hỏi ông K. thì từ chối không làm việc đó với học sinh”

 

Báo Giáo Dục VN có bài: Cô giáo tố cáo Hiệu trưởng trường Hiến Nam suy sụp phải nhập viện vì quá áp lực. Cô giáo T.T.L là người đã làm đơn tố cáo dài 18 trang, phản ánh nhiều sai phạm tại trường THCS Hiến Nam ở TP Hưng Yên đến các cơ quan chức năng, nhưng đến nay chưa được giải quyết. Cô L cho biết, cô bị Hiệu trưởng Phạm Thanh Hương trù dập, gây cản trở hoạt động chuyên môn, hạ uy tín cá nhân.

 

Trong quá trình tố cáo, cô L phản ánh, bản thân bị uy hiếp, bị xâm phạm hoạt động chuyên môn và nhiều lần bị gây khó dễ từ phía Ban giám hiệu. Cô L kể, cô phải nhập viện vì suy sụp, hoảng loạn vì quá áp lực vào ngày 3/5, đến ngày 17/5 mới ra viện. Các cơ quan chức năng TP Hưng Yên, từ Phòng GD&ĐT, UBND đến công an đều chưa giải quyết được vụ việc của cô L. 

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/05/Img2-2.png

Cô giáo T.T.L phải nhập viện vì áp lực, stress. Ảnh: GDVN

 

Lạm thu ở Gia Lai: Yêu cầu 6 trường học hoàn trả tiền thu trái quy định, báo Giáo Dục và Thời Đại đưa tin. Hôm nay, ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đức Cơ xác nhận, đơn vị đã nhận được báo cáo của Thanh tra huyện về vụ lạm thu tại 6 trường học trên địa bàn. Các trường đã thừa nhận sai sót về việc thu chi nên đang tiến hành khắc phục và hoàn trả lại số tiền cho các phụ huynh HS.

 

Mời đọc thêm: Nhiều trường ở Chư Ty lạm thu, phải trả lại hơn 600 triệu đồng cho phụ huynh — Năm ngoái không đủ tiền thưởng lao động tiên tiến, năm nay hạn chế chỉ tiêu? (GDVN). – Hiệu trưởng bị đình chỉ vì mở lớp bồi dưỡng trong dịch Covid-19 (VNN). – Cơ sở dạy thêm ‘Trẻ Trâu’ tập trung hơn 100 người giữa mùa dịch (TP). – Bất chấp dịch COVID-19, cơ sở dạy tiếng Anh ‘Trẻ Trâu’ vẫn tụ tập 100 học sinh (VTC).

 

 

Tin Miến Điện

 

Báo Thế Giới và VN tóm tắt tình hình Myanmar: Hết tiền! Cuộc khủng hoảng tiền mặt giờ đã trở thành vấn đề rất cấp bách đối với người dân Miến, chỉ xếp sau cuộc đảo chính ngày 1/2. Các ngân hàng đều thiếu tiền mặt, riêng Ngân hàng TƯ Miến Điện được điều hành bởi một người do chính quyền quân phiệt bổ nhiệm, hiện chưa chịu giải ngân lượng tài sản dự trữ mà họ đang nắm giữ của các ngân hàng tư nhân.

 

Còn các ngân hàng tư nhân đã bị đóng cửa, hoặc mở cửa không liên tục do nhiều nhân viên đình công để phản đối cuộc đảo chính. Mạng internet không ổn định khiến các giao dịch trực tuyến trở nên khó khăn, phần lớn hoạt động chuyển khoản quốc tế đã ngừng hoạt động. Để có tiền mặt, người dân Miến chỉ còn cách xếp hàng dài trước số ít các máy rút tiền còn hoạt động.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/05/Img1-9.jpg

Dòng người xếp hàng dài chờ rút tiền mặt tại CB Bank ở thủ đô Yangon, Miến Điện. Ảnh: Reuters/ TG&VN

 

VTC đưa tin: Uỷ ban bầu cử Myanmar giải tán đảng của bà Aung San Suu Kyi. Ủy ban bầu cử do quân đội Miến Điện chỉ định sẽ giải tán đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) với lý do: “Gian lận” trong cuộc bầu cử tháng 11/2020. Ông Thein Soe, Chủ tịch “Ủy ban bầu cử liên minh” (UEC) do quân đội chỉ định, cho rằng cuộc bầu cử do NLD tiến hành là bất hợp pháp: “Vì vậy chúng tôi sẽ phải giải thể đăng ký của đảng này. Những người đã làm điều đó sẽ bị coi là kẻ phản bội và chúng tôi sẽ hành động”.

 

Hãng tin Reuters có clip: Chính quyền quân phiệt Miến Điện dự định giải tán đảng của bà Suu Kyi.

 https://www.youtube.com/watch?v=uGH8Y1-buKM

 

Zing dẫn lời Thống tướng Myanmar: ‘Sức khỏe bà Aung San Suu Kyi vẫn tốt’. Trong cuộc phỏng vấn với kênh Phoenix Television của Hồng Kông, Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu quân đội Miến Điện cho biết tình hình của cựu cố vấn nhà nước dân chủ Miến Điện: “Sức khỏe bà Aung San Suu Kyi vẫn tốt. Bà ấy đang ở nhà và khỏe mạnh… Bà ấy sẽ phải ra tòa trong những ngày sắp tới…”.

 

Mời đọc thêm: Tình hình Myanmar: Lực lượng đối lập tấn công thị trấn khai thác ngọc bích Hkamti, Chính quyền quân sự bị cáo buộc cố tình kéo dài thời gian (TG&VN). – Phe ly khai tấn công thị trấn khai thác ngọc của Myanmar (Zing). – Miến Điện: Lực lượng đối lập liên tục tấn công nhiều trạm kiểm soát quân sự (RFI).

– Thống tướng Myanmar nói bà Aung San Suu Kyi ‘vẫn khỏe’ (VNN). – Bà Suu Kyi sẽ sớm xuất hiện trước công chúng (NN). – Quân đội Myanmar tính giải tán đảng của bà Aung San Suu Kyi (PLTP). – Myanmar sắp giải tán Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (VOV). – Phản đối đảo chính quân sự, hai quan chức ngoại giao Myanmar mất việc (VTC).

 

                                                          ***

 

Thêm một số tin: Hơn năm năm sau thảm họa môi trường Formosa dân vẫn còn chịu tác động (RFA). – Xây nút giao cao tốc ở Quảng Ngãi hơn $58 triệu nửa chừng rồi bỏ phế (NV). – Mỹ- Hàn “quan ngại sâu sắc về tình hình Bắc Triều Tiên” — Bỉ hướng đến lên án ‘‘tội ác diệt chủng’’ người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc (RFI). – Vì sao người Việt sở hữu nhà nhiều nhất trong số người Mỹ gốc Á (VOA).

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats